You are on page 1of 63

THIẾT KẾ CẤP ĐIỆN CHO TÒA NHÀ

Số tin chỉ: 03
Ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử
Đối tượng đào tạo : Đại học
Giảng viên: Nguyễn Thùy Dung
Gmail: thuydung@uneti.edu.vn
Sđt: 0986088865
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

Kết cấu của trạm biến áp phụ thuộc vào công suất của trạm, số đường dây đếm và đường
dây đi tới phụ tải, tầm quan trọng của phụ tải...

1. Trạm biến áp khu vực (trạm trung gian) thường có công suất lớn có cấp điện áp 110 ~
220/35 – 22kV do đó máy biến áp và các thiết bị đóng cắt phân phối có kích thước lớn.
Vì vậy các trạm loại này được đặt ngoài trời.

2. Trạm biến áp hạ áp. Trạm loại này có cấp điện áp 22 ~ 35/0,4kV công suất tương đối
nhỏ (hàng trăm đến hàng nghìn kVA). Loại trạm biến áp này thường được dùng để cấp
điện cho vùng dân cư hoặc làm trạm biến áp phân xưởng.
2
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

Trạm biến áp loại này thường có kết cấu như sau: Trạm treo, trạm cột (hay còn

gọi là trạm bệt), trạm kín (lắp đặt trong nhà), trạm trọn bộ. Căn cứ vào địa hình, môi

trường, mỹ quan và kinh phí đầu tư … để lựa chọn kiểu trạm thích hợp cho từng

công trình, từng đối tượng khách hàng.

1-12: trạm treo - Hình ảnh


13-25: trạm bệt - Kết cấu ( các bộ phận)
26-38: trạm xây - Công suất
Còn lại: trạm trọn bộ - Thường sử dụng với công trình nào?

3
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

4.1.1. Trạm treo


Trạm biến áp treo là kiểu trạm mà toàn bộ các thiết bị cao áp, hạ áp và máy biến áp
đều được đặt trên cột.
Riêng tủ hạ áp có thể đặt trên cột, cạnh máy biến áp hoặc đặt trong buồng phân phối
xây dưới đất tùy theo điều kiện bảo vệ an toàn, điều kiện đất đai và yêu cầu của khách
hàng.
Ưu điểm của trạm treo là tiết kiệm không gian nên thường được dùng làm trạm công
cộng cung cấp cho một vùng dân cư

Tuy nhiên, trạm treo thường làm mất mỹ quan thành phố nên về lâu dài thì loại trạm
này không được khuyến khích dùng ở đô thị 5
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

4.1.1. Trạm treo

Hiện nay, để đảm bảo an toàn, chỉ cho phép


dùng trạm treo cho cỡ máy biến áp 250 – 35/0,4
kV và 400 – 10(6)/0,4 kV trở xuống.

1. Máy biến áp 5. Chống sét van

2. Cầu chì tự rơi 6. Tủ hạ thế

3. Cáp điện 7. Cầu dao phụ tải

4. Sứ cao thế 8. Tủ tụ bù
6
Hình 4-1. Trạm biến áp treo 320-10/0,4kV
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

4.1.2. Trạm cột (trạm bệt)


Trạm cột thường được dùng ở
những nơi có điều kiện đất đai như ở
vùng nông thôn, cơ quan xí nghiệp vừa
và nhỏ.
1. Máy biến áp 6. Cáp

2. Cầu chì cao áp 7. Cáp hạ lực

3. Chống sét van 8. Nhà trạm

4. Tủ điện hạ áp 9. Dây nối đất

5. Cách điện 10. Tiếp địa


7
Hình 4-2. Trạm biến áp kiểu cột
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

4.1.3. Trạm kín (Trạm xây)

Trạm kín thường được dùng ở những nơi cần có độ an toàn cao, những nơi nhiều khói bụi,

hơi hóa chất ăn mòn….

Trạm thường được bố trí thành 3 phòng: phòng cao áp đặt các thiết bị cao áp, phòng máy biến

áp và phòng hạ áp đặt các thiết bị phân phối hạ áp.

Trong trạm có thể đặt một hay hai máy biến áp.

Dưới bệ máy biến áp cần có hố dầu sự cố.

