You are on page 1of 47

CANSLIM

Nội dung:

Phần 1: Hệ thống đầu tư CANSLIM


Phần 2: Trở thành nhà giao dịch thông minh ngay từ đầu

Phần 3: Trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp

*******************************************

Phần 1: HỆ THỐNG ĐẦU TƯ CANSLIM

Chương 1: Bí mật lựa chọn siêu cổ phiếu thành công nhất


Chương 2: Làm thế nào đọc đồ thị như một nhà giao dịch chuyên nghiệp, cải thiện kỹ năng chọn cf, và định
thời điểm mua
Chương 3: C = Tăng trưởng EPS và doanh số qúy hiện tại ở mức cao và đang tăng tốc

Chương 4: A = Tốc độ tăng trưởng EPS hằng năm cao. Tìm kiếm tăng trưởng đột biến
Chương 5: N = Các công ty trẻ, sản phẩm mới, lãnh đạo mới, thiết lập đánh giá mới từ nền giá tốt

Chương 6: S = Cung và cầu. Lực cầu lớn tại các điểm quan trọng
Chương 7: L = Chọn cf nào. Leader hay Laggard.

Chương 8: I = Bảo trợ từ nhà đầu tư tổ chức.


Chương 9: M = Xu hướng thị trường chung.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Chương 1: Bí mật lựa chọn siêu cổ phiếu thành công nhất. Chương này là về 100 biểu đồ siêu cf.

Chương 2: Làm thế nào đọc đồ thị như một nhà giao dịch chuyên nghiệp, cải thiện kỹ năng chọn cf, và định
thời điểm mua

Hướng dẫn đọc biểu đồ


- Các đồ thị, hoặc “các nền giá’’ là các khu vực củng cố sau đợt tăng giá mạnh trước đó. Hầu hết các nền giá
(80% - 90%) được tạo ra từ sự điều chỉnh của thị trường chung.
- Cần phả luyện kỹ năng xác định chuyển động giá và khối lượng là bình thường hay bất bt. Liệu sức mạnh
giá đang tăng hay giảm.
- Luôn nhớ rằng sóng tăng luôn luôn xuất hiện từ mẫu hình giá tốt, đáng tin cậy. Ngược lại, tăng giá thất bại
là do nền giá bị lỗi hoặc quá rõ ràng (thường là thứ 4 hoặc 5) với bất kỳ nhà đầu tư nào.

- Mẫu hình chiếc cốc tay cầm: Lưu ý đỉnh tay cầm nhiều khi nằm trên đỉnh trái cốc.

Đặc điểm Chiếc cốc:


 Chiếc cốc có thể hình thành từ 7 đến 65 tuần. Phổ biến nhất 3-6 tháng. Lưu ý them Minervini là 3-45
tuần vẫn tốt.
 Mức điều chỉnh phổ biến từ đỉnh đến đáy cốc là 12%-15% đến 33%.
 Nên có (i) 1 xu hướng tăng mạnh trước đó, tối thiểu phải là 30%, cùng (ii) 1 sức mạnh RS cải thiện, và
(iii) khối lượng tăng mạnh tại 1 điểm.
 Đáy chiếc cốc nên (không bắt buộc) là chữ U, chứ không nên V. Điều này giúp loại bỏ nhà đầu tư yếu.
 Việc hình thành chiếc cốc tay cầm khi thị trường chung điều chỉnh là bình thường. Nên chọn CF hình
thành nền giá có điều chỉnh ít nhất trong điều chỉnh trung hạn của tt chung. Mức điều chỉnh cho phép
thường là 1,5 đến 2,5 lần mức điều chỉnh tt chung.
 Bất kể thị trường tăng hay giảm, một cf giảm nhiều hơn 2,5 lần tt chung được xem là quá rộng và
lỏng để hình thành nền giá tốt à không quan tâm.
 Các mẫu hình đ/c 40-50% khi tt chung tăng giá dễ thất bại, vì phải tăng gấp đôi để lập đỉnh cũ. Cũng
nên tránh xa. Nên nhớ rằng cf bật tăng mạnh từ đáy cũng nguy hiểm vì ko có kéo ngược. Có 1 ngoại lệ
là khi tt chung giảm mạnh, lúc này cf có thể đ/c mạnh nhưng vẫn ổn. Nói tóm lại, điều chỉnh của chiếc
cốc cơ bản không nên quá mạnh, và cần xem chung với tt chung.
Đặc điểm Tay cầm

 Thường hình thành HƠN 1-2 tuần và có những “phiên rũ bỏ’’ (tức giảm giá xuống đáy trước đó nhưng
sau đó kéo lên).
 Khối lượng nên giảm mạnh và xem như cạn kiệt thanh khoản ở gần đáy tay cầm. Đây là dấu hiệu tích
cực vì cung đã được tiêu hóa, nhà đầu tư yếu đã bị loại.
 Nhưng phiên rũ thường có dạng doji chân dài, búa hammer, hoặc pin bar.
 Mẫu hình cốc KHÔNG TAY có tỷ lệ thất bại cao hơn, nhưng vẫn có trường hợp thắng. Tay cầm ngắn
hơn 2 tuần cũng có thể thắng.
 Tay cầm thường hình thành ở nửa trên cốc. Tay cầm nên nằm trên MA50. Tay cầm nằm ở nửa dưới
cốc hoặc dưới MA50 thường dễ thất bại, vì lực cầu của các điểm mua yếu, không thể giúp cf hồi phục
nhiều hơn 1 nửa mức giảm giá trước đó.
 Tay cầm dạng cái nêm hướng lên cũng dễ thất bại. Hành vi cái nêm hướng lên khiến không rũ bỏ được
hết nhà đầu tư. Cái nêm hướng lên là dấu hiệu RỦI RO CAO. Thường cái nêm hướng lên xuất hiện ở
nền thứ 3 hay 4, hay nền giá của laggard, hoặc được quá nhiều nhà đầu tư theo dõi.
 Ở tt tăng giá, một tay cầm tốt nên có mức độ điều chỉnh đỉnh-đáy tầm 8%-12%. Đây được xem là nền
giá thắt chặt. Ngoại lệ xảy ra khi chiếc cốc là lớn. Hoặc khi tt con gấu, tay cầm có thể 20%-30%.
Mẫu hình kiến tạo

- Mẫu hình tốt thường có nền giá thắt chặt. Tức là ở đồ thị tuần, chỉ có biến động nhỏ từ đỉnh đến đáy.
Hoặc trong vài tuần liền giá (đóng cửa) gần như không đổi. Nếu đỉnh và đáy mỗi tuần khá rộng, khả
năng cao chỉ tăng sau điểm Pivot là 5%-15% và thất bại.
Tìm điểm Pivot và quan sát % thay đổi khối lượng

- Khối lượng điểm Pivot tăng 40-50% so với mức thông thường.
- Mục tiêu không phải mua ở điểm thấp nhất, rẻ nhất, mà là mua đúng thời điểm. Đó là khi giá sắp tăng
mạnh, mang lại lợi nhuận cao nhất. Cho nên, cần phải kiên nhẫn.
- Không nên mua sớm trước Pivot để tiết kiệm vài xu. Tương tự, không nên mua quá muộn ở 5%-10%
cao hơn PIVOT.
- Điểm PIVOT không nhất thiết phải là đỉnh cao nhất mọi thời. Ở mô hình cốc tay cầm, điểm PIVOT là
đỉnh của tay cầm. Lưu ý đỉnh cao nhất tay cầm đôi khi nằm dưới đỉnh của cả mô hình (đỉnh cốc).
Kiểm tra cạn kiệt thanh khoản ở tay cầm hay đáy cốc
- Gần như mọi mẫu hình giá tốt đều có sự cạn kiệt thanh khoản ở 1 hay 2 tuần ở đáy cốc và trong thời
gian hình thành tay cầm. Điều này cho thấy bán đã cạn và ít nguồn cung đổ vào.
- Có sự kết hợp giữa giá thắt chặt và cạn kiệt thanh khoản thì tuyệt vời. Xác suất bứt phá càng cao.

Phiên khối lượng đột biến là manh mối giá trị

- Những tuần tăng giá mạnh, khối lượng lớn mà được theo sau bởi những tuần giảm, khối lượng cạn kiệt
là quá tốt. Đây là tín hiệu gom hàng của tổ chức.
- Phân biệt giữa khối lượng tăng do mua và khối lượng tăng do phân phối.
- Nên theo dõi khối lượng theo tuần. 1 nền giá tốt nếu số tuần tăng giá với khối lượng cao hơn mức trung
bình, nhiều hơn số tuần giảm giá với khối lượng cao hơn mức trung bình.

- Luôn theo dõi cả khi tt điều chỉnh. Lưu ý là 80%-90% mẫu hình giá được hình thành khi tt chung điều chỉnh.
- Theo dõi có thể phát hiện scf, là cf có kháng cự tốt, có khi tăng giá khi tt chung điều chỉnh.
- Các tt con gấu có thể kéo dài 3 tháng – 3 năm.

- Mẫu hình cốc không tay


- Mẫu hình 2 đáy:
 đáy 2 nên thấp hơn (tệ nhất là =) đáy 1, để tạo phiên rũ bỏ. Tốt nhất, phổ biến nhất, là có 1 cú móc, để
rũ bỏ. Đó là giá giảm mạnh trong phiên, xuống thấp hơn đáy 1, sau đó vòng lên và đóng cửa cao hơn
(làm cây nến chân dài). Nếu đóng cửa không kéo lên nổi, mẫu hình thường thất bại (vì cầu không đủ
lớn).
 Mẫu hình 2 đáy có thể có tay cầm hoặc không (ko quan trọng).
 Lưu ý cú móc. Chỉ có nhà đầu tư lớn mới có đủ lực tạo cú móc để rũ (đặt bẫy nđt yếu với lệnh dừng lỗ
nhằm cướp hàng). Đây là mấu chốt để nhận diện sự tham gia của nđt lớn. Tuy nhiên cũng ko nên vội
vàng mua ở phiên rũ mà nên đợi Pivot.
 Lưu ý các đặc điểm (tăng trước khi vào nền, độ cao, nền giá…) của cốc-tay cầm vẫn cần có.

Lưu ý 2 đáy có tay
cầm thì pivot là đỉnh
tay cầm. Khi đó đỉnh - Mẫu hình nền giá
này có thể cao hơn, phẳng: Là nền giá
hay thấp hơn, đỉnh
giữa 2 đáy. thứ 2 (còn gọi là
nền giá chồng nền
giá), xuất hiện khi đã tăng ít nhất 20% hay sau cốc-tay cầm. Giá đ ingang với biên độ hẹp giao động 10-
15% trong 5-6 tuần.
- Mẫu hình hộp vuông: giao động 10-15% trong 5-7 tuần.
- Mẫu hình cờ thắt chặt (hiếm gặp): bay cao, rồi thắt chặt lại, rồi bay tiếp.
- Nhận dạng Nền giá chồng nền giá: Khi cf phá vỡ, nhưng gặp tt chung giảm mạnh, làm cf có hiện tượng
KÉO NGƯỢC, xuất hiện 1 nền giá thứ 2 nằm ngay trên đỉnh nền giá đầu. Do đó, khi tt con gấu kết thúc, cf
này là cf đầu tiên bay cao, lập đỉnh.
- Nhận dạng nền giá dốc lên: là nền giá xuất hiện xu hướng tăng mạnh từ nền giá đầu, nhưng có xu hướng
kéo ngược (10%-20%), với đáy sau cao hơn đá trước. Kéo ngược vì tt chung điều chỉnh. Đây cũng là mô
hình rất tốt.

Nền giá hoặc mẫu hình rộng và lỏng dễ thất bại

- Rộng là thời gian quá lâu, làm hoàn tất 1 mô hình quá lâu, quá dài.
- Lỏng là đỉnh – đáy quá sâu, tức điều chỉnh quá nhiều.
- Hơn nữa là kiểm tra RS, nếu lâu quá RS sẽ khó cao, thường giảm trong suốt thời gian hình thành mô hình.
- Kiểm tra có tay cầm ko, có phải tay cầm cái nêm hướng lên? Có cú móc không. Đây là những điểm cộng
củng cố nền giá tốt quan trọng.
- Xem lại trang 173. Hay lắm. Luôn có điểm mua đúng và sai. Tập để thuần thục.
- Lỏng còn hàm ý chênh lệch giá đỉnh-đáy của ngày, tuần.
- Thời gian hình thành thông thường: nền giá phẳng 5-6 tuần, hộp vuông 4-7 tuần, còn các mẫu hình khác
nên từ 7-8 tuần. Nếu chỉ hình thành mẫu hình trong 1-3 tuần thì nguy hiểm đó. (có 1 mối tương quan ở đây,
nếu giá giảm, thì nếu thời gian quá ngắn, RS sẽ không đủ thời gian để lên cao)

Cung treo lơ lửng trên đầu - xem lại Mark.


Cơ hội lớn dễ xuất hiện từ cty non trẻ.

- Gặp con gấu thì bỏ chạy. Mẫu hình nào cũng dễ toi thôi.
- Nền giá rộng lỏng, thư 3 hay 4 trở lên, chữ V, tay cầm nửa cuối nền giá, ở cf laggard với RS giảm dần…
đều cần cẩn trọng.

Chương 3: C = tăng trưởng EPS và Sales quý hiện tại ở mức cao và đang tăng tốc

- Theo thống kê, trong số các cf tăng giá mạnh, có ¾ là tawg trưởng EPS quý hiện tại tăng 70%. ¼ còn lại
tuy ko thể hiện ở quý hiện tại, quý sau (hoặc trung bình 1-4 quý liền sau) tăng EPS trung bình 90%.
- So là so với EPS cùng kỳ năm ngoái, ko phải quý liền trước. Vì để loại ảnh hưởng mùa vụ.
- Nên thiết lập 1 EPS tăng trưởng tối thiểu để chọn cf. Tác giả khuyên tối thiểu 18-20% tăng trưởng.
- Tăng trưởng cao thôi còn chưa đủ, nếu đủ phải có thêm ĐỘT BIẾN. Ví dụ, thường tăng 30% 1 quý, đột
ngột tăng 80%. Những có bất ngờ này thường làm giá tăng vọt.
- Tăng EPS nên đến từ tăng sales, GM.
- Giảm tốc EPS 2 quý liền là nguy hiểm. (ví dụ đang tăng 50%, tự dưng tăng 15%).
- Nên kiểm tra cty cùng nhóm ngành để đảm bảo tăng là có cơ sở. Và nên tăng từ hđ chính chứ ko phải one-
off.
- Tóm lại tăng 10-12% là ko đủ. Càng cao càng tốt, tự thiết lập 1 chuẩn cho mình nhưng tối thiểu 30% đi.

Chương 4: A = Tốc độ tăng trưởng EPS hằng năm cao. Tìm kiếm tăng trưởng đột biến

Để đảm bảo ko phải lóe sáng rồi thôi, cần phải có tăng EPS hàng năm.
Tìm kiếm ROE cao. Hầu hết scf đều có ROE tối thiểu 17% (thường 25%-50%).

Kiểm tra ổn định lợi nhuận hàng năm.


