You are on page 1of 17

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ & KỸ THUẬT Y SINH

MÔN HỌC
AN TOÀN BỨC XẠ VÀ AN TOÀN ĐIỆN
TRONG Y TẾ
MÃ HỌC PHẦN: ET4550

Giảng viên: TS. Phạm Mạnh Hùng

Hà nội, 2021
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Học viên Phạm Thị Thanh Thủy
MSSV 20202380M
Lớp 20BKYS
Email thuypttet@gmail
Số điện thoại liên lạc 098 9398 695
Cơ quan công tác Công ty Vietmedic
Vị trí công tác (Nếu có) Product Specialist
Ảnh đại diện:

Học viên Trần Việt Hưng


MSSV 202373M
Lớp 20BKYS
Email hungmedic@gmail.com
Số điện thoại liên lạc 093 6024 088
Cơ quan công tác Công ty Vietmedic
Vị trí công tác (Nếu có) Technical Experts
Ảnh đại diện:

2
3
MỤC LỤC
TÓM TẮT BÁO CÁO.......................................................................................................4
CHƯƠNG 1:...................................................................................................................... 5
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO AN TOÀN ĐIỆN KHI SỬ DỤNG DAO
MỔ ĐIỆN CAO TẦN........................................................................................................5
CHƯƠNG 2:...................................................................................................................... 7
XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP – CÁCH THỨC ĐÀO TẠO....................7
1. Đối tượng đào tạo.................................................................................................7
2. Phương pháp và cách thức đào tạo........................................................................7
CHƯƠNG 3:...................................................................................................................... 9
NỘI DUNG ĐÀO TẠO.....................................................................................................9
1. Mục tiêu xây dựng nội dung đào tạo.....................................................................9
2. Nội dung đào tạo liên quan đến thiết bị................................................................9
3. Nội dung đào tạo liên quan đến bệnh nhân.........................................................12
4. Nội dung liên quan đến điện cực trung tính........................................................14

4
TÓM TẮT BÁO CÁO

Điện trị liệu là một phương thức vật lý trị liệu, các dòng điện khác nhau (điện
một chiều, xoay chiều, xungđiện), từ trường của dòng điện được ứng dụng vào
phòng bệnh, điều trị và nâng cao sức khỏe; ngày nay lĩnh vực điện sinh học, thông
tin tín hiệu điện ở người ngày càng được quan tâm nghiên cứu với mục đích chế
tạo các thiết bị điện cấy ghép và thiết bị điện trị liệu cũng như ứng dụng dòng điện
trong chẩn đoán, điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Trên lâm sàng dòng điện
được ứng dụng điều trị nhiều lĩnh vực như vật lý trị liệu, kích thích thần kinh, tăng
cường tuần hoàn, … Đặc biệt, phương pháp sử dụng dòng điện trong quá trình
phẫu thuật để đốt cắt – cầm máu đã được sử dụng rộng rãi từ năm 1924 do Harvey
Cushing và William Bovie phát minh.
Phương pháp này với nguyên lý sử dụng tính chất vật lý của dòng điện khi
chạy qua các mô sinh học của bệnh nhân để tạo ra các hiệu ứng hàn mạch, cầm
máu và cắt đốt mô đã hỗ trợ đáng kết đến kết quả phẫu thuật bệnh nhân của các
bác sỹ. Tuy nhiên cũng việc sử dụng dòng điện trên bệnh nhân cũng dẫn đến các
vấn đề liên quan đến an toàn điện (đặt biệt là giật vi mô). Cũng như người sử dụng
trực tiếp thiết bị là các bác sỹ - y tá lâm sàng không có nền tảng chuyên sâu về các
lĩnh vực điện.
Trong báo cáo lần này của nhóm chúng em xin đề cập đến các nội dung an
toàn điện liên quan đến dao mổ điện cao tần với các nội dung chính:
 Tầm quan trọng của việc đào tạo an toàn điện khi sử dụng dao mổ điện
cao tần
 Xác định đối tượng – phương pháp – các thức tổ chức đào tạo
 Nội dung đào tạo sản phẩm