Cửa thông gió cho phòng máy và phòng cao áp phải có lưới chắn đề phòng chim, rắn chuột…
8
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

4.1.3. Trạm kín (Trạm xây)

Hình 4-3. Mặt bằng bố trí thiết bị trong trạm biến áp xây
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

4.1.3. Trạm kín (Trạm xây)

Hình 4-4.Mặt cắt trạm biến áp đặt 2 máy biến áp


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

4.1.3. Trạm trọn bộ

Trạm trọn bộ là trạm được chế tạo, lắp đặt trọn bộ trong các tủ có cấu tạo vững chắc,
chịu được va đập, chống mưa và ẩm ướt.
Trạm trọn bộ có ba khoang: khoang cao áp, khoang hạ áp và khoang máy biến áp.
Các khoang được bố trí linh hoạt thích hợp với điều kiện địa điểm rộng hẹp khác nhau.
Các trạm biến áp trọn bộ thường được chế tạo với công suất máy biến áp từ 1000kVA trở
xuống, cấp điện áp 7,2 – 24/0,4 kV.
Trạm trọn bộ an toàn, chắc chắn, gọn, đẹp, vì vậy thường được dùng ở các nơi quan
trọng như khách sạn, khu văn phòng, cơ quan ngoại giao...

1
1
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

4.1.3. Trạm trọn bộ

Các hãng chế tạo thiết bị điện trên thế


giới đều có loại trạm trọn bộ của mình.
Ví dụ trạm trọn bộ của siemens có thông
số như sau:
- Điện áp cáo 7,1; 12; 15; 17,5; 24kV
- Dòng định mức phía cao áp: 200A
- Dòng định mức phía hạ áp: 400 – 640 A
- Nhiệt độ môi trường đặt trạm từ -30 đến Hình 4-5 a: Mặt bằng bố trí thiết bị
55 độ C. trong trạm trọn bộ
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

4.1.3. Trạm trọn bộ

Hình 4-5 b: Hình ảnh hình chiếu đứng trong trạm trọn bộ
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Kết cấu trạm biến áp

4.1.3. Trạm trọn bộ

Hình 4-5 c: Hình ảnh mặt cắt trạm trọn bộ


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.1. Chọn vị trí đặt trạm biến áp


Việc cấp điện cho các hộ tiêu thụ bao gồm cả việc chọn số lượng và cách bố trí
trạm điện phải được giải quyết một cách tổng hợp tuỳ theo tình hình năng lượng
trong khu vực (nguồn thuỷ năng, nhiên liệu địa phương, nhiên liệu phế thải, nhu cầu
về nhiệt, khả năng cấp điện của các nhà máy điện lớn ở các vùng lân cận v.v.)
Trên cơ sở điều tra phụ tải điện và dự kiến phát triển kinh tế ở địa phương trong
10 năm sau, đồng thời phải xét đến điều kiện dự phòng.
Ngoài ra còn phải tính đến các khả năng và biện pháp giảm dòng điện ngắn
mạch và giảm tổn thất điện năng.

1
5
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.1. Chọn vị trí đặt trạm biến áp


Vị trí của các trạm biến áp được xây dựng mới cần thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:
- An toàn và liên tục cấp điện

- Gần trung tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cấp điện đi tới.

- Thao tác, vận hành, quản lý dễ dàng

- Điều kiện thông gió, phòng cháy nổ tốt, tránh bụi, hơi hoá chất.

- Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành nhỏ

Đối với các công trình dân dụng, khi xây dựng trạm biến áp gần khu dân dư cần áp dụng
các biện pháp giảm tiếng ồn, đảm bảo không vượt quá các quy định trong Chương 1- Quy
phạm trang bị điện 2006 1
6
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.1. Chọn vị trí đặt trạm biến áp

Các biện pháp giảm tiếng ồn gồm:

- Biện pháp kỹ thuật: thiết kế công nghiệp, cách ly, cô lập nguồn ồn, sử dụng quy trình

công nghệ có mức ồn thấp, các thiết bị điện có công suất âm thấp.

- Biện pháp âm học trong xây dựng: dùng vật liệu cách âm hoặc tiêu âm.

- Ứng dụng điều khiển từ xa, tự động hoá.