Thế nào là 1 tt bình thường:

- Sau khi tt giảm giá, tt con bò thường kéo dài 2-4 năm.
- TT con gấu làm P/E giảm và hấp dẫn. Những cty có doanh thu tăng trưởng tốt, sẽ thu hút nhà đầu tư, đây
thường là scf.
- Những cty chu kì ở các ngành cơ bản như THÉP, HÓA CHẤT, GIẤY, CAO SU, Ô Tô, Chế tạo máy thường
tăng chậm hơn trong giai đoạn đầu của con bò;
- Các cf của cty trẻ, tăng trưởng, thường là dẫn dắt ít nhất 2 chu kỳ tt tăng giá. Sau đó đến lượt cf chu kỳ,
sau đó là cf phục hồi từ khó khăn, hoặc cf thuộc ngành mới nổi nhưng xu hướng tăng giá cũng chỉ trong
thời gian ngắn.
- Theo thống kê, có đến ¾ cf tăng mạnh nhất là cf tăng trưởng. ¼ là cf chu kỳ và phục hồi từ khó khăn.
- Những cf già thường quá lớn, thiếu động lực.
- Cf có tính chu kì thường giảm mạnh nhất khi kinh tế suy thoái.
- CF phục hồi nếu chọn phải chọn có EPS tăng trưởng hàng năm ít nhất 5%-10%.
- Nên áp dụng tiêu chí tăng trưởng lợi nhuận trong 3 năm liên tiếp để screen cf. Các ví dụ ở trang 212 cũng
chỉ ra điểm này. Các cty có tăng trưởng ln mạnh 1 thời gian trước khi giá tăng mạnh.
- P/E không có quan trọng. Thống kê đã chỉ ra rồi. Đừng bỏ lỡ scf chỉ vì P/E. EPS tăng trưởng bn qua quý,
qua năm mới quan trọng.
- Thực ra P/E cao là kết quả chứ ko phải khởi nguồn. Logic là EPS tăng trưởng à thu hút nhà đt à đẩy giá lên
cao à P/E cao. Như vậy, P/E ko phải là nguyên nhân giá tăng mà là hệ quả của giá tăng.
- Ngược lại, cà cf chu kỳ thường có P/E đảo ngược. Tức là P/E thấp ở tt lên và P/E cao ở tt xuống.
- Trong tt tăng giá điên cuồn, đừng bỏ sót P/E cao.
- Không chấp nhận cty có EPS tăng trưởng thấp. Ko bỏ sót cf vì P/E cao.

Chương 5: N = Các công ty trẻ, sản phẩm mới, lãnh đạo mới, thiết lập đánh giá mới từ nền giá tốt
- Cần có điều mới mẻ để giá tăng vọt.
- CF muốn tăng thì phải liên tục tạo đỉnh. Nên đừng mua đáy làm gì.
- CF tạo nền giá tốt, tránh xa mua rượt đuổi.
- SP DV mới, quan trọng, có nền giá tốt, và điểm phá vỡ tốt.

Chương 6: S = Cung và cầu. Lực cầu lớn tại các điểm quan trọng
- Xem nguồn cung cf lớn hay nhỏ. Nếu cung quá lớn sẽ rất khó tăng cao.
- Tính toán cả cf trôi nổi (giao dịch)
- Ở một số doanh nghiệp nếu lãnh đạo nắm cf (1%-3%) thường có triển vọng cao hơn vì ban lãnh đạo gắng
bó hơn và cố gắng hơn.
- Chọn cty có lãnh đạo mới.
- Việc chia tách cf cũng ảnh hưởng nhiều đến giá cf. Nếu gặp phải tt con gấu thì quá chán.
- Tất nhiên là bán 100k cf giá 50.000 sẽ dễ hơn bán 300k cf giá 16,66. Cho nên chia tách sẽ gây nhiều vđ về
thanh khoản.
- Theo thống kê thì đợt chia tách thứ 2, 3 cf sẽ đạt đỉnh. Nói chung chia tách là dấu hiệu ko tốt sẽ bị điều
chỉnh vì lực cung sẽ tăng vọt.
- Hãy tìm kiếm các cty mua cf quỹ trên tt. Đây là dấu hiệu cty sẽ tăng trưởng tốt trong tương lai.
- Cty có tỷ lệ nợ / equity thấp thường tốt hơn. Quy tắc quan trọng trong kinh doanh là ko mượn nhiều hơn
những gì mình có.

Chương 7: L = Chọn cf nào. Leader hay Laggard.


- Con người thường có khuynh hướng chọn cf CẢM THẤY tốt và an tâm. Chọn theo sở thích như này là
nguy hiểm. Hãy chọn leader.
- Hãy mua nhóm 2-3 cf tốt nhất ngành. Chỉ mua những cty THỰC SỰ VĨ ĐẠI. Tránh xa những kẻ thế vai.
- Cách phân biệt Leader & Laggard: Sử dụng RS.
- Chọn cf RS từ 80 trở lên, có mẫu hình giá tốt. Không mua đuổi hơn 8% và ko có ngoại lệ.
- Tìm các cf dẫn dắt khi tt điều chỉnh: Các cf này thường chỉ điều chỉnh 1,5 – 2,5 lần so với mức điều chỉnh
của tt chung. Ví dụ tt giảm 10%, các cf này chỉ chỉ giảm 15%-25%, có khi ko giảm hay tăng giá. CF giảm
càng sâu thì càng kém và là tín hiệu cảnh báo. Ngược lại, khi tt tăng giá trong 3-4 tuần đầu tiên, đây là cơ
hội lý tưởng để mua cf này.
- Ngay cả chuyên nghiệp cũng sai. Việc cần thiết và quan trọng nhất, là sửa sai. Thủ tốt sẽ là vô địch.
- Nhận ra khác biệt giữa điều chỉnh bình thường và bất thường với khối lượng lớn là tránh thảm họa.
- Hãy tìm cf mạnh bất thường trong thị trường giảm giá.
- Tuyệt đối ko đầu tư vào laggard. Mài giữa kỹ năng chọn Leader. Cắt lỗ ở 8%.

Chương 8: I = Bảo trợ từ nhà đầu tư tổ chức.

- CF chỉ tăng mạnh khi có nhà đầu tư tổ chức thu gom. Ngay cả khi họ sai, cf cũng có thể tăng giá mạnh.
- Nên chú ý các tin hay hành động mua của các quỹ.
- Ngược lại quỹ bán tháo là nguy cơ cao. Nếu sở hữu nhiều quá mức, bị bán tháo thì sụp đổ chứ ko chơi.

Chương 9: M = Xu hướng thị trường chung. Xác định ntn đây?


- TT chung mà giảm thì có tới 75% cf giảm theo. Nên gần như cầm chắc thất bại. Do đó bắt buộc phải phân
tích thị trường chung.
- Khi trong tt tăng giá à đang ở đầu tăng hay cuối đầu tăng giá đây? Thị trường diễn biến tiếp theo sao đây?
Liệu tt chung đang giảm sâu hay chỉ điều chỉnh tạm thời (thường 8%-12%)? Liệu tt chung đang phản ánh
đúng nền kinh tế?
- Các tốt nhất để xác định xu hướng tt chung là quan sát cẩn thận đồ thị giá hàng ngày của ba hay bốn chỉ số
thị trường chung. Xem hành động giá, khối lượng của các chỉ số này. Đây là bài học quan trọng nhất để
đầu tư trên tt.
- Sau khi tt chung tạo đáy, 12-18 tháng đầu là thời gian vàng.
- Xu hướng tt chung: chỉ số S&P của 500 cf niêm yết, chỉ số Nasdaq cty trẻ, tăng trưởng nhanh và Dow
Jones (hay DJIA) của 30 cf vốn hóa lớn, NYSE của tất cả cf niêm yết.
- Xem kỹ xu hướng thì trường để biến nó sẽ diễn ra ntn, có phải sắp có thay đổi quan trọng? Hiểu tt chung
nlà đã thắng 50% rồi.

Các giai đoạn của tt


- Ghi nhớ là các tt tăng gia và giảm giá không kết thúc dễ dàng. Thường phải mất 2 hay 3 cú kéo ngược tăng
trong tt giảm và phải 2 hay 3 cú kéo ngược giảm trong tt tăng để loại bỏ số ít các nhà đầu tư yếu.
- Sau khi đã loại bỏ (hay tháo sạch), ko còn ai cố bám trụ để duy trì xu hướng, tt sẽ đảo chiều và bắt đầu xu
hướng mới. Đây là xu hướng luôn hoạt động.
- TT con gấu thường kết thúc khi kinh tế vẫn đang chìm sâu trong suy thoái. Lý do là vì các giá cf đã thẩm
thấu (hay tiên đoán) toàn bộ động thái nền kt trong vài tháng tới rồi.
- Tương tự, tt con bò thường đạt đỉnh khi suy thoái kinh tế chưa thực sự diễn ra.
- Do 2 lý do trên, không nên, và không thể, nhìn chỉ báo kinh tế để mua bán cf. Vì tt ck không phản ánh nó.
- Lịch sử cho thấy: ngành thiết bị đường sắt, chế tạo máy, tư liệu sản xuất khác luôn là nhóm cuối tăng giá
trong cả chu kỳ kt lẫn ck. Nên nếu các ngành này tăng giá, thì đã ở cuối chu kỳ rồi.

Nên nghiên cứu tt chung mỗi ngày

- Trong tt con gấu, cf thường tăng giá đầu phiên nhưng giảm cuối phiên.
- Trong tt con bò, cf thường giảm đầu phiên nhưng tăng cuối phiên.
- Xem mỗi ngày để cảm nhận, hiểu, nắm hành vi tt và xu hướng.
- Khi tt đạt đỉnh, bán lấy tiền mặt và ko dùng margin. Đây là cách hay nhất, và duy nhất, bảo vệ tk. Chỉ tham
gia khi xu hướng tăng trở lại.
- Học tt chung mỗi ngày. Ko đi tranh cãi với bảng điện.
- Các tt giảm giá 2 năm, 3 năm có thể thổi bay 90% tài sản. Tệ hơn, cần lãi 100% để gỡ khoảng lỗ 50%.

Bán sớm để an toàn trước khi tt sụp đổ

- Việc bán sớm mà ko do dự là 1 lợi thế. Thua lỗ là do chậm chân (quá đúng VSC, NAF, DGC, AAS, PC1,
ADS).
- Ko nên tiếc rẻ vài lai mà bỏ cơ hội bỏ chạy.
- Đừng bao giờ năng động / margin khi tt con gấu. Con gấu là chạy ko nói nhiều.
- TT con gấu thường kết thúc sau 5-6 tháng hay lâu hơn.

Làm sao để biết tt đã lập đỉnh


- Theo dõi các chỉ số chung.
- Trong số những ngày tăng giá, khối lượng sẽ tăng so với ngày trước đó, nhưng mức tăng ngày càng ít đi.
- Khối lượng tăng mạnh mà giá ko tăng nhiều là cảnh báo nguy hiểm của lập đỉnh.
- Toàn bộ t không cần giảm ngay vào hôm đó, nhưng hầu hết trường hợp, các nhà đầu tư tổ chức đang
thanh lý hàng.
- Chênh lệch đỉnh cao nhất, đáy thấp nhất trong ngày có thể trở nên hẹp hơn so với ngày trước cũng là dấu
hiệu lập đỉnh.
- Các nhà đt chuyên nghiệp thường đóng vị thế khi giá còn tăng mạnh, và gần thờ điểm tt lập đỉnh. Thường
hoạt động này diễn ra 3-6 ngày giao dịch trong giao đoạn 4-5 tuần. Nói cách khác, tt phân phối ngay cả khi
đang tăng giá. Sau 4 hay 5 ngày phân phối trong 4-5 tuần, tt LUÔN LUÔN ĐẢO CHIỀU.
- Nếu có 4 ngày pp trong 2 hay 3 tuần, cũng là đủ để xác định xu hướng đảo chiều.
- TT lập đỉnh khi các nhà đầu tư còn rất lạc quan.
- Để tt chung ra tín hiệu lập đỉnh tốt, các chỉ số lớn phải phân phối liên tục (không nhất thiết phải đồng thời
các chỉ số). Khi chỉ số tt chung giảm nhiều hơn 0,2% với khối lượng lớn hơn k/l ngày hôm trước, đây là
ngày pp.

Sau đợt giảm mạnh đầu, xem xét nỗ lực phục hồi

- Nỗ lực phục hồi yếu ớt là tiêu cực lắm vs Bùng nổ theo đà với giá và khối lượng tăng mạnh

Ba dấu hiệu cho thấy nỗ lực phục hồi đầu tiên thất bại

- Phục hồi yếu ớt, vd như sau đợt giảm mạnh, hôm sau tăng nhưng lại giảm cuối phiên.
- Ba dấu hiệu chỉ số tt gồm (i) tt tăng giá 3-5 ngày nhưng k/l giảm dần, ngày hôm sau k/l thấp hơn hôm trước;
(ii) mức tăng ít hơn hôm trước; (iii) hồi phục chưa được 50% đợt giảm mạnh đầu (tính theo đỉnh). Nếu 3
dấu hiệu này xuất hiện thì chạy lẹ.
- Nói chung tt tạo đỉnh thì ko xuất hiện đột ngột. Chắc chắn có dấu hiệu nhận biết.

Theo dẫu cf dẫn dắt để phát hiện đỉnh tt

- Đây là chỉ báo quan trọng thứ 2.


- Sau vài năm tăng giá, tt sẽ xuất hiện dấu hiệu trục trặc của các cf dẫn đầu.
- Các cf xuất hiện hành động giá bất thường: phá vỡ nền thứ 3 hoặc 4 kể từ xu hướng tăng. Các nền giá này
thường bị lỗi, rộng, lỏng, biến động giá mạnh, hỗn loạn.
- 1 dấu hiệu lạ khác là đỉnh cao trào, nghĩ là tăng cao trong 2-3 tuần liên tiếp, sau khi đã tăng mạnh vài
tháng.
- 1 dấu hiệu lạ là 1 vài cf dẫn dắt giảm mạnh từ đỉnh với k/l lớn, sau đó chỉ tăng ít. Các cf dẫn dắt có tốc độ
tăng trưởng EPS chậm lại.
- 1 cách khác là quan sát rổ của chính mình. Nếu 4-5 mã đang giữ mà ko có cf nào mang lại lợi nhuận thì
khả năng cao là ở tt giảm giá rồi.
- 1 tín hiệu tốt là các cf laggard, penny tự dưng mạnh lên. “Trong bão gà cũng ráng bay’’ là đây.
- Đỉnh của tt chung (đỉnh ở giảm trung hạn 8-12% hay của con bò) thường xuất hiện 5-7 tháng sau điểm mua
quan trọng của cf dẫn dắt. Các cf này thường phân phối trước vài ngày, vài tuần so với tt chung. Do đó
quan sát cf dẫn dắt đầu tiên.

Các dấu hiệu cảnh báo khác

- Khi tt suy yếu, các cf giá trị thấp, nền tảng yếu lại bắt đầu tăng giá. Đây là lúc nên thận trọng, là lúc tt đang
ở đợt tăng cuối cùng, vì các cf tốt lại không thể đẩy tt lên nữa rồi. Tướng đi rồi thì lính bị đẩy lên, nhưng
chắc chắn sẽ thua cả trận đánh sắp tới thôi.
- Nhiều đỉnh liên tục ở ngày thứ 3 đến ngày 9 của đợt tăng giá sau khi tt tạo điểm phá vỡ trên nền giá quá
nhỏ (tức thời gian khởi đầu – kết thúc của mô hình quá ngắn).
- Có trưởng hợp lập lại đỉnh cũ trong vài tháng, rồi sụp đổ. Lý do là vẫn còn nhà đầu tư lớn chưa kịp ra hàng.
Cho nên cũng ko nên vào tt quá sớm đâu.

