You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA ĐIỆN

Học phần: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN

Giảng viên: Ts. Nguyễn Văn Vụ

Tên học phần: Hệ thống cung cấp điện 1


HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN:

- Đánh giá điểm chuyên cần


- Đánh giá thường xuyên trên bài tập sinh viên nộp hàng ngày và bằng trình bày
trước lớp
- Đánh giá quyển báo cáo và trình bày báo cáo
- Đánh giá bằng điểm thi kết thúc học phần

Tên học phần: Hệ thống cung cấp điện 3


 TÀI LIỆU HỌC TẬP
Tài liệu học tập:
[1]. Ths. Vũ Duy Hưng, Ths. Nguyễn Thùy Dung, Tài liệu học tập Hệ thống cung
cấp điện, 2019.
- Bài giảng điện tử Slide
- Bộ câu hỏi TN: HT cung cấp điện (phục vụ cho sinh viên luyện tập sau mỗi bài học)
Tài liệu tham khảo:
[2]. Trương Minh Tuấn, Đoàn Đức Tùng, Giáo trình Hệ thống cung cấp điện, NXB Xây
dựng, 2018.
[3]. Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch, Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp
công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001.
[4]. Trần Quang Khánh, Hệ thống cung cấp điện, tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
2006.
[5]. Vũ Văn Tẩm, Ngô Hồng Quang, Giáo trình thiết kế cấp điện, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2010.

Tên học phần: Hệ thống cung cấp điện 4


1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
Kiến thức:
- Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về phụ tải điện và đồ thị phụ tải điện,
các đại lượng tính toán và các thông số thường gặp.
- Cung cấp cho sinh viên các phương pháp xác định phụ tải tính toán, phụ tải đỉnh
nhọn. Từ đó sinh viên biết cách xác định phụ tải tính toán của toàn phân xưởng.

5
Chương 4 Trạm biến áp

4.1. Các loại trạm điện thường dùng trong xí nghiệp

4.2. Bản đồ phu tải

4.3. Chọn vị trí, số lượng và dung lượng trạm

4.4. Khả năng quá tải của máy biến áp


Tên học phần: Hệ thống cung cấp điện 6
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Các loại trạm điện thường dùng trong xí nghiệp
4.1.1. Phân loại trạm điện
TBA
trung
gian

Trạm TBA
Nhiệm
đổi phân
vụ
điện xưởng

Trạm
phân
phối
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP

4.1. Các loại trạm điện thường dùng trong xí nghiệp


4.1.1. Phân loại trạm điện

Trạm biến áp ngoài phân xưởng

Vị trí Trạm kề phân xưởng

Trạm trong phân xưởng


CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Các loại trạm điện thường dùng trong xí nghiệp
4.1.1. Phân loại trạm điện

Cách đặt
trạm
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.1. Các loại trạm điện thường dùng trong xí nghiệp
4.1.2.Trạm biến áp thường dùng trong xí nghiệp
a.Trạm biến áp trung gian: Làm nhiệm vụ biến đổi điện áp
(35÷220kV) của hệ thống điện lực thành điện áp phân phối
(6÷10kV) của mạng điện xí nghiệp.
- Các xí nghiệp lớn mới có trạm biến áp trung gian riêng còn
các xí ngiệp trung bình thì lấy điện từ mạng điện thành phố
hoặc từ trạm biến áp khu vực.
b.Trạm biến áp phân xưởng: làm nhiệm vụ biến đổi điện áp
(6÷10kV) của mạng phân phối trong xí nghiệp thành điện áp
380/220 V hoặc 220/127 V của mạng phân xưởng
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Bản đồ phụ tải
Ý nghĩa: Để xác định được vị trí hợp lý của trạm biến
áp; trạm phân phối trên tổng mặt bằng  người ta xây
dựng biểu đồ phụ tải:
 Định nghĩa:
Biểu đồ phụ tải: Là một vòng tròn có diện tích bằng phụ tải
tính toán của phân xưởng theo một tỷ lệ tùy chọn
Si
Si  .R .m  R i 
2

.m
i

Si [kVA] phụ tải tính toán của PX


m [kVA/cm2; kVA/ mm2] tỷ lệ xích tùy chọn
Ri: là bán kính vòng tròn.
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.2. Bản đồ phụ tải
Tọa độ trung tâm phụ tải:
n n

 X .P i i  Y .Q i i
X i 1
n
,Y  i 1
n

P i 1
i Q i 1
i

Xi,Yi là tọa độ phụ tải thứ I


Pi,Qi là công suất phụ tải thứ i

- Mỗi PX có một biểu đồ phụ tải, tâm trùng với tâm của trung
tâm phụ tải PX
- Các trạm BA PX nên được đặt đúng hoặc gần tâm phụ tải để
giảm độ dài mạng và giảm tổn thất.
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Chọn vị trí, số lượng và dung lượng trạm
4.3.1. Chọn vị trí đặt trạm biến áp

- Gần tâm phụ tải.