1
7
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp


Việc quyết định chọn số lượng máy biến áp, thường được dựa vào yêu cầu của phụ tải:

+ Hộ Loại I: được cấp từ 2 nguồn độc + Hộ loai II: Cũng cần có nguồn dự
lập (có thể lấy nguồn từ 2 trạm gần nhất phòng có thể đóng tự động hoặc bằng
mỗi trạm đó chỉ cần 1 máy). Nếu hộ loại 1 tay. Hộ loại II nhận điện từ 1 trạm thì
nhận điện từ 1 trạm biến áp, thì trạm đó trạm đó cũng cần phải có 2 máy biến áp
cần phải có 2 máy và mỗi máy đấu vào 1 hoặc trạm đó chỉ có một máy đamg vận
phân đoạn riêng, giữa các phân đoạn phải hành và một máy khác để dự phong
có thiết bị đóng tự động. nguội.
1
8
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp

+ Hộ loại III: Trạm chỉ cần 1 máy biến áp. Có thể đặt 2 máy biến áp với các lý do khác như:

• Công suất máy bị hạn chế

• Điều kiện vận chuyển và lắp đặt khó (không đủ không gian để đặt máy lớn).

• Đồ thị phụ tải quá chênh lệch

• Để hạn chế dòng ngắn mạch.

1
9
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp

Dung lượng của máy biến áp cần được chọn sao cho trong điều kiện làm việc

bình thường trạm phải đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho hộ tiêu thụ.

Ngoài ra trạm còn phải có dự trữ một lượng công suất để khi xảy ra sự cố một

máy biến áp, những máy còn lại phải đảm bảo cung cấp một lượng công suất cần

thiết tuỳ theo yêu cầu của hộ tiêu thụ.

2
0
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

 Tính chọn số lượng và dung lượng MBA

Chọn số lượng máy biến áp cho từng cấp điện áp của trạm phải căn cứ vào những điều kiện: độ tin
cậy cung cấp điện, công suất phụ tải cần cung cấp và tính kinh tế

 Trạm một máy biến áp: được dùng trong trường hợp phụ tải không quan trọng, trạm được cung cấp
bằng một đường dây từ hệ thống. Trạm khi xây dựng thường chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu
đặt 1 máy , sau này phụ tải phát triển thì ta đặt thêm máy thứ hai, thiết kế như vậy tận dụng vốn đầu
tư tốt hơn tuy nhiên tính liên tục cấp điện trong trường hợp này là không cao.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí,
 Tính sốsốlượng
chọn vàdung
lượng và công suất
lượng máy biến áp
MBA

 Trạm hai máy biến áp: Là phương án được sử dụng nhiều nhất vì đảm
bảo cung cấp điện cao. Phương án thường được thiết kế khi:có hai
đường dây cung cấp điện từ hệ thống; khi không có một máy biến áp
phù hợp hơn với phụ tải; không có khả năng xây dựng và chuyên chở
một máy biến áp lớn

 Trạm ba máy biến áp. Phương pháp này chỉ sử dụng khi không có 2
máy biến áp phù hợp hoặc trạm đã xây dựng mà phụ tải phát triển
không có khả năng thay thế hai máy mới phải đặt them máy thứ 3. Đặt
3 máy biến áp ngay từ đầu vốn đầu tư cao, diện tích xây lắp lớn, phước
tạp nên ít được sử dụng
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp
• Nếu Stt <1000KVA  sử dụng 1 MBA
• Nếu Stt>1000KVA  sử dụng 2 MBA

Công suất các máy biên áp được chọn theo các công thức sau:

 Với trạm 1 máy: 𝑆đ𝑚𝐵 ≥ 𝑆𝑡𝑡


𝑆𝑡𝑡
 Với trạm 2 máy: 𝑆đ𝑚𝐵 ≥
1,4

Trong đó :
SđmB – công suất định mức của máy biến áp (kVA).
Stt – công suất tính toán tổng cả công trình (công suất yêu cầu lớn
nhất của phụ tải) (kVA).
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

Khc – hệ số hiệu chỉnh nhiệt : kể đến sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường chế tạo và môi trường sử dụng máy.

Với các máy biến áp do Việt Nam chế tạo hoặc các máy ngoại nhập đã được nhiệt đới hóa thì có thể bỏ qua
Khc.

1,4 – hệ số quá tải Kqt.

+ Lưu ý : Kqt = 1,4 là ứng với điều kiện thời gian như sau: quá tải không quá 5 ngày 5 đêm, mỗi ngày quá tải
không quá 6 giờ. Nếu không thỏa mãn điều kiện thời gian trên phải tra đồ thị tìm Kqt trong sổ tay cung cấp điện
hoặc không cho quá tải.