Đừng vào tt quá sớm

- Khi gặp sai lầm ở TT CK thì chỉ có thể sửa, tức bán và cắt lỗ. Đừng cố ôm khư khư khoản lỗ.
- Không nên bắt đáy. Hãy giữ tiền và đợi tăng giá thật sự bắt đầu hãy vào.

Làm thế nào để biết thị trường đã tạo đáy

- Chỉ số thị trường chung là câu trả lời tốt nhất.


- Lưu ý ở một số đợt điều chỉnh, vẫn có bẫy giá = các nỗ lực hồi phục bất thành. Cho nên càng phải kiên
nhẫn đợi tt hồi phục thật sự và không bắt đáy.
- Ngày đầu của nỗ lực hồi phục là ngày mà tt chung đóng cửa tăng giá khi giá mở cửa giảm điểm, hoặc giảm
điểm ở phiên trước.
- Bắt đầu ngày thứ 4 của nỗ lực hồi phục, quan sát các chỉ số tt chung với ngày ”bùng nổ theo đà” với giá bật
tăng mạnh với khối lượng lớn hơn hôm trước. Đầy là xác nhận xu hướng tăng thật chứ ko phải bẫy. Ngày
bùng nổ theo đà nên xuất hiện từ ngày thứ 4 đến thứ 7 của một nỗ lực hồi phục. Ngày này phải mạnh mẽ,
dứt khoát, và thuyết phục. (nếu thấp hơn 1,5% là yếu). Khối lượng cũng phải cao hơn trung bình, và đỉnh
phiên sau cao hơn phiên trước.
- Rất hiếm khi ngày này xuất hiện sớm (trong 3 ngày đầu) của nỗ lực hồi phục. Nếu có thì trong 3 ngày này,
khối lượng phải mạnh lắm. và các phiên tăng phải từ 1,5%-2% của tt chung là ít nhất.
- Nên nhớ là tất cả tt tăng giá đều bắt đầu bằng ngày bùng nổ theo đà. Có thể có 1 số điều chỉnh sau ngày
bùng nổ theo đà tốt và mạnh, nhưng tt sau đó cũng sẽ lên thôi.

Kiếm nhiều tiền nhất trong 2 năm đầu

- Phải đầu tư lớn và đây là cơ hội làm giàu tốt nhất.


- Sau đó tt sẽ trồi sụt, rồi con gấu sẽ xuất hiện.
- Đợt giảm giá trung hạn có thể kéo dài vài tháng, len lỏi trong con bò với mức điều chỉnh 8%, phổ biến 12%-
15%.
- Sau 2 năm đầu, các phiên mà khối lượng tăng vọt nhưng giá không tăng nhiều hay giảm là tín hiệu của tt
con gấu.
- TT mà có 3 chân giảm giá (3 đáy liền) là cực kì nguy hiểm.

Những cách khác xác định tt đảo chiều

- Các chỉ số tt lớn phân kì. Điều này cho thấy không có sức lan tỏa. Không có sự xác nhận xu hướng.
- FED hạ lãi suất. TT con gấu thường (ko phải luôn luôn) kết thúc khi lãi suất hạ xuống mức rất thấp. Ngược
lại, nếu FED tăng lãi, con gấu thường (ko phải luôn luôn) xuất hiện, vì FED tăng lãi suất, các quỹ buộc phải
bán. Tuy nhiên, theo lịch sử, thay đổi ls chiết khấu của FED không giúp dự đoán tt đảo chiều tốt đâu. Xem
đây chỉ là 1 cảnh báo để dè chừng là được rồi.
- Quan sát những điểm kì lạ. Ví dụ như khi thị trường phục hồi mà lại có 1 đợt bán tháo với k/l rất lớn, đợt
phục hồi này có vẻ yếu vì lại bị xả hàng. Hoặc ví dụ khác là các điểm hỗ trợ quan trọng bị bán ra với k/l lớn
hay nhỏ giọt. Nếu lớn thì cực kì nguy hiểm. Xem dữ liệu theo giờ là vậy.
- Khi tt có những cú móc (phá thủng đáy cũ sau đó tăng giá lại) cách đáy cũ vài ngày nhưng khối lượng chỉ
tăng nhẹ đội chút, hãy tìm kiếm hoặc là (i) ngày giảm điểm với k/l cạn kiệt, hoặc là (ii) một đến hai ngày k/l
giao dịch tăng vọt nhưng tt không giảm điểm thêm. Nếu có 1 trong 2, có khả năng cao đang ở vùng rũ bỏ
để loại nhà đầu tư yếu. hãy sẵn sàng vì giá sắp tăng lại rồi.

Mua quá mức và bán quá mức

- Xem xét tình trạng này dựa trên đường bình quân 10 ngày. Lúc tt mới tăng giá, mua quá mức rất rõ ràng.
Đây ko nên bị xem là dấu hiệu xấu.
- Tuy nhiên nếu bán quá mức ở 1 điểm nào đó, dù là đỉnh hay đáy, hãy luôn cẩn thận vì đây là dấu hiệu xấu

Tóm lại, mấu chốt của đọc đồ thị là biết thị trường đã làm gì vài tuần qua, và bây giờ làm cái gì? Không phải là
dự đoán tương lai. Cũng không cần, và không nên, đưa quan điểm cá nhân vào đây. Hãy quan sát và dựa toàn
bộ vào dữ liệu mà đoán định xu hướng đã-đang diễn ra.

1 trong chức năng CAMSLIM là giải thích hành động giá, thay đổi khối lượng để nhận diện đỉnh – đáy, theo dõi
nỗ lực hồi phục (hay bẫy để xả hàng). Trong phần lớn trường hợp, hãy chờ ngày bùng nổ theo đà để tránh
bẫy.

Trên ttck, không cần, và không nên, chứng minh mình đúng hay sai. Cái cần làm là học, khiêm tốn, và làm theo
những gì mình thấy từ biểu đồ. Đừng chống lại thị trường và tranh cãi với cái bảng điện.
KIẾM 1800% TỪ CHỨNG KHOÁN
Nội dung:

CHƯƠNG 1: BƯỚC TIẾN HÓA TỪ PHƯƠNG PHÁP O'NEIL


CHƯƠNG 2: CHRIS KACHER ĐÃ KIẾM 18.000% NHƯ THẾ NÀO

CHƯƠNG 3: GIL MORALE ĐÃ KIẾM 11.000% NTN


CHƯƠNG 4: THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG

CHƯƠNG 5: NHỮNG BÍ QUYẾT MỚI ĐỂ GIAO DỊCH


CHƯƠNG 6: LÀM GIÀU TỪ BANS KHỐNG

CHƯƠNG 7: MÔ HÌNH XU HƯỚNG CỦA TIẾN SĨ K


CHƯƠNG 8: MƯỜI ĐIỀU RĂN CỦA O'NEIL

CHƯƠNG 9: KỀ VAI SÁT CÁNH CÙNG O'NEIL


CHƯƠNG 10: GIAO DỊCH LÀ CUỘC SỐNG, CUỘC SỐNG LÀ GIAO DỊCH

*******************************************

CHƯƠNG 1: BƯỚC TIẾN HÓA TỪ PHƯƠNG PHÁP O'NEIL

- Muốn thành công phải dấn thân.


- Mua CF đắt, đừng mua cf rẻ. Nhà đầu tư ko bán vì nó có vẻ cao, và ko mua chỉ vì nó có vẻ rẻ vì giảm sâu
từ đỉnh.
- Không bình quân giá xuống.
- Cắt lỗ nhanh. Thành công ko phải vì thắng nhiều khi đúng, mà vì cắt lỗ nhanh khi sai. Duy trì ở mức tối đa
8% lỗ.
- Ko chốt lãi sớm. Hãy để cf chiến thắng tiếp tục sinh lãi. Ko phải ai cũng có khả năng ngồi im ôm chặt cf khi
sình lãi. Chưng nào hành động giá còn đúng thì còn giữ. Ko thể có siêu lợi nhuận nếu ko ôm chặt cf chiến
thắng.
- Giữ 1 danh mục đầu tư tập trung.
- Mua cf lớn (big stock) - có tổ chức thu mua. Cần phải có lực cầu để đẩy giá lên. Phải có dòng tiền vào. Cho
nên cần phân tích kỹ thuật để hiểu hành vi của các nhà đầu tư TC: đang gom / tích lũy / phân phối? Đồ thị
giá là những vùng củng cố. Sau những đợt tăng trước đó. Cần phân biệt rõ củng cố hay phân phối. Phân
tích đồ thị để xem xét khi các tổ chức thu gom.
- Điểm mua Pivot: có thể chia làm điểm đảo chiều hay điểm tiếp diễn. Điểm mua PIVOT là điểm mua hợp lý
vì có tỷ lệ lợi nhuận / rủi ro tốt nhất. Cần kiên nhẫn chờ đợi, đợi đến lúc cf sẵn sàng cho đợt tăng giá. Mục
tiêu không bao giờ là mua rẻ. Mục tiêu là mua hợp lý đúng thời điểm.
- Định thời điểm: cốt là biết lúc nào nên đánh, lúc nào nên dừng, sẽ là người chiến thắng.
- Cảm xúc và dự đoán: Tập trung vào hiện tại, phản ứng với những gì đã xảy ra ở TT. Không cần dự đoán
tương lai TT sẽ ra sao, chỉ cần phản ứng với Đã – Đang của TT là được. Cho nên không cần sợ hãi, đoán
mò. Điều này chỉ làm mình rối trí.
- Khi đã hiểu tt đã – đang làm gì gần đây, việc nghe tin tức cũng chẳng ích gì, thậm chí rối thêm.
- Kiên nhẫn và kiên nhẫn, ko buộc phải giao dịch, ko cần giao dịch nhiều. 1 năm vài ba giao dịch thôi. Khi
chưa chắc thì ko nên làm gì cả.
- Phương pháp kết hợp cả cơ bản và kỹ thuật: Chỉ mua khi KT báo phải mua, nhưng chỉ mua cf có tăng
trưởng nền tảng tốt.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

CHƯƠNG 2: Chris Kacher đã kiếm 18.000% trong 7 năm

- Khi thị trường không có xu hướng, rất khó đầu tư vì liên tục sập bẫy.
- Khi tt giảm giá yếu ớt, các cf mạnh sẽ hình thành điểm phá với của cốc-tay cầm hoặc 2 đáy.
- Mua ít để thăm dò, và bổ sung vị thế từ từ. Sau đó không bán. Chỉ bán khi vi phạm mức cảnh báo hoặc đảo
sang CF có nền tốt hơn.
- Các vi phạm gồm: Đỉnh cao trào, phá thủng MA10, phá thủng MA50 (chi tiết bàn sau).
- Rất tốt khi giữ tiền mặt. Ko bị buộc phải giao dịch làm gì. Đợi đến khi CF gọi ‘’mua tui đi’’.
- Tác giả mua CF mạnh nhất trong số các CF mạnh. Khi nhiệp tăng tiếp tục, tác giả bán CF yếu nhất và
chuyển sang các CF mạnh có điểm phá vỡ  chuyển dòng tiền từ CF yếu sang mạnh.
- Định thời điểm là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, phải luôn tuân thủ 1 chiến lược thành công, ngay cả trong
lúc thuận lợi lẫn khó khăn.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

CHƯƠNG 3: Gil Morales kiếm 11.000%

- Đừng bận tâm khi nào hành động cho quả ngọt. Chỉ cần tập trung trung hành động là đủ rồi. Khi thời điểm
chín muồi, quả ngọt sẽ đến.
- Kiên nhẫn. Luôn quan sát tt.
- Mẫu hình nền chồng nền thường cực mạnh.
- Quan sát kỹ MA10 và MA50. Siêu cổ trong 15 ngày thì có đến 12 ngày tăng giá liên tục.
- Động lực tăng giá có thể là EPS (hay lợi nhuận), hoặc sales.
- Điểm phá vỡ xuất hiện TRƯỚC KHI có ngày bùng nổ theo đà là dấu hiệu siêu cổ.
- Quy tắc William ONeil: Nếu CF vượt lên PIVOT, và tăng 20% trong 3 tuần thì giữ 8 tuần, trừ khi dính
lệnh dừng.
- Thành công của ổng ko phải là dự đoán đúng con sóng, mà là kích thước con sóng, vốn ko thể dự đoán.
Nói cách khác, điều có thể làm là chọn CF, định thời điểm, và tuân thủ nguyên tắc, để TT làm phần còn lại.
- TT thay đổi rất nhanh, nên phải tuyệt đối tập trung và linh hoạt.
- Không cần, không nên, không được, mua bán liên tục. Vì điều này bắt buộc mình phải “thường xuyên
đúng”, đây là điều stress và khó, và cũng ko cần thiết. Tốt nhất là biết mình đúng, nên khi bắt được scf, sau
đó ngồi im đợi nó sinh lời.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

CHƯƠNG 4: Thất bại là mẹ thành công

- Chừng nào yếu tố “con người” còn tham gia vào tt, thì còn thất bại.
- Là 1 nhà đầu tư thì chắc chắn phạm sai lầm thôi. Nhà đầu tư vĩ đại sẽ biết hồi phục và bật dậy mạnh mẽ
sau sai lầm, hoặc sau 1 chuỗi sai lầm.
- Tâm lý học thành công đến từ chế ngự bản ngã: Ko được kiêu ngạo. Nguyên nhân thất bại có khi đến từ
chính thành công. Quan trọng hơn: ko bao giờ để sự thật trở thành kẻ thù.
- Khi người ta kiếm được số tiền lớn, người ta nghĩ mình biết hết. Thật sự thì vẫn chẳng biết gì. Nên khiêm
tốn mọi lúc và kiên trì làm việc, học tập để thành công.
- Mình ko thể tạo ra con sóng. Nhà đầu tư chỉ phát hiện và cưỡi sóng. Đây là thứ duy nhất kiểm soát được.
Phải tuyệt đối tôn trọng thị trường.
- Ko bao giờ để lỗ, dù lớn tới đâu, hủy hoại mình. Ngoài ra, ko bao giờ để lãi lớn làm mất bản ngã mình.
Phấn khích vì các khoản lãi lớn sẽ làm mình mờ mắt. Tóm lại: luôn luôn khiêm nhường và tôn trọng tt.
- Các sai lầm của tác giả: Khi thành công, tác giả tin rằng mình có “trực giác” tt tốt. Sau đó lại để sai lầm đẻ
sai lầm. Tác giả “yêu” cf, chọn nó mà “lờ’’ đi hệ thống của mình.
- Nền giá đầu tiên của cf thì cần có thời gian lâu (tối thiểu 5 tuần), càng lâu càng tốt. Tác giả rút ra bài học là
ko bao giờ mua cf mà ko sử dụng đồ thị tuần, nhằm đảm bảo cf đã hình thành nền giá hợp lý trên 6 tuần.
- Ngoài ra, tác giả có set 1 mức volume tối thiểu của cf được chọn. Điều này 1 là để đảm bảo thanh khoản, 2
là để đảm bảo khả năng có tổ chức tham gia vào.
- Giá đóng cửa thắt chặt 3 tuần là dấu hiệu tốt.
- Đầu tiên: quan sát cf của mình. Thứ 2 mới đến tt chung.
- Trong kinh doanh, ko bao giờ đẩy bản thân vào quản lý quá nhiều thứ.
- Hãy nhớ tt sẽ làm điều nó làm, ko phải làm điều mình nghĩ, mình muốn nó làm. Ko có chuyện tt “nên” xảy ra
thế này này. Thay vào đó, tập trung vào hành động giá hiện tại và để tt nói nó đang làm gì.
- Khi tt đẩy mình vào tình thế ko quen thuộc, nên lùi lại, kiên nhẫn chờ đợi.
- Đối với mỗi giao dịch, nên đặt ra tiêu chí trước. Nếu ko đáp ứng được, đơn giản là bỏ qua.
- Các vấn đề gặp phải và giải pháp:
 Khi chiến lược ko đúng: Tác giả vẫn đề cao chiến lược mua điểm phá vỡ.
 Gặp khó khăn cuộc sống (như chuyện gia đình) thì nên làm gì: Tạm thời hạn chế giao dịch cho đến khi bình
tĩnh, ở trạng thái thoải mái.
 Chiến lược giao dịch mới làm mình sai lệch: Nói chung chiến lược phản ánh nhà đầu tư. Nếu muốn thay đổi
phải hiểu bối cảnh cụ thể. Phải tự hỏi tác động của nó? Vì sao lại đổi?
 Đối mặt nhiễu loạn: Tốt hơn hết là đi theo dòng tiền, ko phải tin tức. Chỉ nên mua bán dựa theo kỹ thuật –
cơ bản, ko phải tin tức.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

