You are on page 1of 17

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Học phần: Tài chính quốc tế


Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Tên nhóm: Bò lúc lắc

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC
HỆ THỐNG BARTER.................................................................................2
1. Barter là gì?..............................................................................................2
2. Ý nghĩa.....................................................................................................2
Quy luật ‘Tiền tệ xấu đuổi tiền tệ tốt ra khỏi lưu thông”..........................3
1. Tiền xấu, tiền tốt là gì?............................................................................3
2. Quy luật Gresham....................................................................................3
CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG.............................................................................5
1. Đặc điểm của chế độ bản vị vàng............................................................5
2. Làm sao để phá giá trong chế độ này?.....................................................6
CHẾ ĐỘ BRETTON WOODS....................................................................7
1. Đặc điểm của chế độ BWS......................................................................7
2. Nguyên nhân sụp đổ của BWS................................................................9
QŨY TIỀN TỆ QUỐC TẾ - IMF..............................................................12
1. Chức năng của IMF...............................................................................12
2. Các loại hạn mức tín dụng của IMF......................................................13
BỘ BA BẤT KHẢ THI (Impossible Trinity)...........................................15
1. Khái niệm...............................................................................................15
2. Nội dung................................................................................................15
HỆ THỐNG BARTER
1. Barter là gì?
Hàng đổi hàng (thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế). Đây là một
hành vi giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ giữa hai hoặc nhiều bên mà không
sử dụng tiền (hoặc phương tiện tiền tệ như thẻ tín dụng).

Về bản chất, việc chuyển đổi


hàng hóa là một giao dịch
trong đó một bên cung cấp
một hàng hóa hoặc dịch vụ để
đổi lấy một hàng hóa hoặc
dịch vụ khác từ một bên khác.
Các nhà kinh tế học phân biệt
hàng đổi hàng với nền kinh tế
quà tặng theo nhiều cách, ví
dụ như đổi hàng, có tính năng
trao đổi qua lại ngay lập tức,
không bị trì hoãn trong thời
gian.

Việc trao đổi hàng thường


diễn ra trên cơ sở song
phương, nhưng có thể đa phương (qua trung gian trao đổi thương mại). Tuy
nhiên, do phải có sự trùng khớp nhu cầu, nên hình thức trao đổi hiện vật (cả
trực tiếp và gián tiếp) chỉ thực hiện được khi nhu cầu trao đổi còn đơn giản.
Vì vậy, nền kinh tế trao đổi hiện vật thường lạc hậu, chuyên môn hóa và
phân công lao động ở trình độ thấp.

2. Ý nghĩa
Ở hầu hết các nước phát triển, hàng đổi hàng thường chỉ tồn tại song song
với các hệ thống tiền tệ ở một mức độ rất hạn chế. Các tác nhân thị trường
sử dụng hàng đổi hàng thay thế cho tiền làm phương thức trao đổi trong thời
điểm khủng hoảng tiền tệ như khi tiền tệ trở nên không ổn định (ví dụ: siêu
lạm phát hay vòng xoáy giảm phát) hay đơn giản là không có sẵn để tiến
hành thương mại.
Quy luật ‘Tiền tệ xấu đuổi tiền tệ tốt ra khỏi lưu thông”
1. Tiền xấu, tiền tốt là gì?
Tiền tốt là tiền có ít khác biệt giữa giá trị danh nghĩa (ghi trên mặt đồng xu)
và giá trị thực (giá trị của kim loại dùng để đúc, thường là kim loại quý,
nickel, hoặc đồng).
Tiền xấu là tiền mà giá trị hàng hoá thấp hơn nhiều giá trị danh nghĩa và
được lưu thông cùng với tiền tốt, nơi cả hai dạng phải được chấp nhận ngang
giá như là tiền pháp định.

2. Quy luật Gresham


2.1. Khái niệm
Quy luật Gresham tên tiếng Anh là Gresham’s Law
Quy luật Gresham là một nguyên tắc tiền tệ nói rằng “Tiền xấu đuổi tiền tốt”
Định luật ấy là: Tiền xấu đuổi tiền tốt. Nghĩa là mỗi khi có hai thứ tiền cùng
lưu hành, một thứ tốt, vững giá trị, như đồng bạc thực, và một thứ xấu như
bạc giấy, thường mất giá vì lạm phát - thì không ai bảo ai - mọi người đều
mang bạc giấy ra xài và cất bạc thực vào tủ sắt.
=> Như vậy là tiền xấu đã đuổi tiền tốt ra khỏi thị trường