Công thức này chỉ sử dụng với máy biến áp chế tạo trong nước hoặc ngoại nhập đã nhiệt đới hóa
Bài tập áp dụng
Bài tập 4-1. Em hãy lựa chọn máy biến áp cho tòa nhà làm việc liên cơ quan có Stt = 300 (kVA), điện áp trung

áp 10(kV)

SBA≥ Stt  Lựa chọn máy biến áp đông anh S= 320 KVA điện áp 10/0,4 (KV)

Bài tập 4-2. Em hãy lựa chọn máy biến áp cho tòa nhà làm việc liên cơ quan có Stn = 300 (kVA), biết hệ số phát

triển là 1,2, điện áp trung áp 10(kV)

SBA≥ Stt =300.1,2=360KVA  Lựa chọn máy biến áp đông anh S= 400 KVA điện áp 10/0,4 (KV)
Bài tập áp dụng
Bài tập 4-3. Em hãy lựa chọn máy biến áp cho tòa chung cư cao tầng có Stt = 1500 (kVA), điện áp trung áp

22(kV)

Do Stt ≥ 1000KVA, nên lựa chọn 2 máy biến áp có dung lượng bằng nhau và bằng biểu thức sau:

SBA≥ Stt /1,4=1500/1,4=1071KVA  Lựa chọn máy biến áp đông anh S= 1250 KVA điện áp 22/0,4 (KV)

Phương án 1: lựa chọn 1 máy biến áp 1600 KVA


Phương án 2: lựa chọn 2 MBA 1250 KVA
So sánh 2 phương án này để lựa chọn phương án tối ưu
Tòa nhà làm việc: 5-7 tầng
Stt =300kVA -> MBA =320KVA, Máy phát ~ MBA
máy phát: chỉ cấp điện cho các phụ tải ưu tiên:
Smp> Stt- S điều hòa
Tòa nhà chung cư:

máy phát: chỉ cấp điện cho các phụ tải ưu tiên:

Tải ưu tiên thường:

- phụ tải động lực: thang máy, bơm nước, thông gió

- Đèn hành lang ( tùy công trình)

- Khối dịch vụ cho thuê:

Tải ưu tiên sự cố: bơm chữa cháy, quạt tăng áp, hút khói……
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp


Căn cứ vào những yêu cầu đó, công suất của máy biến áp được chọn theo những công
thức sau:
 Trong điều kiện làm việc bình thường.

- Trạm một máy: SdmBA  Stt


Trong đó:

SdmBA là công suất định mức của một máy biến áp.

Stt là công suất tính toán của trạm.


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp


n
- Trạm n máy: S
i 1
dmi  Stt
Trong đó:
Sđmi là công suất định mức của máy biến áp thứ i.
Stt là công suất tính toán của trạm.

Trong trường hợp cần thiết cũng nên xét quá tải bình thường, đôi khi nhờ đó ta có thể
chọn được máy có công suất nhỏ hơn, tiết kiệm được vốn đầu tư cũng như lợi về nhiều mặt
khác.

2
9
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp

 Trong trường hợp sự cố.

Trong trường hợp sự cố một máy biến áp đối với trạm đặt nhiều máy biến áp hoặc

đường dây cung cấp điện cho một trạm biến áp bị sự cố thì các máy biến áp còn lại hoặc

trạm còn lại phải đảm bảo cung cấp điện cho toàn bộ phụ tải, hay những phụ tải quan

trọng của máy biến áp hoặc trạm biến áp đó.

3
0
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp

Đối với trạm có từ hai máy biến áp trở lên, dùng để cung cấp điện cho phụ tải

quan trọng, tính yêu cầu cung cấp điện cao thì dung lượng máy biến áp xác định như sau:

Đối với trạm có hai máy: kqt .SdmBA  Stt


Trong đó:
SdmBA là công suất định mức của một máy biến áp.
Stt là công suất tính toán của trạm.

3
1
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp

kqt là hệ số quá tải của máy biến áp, có thể tra theo đường cong, khi không có
đường cong có thể lấy:
kqt = 1,4 với điều kiện là hệ số quá tải của các máy trước khi xảy ra sự cố không
quá 0,93, thời gian quá tải không quá 5 ngày đêm, mỗi ngày không quá 6 giờ.