CHƯƠNG 5: Bí Quyết Mới Để Giao Dịch

- Pocket Pivot: Là chỉ báo sớm khả năng có điểm mua phá vỡ nền giá. Điểm mua Poket Pivot nằm trong nền
giá. Ý tưởng là các tổ chức sẽ gom ở đáy hay 1 điểm trong nền, làm giá bật lên với khối lượng lớn.
- Để xác định điểm mua PP, cần sử dụng ĐỒ THỊ NGÀY.
- PP giúp bắt đầu tích lũy khi nền giá đang hình thành, giảm rủi ro (kéo ngược phải cắt). Từ đó dễ nắm cf
hơn.
- Khi các CF vốn mỏng, thanh khoản thấp vượt ngưỡng kháng cự, đám đông sẽ để ý vào mua, làm giá tăng
vọt. Ngược lại nếu bị bán tháo, việc thiếu thanh khoản sẽ làm trầm trọng đà giảm, làm tăng thêm rủi ro của
cf.
-

-
-
- Trường hợp thanh khoản cạn kiệt ngay liền trước PP là kiểu hành động kiến tạo cao. Dù giá sau PP có thể
ko tăng vọt, nó tạo vùng tích lũy chặt, đi ngang, gần như ko có thanh khoản trong nền giá.

- Đặc điểm của PP:

 PP có thể xảy ra bên trong nền giá trước khi có điểm phá vỡ, hoặc, dưới dạng điểm mua nối tiếp khi giá
đã tăng cao.
 Các điểm PP cũng là dấu hiệu cho thấy sức mạnh bên trong nền giá của 1 CF dẫn dắt, nên PP có thể
dùng dự đoán tiềm năng tiếp tục tăng giá cao của CF. (Lưu ý cũng cần tt chung có xu hướng tăng).
 Khi tìm PP, hãy giới hạn trong các CF có nền tảng mạnh + có nền giá kiến tạo trước khi xảy ra PP (vậy
thì DVG chưa phải là 1 PP tốt). Nền giá kiến tào gồm (1) giá đóng cửa chặt trong phạm vi đồ thị tuần,
(2) khối lượng đột biến ở những điểm hỗ trợ, (3) khối lượng lớn ở những phiên tăng giá trên phạm vi
tuần, (4) các bằng chứng tích lũy khác.
 Nên tránh nền giá lỏng vì khái niệm PP dựa trên tiền đề là sự tích lũy. Nếu lỏng thì ko rõ, thà ko vào vì
dễ thất bại.
- Định nghĩa điểm mua PP:
 đầu tiên, 1 CF thỏa các đặc điểm trên. CF nên giữ/tuân thủ MA50 (hay MA10) trong quá trình chạy đà
khi xây dựng nền giá hiện tại. Điều này chỉ ra rằng MA50 (hay MA10) là đặc tính của CF và có thể kỳ
vọng tương lai cũng vậy. Khi đó, dùng chính MA50 (hay MA10) làm chỉ báo bán.
 Trong hầu hết trường hợp (ngoại trừ đại khủng hoảng 2008), chỉ nên mua PP khi chúng xuất hiện trên
MA50. Lý tưởng nhất là hành động giá/kl trầm lắng trong vài ngày, trái ngược với kiểu di chuyển mạnh
kl vào điểm PP.
 Tại điểm PP, kl của phiên tăng giá này bằng hoặc lớn hơn kl ở ngày giảm giá có kl lớn nhất trong vòng
10 ngày trước đó. Trường hợp k/l lên xuống thất thường, tăng lên 11-15 ngày trước đó. Về mặt đồ thị,
khối lượng nên ổn định 10 ngày trước PP (tốt nhất là cạn kiệt), rồi bùng nổ ngày PP. Lưu ý là ko nên
giảm đột ngột trong 1 số ngày trước đó mà nên có sự ổn định.
- Cách mua tại điểm PP
 PP dù mua trong nền hay tiếp diễn, cũng yêu cầu có 1 quá trình tích lũy.
 Thông thường, độ dài mua trong nền sẽ dài hơn mua xu hướng tăng tiếp diễn.
 Ví dụ cf mạnh tăng, rồi tạm nghỉ, chạm MA10, rồi bật tăng. Điều này tạo điểm mua PP. Cần phải thấy
được sự tích lũy và kiến tạo trong sự kéo ngược này, theo 1 cách “có trật tự”.
 Theo ví dụ của tác giả, thì trước đó nên xuất hiện 1 (hay 1 vài) ngày có volume bùng nổ lớn để đảm bảo
có nhà đầu tư lớn lao vào.
 Trong bất cứ trường hợp nào, khoảng trống tăng giá với khối lượng lớn đẩy giá vượt qua MA50 là dấu
hiệu cho thấy sức mạnh cf.
 Đôi khi PP xảy ra trong một nền giá, ngay trước khi doanh nghiệp công bố thông tin, ngụ ý có sự rò rỉ.
Khi đó làm kl gia tăng.
 Nếu 1 cf có kiểu vận động PV, kèm khối lượng lớn lúc cuối phiên, trong ngày dự kiến thông báo thông
tin, khi có kl rõ ràng đạt chuẩn PP, thì có thể tham gia cuối phiên.
 Mua điểm PP cũng cần kiên nhẫn. CF có thể đi ngang kiến tạo lâu, nhưng sẽ được đền đáp thôi.
- Bắt đáy bằng PP
 Sau khi CF cắm đầu đi xuống, hãy đợi 1 giai đoạn đi ngang kéo dài. Sẽ đến lúc CF lấy lại MA50. Vọt lên
trên MA50 nếu đủ tiêu chí PP thì vào.
 Ở ví dụ trang 245, CF có 1 đợt giảm sâu, hôm sau bật tăng từ PP (khởi đầu = MA50).
 Các ví dụ bắt đáy có xu hướng dùng MA50 để xác định PP. Nói chung, có thể kết luận là kéo ngược thì
MA50, tiếp diễn thì MA10.
- PP tiếp diễn: Dùng MA10
 Dùng MA10 làm hướng dẫn xác định PP tiếp diễn. Chú ý: giá tăng vượt lên MA10 tức là giá thấp nhất
ngày (xảy ra PP tiếp diễn) nằm dưới, hoặc trùng, MA10. Sau đó CF tăng vọt lên MA10. Yêu cầu khối
lượng phải được đáp ứng (có thể ngoại lệ nếu hành động giá là rất chặt trước ngày PP).
 1 ví dụ được đưa ra là giá tăng, bị kéo ngược xuống chạm MA50, rồi bật lên MA10, MA10 là PP.
 Nhìn chung, điểm mua hợp lý PP tiếp diễn có đáy thấp nhất nằm ngay / hoặc ngay dưới MA10, trong
khi CF đang trong xu hướng tăng sau khi phá vỡ thoát nền (nền có 6-8 tuần hình thành hay lâu hơn).
Cần chú ý “bối cảnh” của PP, tức là biên độ chặt ko, giá đi ngang hay kéo, từ đó có thể nới lỏng yêu cầu
về kl, hoặc nới lỏng để giá có thể trên MA10 1 ít.
- Các điểm PP không hợp lý nên tránh
 Chữ V: Cẩn trọng khi CF giảm mạnh, sau đó tăng dựng đứng  hình chữ V. Càng nguy hiểm khi giá đã
tăng vài tuần từ khi có khoảng trống tăng giá vì CF cần thời gian tích lũy sau đợt tăng mạnh liền trước.
Chữ V là ko kiến tạo. Điều muốn thấy là sự trầm lắng trước PP.
 Tăng giá kéo dài: tăng kéo dài so với MA10 hoặc MA50, tại ngày xảy ra PP. Điều này thường xảy ra
“cái nêm hướng lên” – giá tăng cao hơn liên tiếp nhưng kl thấp hơn liên tiếp.
 Cái nêm hướng lên là cực kỳ nguy hiểm. Thông thường, điều muốn thấy là giá giảm với kl giảm và
cạn kiệt, chứ ko phải giá tăng mà kl giảm. Hành động kiểu cái nêm này ko kiến tạo.
 Trong hầu hết trường hợp, PP có đáy thấp nhất nằm trên MA10 đều có thể xem là tăng kéo dài, và
rủi ro cao khi mua (càng cao hơn càng nguy). Ngoại lệ là khi có gì đó cực kỳ đột phá, nhưng nói
chung là tránh đi cho lành.
 PP trong xu hướng giảm dài hạn: Tuyệt đối ko mua, bao gồm cả PP bên trái chiếc cốc. Chỉ nên tìm mua
bên phải cốc, hoặc chí ít là ngay tại / trên MA50. Nói chung, ko mua PP ở dưới 1/3 độ sâu nền giá.
- Sử dụng MA làm chỉ báo bán.
 Quy luật: 1 cf thể hiện “tuân thủ’’ hay “giữ” MA10 trong ít nhất 7 tuần của xu hướng tăng, thì nên bán
ra khi vi phạm MA10. Nếu ko giữ được MA10, nên lấy MA50 làm chỉ báo bán. Vi phạm là giá đóng cửa
dưới MA10, sau đó ngày tiếp theo di chuyển dưới giá thấp nhất của ngày đóng cửa dưới MA10. (di
chuyển dưới giá thấp nhất không có nghĩa là ko có ngóc đầu lên, mà chỉ cần có mức giá đâu đó thấp
hơn đáy ngày dưới MA10 là đủ vi phạm).
 Logic của quy luật là nếu giữ được 7 tuần thì nó nên giữ được đặc tính này. Nếu ko thì bán nó đi.
 Các scf nghỉ ngơi ít thôi và ko quá sâu. Cho nên có lỡ ra nhầm cũng nên linh hoạt đợi PP mới và có thể
vào lại.
- Mua CF có khoảng trống tăng giá (GAP)
 Khi CF xuất hiện khoảng trống tăng giá với kl đột biến là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, trước tiên phải cẩn
trọng khi nhìn nhận khoảng trống tăng giá: có phải là đã tăng kéo dài ko. Nếu nằm trong phạm vi 5% so
với Pivot thì có thể mua được.
 Lưu ý là cho dù có khoảng trống tăng giá, nhưng đang trong xu hướng giảm, cũng ko mua.
 Khi khoảng trống tăng giá trùng điểm phá vỡ + kl lớn, đây là dấu hiệu mạnh để mua.
 Các quy tắc khi mua khoảng trống tăng giá:
 Chỉ nên mua cf dẫn dắt chất lượng, nền tảng tốt. Có KL giao dịch hằng ngày tương đối cao.
 Khoảng trống nên đủ lớn, tức (1) độ rộng đủ lớn và (2) kl ngày này đạt 1,5 lần kl bình quân 50 ngày
trở lên.
 Hầu hết các khoảng trống đáp ứng quy tắc trên đều có thể mua được, với điều kiện là giữ được đáy
thấp nhất đó. Ở VN, nếu giữ được 60’ mở cửa, khả năng cao sẽ vẫn giữ được và tăng tiếp trong ngày.
Có 1 cách tiếp cận khác là mua ½ ở vị thế tăng giá, ½ ở vị thế sắp đóng cửa.
 Quy tắc bán CF có khoảng trống:
 QT 1: Vi phạm MA10 (dưới + ngày tiếp theo gd dưới đáy ngày trước). Ngoại trừ các ngoại lệ: (a) cf vi
phạm MA10 trong khoảng thời gian dưới 7 tuần, trước ngày xảy ra khoảng trống tăng giá; (2) cf
thuộc nhóm ngày bán dẫn, bán lẻ, hàng hóa (gồm kim loại quý), hoặc (3) có vốn hóa tt lớn. Với 3
trường hợp này, nên dùng MA50 làm tín hiệu bán, hoặc nếu ko thì dùng hẳn MA50 làm chỉ dẫn, ko
dùng MA10 nữa, nhưng như vậy rủi ro lãi ít đi. Nên bán sớm để chọn CF khác thì hơn.
 QT 2: trong vài ngày xảy ra khoảng trống tăng giá, hãy cắt lỗ nếu giá đóng cửa 1 ngày nào đó giảm
xuống dưới đáy thấp nhất của ngày xảy ra khoảng trống, thì ngày tiếp theo nên cắt lỗ. Một khi ngày
có khoảng trống thất bại thì ko chơi nữa. Chạy.
- Kỹ thuật bán dùng MA10 và MA50
 Quy tắc MA10 7 tuần như trên luôn áp dụng. Nếu cf ko giữ được quy tắc này, thì vi phạm MA50 là bán
liền.
 Khi bán rồi thì cũng linh hoạt xem lại các điểm Pivot / PP mà vào. Nếu ko có thể dùng ½ nếu vi phạm
MA10, rồi bán hết khi vi phạm MA50.
 Có 1 lưu ý quan trọng với áp dụng MA50: nếu ngày đầu vi phạm (dưới MA50) với khối lượng lớn đột
biến, bán hết ngay và luôn. Nếu ngày giảm dưới MA50 có khối lượng lớn nhưng cũng ko đáng kể, hãy
đợi vi phạm nghiêm ngặt vào ngày sau.
- Kết hợp các kỹ thuật
 Vùng hỗ trợ: tuy dưới MA50 nhưng có 1 vùng hỗ trợ nên có thể xem là 1 ngoại lệ ko cần xả ngay nếu
chưa vi phạm vùng hỗ trợ. Vùng hỗ trợ là đường nối 2 đáy tạo ra trước đó.


 Các điểm mua PP dưới MA50 rất rủi ro.
 Nếu đáy thấp nhất cao hơn nhiều MA10 thì ko nên vào vì tăng kéo dài.
 Biên độ dao động trong ngày rộng là phe bò và gấu đang gồng nhau.
- Nắm vững chương này để làm vốn kiến thức giao dịch.
WYCKOFF
- Phương pháp WYCKOFF linh hoạt quan sát thị trường, vốn luôn chuyển động. Các khía cạnh cố định của
phương pháp WYCKOFF: sự kiện và pha.