5
CHƯƠNG 1:

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO AN TOÀN


ĐIỆN KHI SỬ DỤNG DAO MỔ ĐIỆN CAO TẦN

Thiết bị điện y tế được cấp nguồn bởi điện lưới hoặc nguồn điện bên trong
(pin) và thường được gắn vào bệnh nhân bằng các dây điện. Một vài thiết bị trong
số này có các bộ phận chủ động được đưa vào cơ thể bệnh nhân và có thể tiếp xúc
trực tiếp với tim. Có nhiều rủi ro cho bệnh nhân trong trường hợp có dòng điện rò
từ thiết bị. Dòng điện cũng có thể được truyền qua một người chăm sóc như y tá
tiếp xúc với một thiết bị điện tử gần bệnh nhân. Sốc điện có thể gây ra sự gián
đoạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe và dẫn đến thương tích hoặc tử vong. Điều
này làm cho an toàn điện trở thành một chủ đề có tầm quan trọng rất lớn trong việc
đảm bảo chất lượng của thiết bị y tế.
Trong môi trường phòng mổ, bệnh nhân được gây mê là “bất lực” và không
thể di chuyển để thoát khỏi việc bị giật điện cũng như không thể phản ứng để được
giúp đỡ khi bị giật điên. Đồng thời dòng điện là vô hình vì vậy bạn rất khó tránh
không chạm vào nó thông qua giác quan cũng như không thể nhận biết người khác
có đang bị giật nếu như họ không phản ứng.
Ảnh hưởng sinh lý của sốc điện trải dài từ cảm giác ngứa ran đến bỏng nặng
và điện giật. Mô người rất nhạy cảm với dòng điện trong dải tần số của các hệ
thống điện trên toàn thế giới (50 Hz đến 60 Hz).Trên thực tế, dòng điện thấp tới 20
microamp đã gây ra rung tâm thất khi một dây dẫn tiếp xúc trực tiếp với tim trong
các thí nghiệm được thực hiện với chó.Thuật ngữ macroshock mô tả dòng điện
được đưa vào từ bên ngoài.

6
Giật điện và bài toán an toàn điện được đặt ra không chỉ bởi các macroshock
do các dòng điện đưa từ bên ngoài vào mà còn bởi các microshock – loại giật điện
chỉ xảy ra trong môi trường y tế hay còn gọi là giật vi mô. Bởi đây là các cú sốc
trực tiếp đến cơ tim. Dòng điện dẫn đến các cú sốc trực tiếp đến cơ tim đôi khi rất
khó lường trước vì không xuất phát từ sự hóng hóc hay hư hại của các thiết bị y tế
mà có thể từ các dòng rò rất nhỏ và gần như vô hại.
Vì vậy, an toàn điện là vấn đề rất quan trọng trong sử dụng điện y tế đặc biệt
là các thiết bị sử dụng điện trong phòng mổ nơi có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn
Có rất nhiều phương pháp và cách thức thực hiện an toàn điện được kể đến như
xây dựng các tiêu chuẩn an toàn điện phòng mổ, an toàn điện nơi sử dụng. Tối ưu
các thiết kế mạch điện hệ thống trong bệnh viện tránh rủi ro dòng điện rò. Các thiết
bị y tế cũng cần tự đánh giá và đảm bảo an toàn điện.
Tuy nhiên, với các thiết bị phòng mổ nơi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro (khí gây
mê, nhiều thiết bị, có rất nhiều người với mức độ hiểu biết về an toàn điện khác
nhau sử dụng thiết bị) thì phương pháp đào tạo an toàn điện là bài toán đầu tiên
được xem xét đến. Đào tạo an toàn điện không chỉ thực hiện đơn giản hơn mà còn
mang đến tác động nhanh và rộng tới tất cả các đối tượng sử dụng trang thiết bị.