3
2
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp

Trong quá trình tính toán lựa chọn máy biến áp cần đưa ra 2 phương án lựa chọn, sau
đó sử dụng các kiến thức đã học để tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện năng và giá
thành tổn thất điện năng giữa 2 phương án và lựa chọn phương án tối ưu hơn.

Phương án cấp điện:


- Đối với trạm 2 máy biến áp phải đảm bảo chia đều công suất cho 2 máy biến áp

- Trong lĩnh vực dân dụng, đối tượng sử dụng điện là hộ loại 2, 3 vừa sử dụng điện lưới
quốc gia vừa sử dụng máy phát điện

3
3
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Lựa chọn vị trí, số lượng và công suất máy biến áp

4.2.2. Lựa chọn số lượng và dung lượng máy biến áp

- Đối với chung cư, nhà hỗn hợp và văn phòng: Máy phát điện cung cấp cho tải ưu tiên
bao gồm: thang máy, máy bơm, quạt thông gió, chiếu sáng hành lang, cầu thang và
tầng hầm, tầng dịch vụ

- Đối với văn phòng cho thuê: cả công trình được cấp điện từ 2 nguồn là điện lưới và
máy phát.

Đối với hộ loại 1 (khu công nghiệp, bệnh viện…) phải có 2 nguồn điện lưới quốc gia va
máy phát.

3
4
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

Trong hệ thống cấp điện mà chúng ta đang xét ở đây thường có cấp điện áp trung áp
(22 – 35kV) và hạ áp và được coi là ở xa nguồn.
Lựa chọn các phần tử trong trạm biến áp bao gồm:
 Lựa chọn các phần tử phía trung áp: Lựa chọn và kiểm tra cáp, tính toán ngắn mạch
trung áp, lựa chọn và kiểm tra chống sét van, máy cắt phụ tải.
 Lựa chọn các phần tử phía hạ áp: Lựa chọn và kiểm tra cáp, tính toán ngắn mạch hạ
áp, lựa chọn máy cắt hạ áp, lựa chọn thanh cái hạ áp ( xem chương 2 tài liệu này), lựa
chọn các phần tử đo lường.

3
5
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.1. Lựa chọn và kiểm tra cáp trung áp (lựa chọn tiết diện theo Jkt)

 Lựa chọn tiết diện theo mật độ kinh tế của dòng điện: Phương pháp chọn tiết diện dây Jkt
áp dụng với lưới điện trung áp trở lên (22kV).
 Bởi vì trên lưới này không có thiết bị sử dụng điện trực tiếp nên vấn đề điện áp không cấp
bách, nếu chọn dây theo Jkt sẽ có lợi về kinh tế, nghĩa là chi phí tính toán hàng năm thấp
nhất.
 Lưới trung áp đô thị và xí nghiệp, nói chung khoảng cách tải điện ngắn, thời gian sử dụng
công suất lớn, cũng được chọn theo Jkt.
3
6
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.1. Lựa chọn và kiểm tra cáp trung áp (lựa chọn tiết diện theo Jkt)

1. Các bước lựa chọn tiết diện dây cáp


Bảng 4-1. Trị số Jkt (A/mm2) theo Tmax và loại dây
 Bước 1: Căn cứ vào loại dây
Loại dây Tmax (h)
định dùng (dây dẫn hoặc cáp)
và vật liệu làm dây (nhôm hoặc <3000 3000 – 5000 >5000

đồng) và trị số Tmax tra bảng Dây đồng 2,5 2,1 1,8

chọn trị số Jkt Dây A, AC 1,3 1,1 1


Cáp đồng 3,5 3,1 2,7
Cáp nhôm 1,6 1,4 1,2
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.1. Lựa chọn và kiểm tra cáp trung áp (lựa chọn tiết diện theo Jkt)

1. Các bước lựa chọn tiết diện dây cáp


 Bước 1:
Nếu đường dây cấp điện cho nhiều phụ tải có Tmax khác nhau thì xác định trị số trung bình
của Tmax theo biểu thức: n n

 S .T i max  P .T i max
Tmax tb  i
n
 i
n

S
i
i P
i
i

Trong đó Si, Pi là phụ tải điện (phụ tải tính toán) của hộ tiêu thụ.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.1. Lựa chọn và kiểm tra cáp trung áp (lựa chọn tiết diện theo Jkt)

