You are on page 1of 3

22. Trong bản án số 258, cụ Tuyền chết năm nào ?

Đến khi phúc thẩm đã


được bao nhiêu năm ?
- Trong phần Nhận định của Tòa án bản án số 258/2017/DS-PT ngày 14/9/2017
của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có đoạn “Cố Tuyền chết năm 1945”,
đến khi phúc thẩm là 72 năm.
23. Theo cấp phúc thẩm, vì sao việc chia di sản của cụ Tuyền nay vẫn còn
thời hiệu ?
Trong phần Nhận định của Tòa án của bản án số 258/2017/DS-PT ngày
14/9/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội thì: “... tại thời điểm Tòa án
cấp sơ thẩm giải quyết vụ án Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chưa có hiệu lực
pháp luật... Nhưng khi giải quyết theo trình tự phúc thẩm thì Bộ luật tố tụng dân
sự và Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực và theo quy định tại khoản 2 Điều 184
BLTTDS 2015 thì các đương sự có yêu cầu xác định thời hiệu từ giai đoạn sơ
thẩm và theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của
Quốc hội thì giai đoạn phúc thẩm được áp dụng BLTTDS 2015 để giải quyết
theo khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 quy định ”...”, tại điểm d khoản 1 Điều 688
BLDS 2015 quy định “...” …, căn cứ vào khoản 1 Điều 3 và khoản 4 Điều 36
Pháp lệnh thừa kế được Hội đồng NN ban hành ngày 30/8/1999 thì thời điểm
mở thừa kế đối với di sản của cố Tuyền được tính từ ngày 30/8/1990. Đối chiếu
với các quy định của pháp luật nêu trên thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối
với di sản của cố Tuyền vẫn còn.”
24. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của cấp phúc thẩm liên
quan đến thời hiệu chia di sản của cụ Tuyền (nêu cơ sở pháp lý khi trả lời).
Hướng giải quyết của cấp phúc thẩm liên quan đến thời hiệu chia di sản của cụ
Tuyền là hợp lý nhưng có một số nhầm lẫn về thời điểm mở thừa kế. Căn cứ
theo khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế số 44-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà
nước và Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán nhân dân Tối cao, cố
Tuyền đã chết vào năm 1945, tức là trước ngày 10/9/1990, thì thời điểm mở
thừa kế đối với di sản của cố Tuyền được tính từ ngày công bố Pháp lệnh là
ngày 10/9/1990 chứ không phải từ ngày 30/8/1990. Tuy nhiên, vấn đề này
không ảnh hưởng quá nhiều đến việc quyết định xem thời hiệu khởi kiện về
thừa kế đối với di sản của cố Tuyền có còn hay không. Nhìn chung, cách giải
quyết của cấp phúc thẩm là hợp tình hợp lý, vì tuy rằng tại thời điểm Tòa án cấp
sơ thẩm giải quyết vụ án, BLDS 2015 chưa có hiệu lực, BLDS 2005 chỉ quy
định thời hiệu khởi về thừa kế là 10 năm dẫn đến việc hết thời hiệu khởi kiện về
thừa kế đối với di sản của cố Tuyền, nhưng khi giải quyết vụ án theo trình tự
phúc thẩm, khi BLTTDS và BLDS 2015 đã có hiệu lực, thì đã có sự thay đổi về
thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản,
tính từ thời điểm mở thừa kế (ở đây là ngày 10/9/1990). Vì vậy, thời hiệu khởi
kiện về thừa kế đối với di sản của cố Tuyền được xác định là vẫn còn là hợp lý
và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý: khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế số 44-LCT/HĐNN8, Nghị
quyết số 02/HĐTP, khoản 1 Điều 623 BLDS 2015, điểm d khoản 1 Điều 688
BLDS 2015, Điều 645 BLDS 2005.
25. Trong bản án số 127, cụ Khuyên chết năm nào ? Đến khi phúc thẩm đã
được bao nhiêu năm ?
- Trong phần Xét thấy của bản án số 127/2017/DS-PT ngày 10/5/2017 của Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có đoạn “…cụ Khuyên chết cuối năm 1983”,
đến khi phúc thẩm đã được 34 năm.
26. Theo cấp phúc thẩm, vì sao việc chia di sản của cụ Khuyên nay vẫn còn
thời hiệu ?
- Trong phần Xét thấy của bản án số 127/2017/DS-PT ngày 10/5/2017 của Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có đoạn “ … theo quy định tại điểm d khoản 1
Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017) thì
“1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì
việc áp dụng pháp luật được quy định như sau: a)…. d) Thời hiệu được áp dụng
theo quy định của Bộ luật này”. Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm
2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất
động sản. Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu đối
với yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn vẫn còn.”
27. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của cấp phúc thẩm liên
quan đến thời hiệu chia di sản của cụ Khuyên (nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời).
- Hướng giải quyết trên của cấp phúc thẩm liên quan đến thời hiệu chia di sản
của cụ Khuyên là hợp tình hợp lý, dựa trên các quy định của pháp luật, và xem
xét kĩ càng những sai sót của cấp sơ thẩm. Theo như phần Xét thấy của bản án
số 127/2017/DS-PT ngày 10/5/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
“Cụ Khuyên chết cuối năm 1983, thời điểm mở thừa kế trước ngày 10/9/1990,
thì thời điểm để kết thúc thời hiệu của các tranh chấp về di sản thừa kế được xác
định là ngày 10/3/2003”1. Vậy nên, khi nguyên đơn xin thay đổi nội dung khởi
kiện vào ngày 07/4/2008 là đã hết thời hiệu khởi kiện (vì theo khoản 1 Điều 645

1 Theo quy định tại khoản 1 Điều 2; khoản 2 Điều 17 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 28/8/1998
về khoản giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 thì “Thời gian từ ngày 01/7/1996 đến
ngày nghị quyết này có hiệu lực (ngày 01/01/1999) không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các dân sự
về nhà ở xác lập trước ngày 01/7/1991”
Bộ luật dân sự 2005). Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xác định yêu cầu khởi kiện
chia thừa kế của nguyên đơn còn thời hiệu và thụ lý, giải quyết là không đúng
pháp luật.
Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận thấy sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm, và áp dụng
các quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 và Điều 623 BLDS năm
2015 để đưa đến quyết định “.. thời hiệu đối với yêu cầu chia thừa kế của
nguyên đơn vẫn còn.”. Quyết định này của Tòa án cấp phúc thẩm là có căn cứ,
giải quyết hợp lý vấn đề liên quan đến thời hiệu chia di sản của cụ Khuyên.
● Căn cứ pháp lý:
- Khoản 1 Điều 645 BLDS năm 2005:“Thời hiệu khởi kiện để người thừa
kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
- Điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015: “1. Đối với giao dịch dân sự
được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp
luật được quy định như sau: a)… d) Thời hiệu được áp dụng theo quy
định của Bộ luật này.”
- Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia
di sản là 30 năm đối với bất động sản…”

You might also like