- Không ảnh hưởng đi lại và sản xuất.
- Điều kiện thông gió, phòng cháy nổ tốt, tránh bụi, hơi hoá chất.
- Với các xí nghiệp lớn, phụ tải tập trung thành những vùng rõ rệt
thì phải xác định tâm phụ tải của từng vùng riêng biệt  xí
nghiệp sẽ có nhiều trạm biến áp chính đặt tại các tâm đó.
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.3. Chọn vị trí, số lượng và dung lượng trạm
4.3.2. Chọn số lượng máy biến áp
- Kinh nghiệm thiết kế vận hành cho thấy mỗi trạm không nên
đặt nhiều hơn 2 máy biến áp và 2 máy biến áp này phải cùng
loại (TH đặc biệt mới sd trạm 3 MBA)
- Việc quyết định chọn số lượng máy biến áp, thường được
dựa vào yêu cầu của phụ tải:
 Hộ Loại I: được cấp từ 2 nguồn độc lập (có thể lấy nguồn
từ 2 trạm gần nhất mỗi trạm đó chỉ cần 1 máy). Nếu hộ
loại 1 nhận điện từ 1 trạm biến áp, thì trạm đó cần phải có
2 máy và mỗi máy đấu vào 1 phân đoạn riêng, giữa các
phân đoạn phải có thiết bị đóng tự động.
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.3.2. Chọn số lượng máy biến áp
 Hộ loai II: Cũng cần có nguồn dự phòng có thể đóng tự
động hoặc bằng tay. Hộ loại II nhận điện từ 1 trạm thì trạm
đó cũng cần phải có 2 máy biến áp hoặc trạm đó chỉ có
một máy đamg vận hành và một máy khác để dự phong
nguội.
 Hộ loại III: trạm chỉ cần 1 máy biến áp
- Có thể đặt 2 máy biến áp với các lý do khác như:
• Công suất máy bị hạn chế
• Điều kiện vận chuyển và lắp đặt khó (không đủ không
gian để đặt máy lớn).
• Đồ thị phụ tải quá chênh lệch
• Để hạn chế dòng ngắn mạch.
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.3.3. Chọn dung lượng máy biến áp
Về lý thuyết nên chọn theo chi phí vận hành nhỏ nhất là
hợp lý nhất. Tuy nhiên còn khá nhiều yếu tố khác ảnh hưởng
đến chọn dung lượng máy BA như: trị số phụ tải, cos; mức
bằng phẳng của đồ thị phụ tải. Một số điểm cần lưu ý khi
chọn dung lượng máy BA.
- Dẫy công suất biến áp
- Hiệu chỉnh nhiệt độ.
- Khả năng quá tải biến áp.
- Phụ tải tính toán.
- Tham khảo số liệu dung lượng biến áp theo điều kiện tổn
thất kim loại mầu ít nhất.
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.3.3. Chọn dung lượng máy biến áp
 Dẫy công suất biến áp:
MBA chỉ được sản xuất theo những cỡ tiêu chuẩn. Việc chọn
đúng công suất BA không chỉ đảm bảo an toàn CCĐ, đảm bảo
tuổi thọ mà còn ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của
sơ đồ CCĐ.
50;100; 180; 320; 560; 750; 1000;1800; 3200kVA …
Chú ý: Trong cùng một xí nghiệp nên chọn cùng một cỡ công
suất vì Ptt khác nhau (cố gắng không nên vượt quá 2-3 chủng
loại) điều này thuận tiện cho thay thế, sửa chữa, dự trữ trong
kho.
Máy BA phân xưởng nên chọn có công suất ≤1000 kVA
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.3.3. Chọn dung lượng máy biến áp
 Hiệu chỉnh nhiệt độ: Dung lượng máy biến áp cần
được hiệu chỉnh theo môi trường lắp đặt thực tế
 tb  5
Sdm  Sdm (1 
'
)
100
tb – nhiệt độ trung bình nơi lắp đặt.
Sdm - Dung lượng định mức BA theo thiết kế.
S’dm - Dung lượng định mức BA đã hiệu chỉnh.
Ngoài ra còn phải hiệu chỉnh theo nhiệt độ cực đại cd
của môi trường xung quanh:
- Khi cd > 350C  cứ mỗi độ tăng thêm, dung lượng
MBA phải giảm đi 1% cho đến khi cd = 450C.
- Nếu cd > 450C phải được làm mát nhân tạo.
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.3.3. Chọn dung lượng máy biến áp
 Khả năng quá tải biến áp
- Trong vận hành thực tế vì phụ tải luôn thay đổi nên phụ tải
của BA thường không bằng phụ tải định mức của nó. Mà
mức độ già hoá cách điện được bù trừ nhau ở máy BA
theo phụ tải. Vì vậy trong vận hành có thể xét tới khả năng
cho phép máy BA làm việc lớn hơn phụ tải định mức của
nó (một lượng nào đó).