Sơ đồ Wyckoff trong giai đoạn Tích lũy

Các sự kiện diễn ra trong giai đoạn Tích lũy

 PS (preliminary support – hỗ trợ cơ sở): cho thấy sự xuất hiện của một lượng mua đáng kể
sau một đợt giảm giá dài hạn, báo hiệu xu hướng giảm có thể sắp kết thúc. Tuy nhiên, lượng
mua không đủ để ngăn chặn giá tiếp tục đi xuống.
 SC (Selling Climax – Cao điểm Bán): đây là thời điểm mà áp lực bán được đẩy lên đỉnh
điểm. Thông thường, tại điểm này, giá sẽ đóng cửa phía trên SC, phản ánh hành động bắt đầu
mua vào của những thế lực lớn.
 AR (Automatic Rally – Phục hồi tự động): áp lực bán đã giảm đi đáng kể cộng với lực mua
mới đã đẩy giá lên cao. Mức giá cao nhất của đợt phục hồi này chính là đường biên trên của
phạm vi giao dịch TR trong giai đoạn tích lũy. Đường biên dưới chính là SC.
 ST (Secondary Test – Thử nghiệm thứ cấp): là lúc mà thị trường test lại xem xu hướng giảm
đã thực sự kết thúc hay chưa. Khi một đáy được hình thành, nghĩa là giá tiếp cận vùng hỗ trợ
của SC và đi lên thì khối lượng giao dịch và chênh lệch giá sẽ giảm đáng kể. Có thể có một, hai
hoặc nhiều ST sau một SC.
 Spring (Nhảy vọt): đây thường là cái bẫy do những thế lực lớn tạo ra để đánh lừa nhà đầu tư,
khiến họ tin rằng thị trường sẽ giảm xuống và bán cổ phiếu ra, điều này sẽ giúp những ông lớn
đó có thể mua vào với giá rất thấp trước khi thị trường sẽ tăng giá lại. Trong giai đoạn tích lũy,
Spring không phải là yếu tố bắt buộc, tức là nó có thể không xảy ra do vùng hỗ trợ SC có lực
cản mạnh.
 Test (Kiểm tra): các thế lực lớn thường test lại nguồn cung trong suốt TR hoặc tại các vị trí
quan trọng của giai đoạn tăng giá. Nếu nguồn cung tăng đáng kể khi test chứng tỏ thị trường
chưa sẵn sàng cho xu hướng tăng. Một lần test thành công, giá sẽ tạo đáy cao hơn và khối
lượng giao dịch sẽ giảm.
 LPS (Last Point of Support – Điểm hỗ trợ gần nhất): khi thị trường bắt đầu đạt được khối
lượng giao dịch và biến động giá lớn, LPS xuất hiện làm cho thị trường giảm sâu hơn, giống
như lấy đà để chuẩn bị bức phá lên mức cao hơn. Trong sơ đồ giai đoạn tích lũy, có thể có
nhiều hơn một điểm LPS.
 SOS (Sign of Strength – Dấu hiệu của sức mạnh): khi khối lượng giao dịch và biến động giá
ngày càng tăng thì giá sẽ phá vỡ ra khỏi phạm vi TR. Thông thường, SOS sẽ xuất hiện sau một
Spring, đây là cách xác nhận lại hành vi của giá trước đó.
 BU (Back-up): là một thuật ngữ được đặt ra bởi Robert Evans, một giáo viên hàng đầu của
phương pháp Wyckoff từ những năm 1930-1960. Theo ông, BU có thể biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như pullback hoặc là một TR mới ở mức cao hơn trước khi hình thành
SOS.

5 giai đoạn nhỏ trong sơ đồ tích lũy

Giai đoạn A: đánh dấu sự chậm lại của xu hướng giảm trước đó. Tại đây, lực cung vẫn đang chiếm
ưu thế hơn so với lực cầu. Tuy nhiên, lực cung đang suy yếu dần, điều này đã được minh chứng
bằng sự xuất hiện của PS và SC.

Giai đoạn B: đây chính là giai đoạn xây dựng nên “nguyên nhân” trong quy luật nhân -quả của
phương pháp Wyckoff. Ở giai đoạn này, các thế lực lớn trên thị trường bắt đầu tích lũy cổ phiếu  với
giá thấp để đón đầu cho một xu hướng tăng mới. Quá trình tích lũy có thể kéo dài trong thời gian khá
lâu.

Giai đoạn C: giai đoạn này thực hiện một bài test mang tính chất quyết định (Spring), giúp nhà đầu tư
xác định chắc chắn liệu rằng cổ phiếu đã sẵn sàng tăng giá hay chưa. Trong phương pháp Wyckoff,
khi một đợt spring diễn ra thành công sẽ mang lại cho nhà đầu tư cơ hội giao dịch với xác suất thành
công cao. Một đợt spring với khối lượng thấp chứng tỏ cổ phiếu đã sẵn sàng tăng giá, đây chính là
thời điểm tốt để nhà đầu tư vào một lệnh Buy.

Giai đoạn D: đánh dấu thời điểm giá phá vỡ ngưỡng kháng cự của vùng TR, bắt đầu một xu hướng
tăng mới. Trong giai đoạn này thường xảy ra các đợt pullback, BU hoặc LPS trước khi hình thành
SOS, đây là những điểm tốt để vào thêm các lệnh Buy tiềm năng.

Giai đoạn E: đây là giai đoạn mà giá đã thoát ra khỏi TR một cách rõ ràng nhất, lực cầu cao hơn so
với lực cung. Tuy nhiên, các TR mới ở mức cao hơn có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong giai
đoạn này, nhưng thường với thời gian ngắn hơn (chính là giai đoạn tái tích lũy đã nhắc đến ở phần
trên), các TR mới này được xem là bước đệm để giá tăng cao hơn.

Sơ đồ Wyckoff trong giai đoạn Phân phối


TR trong giai đoạn phân phối cũng được chia thành 5 giai đoạn, các sự kiện diễn ra trong 5 giai đoạn
đó có xu hướng ngược lại với giai đoạn tích lũy. Các bạn có thể phân tích ngược lại với sơ đồ
Wyckoff tích lũy như phần trên.

3 quy luật: Cung – cầu; Nguyên nhân – Tác động; và Nỗ lực – Kết quả

*******************************************

QL 1: Cung – Cầu

- Sự di chuyển của giá: Mua chủ động làm giá tăng lên. Mua thụ động làm giá giảm xuống.
- Nói chung ql này nói về cung và cầu tạo thành giá.

*******************************************

QL 2: Nguyên nhân – Tác động

- Không thể tự dưng mà 1 sự kiện diễn ra. Phải có nguyên nhân đâu đó.
- Nhìn chung nguyên nhân là do sự trao tay mạnh giữ nđt có thông tin nội gián và nđt thiếu thông tin.
- Mục tiêu là tìm thấy nguyên nhân mang tính tổng quan về chuyển động giá.
- Khi tt đang giai đoạn giằng co, các tay chơi lớn hành động sao cho đúng vị thế, cho đến khi họ tìm được
đường kháng cự yếu nhất. Mấu chốt là hiểu được khi giá đi ngang sẽ sinh ra tích lũy / phân phối. Luôn
quan sát tt đi ngang vì nó sẽ cho thấy manh mối (nguyên nhân) của xu hướng sau này.
- Luôn nhớ nguyên nhân tỷ lệ thuận tác động. Nguyên nhân càng lớn tác động càng lớn.
- Có trường hợp tt phản ứng mạnh mà ko có quá trình (nguyên nhân) nào lớn rõ ràng.
- Về nguyên tắc, ko thể dự báo chính xác tác động, nhưng có thể ước lượng nó sẽ tỷ lệ với nguyên nhân / nỗ
lực.

*******************************************

QL 3: Nỗ lực – Kết quả

- Nỗ lực thể hện qua khối lượng. Kết quả thể hiện qua giá. Khối lượng là manh mối của sự tham gia của các
tay chơi lớn.
- Hài hòa và phân kỳ:
 Hài hòa: Nỗ lực hài hòa kq, khả năng cao kq (giá) sẽ tiếp tục theo hướng đó;
 Nỗ lực phân kỳ kq, chuyển động giá sắp đảo chiều.
 Lưu ý rằng giá tỷ lệ thuận với Nỗ lực (volume). Nếu hài hòa thì volume càng lớn chuyển động giá càng
dài. Khi phân kỳ, xu hướng cũng tỷ lệ thuận với sự phân kỳ. Phân kỳ nhỏ thì kết quả nhỏ và ngược lại.
Diễn biến 1 cây Các cây nến tiếp Diễn biến trong Diễn biến giữa Chạm các mốc
nến theo chuyển động giá các sóng quan trọng
KL cao ở cây KL cao trong một
KL cao đi kèm Sóng mạnh lên KL cao tại điểm
nến tăng sẽ làm sóng đẩy (cùng
khung giá rộng trong sóng đẩy phá vỡ
giá tăng chiều xu hướng)
Hài
KL cao ở cây
hòa KL thấp trong Sóng yếu đi
KL thấp đi kèm nến giảm, từ đó KL thấp, giá ko
điều chỉnh kéo trong sóng kéo
khung giá hẹp đẩy giá xuống tạo điểm phá vỡ
ngược ngược
nữa
KL cao ở cây KL cao nhưng
KL cao đi kèm KL thấp trong Sóng yếu đi
nến tăng nhưng ko tạo ra điểm
khung giá hẹp sóng đẩy trong sóng đẩy
Phân giá ko tăng phá vỡ
kỳ KL cao ở cây Sóng mạnh lên
KL thấp đi kèm KL cao trong điều Điểm phá vỡ KL
nến giảm nhưng trong sóng kéo
khung giá rộng chỉnh kéo ngược thấp.
giá ko giảm ngược

- Khi quan sát diễn biến giữa các sóng, mấu chốt phải so sánh KL của sóng hiện tại với sóng trước đó,
tức so sánh sóng đẩy cùng chiều xu hướng chính và sóng hiệu chỉnh ngược chiều xu hướng. Xem KL
các sóng đẩy có lớn hơn KL sóng hiệu chỉnh ko? Để xác định có sự phân kỳ hay hài hòa?
- Chương này rất hay, xem lại nhiều lần ở trang 79.
- Khi đến các điểm quan trọng mà KL tăng thì là hài hòa giữ nỗ lực, kết quả trong chuyển động phá vỡ.
Ngược lại là phân kỳ vì KL đang tham gia vào hướng ngược lại của sự phá vỡ.
- KL lớn bất ngờ sau 1 xu hướng lớn, là điềm báo cho sự kết thúc (hay sắp kết thúc) xu hướng đó.

*******************************************

TÍCH LŨY VÀ HỘI TỤ


Tích lũy
- Tích lũy là giằng có đi ngang. Trước tích lũy thì chủ yếu là các tay chơi yếu kiểm soát cf. Để tt đảo
chiều, cần có nđt lớn bước vào.
- Quy luật nguyên nhân và tác động: Lực mua là nguyên nhân làm giá tăng. Chuẩn bị sóng lớn cần thời
gian. Nđt lớn cần thời gian để gom với giá kì vọng. Để gom được với giá thấp, các nđt lớn tạo ra môi
trường cực kỳ yếu, tẻ nhạt, chán nản, đi ngang, tin tức tệ hại… và hấp thụ dần cung.
- Sự kiện quan trọng trong phiên tích lũy là Sping – cú rũ bỏ (có thể ko có nghen).
- Đường ít kháng cự nhất: tay chơi lớn sẽ ko châm ngòi cho chuyển động giá, cho đến khi tìm thấy
đường ít kháng cự nhất. Họ cần kiểm tra vài lần để thấy mức độ quyết liệt của bên bán. Giống như cú
rũ bỏ, họ đạp giá để xem còn ai mặt mà bán ko, cho đến lúc cạn kiệt (nên có thể tạo nhiều spring).
- Các đặc điểm của khung giá tích lũy:
 KL + biến động giá và kl giảm trong quá trình hình thành khung giá, do có ít cf trôi nổi.
 Các lần kiểm tra ở vùng cao của khung giá để đo lường mức cạn kiệt. Nếu giá ko ra ngoài khung thì
nhiều khả năng là ko có cung nữa.
 Các lần rũ Spring về đáy trước hay thấp hơn.
 Chuyển động tăng giá nhẹ nhàng hơn, và biên độ giá cũng rộng hơn lần giảm giá trước. Điều này
cho thấy cầu chất lượng đang nhảy vào.
 Hình thành các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Hành động này nên được nhìn thấy ở cuối khung giá,
ngay trước khi nhảy từ gấu sang bò. Đây là diễn biến cho thấy người mua đang kiểm soát cuộc
chơi.
- Tái tích lũy: đặc biệt chú ý phân biệt tái tích lũy và phân phối nghen. Cực kỳ nguy hiểm.

Phân phối
- Quy luật nn và tđ: lực bán làm giá giảm.
- Các tay chơi lớn ko thể thoát cùng 1 lúc tất cả cf, vì giá sẽ ko như kì vọng.
- Thủ thuật thoát hàng: tạo ra bối cảnh thị trường vô cùng mạnh mẽ, nhằm thu hút nhiều nđt nhất có thể.
Các tay chơi mới ko có thông tin, thấy giá có vẻ tốt, sẽ tham gia để nđt lớn bán dần.
- Giữa quá trình, nđt lớn sẽ bắt buộc tạo sự kiện Upthrust (bán cao trào) trên khung giá. Nhằm chốt lời,
hoặc dụ nđt mới tưởng xu hướng tăng còn lên cao, và loại nđt nhỏ chốt lời ít.
- Sau khi tạo upthrust, nđt lớn tạo môi trường tẻ nhạt, giá xuống, để rũ kẻ yếu, và hấp thụ lực cung này.
- Sau đó họ lại đẩy giá lên để thu hút thêm lực cầu = tt tốt. Khi các nđt nhỏ ko còn bán + người mới đặt
lệnh mua, nđt lớn thoát hàng.
- Đường ít kháng cự nhất: NĐT chuyên nghiệp ko tạo xu hướng giảm cho đến khi xác nhận được đường
kháng cự yếu nhất. Các duy nhất của xu hướng giá là đi xuống. Để xác định, họ đẩy giá tăng để kiểm
tra. Đến mức ko ai mặn mà mua nữa, tuy giá tăng nhưng k/l ko tăng. Có thể xuất hiện nhiều lần đẩy giá.
- Các đặc điểm của phân phối:
 KL và độ biến động cao trong quá trình hình thành khung giá. Lưu ý là KL duy trì mức cao vì có
nhiều cf trôi nổi.
 Các lần kiểm tra Upthrust lại có kl cạn kiệt xác nhận thiếu bên mua (ngoại trừ khi giá bị đẩy khỏi
khung).
 Có thể có các cú rũ ở đỉnh cao vượt trên khung.
 Các thanh giảm giá và chuyển động giảm sẽ rộng hơn và dễ dàng hơn so với thanh tăng và chuyển
động tăng. (tức giảm ko thấy lực đỡ, trong khi tăng là gặp lực bán).
 Hình thành đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn. Dễ thấy ở giai đoạn cuối của kkhung giá, càng gần cú sập
mạnh. Điều này cho thấy những người bi quan đang hoạt động tích cực.
- Cần cẩn thận giữa tái phân phối và tích lũy.