7
CHƯƠNG 2:

XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP – CÁCH


THỨC ĐÀO TẠO

1. Đối tượng đào tạo

Với vai trò là nhà cung cấp trang thiết bị, đối tượng đào tạo đầu tiên hướng tới
là các người dùng lâm sàng (bác sỹ, y tá) sử dụng trực tiếp sản phẩm trên bệnh
nhân.
Đặc điểm của các đối tượng đạo tạo này là người thiết lập – người dùng trực tiếp
sử dụng thiết bị và tác động trực tiếp trên bệnh nhân. Tuy nhiên, đối tượng đào tạo
này lại chỉ có các nền tảng cơ bản về điện mặc dù đây là các người sử dụng có
nhận thức cao. Vì vậy đối tượng đào tạo cần phải được trang bị các kiến thức điện
liên quan trực tiếp đến trang thiết bị, các rủi ro tiềm ẩn – các nguy cơ ảnh hưởng
đến bệnh nhân khi họ sử dụng trang thiết bị này. Từ đó, mới có các quyết định
sáng suốt mang đến các kết quả điều trị tối ưu đến bệnh nhân

2. Phương pháp và cách thức đào tạo

Trên thế giới, có rất nhiều phương pháp đào tạo khác nhau được kể đến như
 Đào tạo tập trung với các bài giảng có lượng kiến thức lớn phục vụ
giáo dục và cập nhật kiến thức tiên tiến trên thế giới
 Hội thảo nhỏ tăng khả năng tương tác, đa dạng hóa phương pháp học
tập, tiếp cận tri thức.
 Các hoạt động thực hành, các sự kiện mô phỏng và học tập tăng khả
năng thích thú, nâng cao hiệu quả học tập của học viên
 Video và các ứng dụng web đào tạo từ xa
8
Với đối tượng đào tạo đã được xác lập ở trên, phương pháp đào tạo phù hợp
nhất là tổ chức các hội thảo nhỏ cũng như thực hành, đào tạo trực tiếp tại phòng
mổ. Bởi, các bác sỹ, y tá phụ thuộc vào lịch hoạt động chung của khoa phòng.
Đồng thời, hàm lượng kiến thức không quá lớn nhưng cần được nhớ thành quy
trình và tạo phản xạ tức thì.
Các hội thảo nhỏ được thực hiện định giúp các bác sỹ biết cũng các y tá ghi
nhớ các nguyên lý các tiềm ẩn rủi ro về mặt lý thuyết. Đồng thời, do không nắm
sâu về nền tảng kỹ thuật điện, các hội thảo cần được tổ chức với một tần suất nhất
định trong giai đoạn đầu để các bác sỹ có thể khắc sâu các kiến thức từ đó ứng
dụng dễ hơn trong thực tế.
Còn các hoạt động thực hành đào tạo trực tiếp tại phòng mổ giúp các bác sỹ,
y tá kết nối được các thông tin lý thuyết vào thực tế công việc của họ, cũng như tập
một phản xạ giúp họ xử lý nhanh các tình huống không mong muốn mang lại kết
quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
Ngoài ra, các ghi nhận báo cáo về trải nghiệm người dùng, các vấn đề an
toàn và các nguyên tắc hoạt động được cập nhật cũng cần được ghi lại và update
trong các bài đào tạo. Để từ đó đa dạng hóa nguồn tài liệu đào tạo hội thảo cũng
như phong phú và sát thực về nội dung đào tạo

9
CHƯƠNG 3:

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu xây dựng nội dung đào tạo

Trong chương trên, chúng em đã xác định được khái quát về phương pháp
cũng như cách thực đào tạo an toàn điện với dao mổ điện cao tần là các bác sỹ
chuyên khoa không có nền tảng chuyên sâu về điện với cách thức tổ chức hội
thảo hoặc trên ca mổ thực tế. Vì vậy, mục tiêu chính để xây dựng nội dung đào
tạo bao gồm:
a, Nắm chắc các nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật điện: Vì đối tượng
là những người không có nền tảng chuyên sâu về điện vì vậy mục tiêu nội
dung chỉ đề cập đến các nguyên tắc cơ bản để không gây khó khăn khi tiếp
cận thông tin cũng như giúp đối tượng đào tạo dễ tiếp thu và nắm được ý
chính
b, Hiểu và xác định được các bất lợi tiềm ẩn liên quan đến phẫu thuật
điện: Nội dung đào tạo này giúp các bác sỹ có bức tranh tổng quan về các
bất lợi tiềm ẩn từ đó đánh giá và cân nhắc tốt hơn trong việc lựa chọn
phương pháp điều trị. Bởi việc quyết định sử dụng thiết bị phụ thuộc hoàn
toàn vào nhận định của bác sỹ sử dụng.
c, Nguyên tắc thực hành phẫu thuật điện để đạt hiểu quả tối ưu trên
bệnh nhân: nội dung đào tạo này hướng đến mục đích giúp bác sỹ có sự
liên kết giữ các kiến thức lý thuật và các thực tế trong sử dụng. Từ đó,
mang đến các hiệu quả tối ưu nhất trên bệnh nhân