 Phụ tải tính toán

 Tham khảo số liệu dung lượng biến áp theo điều kiện tổn
thất kim loại mầu ít nhất
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.3.3. Chọn dung lượng máy biến áp
 Các bước tính chọn dung lượng máy biến áp:

• Bước 1: Tính Stt


• Bước 2: chọn công suất máy biến áp
• Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt
Nếu nhiệt độ khác nhiệt độ tiêu chuẩn thì phải hiệu chỉnh
nhiệt độ
• Bước 4: Quá tải máy biến áp
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP

4.4. Khả năng quá tải máy biến áp

Trong vận hành máy biến áp cho phép nó làm việc quá tải
nhưng sao cho thời hạn phục vụ của nó không nhỏ hơn 20 
xây dựng qui tắc tính quá tải:
- Quá tải bình thường của BA (dài hạn).
- Quá tải sự cố của BA (ngắn hạn).
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP

4.4. Khả năng quá tải máy biến áp


a. Khả năng quá tải biến áp lúc bình thường.

 Xác định theo qui tắc đường cong:


“ Mức độ quá tải bình thường cho phép tuỳ thuộc vào hệ
số điền kín của phụ tải hàng ngày” Kqt = f(kdk , t)

Stb Itb
K dk  
Scd I cd
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
4.4. Khả năng quá tải máy biến áp
a. Khả năng quá tải biến áp lúc bình thường.
Đường cong quá tải biến áp theo phương pháp này
được xây dựng theo quan hệ giữa hệ số quá tải Kqt và
thời gian quá tải hàng ngày:
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP
a. Khả năng quá tải biến áp lúc bình thường.

 Xác định quá tải của MBA theo qui tắc 1% và 3%:
Qui tắc 1 %: “ Nếu so sánh phụ tải bình thường một ngày
đêm của máy BA với dung lượng định mức của nó. Thì ứng với
mỗi phần trăm non tải trong những tháng mùa hạ, thì máy BA
được phép quá tải 1% trong những tháng mùa đông. nhưng tổng
cộng không được quá 15 %”.
Qui tắc 3 %: “Trong điều kiện nhiệt độ không khí xung quanh
không vượt quá +350C thì cứ hệ số phụ tải của máy BA giảm đi
10 % so với 100% thì máy BA được phép quá tải 3 %”
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP

a. Khả năng quá tải biến áp lúc bình thường.


 Xác định quá tải của MBA theo qui tắc 1% và 3%:

Có thể áp dụng đồng thời cả 2 qui tắc để tính quá tải nhưng
cần phải đảm bảo giới hạn sau:
+ Với may BA ngoài trời không vượt quá 30 %.
+ Với máy BA đặt trong nhà không vượt quá 20 %.
CHƯƠNG 4: TRẠM BIẾN ÁP

b. Khả năng quá tải biến áp lúc sự cố.


Quá tải sự cố máy biến áp không phụ thuộc vào điều kiện
nhiệt độ xung quanh và vị trí đặt máy mà phụ thuộc vào trị số
phụ tải trước khi quá tải. Thông số này được nhà máy chế tạo
qui định, có thể tra trong các bảng.
Khi không có số liệu tra, có thể áp dụng nguyên tắc sau để
tính quá tải sự cố cho bất kỳ máy biến áp nào :“ Trong trường
hợp trước lúc sự cố máy BA tải không quá 93 % công suất
định mức của nó, thì có thể cho phép quá tải 40 % trong vòng
5 ngày đêm với điều kiện thời gian quá tải trong mỗi ngày
không quá 6 giờ”
TỔNG KẾT BÀI HỌC

4.1. Các loại trạm điện thường dùng trong xí nghiệp

4.2. Bản đồ phu tải

4.3. Chọn vị trí, số lượng và dung lượng trạm

4.4. Khả năng quá tải của máy biến áp

27
GIAO NHIỆM VỤ CHUẨN BỊ CHO BUỔI HỌC SAU
- Hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu: Câu hỏi ôn tập tuần 5
-Sinh viên đọc trước: Trong tài liệu học tập
Chương 4 Trạm biến áp
4.5. Chọn dung lượng của máy biến áp khi phụ tải không cân bằng
4.6. Sơ đồ nối dây của trạm biến áp và trạm phân phối
4.7. Vận hành trạm biến áp
• Giao bài tập lớn: Hệ thống cung cấp điện công nghiệp
• Bài giảng đang trong quá trình hoàn thiện, phát triển. Nếu có thắc mắc liên
hệ qua email: nvvu@uneti.edu.vn
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!
Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày cách xác định vị trí trạm biến áp và số lượng


MBA trong TBA
2. Trình bày cách trọn công suất MBA, cách chú ý khi chọn
BÀI HỌC TIẾP THEO

• Các nội dung cần chuẩn bị: THLT[1, chương


4, mục 4.5, 4.6, 4.7]

• Sinh viên đọc thêm TLTK [2], [3], [4],[5]

Tên học phần: Hệ thống cung cấp điện 30


CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT !

Tên học phần: Hệ thống cung cấp điện 31

You might also like