*******************************************

Các Sự Kiện
1. Premilminary stop
a. Xuất hiện đầu tiên để hình thành Pha A.
b. PS ko nhất thiết là thanh giá có sự gia tăng của khối lượng và mở rộng khung giá. Nhưng nhìn
chung PS đánh dấu sự xuất hiện của nđt lớn.
c. Hãy tự hỏi: các tay chơi nhỏ và nđt lớn đang làm gì? Khi giá đã đủ tốt, nđt lớn sẽ đứng ra hấp
thụ cf, còn người yếu lại cấp thanh khoản cho họ.
d. PS giúp đưa ra 2 kết luận: (i) tạm ngừng giao dịch theo xu hướng trước đó, vì ko còn chắc xu
hướng cũ nữa. (ii) nên chốt vị thế.
e. PS kháng cự đầu (là PSY – preliminary supply) – thường đã có rất nhiều nỗ lực PSY trước. PSY
xuất hiện cho thấy nhà giao dịch đang loại cầu ra khỏi thị trường. Với PSY cuối, sẽ có rất ít
người sẵn sàng mua, nên thường có khối lượng rất thấp tại PSY.
2. Cao trào
a. Không phải lúc nào BC / SC cũng xuất hiện. Khi đó PSY/PS trùng BC / SC.
b. Mấu chốt nghiên cứu BC/SC là xác định có phải đang ở ngay trước điểm này hay ko?
c. Nhận diện BC/SC: = các sự kiện xảy ra sau: Automatic Rally – AR là phục hồi kỹ thuật, hoặc
chuyển động giằng co đi ngang. Nếu AR xuất hiện, tiếp theo sẽ là kiểm tra thứ cấp ST. Ngược
lại nếu giằng co xuất hiện, khả năng cáo tt sẽ giữ tiếp xu hướng trước đó.
d. Sự kiện này cần được kiểm tra ST. KL giảm mạnh trong lần kiểm tra tiếp cho thấy áp lực đã
giảm đi.
e. Không phải lúc nào BC/SC cũng đánh dấu điểm kết thúc của cấu trúc.
f. Cao trào SC xuất hiện ntn: Thông thường, thanh giá có sự tăng lên k/l và khung giá mở rộng.
Cũng có thể thanh giá có khung giá hẹp nhưng kl duy trì ở mức cao liên tục. Đây là sự khẳng
định nđt lớn đang tham gia ở phe MUA.
g. Tâm lý sau cao trào: có thể kết luận là lực tạo ra bởi tay chơi lớn.
h. Sử dụng cao trào: hành động cao trào của tay chơi lớn sẽ nhận được hỗ trợ. Do hành động này
của tay chơi lớn là chặn xu hướng trước, nên có thể (i) dừng giao dịch theo xu hướng trước, và
(ii) chốt lợi. Ko khuyến nghị mở vị thế tại cao trào vì rủi ro quá cao.
i. Bán cao trào (SC) giúp xác nhận giới hạn dưới của khung giá. Đây có thể là đáy thấp nhất trong
toàn bộ cấu trúc (vùng hỗ trợ). Đặc biệt, có trường hợp bán cao trào kiệt sức – tức bán giá thấp
mà kl cũng cực thấp, thường xuất hiện khi có liên tục hỗ trợ PS ở mức thấp dần. Điều này cho
thấy cung ngừng đổ vào và đáy cuối đã hình thành.
j. Mua cao trào và mua cao trào kiệt sức: Tương tự, các nđt lớn nâng giá lên liên tục, làm xuất
hiện PSY liên tiếp và BC. Mua cao trào giúp xác định giới hạn trên của khung giá.
k. Cực kỳ lưu ý: Theo sách viết thì có cả 2 trường hợp là giá tăng và K/L tăng; giá tăng và k/l giảm.
Làm sao để phân biệt??? khi cả 2 đều là cao trào.
3. Phản ứng kỹ thuật: Reaction:
a. Phản ứng kỹ thuật dịch chuyển bao xa là yếu tố cần cân nhắc sau khi khung giá hình thành.
b. Cần theo dõi phản ứng (giá đi bao xa và khối lượng bn) để ước lượng lực mạnh yếu.
c. Nếu lực yếu thì xu hướng có thay đổi ko? Có xảy ra tái phân phối / tích lũy ko? Thường lực mà
yếu (tức giá đi thấp, kl thấp thì tái đó).
d. Phân tích kỹ hơn Reaction: Nhìn chung kl đầu hiệu chỉnh là lớn vì gần cao trào. Quá trình diễn
ra AR kl sẽ giảm tương đối ở lúc gần kết thúc. Cạn kiệt kl cho thấy ko ai mặn mà cho giá đi tiếp.
Nói chung cần thực hành phản ứng KT nhiều để có phản ứng tốt với thời điểm.
e. Sử dụng reaction: cho biết giới hạn trên dưới của giá; xác nhận cao trào; cho biết bối cảnh thị
trường (xem có thay đổi tính chất CHoCH ko), từ đó xác nhận đang tích hay phân phối.
f. AR điều chỉnh kỹ thuật và AR phục hồi kỹ thuật – chỉ là tên gọi 2 tt trái ngược nhau.
4. Kiểm tra
a. Kiểm tra thức cấp ST và kiểm tra toàn cục (generic test)
b. ST đặt dấu chấm hết cho Pha A (pha xu hướng cũ). Tạo điều kiện Pha B.
c. Chức năng chính của ST là xác nhận sự rời bỏ của những người bán quyết liệt, những người
liên tục đạp giá xuống, từ đó cung cầu cân = hơn.
d. ST thành công cần có sự thu hẹp của khung giá so với cao trào.
e. Cần có cái nhìn khách quan bên mua hay bán đang ứu thế. Ví dụ ST nằm ở nửa trên khung giá
thì người mua đang chiếm ưu. Dựa vào đó mà giúp xác định đang tích lũy hay phân phối. Do đó
cần tiếp tục phân tích SC để biết pha B thực sự đang là gì? Và xem bên ưu thế có hành động
mạnh ko?
f. Kiểm tra toàn cục: generic test: mục tiêu là xác nhận ai đang làm chủ tt. Nếu kl hiện tại lở mức
thấp -> thiếu sự quan tâm -> chuẩn bị cho xu hướng ít cản trở nhất. Kiểm tra tốt (có giá trị).
Ngược lại nếu kl còn cao -> còn người quan tâm -> ko giá trị -> cần chờ cho đến xác nhận chứ
ko nên mở vị thế, và nếu càng chắc chắn thì càng có thể mở vị thế lớn.
g. Kiểm tra xuất hiện ở đâu: Sau cú sốc Pha C. Nếu kiểm tra có giá trị, đã ở rất gần điểm kết thúc
cấu trúc và ó tỷ lệ lợi nhuận – rủi ro tốt nhất. Hoặc sau phá vỡ (Pha D) – lúc này tỷ lệ lợi – rủi ro
ko còn hấp hẫn =, nhưng vẫn rất tốt nếu phân tích là đúng.
h. Kiểm tra xu hướng: Pha E khi tt đã ra khỏi khung giá.
i. Kiểm tra trên đồ thị: ví dụ khi tt đang tăng giá, có 1 cây nến giảm giá với biên độ thấp, và kl
thấp hơn 2 cây nến trước đó -> gọi là ko có cung. Ngược lại, khi tt giảm giá, có 1 cây nến kl thấp
và biên độ hẹp tăng giá với 2 cây trước đó, gọi là ko có cầu.
5. Rũ bỏ
a. Là sự kiện quan trọng nhất đó, tuy nó ko có sự củng cố để chắc chắn xuất hiện đâu.
b. Để có rũ bỏ, phải có 2 hành động trước đó (i) xu hướng dừng lại; (ii) xây dựng nguyên nhân có
quy mô lớn, qua đó kết luận nđt lớn đã vào.
c. Khi quan sát rũ bỏ, cần xác định khi vùng quan trọng bị phá vỡ, mức độ quyết liệt, và phản ứng
sau đó.
d. Rũ bỏ có thể xảy ra dưới các dạng khác nhau
i. 1 cây nến: nhìn như cây búa -> xuyên thủng vùng hỗ trợ, rồi nhanh chóng quay lại trong
khung giá, thường chân dài như hoa hậu.
ii. Nhiều cây nến: hành vi xảy ra trong thời gian rộng hơn. Và cũng cần nhiều thời gian khôi
phục lại vùng thủng. Nhìn chung, thời gian đảo chiều càng ít, sức mạnh cú sốc giá sẽ
càng lớn.
e. Các chỉ báo nhận diện rũ tiềm năng:
i. Kiểu ST xảy ra ở Pha B: Nếu trước đó đó đã xác định ST dưới dạng UA (upthrust action),
chứng tỏ sức mạnh bên mua lớn -> giá thủng đáy nhiều khả năng là Shaking (gọi là
Spring) hơn là phá thủng và cắm luôn.
ii. Nếu ST dưới dạng nhỏ (SOW), sức mạnh bên bán lớn -> điểm phá vỡ có thể là Upthrust,
sau đó hướng xuống.
f. Hành vi sau phá vỡ: giá quay trở lại khung giá. Lực đảo mạnh. Ngược lại nếu ko thể duy trì quay
lại khung cũ -> bay luôn.
g. Các loại rũ (spring)
i. Loại 1: Giá giảm rất mạnh. Giá giảm mạnh kèm kl cao. Cần quan sát chỉ báo: lực cầu đổ
vào tt sau cú giảm mạnh, kl vẫn duy trì ở mức cao nhưng khung giá bắt đầu hẹp. Nếu
cầu ko xuất hiện, khả năng là cần 1 vùng tích lũy nữa để xuất hiện xu hướng tăng.
ii. Loại 2: thủng vừa phải. có sự tăng lên của kl + độ rộng khung giá. Giải thích là còn cung
trôi nổi của tt.
iii. Loại 3: Kiệt sức bên bán: KL giảm, giá hẹp dần. Đây là loại rất mạnh  trực tiếp mở vị
thế giá luôn ko đợi nữa.
h. Ngoại trừ Spring loại 3, spring khác phải được kiểm tra để đảm bảo hết lực bán. Quá trình kiểm
tra thể hiện khung giá hẹp dần, khối lượng giảm, giá nằm trên spring  dấu hiệu kiệt sức cung.
Nếu ko xuất hiện đặc điểm trên, kiểm tra kém, và khả năng sẽ xuất hiện kiểm tra khác.
i. Upthrust sau phân phối (UATD): xảy ra ở pha C (cũng có thể ở B). Kl sẽ trung bình cao, cho
thấy lệnh mua đẩy giá lên vùng kháng cự quan trọng.
6. Điểm phá vỡ
a. Thị trường mất cân = -> có xu hướng mạnh từ điểm phá vỡ.
b. Lưu ý bản thân điểm phá vỡ ko phải cơ hội giao dịch. Chỉ là dấu hiệu cảnh báo cơ hội giao dịch
rất gần, chính xác đó là kiểm tra xác nhận xảy ra sau đó.
c. CHoCH: đây là lần thay đổi thứ 2 (lần đầu là thay đổi bối cảnh thị trường từ có xu hướng -> vào
khung giá. Lần 2 này thì thoát khỏi sự giằng co cung cầu, chuyển thành có xu hướng.
d. CHoCH ko chỉ là 1 chuyển động giá mạnh, nó gồm 2 sự kiện: sóng tăng giá mạnh và điều chỉnh
nhẹ. Bắt đầu từ Pha C đến kết thúc Pha D.
e. Nhìn chung điểm phá vớ nên xảy ra với sự đột biến của kl. Tuy nhiên có trường hợp điểm phá
vỡ xảy ra với kl thấp, do có ít cf trôi nổi. NĐT lớn đang kiểm soát ko cần lực cung lớn vẫn dễ
dàng làm chủ đẩy giá lên.
f. Cần cẩn trọng ở điểm phá vỡ vì có thể gặp sự kiện rũ bỏ tiềm năng. Nên cần cẩn trọng đánh giá
hành động giá và khối lượng. Cần quan sát các manh mối:
i. Giá ko lập tức quay trở lại trong nền giá. Đây là dấu hiệu tin cậy nhất. Chứng tỏ phá vỡ
hiệu quả bất chấp nỗ lực quay lại vùng cân =. Cách tốt nhất để biết phá vỡ hiệu quả ko là
có quay lại khung cũ ko.
ii. Nên có giá và khối lượng cùng tăng. Chứng tỏ ko ai quan tâm giá thấp hơn, và chứng tỏ
tay chơi lớn đẩy giá lên.
iii. Chỉ báo thiếu sự quan tâm: khi các cây nến không rõ ràng về xu hướng: khung giá hẹp,
xoắc chặt vào nhau, khối lượng nhỏ so với kl thấy ở điểm phá vỡ
iv. Giá rời xa điểm phá vỡ cũng là chỉ dẫn tốt. Nếu giá chạy xa khỏi khung giá là xác nhận.

g. Điểm phá vỡ ko phải là cơ hội để mua. Vì có nhiều bên gặp nhau và chưa rõ ràng. 1 hành động
tưởng như phá vỡ lại là rũ thì sao? Theo tác giả, nên đợi xác nhận.
h. Dấu hiệu mạnh: SoS là sự tăng mạnh sau khi ra khỏi khung giá, cho thấy nđt quyết liệt mua vào.
Nó phải tăng mượt mà, và nếu có bị kéo ngược cũng phải cao hơn đáy cũ. Thanh giá thường
dài, khối lượng lớn, cũng có thể là khoảng trống tăng giá. Thanh giá được dùng để kích hoạt
lệnh mua. Nếu trong khu vực giao dịch, sau rũ, điểm phá vỡ và trong xu hướng), xuất hiện thanh
dấu hiệu mạnh  rõ ràng có sự hỗ trợ từ nđt lớn. Đây là cơ hội tuyệt vời để mở vị thế.
i. Dấu hiệu yếu: tương tự như trên, nhưng SoW là sự giảm giá mạnh.
7. Xác nhận
a. Bản chất xác nhận là chờ đến lúc xác suất cao hơn. Nên chờ thấy chuyển động mạnh và đột
ngột, gấp gáp. Sau đó đợi cú đảo chiều rồi mở vị thế.
b. Việc xác nhận là tìm kiếm
i. Thị trường chuyển động đột ngột một khoảng xa đáng kể theo hướng phá vỡ;
ii. Chuyển động kiểm tra diễn ra với khung giá hẹp, xoắn chặt vào nhau với kl thấp;
iii. Giá ko bao giờ quay lại khung giá.
c. Xác nhận cung cấp vị thế giao dịch với rủi ro thấp. Để mở vị thế, tốt nhất là chờ sự xuất hiện của
cây nến CÔNG PHÁ (khối lượng bùng nổ). Ngược lại bán cũng vậy.