1. Các bước lựa chọn tiết diện dây cáp

 Bước 2: xác định trị số dòng điện lớn nhất chạy trên các đoạn dây:

Sij Pi j
I ij  
n. 3.U dm n. 3.U dm .cos 

Với n là số lộ đường dây (lộ đơn n=1, lộ kép n=2)


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.1. Lựa chọn và kiểm tra cáp trung áp (lựa chọn tiết diện theo Jkt)

1. Các bước lựa chọn tiết diện dây cáp

 Bước 3: xác định tiết diện kinh tế từng


đoạn. I ij
Fktij 
J ij
Căn cứ vào trị số Fktij tính được, tra sổ tay tìm tiết diện tiêu chuẩn gần nhất bé hơn.

 Bước 4: kiểm tra tiết diện đã chọn theo các điều kiện kỹ thuật trên, nếu có 1 điều kiện
không thỏa mãn phải nâng tiết diện lên 1 cấp và thử lại.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.2. Tính toán ngắn mạch trung áp

Ngắn mạch trong lưới trung áp được coi là ngắn mạch xa nguồn.

Để tính ngắn mạch trung áp cho phép coi nguồn công suất cấp cho điểm ngắn

mạch là công suất cắt định mức của máy cắt đầu đường dây đặt trạm biến áp trung gian

Để tính toán ngắn mạch trung áp ta thực hiện các bước sau:
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.2. Tính toán ngắn mạch trung áp

 Bước 1: Điện kháng gần đúng của hệ thống xác định theo công thức:

U2
X HT  ;
SN

Trong đó:
U: Điện áp của lưới điện;kV
SN: công suất ngắn mạch của hệ thống;MVA
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.2. Tính toán ngắn mạch trung áp

 Bước 2: Xác định điện trở điện kháng của đường dây
r0 .l
R  []
n

x 0 .l
X []
n
Trong đó: ro,xo là điện trở điện kháng đơn vị của dây dẫn, Ω/km
l là chiều dài đường dây, km
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.2. Tính toán ngắn mạch trung áp

Bước 3: Xác định tổng trở từ hệ thống tới điểm ngắn mạch.

Z  R 2  X2
 Bước 4: Tính dòng điện ngắn mạch, công suất ngắn mạch.

Do ngắn mạch ở xa nguồn nên dòng điện ngắn mạch siêu quá độ I’’ bằng dòng điện ngắn
mạch ổn định I∞ nên ta có:
U
I N  I  I  ;[A]
3.Z
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.2. Tính toán ngắn mạch trung áp

 Bước 4: Tính dòng điện ngắn mạch, công suất ngắn mạch.

Công suất ngắn mạch: SN  3.U.I N ;[A]

Dòng xung kích i xk  k xk . 2.I N ;[A]

Giá trị hiệu dụng của dòng xung kích: Ixk  q xk .I N ;[A]
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.2. Tính toán ngắn mạch trung áp

 Bước 4: Tính dòng điện ngắn mạch, công suất ngắn mạch.

Trong đó kxk và qxk phụ thuộc vào vị trí ngắn mạch và được tra trong bảng sau:

Trị số dòng ngắn mạch xung kích


Ixk và IN được dùng để kiểm tra khả
năng ổn định nhiệt và ổn định động
của thiết bị điện trong trạng thái ngắn
mạch.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.3. Lựa chọn thiết bị bảo vệ phía trung áp

 Lựa chọn và kiểm tra chống sét van.

Chống sét van là thiết bị chống sét từ ngoài đường dây trên không truyền vào trạm
biến áp và trạm phân phối.

Chống sét van gồm có 2 phần tử chính là khe hở phóng điện và điện trở làm việc.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.3. Lựa chọn thiết bị bảo vệ phía trung áp

 Lựa chọn và kiểm tra chống sét van.