2. Nội dung đào tạo liên quan đến thiết bị

10
a, Nguyên lý thiết bị
Các thành phần trong hệ thống cắt đốt cao tần được sử dụng kết hợp với
nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, sử dụng với mọi chỉ định trong phẫu
thuật tổng quát, phụ khoa, tiết niệu, chỉnh hình, tai mũi họng, nội soi, thần kinh
trung ương… Hệ thống cắt đốt cao tần thường được sử dụng do ít sinh nhiệt,
không tạo tia lửa điện, hạn chế gây tổn thương mô.
Hệ thống bao gồm thân máy cắt đốt cao tần là bộ phận điều khiển trung tâm,
sau khi cắm điện và bật máy, quan sát các hiển thị trên màn hình máy, nếu
không báo Error hay hiện tượng bất thường thì có thể tiếp tục sử dụng.
Nguyên lý của đốt điện là sử dụng dòng điện đi từ điện cực nhỏ (chủ động)
đến và xuyên qua người bệnh đến điện cực lớn (đất). Nguyên lý của dòng điện
luôn là đi theo con đường có điện trở khác nhỏ nhất. Và đồng thời lượng nước
(muối) của mô sinh học học (máu, thần kinh, cơ, mỡ, xương) là lại một chất
dẫn điện tốt. Vì vậy, Bệnh nhân lúc này là một thành phần quan trọng để hoàn
tất chu trình này.

Việc cắt đốt mô của dao mổ điện dựa trên nguyên tắc nhiệt và hiệu ứng mô
sinh học (tham khảo hình bên dưới)

11
Và để chính rủ ro giật điện cho bệnh nhân, các dao mổ điện cao tần thường
nằm trong khoảng tần số > 100kHz (tham khảo hình bên dưới)

Khi sử dụng dòng điện đơn cực, tấm điện cực trung tính đóng vai trò làm kín
dòng điện. Dòng điện sẽ đi từ đầu điện cực đến bệnh nhân. Sau đó theo tấm
điện cực trung tính trở về máy. Các đầu điện cực thường thiết kế dạng đầu bút
với diện tích tiếp xúc nhỏ. Từ đó mật độ dòng điện đi qua mô sẽ lớn đồng
nghĩa với sự tăng sinh nhiệt cũng như hiệu quả cắt đốt tại vị trí tiếp xúc. Ngược
lại các tấm điện cực trung tính thường có diện tích tiếp xúc lớn đồng nghĩa với
mật độg dòng điện thấp hơn, nhiệt tỏa ra thấp và giảm tổn thương mô tại điểm
tiếp xúc.
b, Các nguy cơ tiềm ẩn của đốt điện
Thân máy thiết bị dao mổ điện cao tần được điều khiển bằng vi xử lý và biến
điện áp nguồn thành dòng điện xoay chiều tần số cao cho ứng dụng đơn cực và

12
lưỡng cực. Đồng thời thiết bị dao mổ điện cao tần được kết nối vào hệ thống
điện bệnh viện. Vì vậy, nguy cơ đầu tiên được kể đến là nguy cơ rò điện từ
thân máy đến các phần kim loại của bàn mổ và sàn mổ

Nguy cơ thứ hai được kể đến là sự ảnh hưởng và nguy cơ cộng hưởng từ
giữa thiết bị dao mổ điện và các thiết bị điện trong phòng mổ khác. Khi các
thiết bị cao tần được đặt trong tầm ảnh hưởng của nhau sẽ dẫn đến các tín hiệu
nhiễu tín hiệu cũng như sự sai khác về chức năng không thể kiểm soát và lường
trước.
Ngoài ra các nguy cơ nghiêm trọng nhưng rất khó kiểm soát chính là sự rò rỉ
cách điện ở điểm nhỏ trên các tay đốt điện. Bởi các rò rỉ càng nhỏ sự ảnh
hưởng và tổn hại đến mô sinh học của bệnh nhân càng lớn và các khó phục hồi.