*******************************************

Các PHA
5 pha. Cần phân tích dựa vào giá và khối lượng để xác định điều gì đang thật sự diễn ra.

a. A – Chặn xu hướng trước


b. B – Hình thành nguyên nhân
c. C – Kiểm tra
d. D – Xu hướng bên trong khung giá
e. E – Xu hướng ngoài khung giá
*******************************************

GIAO DỊCH
1. Cần xác định rõ
a. Bối cảnh – xu hướng chính là gì? Chỉ nên thuận theo xu hướng chính (tức xu hướng dài hạn),
mặc các điều chỉnh nhỏ bên trong.
b. Cấu trúc: nắm 5 pha của Wyckoff. Xem ở trong pha nào mà có hành vi phù hợp.
c. Các khu vực giao dịch: Hiểu mở vị thế ở đâu là tốt.
2. Các khu vực mở vị thế chính là
Ở pha C: vùng có cú sốc giá tiềm năng; pha D, quá trình hình thành chuyển động có hướng trong
khung giá, và pha E, các cú kiểm tra hoặc cấu trúc nhỏ di chuyển theo cấu trúc lớn.
a. Pha C – mở ở cú rũ bỏ. Ở đây có lợi nhuận – rủi ro tốt nhất. Nhưng ít chính xác hơn; mở ở khu
vực kiểm tra cú rũ (kiểm tra thì nên nằm cao hơn đáy rũ); hoặc LPS (hỗ trợ cuối).
b. Pha D – Khi kiểm tra rũ thành công, xu hướng đã xác nhận, nên lời ít nhưng chắc hơn. Có thể
mở vị thế ở các điểm chuyển động giật ngược, hoặc bằng các thanh giá quan trọng (volume lớn,
giá rộng)

c. Pha E: Đây đã rõ nên lời càng ít. Mở = các thanh giá quan trọng, hoặc cú đảo ngược.

*******************************************

RA QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG


1. Khái niệm thanh gia quan trọng:
a. Khung giá rộng so với các thanh trước;
b. Khối lượng phù hợp với thanh giá (tức cao hơn);
c. Giá đóng cửa nằm giữa toàn bộ khung theo xu hướng hiện tại; nếu tăng thì nửa trên, giảm thì
nửa dưới;
d. Thể hiện độ quyết liệt của nđt lớn theo xu hướng hiện tại. Giá đóng cửa thanh phải nằm trên
kháng cự trước đó nếu tăng, ngược lại nếu giảm.
e. Có thể gộp hai, hay vài, thanh giá liền nhau thành 1 thanh quan trọng (tức xảy ra trong 1 thời
gian ngắn).
2. Dùng thanh giá quan trọng để xác định sự đảo chiều của tt.
a. Nếu giá đang nằm giữa chuyển động tăng giá và nằm trên thanh giá quan trọng, có thể xem là
người mua đang kiểm soát tt. Nếu giá đang nằm dưới thanh giá quan trọng, có thể giả định
người bán kiểm soát. Cái này hay nên xem kỹ lại.

3. Chốt lãi
a. Xuất hiện các thanh giá cao trào (BC / BS). Ở đây kỳ vọng xu hướng cũ đã bị chặn lại. Đây là 1
tín hiệu mạnh. Thanh giá thường ko đóng cửa ở vùng cao mà nửa dưới. Ngoài ra, khu vực lân
cận trước ko có tính kiến tạo cao.
b. Sự hình thành Pha A để chặn xu hướng trước – xem lại Pha A. Thị trường sẽ bước vào pha B
ko rõ xu hướng nên tốt nhất là chốt lãi đi.

CHƯƠNG CUỐI PHÂN TÍCH TRỰC QUAN HAY – CẦN XEM LẠI
PHƯƠNG PHÁP VPA
Nội dung:

CHƯƠNG 1: KO CÓ GÌ MỚI TRONG GIAO DỊCH


CHƯƠNG 2: TẠI SAO CẦN QUAN TÂM KL

CHƯƠNG 3: GIÁ ĐÚNG


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VPA – NGUYÊN TẮC

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH VPA – VẼ BỨC TRANH LỚN


CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH VPA – CẤP ĐỘ TIẾP THEO

CHƯƠNG 7: GIẢI THÍCH VỀ KHÁNG CỰ VÀ HỖ TRỢ


CHƯƠNG 8: XU HƯỚNG VÀ ĐƯỜNG XU HƯỚNG LINH ĐỘNG

CHƯƠNG 9: KHỐI LƯỢNG THEO GIÁ (VAP)


CHƯƠNG 10: CÁC VÍ DỤ

CHƯƠNG 11: KẾT HỢP MỌI THỨ


CHƯƠNG 12: VPA – THẾ HỆ TIẾP THEO

*******************************************

CHƯƠNG 1: KO CÓ GÌ MỚI TRONG GIAO DỊCH

- Tất cả các tt đều bị thao túng.


- Cách duy nhất để biết 1 đợt tăng giảm giá là thật hay giả là quan sát khối lượng.
- Lịch sử lặp lại
- 3 quy luật WYCKOFF – cung cầu; nguyên nhân kết quả; và nỗ lực kết quả.
- Các nhà tạo lập tt cần thời gian tích lũy và phân phối. Ko thể kết thúc 1 chiến dịch trong chớp mắt. Có nghĩa
là, thị trường ko thể quay đầu trong tích tắc mà cần thời gian. Càng tích lũy lâu càng tăng dữ dội, và càng
cần nhiều thời gian để phân phối.
- Các nhà tạo lập luôn luôn muốn mua với giá bán buôn, sau đó bán lại với giá bán lẻ. Đây là cách mà tt vận
động.

*******************************************

CHƯƠNG 2: TẠI SAO CẦN QUAN TÂM KL

- Các nhà tạo lập tt tạo thanh khoản cho tt. Nên nếu họ rút đi, tt sẽ dừng hoạt động. Họ sẽ bắt tay nhau mà
thao túng, đó là những tổ chức tài chính lớn.
- KL là công cụ duy nhất để nắm bắt và đối phó với các nhà tạo lập.
- Giá mà ko có KL đi theo thì vô nghĩa. Và thời gian là 1 thành phần quan trọng.
- Ví dụ như 1 cuộc đấu giá, giá ko có độ biến động -> ít người hào hứng, ko có sự quan tâm hay tham gia
nhiều. Đi kèm với KL cao hay thấp, chứng tỏ hàng hóa / cf này sôi động ntn.
*******************************************

CHƯƠNG 3: GIÁ ĐÚNG

- Bóng nên ở trên thể hiện tâm lý lạc quan của nđt, và ngược lại, bóng nến ở dưới là sự bi quan.
- Khi phân tích VPA, cần quan sát cẩn thận bóng nên, thân nến, độ dài nến, khối lượng, vị trí nến, bối cảnh
chung.

*******************************************

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VPA – NGUYÊN TẮC

- Nguyên tắc I – Nghệ thuật, ko phải khoa học.


- Nguyên tắc II – Kiên nhẫn (tt không bao giờ dừng và đảo chiều đột ngột).
- Nguyên tắc III – tất cả chỉ tương đối.
- Nguyên tắc IV – cần thực hành để giỏi.
- Nguyên tắc V – Cần kết hợp VPA với PTKT, đặt trong bối cảnh, xu hướng.
- Nguyên tắc VI – Sực xác thực (bình thường hoặc bất thường)
 Khi phân tích VPA, cần tìm kiếm 2 thứ
 1) Xu hướng được xác nhận bằng khối lượng, hay
 2) có sự bất thường giữa giá và khối lượng. Nếu xác thực thì xu hướng hiện tại ổn. Nếu ko thì phải
đặt các câu hỏi ngay: tiềm năng thay đổi là khả dĩ ko? có phải là đang bị giăng bẫy bởi các nhà tạo
lập?
 Các ví dụ phân tích nhiều nến – 2 hình dưới đây là xác nhận vì có sự phù hợp.

 Kl thấp tương ứng độ dài thanh nến ngắn, phù hợp quy lực nỗ lực kết quả.-> xác nhận tt giữ xu
hướng.
 Các ví dụ về bất thường
 Thanh 2 có 1 sự bất thường: thân rộng nhưng kl thấp -> tín
hiệu giá đã yếu đi. Có phải là các nhà tạo lập đang bán ra?
 Thanh 3 có 2 sự bất thường: (i) Thân rộng hơn mà Kl lại giảm
-> lực mua đang giảm chăng? (ii) Giá tăng mà kl lại giảm.
 Thanh 4 có 2 bất thường: (i) tương tự, ko có sự tương quan
giữa nỗ lực và kết quả; và (ii) kl đang ngày càng teo tóp ->
cảnh báo đỏ.
 Từ trên có thể kết luận: tt đang quá mua / yếu đi.

- 3 bước phân tích: vi mô (từng cây); vĩ mô (nhiều cây – dãy cây); và toàn cầu (bối cảnh KT chung, bức tranh
lớn, đỉnh hay đáy xu hướng rồi?). Phân tích ở nhiều khung thời gian (phút – ngày – tuần – tháng) để có cái
nhìn đa chiều và phát huy tối đa sức mạnh.

*******************************************

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH VPA – VẼ MỘT BỨC TRANH LỚN

- 5 khái niệm quan trọng của VPA:


 Tích lũy (nhà tạo lập gom hàng giá rẻ). Chiến dịch kết thúc khi kho đầy. Sau đó sẽ có giai đoạn bức phá.
 Phân phối (bán cho nđt giá bán lẻ). Sau đó quay đầu. Kho hàng được dọn sạch.
 Kiểm định: giá quay lại vùng bán/mua mạnh, để xem cung-cầu ntn.

 Có thể cho ra tin để kiểm tra, làm tt dao động về vùng mong
muốn.
 Điều cần làm là quan sát KL ở khu test này.
 Ngoài ra cũng cần quan sát giá mở cửa, đóng cửa. Từ đó rút
ra quan sát cung-cầu còn hay ko? Ví dụ giá mở cửa mà = giá
hôm trước, sau đó kết phiên mà thấp hơn thì cung vẫn còn.
 Lưu ý là kiểm định xảy ra mọi lúc, mọi pha. Chênh 1 chút
giữa giá mở - đóng ko quan trọng, quan trọng là thân nến
hẹp, bóng sâu.
 Nếu thanh kiểm định có KL lớn, thân dài, thì có thể xem là
kiểm định thất bại -> nhà tạo lập phải tiếp tục tích/phân, vì
thị trường chưa sẵn sàng.
 Các hình bên là kiểm định cung. Tương tự cho kiểm định cầu.
 Tương tự, cần xem xét kiểm định ở nhiều khung thời gian.

 Bán cao trào vs Mua cao trào: tác giả viết theo cách nhìn của người tạo lập. Nên đọc thêm.
*******************************************

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH VPA – CẤP ĐỘ TIẾP THEO

- 5 nguyên tắc:
 Cần chú ý biên độ bóng vì nó cho biết độ mạnh / yếu hay do dự;
 Cây nến ko có bóng thì tâm lý tt rất mạnh.
 Cây nến thân hẹp thể hiện tâm lý tt yếu. Ngược lại, thân rộng là tâm lý mạnh.
 Luôn xem xét nến trong xu hướng giá.
 KL xác nhận giá.
- Các loại nến:

 Sao băng: thị trường suy yếu, vì giá tăng mà bị giảm


xuống giá đóng cửa. Đặt trong bối cảnh tăng thì có vẻ
báo hiệu yếu/ điều chỉnh ngắn dài tùy. Cần xem thêm
kl, nhiều khung thời gian, 1 dãy nến.

Nhận xét: Tâm lý lạc quan đầu phiên, nhưng tâm lý bi quan
lấn át cuối phiên.

 Búa: sự mạnh mẽ.


Nhận xét: Tâm lý bi quan đầu phiên, nhưng tâm lý lạc quan
lấn át cuối phiên.

 Bóng dài Doji: do dự (tiềm năng đảo chiều xu hướng).


Thường có khi công bố thông tin.
 Thân rộng: tâm lý tt mạnh mẽ. Xanh thì tăng mạnh, và
ngược lại.

Nhận xét: Tâm lý 1 chiều tăng hay giảm xuyên suốt.

 Thân hẹp: tâm lý tt suy yếu. Nếu có kl thấp thì cũng


bình thường. Nhưng nếu hẹp mà KL cao thì là bất
thường đó.

 Nến hanging man – suy yếu tiềm năng cuối xu hướng


tăng. KL mà cao ở cây này nữa thì dấu hiệu cực
mạnh.
 Đây là dấu hiệu áp lực bán đầu tiên của tt. Tuy bên
mua vẫn cố đẩy giá lên nhưng bất lực. TT tiềm năng
đã bước vào quá mua. (Màu ko quan trọng, quan
trọng là giá đóng ở gần nhau). Có xác nhận thêm sao
băng thì… toang.

Nhận xét: Tuy vẫn đẩy lên được nhưng ko nhiều. TT có


tâm lý giảm bằng giá phiên trước. Cho nên đây là dấu
hiệu nguy hiểm.

 Khối lượng dừng giảm: sự mạnh lên của giá. Đây như
cái phanh của người giao dịch nội bộ.
 Dòng tiền chuyên nghiệp đã vào chặn đà giảm của tt.
Đây là tín hiệu tuyệt vời giá đã mạnh lên, tàn dư cuối
cùng của lực bán đã bị loại bỏ.

Nhận xét: Đà giảm đã bị chặn lại, lực đỡ ngày càng nhiều.


Ở các cây nến cuối lực đỡ đã đẩy giá sát giá đóng cửa
phiên trước.

 Khối lượng dừng tăng: sự suy yến của giá. Đây như
điểm kiềm chế đà tăng của tt.
 Lực mua - cầu đã cạn kiệt.

Nhận xét: Đà tăng đã bị chặn lại, lực bán ngày càng nhiều.
Ở các cây nến cuối lực bán đã đẩy giá sát giá đóng cửa
phiên trước.
*******************************************

CHƯƠNG 7: GIẢI THÍCH VỀ KHÁNG CỰ VÀ HỖ TRỢ

- Trong khi phân tích giá tập trùng vào khía cạnh dẫn dắt của hành vi giá, là chỉ điểm cho tương lai. Hỗ trợ và
kháng cự tập trung vào quá khứ, điều gì đã xảy ra.
- Lưu ý tt dành 70% để đi ngang. 30% tăng giảm.
- Các quy tắc:
 Phải linh hoạt;
 Nhân – quả: đi ngang càng lâu thì càng bùng;
 Giai đoạn xập xình thì khó xác định các bước tiếp theo là lên hay xuống. Chỉ sau đó mới biết chính xác;
- Các điểm xoay chiều:

- Kết hợp đỉnh và đánh xoáy chiều để vẽ vùng tắc nghẽn – hay giai đoạn lình xình

- Theo quy luật, cần có 1 lực mạnh (tức KL lớn) để bức phá khỏi vùng tắc nghẽn – vượt lên kháng cự.
- Có thể tận dụng vùng tắc nghẽn – hỗ trợ kháng cự – để tham gia giao dịch.
- Cần xem xét ở nhiều khung thời gian để có cái nhìn toàn cục.

*******************************************

CHƯƠNG 8: XU HƯỚNG VÀ ĐƯỜNG XU HƯỚNG LƯU ĐỘNG

- Trong khi phân tích giá tập trùng vào khía cạnh dẫn dắt của hành vi giá, là chỉ điểm cho tương lai. Hỗ trợ và
kháng cự tập trung vào quá khứ, điều gì đã xảy ra.
- Lưu ý tt dành 70% để đi ngang. 30% tăng giảm.
- Lưu ý là xu hướng của 1 chỉ số quan trọng hơn 1 cf riêng lẻ. Cho nên khi 1 cf ngược dòng tt thì chỉ nên
NẮM GIỮ THỜI GIAN NGẮN.
- Chú ý là nên có 3 điểm để nối đường thằng đáy và đỉnh kênh giá. 2 điểm là quá ít.
- Các quy tắc: Luôn quan sát sự hài hòa / phân kì của hành động giá khi thoát khỏi vùng tắc nghẽn.
- Sẽ xuất hiện điểm xoay chiều và điều chỉnh ngắn hạn.
-

*******************************************

CHƯƠNG 9: KHỐI LƯỢNG THEO GIÁ – VOLUME AT PRICE


- Cái này giống như là xem biểu đồ ở khung thời gian 15’. Nói chung xem nhiều khung thời gian để biết được
giá tập trung ở đâu và có cái nhìn tổng quan hơn.