Với điện áp định mức của lưới điện, điện trở chống sét van có trị số vô cùng lớn
không cho dòng điện đi qua, khi có điện áp sét điện trở giảm xuống tới không, chống sét
van tháo dòng sét xuống đất

Trong tính toán thiết kế chọn chống sét van dựa vào điều kiện sau:

U csv  U dm
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.3. Lựa chọn thiết bị bảo vệ phía trung áp
 Lựa chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải
Máy cắt phụ tải bao gồm cầu dao
phụ tải (CDPT) và cầu chì (CC):
CDPT có thể đóng cắt mạch điện
khi đang mang tải ở lưới trung áp
nhưng không cắt được dòng điện
ngắn mạch, CC sẽ đảm nhiệm để
cắt dòng ngắn mạch.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.3. Lựa chọn thiết bị bảo vệ phía trung áp
 Lựa chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải

Trong đó :

UdmLD: Điện áp định mức của lưới điện (kv)

Icb : dòng cưỡng bức ,dòng làm việc lớn nhất đi qua máy cắt .

IN, I” : dòng ngắn mạch vô công và siêu quá độ trong tính toán ngắn mạch lưới cung cấp

điện, coi ngắn mạch là xa nguồn, các trị số này bằng nhau và bằng dòng ngắn mạch chu kỳ.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.1. Lựa chọn phía trung áp


4.3.1.3. Lựa chọn thiết bị bảo vệ phía trung áp
 Lựa chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải
Trong đó :

Ixk: Dòng điện ngắn mạch xung kích, là trị số tức thời lớn nhất của dòng ngắn mạch

tnh.dm: Thời gian ổn định nhiệt định mức, nhà chế tạo cho tương ứng với Inh.dm

tqd: Thời gian quy đổi , xác định bằng cách tính toán và tra đồ thị.

Trong tính toán thực tế lưới trung áp, người ta cho phép lấy tqd bằng thời gian tồn tại ngắn

mạch, nghĩa là bằng thời gian ngắn mạch.


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.2. Lựa chọn phía hạ áp

4.3.2.1. Tính toán lựa chọn máy cắt hạ áp (aptomat tổng )

Máy cắt điện là thiết bị đóng cắt mạch điện ,có chức năng cắt dòng ngắn mạch để
bảo vệ các phần tử của hệ thống điên .Máy cắt điện nói chung và máy cắt hạ thế nói riêng
nó có nhiệm vụ bảo vệ thanh cái của các tủ phân phối hạ thế.

Dòng điện cưỡng bức chính là dòng điện qua máy biến áp

SdmBA
I cb  I tt  I dmBA 
3.U dm
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.2. Lựa chọn phía hạ áp

4.3.2.1. Tính toán lựa chọn máy cắt hạ áp (aptomat tổng )

Bảng 4-4. Điều kiện lựa chọn và kiểm tra máy cắt điện hạ áp
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.2. Lựa chọn phía hạ áp

4.3.2.2. Lựa chọn thanh cái trong tủ phân phối hạ áp

Thanh cái trong lưới cung cấp điện được chọn theo dòng phát nóng và kiểm tra theo
điều kiện ổn định động, ổn định nhiệt dòng ngắn mạch.

Bảng 4-5. Các điều kiện chọn và kiểm tra thanh cái
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.2. Lựa chọn phía hạ áp

4.3.2.2. Lựa chọn thanh cái trong tủ phân phối hạ áp

Trong đó:

K1 = 1 với thanh góp đặt đứng

K1 = 0.95 với thanh góp đặt ngang

K2: hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường ( Tra sổ tay)

σcp: ứng suất cho phép của vật liệu làm thanh góp

với thanh góp bằng đồng σcp =1400KG/cm2, thanh góp bằng nhôm σcp =700KG/cm2
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.2. Lựa chọn phía hạ áp

4.3.2.2. Lựa chọn thanh cái trong tủ phân phối hạ áp

σtt: ứng suất tính toán xuất hiện trong thanh góp do tác động của lực điện động dòng ngắn
mạch M
 tt 
w
l.Ftt
M – momen uốn tính toán M ( KGm)
10

Ftt : lực tính toán do tác động của dòng ngắn mạch
l – khoảng cách giữa các sứ của một pha (cm)
l
Ftt  1, 76.102. ixk (kG ) a – khoảng cách giữa các pha (cm)
a
w – momen chống uốn của thanh cái
Bài tập 4-1. Em hãy lựa chọn thanh cái đặt trong tủ phân phối hạ áp của trạm biến áp 315(kVA) – 10/0,4 (kV)

 Dòng điện cưỡng bức qua thanh cái chính là dòng điện qua máy biến áp có S =315 KVA