3. Nội dung đào tạo liên quan đến bệnh nhân

Bệnh nhân với vai trò là chất dẫn điện trong vòng kép kín của dòng điện. Vì
vậy việc cách điện cho bệnh nhân đồi hỏi yêu cầu rất cao để từ đó kiểm soát
được dòng điện đi qua cơ thể tránh các nguy cơ giật điện vĩ mô hoặc vi mô (chỉ
trong y tế).

13
Một số các yêu cầu cách điện của bệnh nhân được kể đến bao gồm
Việc đặt bệnh nhân trên giường mổ phải đẩm bảo cách điện. Các ga trải
giường mổ - ga tiếp xúc với bệnh nhân phải là ga khô hoàn toàn bởi nước là 1
trong các yêu tố dẫn dẫn khó kiểm soát.

Các bộ phần trên cơ thể, đặc biệt là các chi cần phải chú ý vị trị đặt cố định
cũng như khả năng tiếp xúc với nhau. Ví dụ, các chi cần quấn ga khô đảm bao
loại bỏ hoàn toàn nguy cơ các chi tiếp xúc vào cơ thể dẫn đến điều hướng dòng
điện và tạo ra giật vi mô.

Ngoài ra, việc quyết định sử dụng dao mổ điện cần phải xem xét đến các
thiết bị - thành phần cấy ghép trên cơ thể bệnh nhân ví dụ như máy hộ trỡ nghẹ,
máy tạo nhịp tim, … Thậm chí các đồ vật trang trí bằng kim loại (như khuyên
tai, vòng, …) cũng nên loại bỏ trước khi thực hiện mổ. Nhưng vật dụng tưởng

14
chừng như vô hại này có thể dẫn đến sự không kiểm soát đường đi của dòng
điện từ đó tạo lên các giật vi mô ngoài mong muốn và không thể kiểm soát

4. Nội dung liên quan đến điện cực trung tính

Điện cực trung tính là một phần của hệ thống dao mổ điện cao tần. Tuy
nhiên nó đóng vai trò là cửa ra của dòng điện chạy trong cơ thể nên nội dung
liên quan đến điện cực trung tính cần được nhấn mạnh làm rõ để giảm rủi ro tối
đa cũng như mang lại kết quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
Điện cực trung tính thường được đặt ở đùi và hướng về vị trí phẫu trường
sao cho chiều dài nhất của điện cực đối diện với phẫu trường.

15
Khi đặt sai vị trí điện cực có thể dẫn đến tổn thương không mong muốn đối
với bệnh nhân. Một số cách thức đặt sai được tham khảo trong một số hình ảnh
dưới đây

Khả năng tiếp xúc của điện cực cũng cần phải được kiểm tra. Điện cực trung
tính cần đảm bảo độ bám dính tốt với da. Vì vậy vùng dao tiếp xúc điện cực cần
phải nhẵn (thông thường sẽ phải loại bỏ phần lông tại vị trí này) và không được
được quá khô. Với trường hợp da khô, hệ thống sẽ cảnh báo và chúng ta phải sử
dụng nước muối sinh lý để làm ẩm phần da tiếp xúc.

16
Ngoài ra, tấm điện cực tuyệt đối không được dán nên các vị trí da bị viêm,
tổn thương hay chảy máu. Thậm chí tại các vị trí hình săm cũng không thể đặt
miếng điện cực.
Cân nặng của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn kích thước của
tấm điện cực trung tính. Với trẻ nhi (khoảng 5 – 15kg) thường sử dụng loại
200cm2, với bệnh nhân trưởng thành (trọng lượng lớn hơn 15kg) thường sử
dụng loại 500cm2. Với những bệnh nhân béo phì hoặc suy dinh dưỡng nặng cần
cân nhắc việc sử dụng 2 tấm điện cực trung tính

17

You might also like