*******************************************

CHƯƠNG 10: VÍ DỤ PHÂN TÍCH


- Thân hẹp
- Hay lắm xem lại.
WYCKOFF 2.0

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NƠI TÌM TÍN HIỆU GIAO DỊCH

CHƯƠNG 2: CÁCH VẼ ĐƯỜNG KẺ


CHƯƠNG 3: CÂU CHUYỆN ĐƯỜNG KẺ

CHƯƠNG 4: LOGIC ĐỌC ĐỒ THỊ NHANH


CHƯƠNG 5: CÚ BẬT

CHƯƠNG 6: CÚ TRỒI
CHƯƠNG 7: SỰ HẤP THỤ

CHƯƠNG 8: NGHIÊN CỨU ĐỒ THỊ

**************************************************************
Chương 1: Nơi tìm tín hiệu giao dịch

- Sóng thị trường xuất hiện nhiều ở những vùng giá đi ngang. Cần quan tâm nhất là sự năng động của vùng
dao động.
- Điểm xoay chiều – 1) gồm cú bật, 2) cú trồi, 3) sự hấp thụ, và sự kiểm định lại các điểm phá vỡ - đóng vai
trò là những tín hiệu hành động.

************************

Chương 2: Cách vẽ đường kẻ

- Phân tích biểu đổ phải vẽ được đường kháng cự, hỗ trợ, xu hướng.
- Giá đi xuyên qua đường xu hướng thường ít thành công. Nói chung có thể dự báo sự đảo chiều.
- Quan sát giá đóng cửa để biết là phe mua – bán đang chiếm ưu thế?
- Những đường kẻ giúp xác định vùng dao động, gồm 1) kênh ngang; 2) mô hình tam giác; hoặc 3) cú phá
vỡ giả.
- Đường xu hướng tăng: nối các đáy cao dần lên, thể hiện đường cầu / đường hỗ trợ. Ngược lại xu hướng
giảm nối các đỉnh.
- Lưu ý phá vỡ giả là dấu hiệu đảo chiều.
- Trong một xu hướng tăng, 2 đường hội tụ cho thấy tăng đang mệt mỏi và mất động lượng (giống cái nêm
hướng lên). Trong xu hướng giảm, nó cho thấy xu hướng giảm sắp kết thúc.

- Again, một chuyển động giá thường xuyên vượt lên (hoặc xuống) đường xu hướng có thể dẫn đển đảo
chiều xu hướng.

************************

Chương 3: Câu chuyện những đường kẻ


- Đường hỗ trợ sẽ thành kháng cự và ngược lại.
- Khi có sự hội tụ các đường kẻ, có khả năng cao sẽ có sự đảo chiều.
- Cần phải xem xét nỗ lực tiếp diễn của xu hướng từ phe mua / bán. Nếu thiếu nỗ lực thì có thể xảy ra đảo
chiều trong tương lai gần.
- Mô hình tam giác thực ra ko có nhiều giá trị dự đoán. Nó chỉ đơn giản cho thấy biên độ thu hẹp. Khi mọi thứ
giao thoa ở đỉnh tam giác, lúc đó diễn ra sự cân bằng. Tuy nhiên, cân bằng là trạng thái ko bền và sẽ bị phá
vỡ. Đây là cơ hội nè (nhưng cần cẩn thận phá vỡ làm giảm). Cần phải quan sát thời gian trước đó để hiểu
sự tích lũy hay phân phối đang diễn ra.

- Mô hình tam giác có thể có lực tăng chậm, khối lượng nhỏ bền. Tuy nhiên đây cũng là điều tốt thể hiện chất
lượng của cầu.
- Cần để ý xem có lực đẩy mạnh để giá xuống nữa ko, và xem hành động giá. Nếu giá ko xuống nổi thì lực
đỡ rất tốt.
- Khi một thị trường đi ngang buồn tẻ, chứng tỏ nó yếu về mặt kỹ thuật, và ko phản ứng với tin tốt. Ngược lại,
khi thị trường mặc kệ tin xấu, nhà đầu tư vẫn giữ cổ phiếu -> có thể kỳ vọng tăng cao trong tương lai.
-

************************
Chương 4: Logic đọc đồ thị nhanh
-
-
1) Thanh a có thanh giá lớn -> đà giảm chiếm ưu. Giá đóng cửa ở giữa nên xuất hiện lực mua. Vào ngày
b, biên độ thu hẹp -> đà giảm đã chậm lại. Đáy ngày b cũng thấp hơn đáy ngày a 1 chút. Tương tự, giá
đóng cửa ở giữa  đà giảm đã chậm và có lực mua xuất hiện ở vùng giá thấp.
2) Giá giảm mạnh ngày a, phe bán chiếm ưu tuyệt đối. Tuy nhiên ngày b biên độ đã được thu hẹp. Giá
đóng cửa sát đáy -> bán vẫn chiếm ưu. Ở đây có dấu hiệu nhẹ của sự chậm lại của đà giảm.
3) Ngày 3 tương tự, thanh a chứng tỏ phe bán chiếm ưu. Thanh B cũng vậy tuy đà giảm có chậm lại. Ở
đây là sự tiếp diễn rõ ràng hơn so với 2 thanh trên.
4) Pha đảo chiều kinh điển. Phe bán ko bán ở mức đáy nữa. Giá đóng cửa b cao hơn đỉnh a cho thấy hỗ
trợ đã tạm thời hình thành. Đáy của ngày b có thể dùng làm điểm cắt lỗ.
5) Ngày a giảm dễ dàng. Ngày b giá vượt đỉnh ngày a nhưng lại bị giảm sát đáy. Đà giảm ngày tiếp theo là
dễ xảy ra. Việc trùng giá đóng cửa ko nên xem là hỗ trợ mà ở đây đà giảm chưa có dấu hiệu dừng vì
99% nỗ lực phục hồi ngày b đã bị xóa xổ vào cuối ngày.
6) Vị trí giá đóng cửa gần đỉnh xa đáy vào ngày a -> lực mua ở vùng đáy. Ngày b thì thanh hẹp và giá chỉ
giao động nhẹ so với giá đóng cửa ngày a. Như vậy ngày a có động lực tăng, ngày b lại khá khó hiểu vì
ko thấy lực này. Với phương pháp luận WYCKOFF, đây là “điểm mấu chốt”, báo hiểu chuyển động
lớn sắp xảy ra. Giá ở đây đã đi đến vùng quan trọng. Phải hết sức chú ý ngày tiếp theo sẽ diễn biến
ntn, những thứ có yếu tố quyết định sắp xảy ra đó.
7) Ngày a xu hướng tăng khá rõ. Nhưng ngày b biên độ hẹp. Chú ý tuy b hẹp nhưng khoảng trống giá 2
ngày lại lớn. Nhịp tăng ngày a qua đó bị xóa sạch. Ở đây ám chỉ hành động giảm giá khi không có lực
cầu đẩy giá lên. Phe bán cũng ko háo hức chốt lời do giá đóng cửa ngày b ở giữa. Nhìn chung, xu
hướng giảm có vẻ mạnh hơn. Lưu ý khoảng trống giá có thể là tin xấu nào đó xuất hiện khi qua đêm –
chốt ngày.
8) Giá đóng cửa ngày a sát đáy. Ngày b cũng sát đáy và có khoảng trống tăng giá. Giá đóng ngày b thấp
hơn đỉnh ngày a. Biên độ dao động thực ngày b nên được tính từ giá đóng cửa ngày a. Có lẽ có tin tốt
tạo khoảng trống. Lực mua ngày b đã xóa sạch khoảng giảm ngày a. Đây là tín hiệu tăng, chỉ sau (4).
9) Ngày 9 thể hiện sự sói mòn chậm rãi của tt. Giảm chậm chắc, có sự tăng nhẹ có lẽ do chốt lời hay mua
vào do các nhà đầu tư “ngớ ngẩn”. Ở đây, ko có sự chặn đà giảm nên kỳ vọng cao xu hướng giảm còn
xảy ra.
10) Ngày a ko giảm mạnh. Ngày b có động lực lên, nhưng lại đóng cửa xa đỉnh, chỉ cao hơn hôm trước 1 ít.
Việc giá tăng giữa 2 ngày cho thấy có sự lực mua, có vẻ như xuất hiện cuối ngày a. Có thể giả định tt
diễn biến khá nhanh, nhưng nói chung ở đây có sự mập mờ và phải chờ diễn biến tiếp theo.
************************

Chương 5: Cú bật
- Cút bật là 1 nhịp rũ khỏi 1 vùng dao động, hoặc 1 ngưỡng hỗ trợ mà sau đó thất bại trong việc tiếp diễn,
dẫn đến đảo chiều hướng lên.
- Ba khái niệm liên quan:
1) Phá vỡ xuống dưới hỗ trợ cứng; và thất bại trong tiếp diễn: đây là tiềm năng cú bật
2) Cú bật trong xu hướng tăng sẽ có xác suất thắng cao hơn.
3) Sự biến động của thị trường quyết định kích thước nhịp đảo chiều tăng của cú bật.
- Không phải mọi cú bật đều xảy ra với khối lượng lớn. Có những trường hợp kl rất nhỏ.
- Những có trồi / bật bị rút ngắn phản ánh sự suy giảm động lượng / lực. Nó hàm ý rằng có nỗ lực nữa cũng
ko có kết quả. Ở đó là sự nén lại của giá và chuẩn bị đảo -> thu hẹp biến động.
- Chú ý những có đảo chiều mà đi kèm khoảng trống giá, khối lượng lớn thì rất tốt.
************************

Chương 6: Cú trồi
- Giá đóng cửa thấp hơn 4 phiên trước là tiềm năng cú trồi rõ rệt.

************************
Chương 7: Sự hấp thụ

- Bằng chứng sự hấp thụ:


1) Sự nâng lên của các mức hỗ trợ;
2) Khối lượng giao dịch quanh đỉnh vùng hấp thụ gia tăng;
3) Sự thiếu tiếp diễn của đà giảm tại những thanh giá “đe dọa” xu hướng tăng;
4) Tại các thanh giá bên phải vùng hấp thụ, giá có xu hướng tạo áp lực lên đường kháng cự, mà ko có sự
nhượng bộ;
5) Trong một số thời điểm, sự hấp thụ thành công sẽ tạo cú bật;
6) Những cú trồi nhỏ thất bại trong việc tạo nên cú phá vỡ xuống (tức giá ko đi xuống).

Mũi tên chỉ điểm hấp thụ. Ở đây cũng có sự nâng lên của ngưỡng hỗ trợ.
Bậc Thầy Đầu Tư Theo Đà Tăng Trưởng

Chương 1

Mark: Trau dồi thêm Kéo Ngược. Mua cả kéo ngược và phá vỡ. (tìm hiểu kỹ thuật này)
Rút tiền ra trước khi thị trường chung giảm mạnh hoặc tệ hơn, con gấu lớn.
Làm theo kế hoạch và không thích bất ngờ. Khi giao dịch với thời gian thực sẽ rất cảm tính. Do đó nên vạch
kế hoạch từ trước và làm theo đó.
Tầm 45’ đầu tiên thị trường hỗn loạn với các tin hôm trước. Nên tác giả thường ko làm gì.
CF rung lắc quá mạnh thì xuống tàu. Không để thông tin gì của thị trường đánh lừa mình. Nhìn chứ ko
nghe.
Các tác giả đều khẳng định quản trị rủi ro tốt hơn sẽ làm cho kết quả giao dịch tốt hơn.
Các tác giả ko dùng margin
Giao dịch thành công cần tập trung, khiêm tốn, chấp nhận rủi ro, ham học hỏi.
Giao dịch có thể cần năng khiếu nhưng có thể trau dồi. Ko được đánh giá thấp những gì có thể làm trong
10 năm.
Ai cũng dùng RSI.
Thanh khoản thấp cũng ko sao, miễn cần điều chỉnh quy mô phù hợp với nó là được.
Không bao giờ cố bắt dao rơi. Ko bắt đáy vì nó chỉ dẫn đến lỗ.
95% lợi nhuận đến từ cf tăng giá mạnh, cho nên tại sao lại bắt đáy?
Quản lý tốt rủi ro  hiệu suất đầu tư tăng
Lọc từ cf đến ngành đến tt chung  hiệu suất đầu tư tăng.
Các cf dẫn dắt ít điều chỉnh khi tt điều chỉnh. Nằm trong top ngành.
Cần để mắt đến nhóm ngành tăng giá và cả NHÓM NGÀNH GIẢM GIÁ (để nẽ xa ra) -> VND.
Có 1 cách Mark dạy là để ý nếu tt chung nằm dưới MA50/200/10, mà cf ngành trên, thì khả năng sẽ thành
dẫn dắt.
Không nên ham cf mớ IPO. Hãy đợi có 1 nền giá thật tốt.
Với cf vốn hoá lớn, Mark dạy có thể vào sớm 1 tý ở vùng điều chỉnh. Ngược lại với cf vốn hoá nhỏ, đợi lập
đỉnh (vì tt thường ko định giá nó đúng).
LIVESTREAM 18 May 2022

1) Penny thì vài tuần -> 2 tháng kết thúc chu kỳ giảm;
2) Bluechip thì 6 tháng.
3) Đoạn đầu giảm tốt xấu giảm hết. Lúc này big boy gom hàng.
4) Sau thì chỉ tập trung vào cf có dòngn tiền tham gia vào.
BÍ MẬT ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

3 buổi:
1) Bí mật gốc rễ của giàu có từ ck;
2) Tư duy đầu tư thành công;
3) Công thức tìm ra siêu cf.

Buổi 1

Học cách có tâm an: 3 gốc rễ: tâm, thân, trí.

Tâm an: cho đi, giúp đỡ 1 ai đó; chia sẻ với người khác điều tốt đẹp.
Kỷ luật + chiến lược = Thành công

Mỗi 1 lần thành công phải ăn mừng.

Tổng kết:
1) Viết ra suy nghĩ tích cực. Tuyên bố nó, lặp đi lặp lại trong trạng thái tốt nhất.
2) Viết ra suy nghĩ tiêu cực, sai lầm, niềm tin tiêu cực. Cô lập, và xóa bỏ nó đi.
3) Niềm tin:
a. TÔI LÀ NHÀ ĐẦU TƯ LÃO LUYỆN,
b. TÔI CHỈ MUA SCF.
c. TÔI LÀ CHUYÊN GIA QUẢN TRỊ RỦI RO. T
d. ÔI LÀ NGƯỜI SỬ DỤNG VỐN TÀI TÌNH

Chiến lược đầu tư: Phải hiểu nguyên lý / quy luật của chiến lược.

Chiến lược gì cũng phải cut loss. Ví dụ bác Vượng cũng cắt thôi. Hehe.
Ko hiểu được quy luật thì hệ thống gì cũng tào lao thôi.

4 thứ: Quy luật; Nguyên lý; Quy trình; Checklist.


Niềm tin  Tự kỷ ám thị  Tìm lý do đủ lớn  ư\

gib

You might also like