𝑆𝑚𝑏𝑝 315
𝐼𝑐𝑏 = Itt = IđmB1 = = =455,2(A)
3.𝑈đ𝑚 3.0,4

Chọn thanh cái đồng, kích thước 40x4 có Icp = 625 (A)

Tra bảng tra thông số kỹ thuật của máy biến áp 315 (kVA) 10/0,4 ta có: 𝛥𝑃𝑁 = 4,85 (KW), UN%= 4,5

PN .U cb
2
4,85.0, 42
RB  2
3
. 10 = 2
. 103 =0.0078[]
SdmB 315
2
U N %.U cb 4,5.0, 42
ZB = . 10 = .10=0,023[]
SdmB 315
XB  ZB 2  R B 2  0, 0232  0, 00782  0, 021

Bỏ qua tổng trở đường dây, ta có dòng ngắn mạch chu kỳ

IN 
400
 10, 41;[kA]
Ta có dòng ngắn mạch xung kích là:
3. 0,00782  0,0212
i xk  k xk . 2.I N  1, 2. 2.10, 41  17,64;[kA]
Bài tập 4-1. Em hãy lựa chọn thanh cái đặt trong tủ phân phối hạ áp của trạm biến áp 315(kVA) – 10/0,4 (kV)

l – khoảng cách giữa các sứ của một pha


Ftt : lực tính toán do tác động của dòng ngắn mạch
70(cm)
l
Ftt  1, 76.102. ixk (kG )
a a – khoảng cách giữa các pha -15(cm)
70
Ftt  1, 76.102. 17, 64  1, 44(kG ) w – momen chống uốn của thanh cái
15

M – momen uốn tính toán


l.Ftt 70.1, 44
M   10, 08( KGm)
10 10
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.2. Lựa chọn phía hạ áp

4.3.2.3. Chọn và kiểm tra máy biến áp dòng và máy biến áp đo lường

Bảng 4-6. Máy biến dòng điện lựa chọn theo các điều kiện:
 Chọn máy biến áp dòng

Máy biến dòng có nhiệm vụ biến


đổi dòng điện (sơ cấp) thành dòng
điện 5(A) (thứ cấp) để cung cấp
cho các dụng cụ đo lường, bảo vệ
rơle và tự động hóa.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Lựa chọn thiết bị điện trong trạm biến áp

4.3.2. Lựa chọn phía hạ áp

4.3.2.3. Chọn và kiểm tra máy biến áp dòng và máy biến áp đo lường

 Chọn máy biến áp đo lường BU.


Bảng 4-7. Các điều kiện lựa chọn biến áp BU
Máy biến áp đo lường
làm nhiệm vụ biến đổi điện
áp cao xuống điện áp thấp
thường là 100V, để cung
cấp cho thiết bị đo lường,
S2ph – phụ tải thứ cấp từng pha của BU phụ thuộc vào công
bảo vệ rơle và tự động hóa.
suất và sơ đồ đầu dây của các dụng cụ đo phía thứ cấp.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm và kết cấu của trạm biến áp treo

Câu 2: Em hãy trình bày đặc điểm và kết cấu của trạm biến áp kiểu bệt

Câu 3: Em hãy trình bày đặc điểm và kết cấu của trạm biến áp trong nhà

Câu 4: Em hãy trình bày đặc điểm và kết cấu của trạm biến áp hợp bộ
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Bài tập 4-1. Em hãy lựa chọn thanh cái đặt trong tủ phân phối hạ áp của trạm biến áp

315(kVA) – 10/0,4 (kV)

Bài tập 4-2. Em hãy lựa chọn máy biến áp cho tòa nhà làm việc liên cơ quan có Stt = 300

(kVA), điện áp trung áp 10(kV)

Bài tập 4-3. Em hãy lựa chọn máy biến áp cho tòa chung cư cao tầng có Stt = 1500 (kVA),

điện áp trung áp 22(kV)


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Bài tập 4-4. Em hãy lựa chọn máy biến áp cho tòa khách sạn có Stt = 500 (kVA), điện áp

trung áp 10(kV)

Bài tập 4-5. Trạm biến áp phân phối 1000(kVA) -22/0,4 cấp điện cho khách sạn dùng

máy cắt phụ tải ( DCPT-CC) 22(kV). Biết dòng ngắn mạch sau cầu chì trung áp I” = 8

(kA), yêu cầu lựa chọn máy cắt phụ tải cho TBAPP.

You might also like