2.2. Bản chất của quy luật Gresham


Trong lịch sử, các sở đúc tiền tạo ra tiền từ vàng, bạc và các kim loại quý
khác. Các chủ thể phát hành tiền kim loại đôi khi đã giảm lượng kim loại
quý được sử dụng để tạo ra tiền, trong khi tuyên bố rằng loại tiền đó vẫn có
đầy đủ giá trị, nghĩa là các đồng tiền mới sẽ được định giá cao và các đồng
tiền cũ bị định giá thấp về mặt pháp lý.
Bởi vì giá trị của kim
loại trong các đồng tiền
cũ (tiền tốt) cao hơn so
với các đồng tiền mới
(tiền xấu) theo mệnh giá,
mọi người đều ưa chuộng
các đồng tiền cũ có hàm
lượng kim loại quý cao
hơn.
Người mua sẽ muốn trả
tiền bằng những đồng
tiền có giá trị thấp hơn và giữ lấy những đồng tiền cũ, do chúng tích lũy giá
trị tốt hơn. Do đó, tiền xấu được lưu thông trong nền kinh tế, còn tiền tốt bị
loại khỏi lưu thông.
2.3. Quy luật Gresham và thị trường tiền tệ
Trong thời hiện đại, với việc sử dụng tiền giấy làm đồng tiền pháp định, các
tổ chức phát hành tiền có thể có được thu nhập bằng cách in thêm hoặc cho
vay tiền theo ý muốn mà không cần đúc tiền mới.
=> Xu hướng lạm phát dai dẳng ở hầu hết các nền kinh tế trong mọi khoảng
thời gian. Trong các trường hợp cực đoan, quá trình này thậm chí có thể dẫn
đến siêu lạm phát.
Trong các trường hợp siêu lạm phát, ngoại tệ có thể được dùng để thay thế
nội tệ, đây là một ví dụ về qui luật Gresham bị đảo ngược. Nếu nội tệ mất
giá trị đủ nhanh, mọi người ngừng sử dụng nó và thay bằng ngoại tệ ổn định
hơn.
Qui luật Gresham cũng có thể được áp dụng trên các thị trường tiền tệ toàn
cầu và thương mại quốc tế. Các loại tiền tệ mạnh như USD có giá trị tương
đối ổn định hơn theo thời gian (tiền tốt) có xu hướng lưu hành như phương
tiện trao đổi quốc tế và được sử dụng để yết giá quốc tế cho hàng hóa giao
dịch toàn cầu.
Các đồng tiền kém ổn định hơn và yếu hơn (tiền xấu) được lưu hành rất ít
ngoài biên giới và quyền tài phán của các nước phát hành chúng. Với sự
cạnh tranh quốc tế về tiền tệ, và không có tiền pháp định duy nhất trên toàn
cầu, tiền tốt lưu thông và tiền xấu được giữ ngoài lưu thông bởi hoạt động
của thị trường.

2.4. Ví dụ- Cách sử dụng


Trong một ví dụ hiện đại của quá trình này, vào năm 1982, chính phủ Hoa
Kỳ đã thay đổi thành phần của đồng xu để chứa 97,5% kẽm. Sự thay đổi này
khiến đồng xu trước năm 1982 có giá trị cao hơn so với đồng tiền sau năm
1982, trong khi mệnh giá vẫn giữ nguyên.
Theo thời gian, do đồng tiền giảm giá và dẫn đến lạm phát, giá đồng xu đã
tăng từ mức trung bình 0,6662 USD vào năm 1982 lên 3,0597 USD vào năm
2006 khi Hoa Kỳ áp dụng các hình phạt mới đối với việc nấu chảy tiền xu.
Điều này có nghĩa là mệnh giá của đồng xu mất đi 78% so với sức mua của
nó và mọi người đang háo hức bán những đồng xu cũ, có giá trị gần gấp 5
lần giá trị của những đồng xu sau năm 1982 vào thời điểm đó. Luật dẫn đến
khoản tiền phạt 10.000 đô la hay năm năm tù nếu bị kết án về tội này.
CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG
1. Đặc điểm của chế độ bản vị vàng
1.1. Khái niệm
Bản vị vàng (Gold Standard) là chế độ tiền tệ mà vàng được coi là cơ sở
cho cung ứng tiền tệ của 1 quốc gia hay giá trị tiền tệ liên kết trực tiếp với
vàng. Vàng được sử dụng để thanh toán các khoản thâm hụt trong cán cân
thương mại quốc tế và cán cân thanh toán

Trong chế độ này, hầu như các quốc gia sẽ đồng ý quy đổi thành một lượng
vàng cố định. Mỗi quốc gia sử dụng bản vị vàng đều đặt ra một mức giá cố
định cho vàng và mua bán vàng ở mức giá đó. Mức giá cố định đó sẽ được
dùng để xác định giá trị của tiền tệ.

1.2. Đặc điểm


• Tiền giấy sẽ được quy đổi ra vàng theo một tỷ lệ cố định tức là giá trị của
tiền giấy được đảm bảo theo giá trị của vàng
• Trong chế độ này, lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng
cao, tốc độ sản xuất ra vàng lớn hơn tốc độ sản xuất ra hàng hóa dịch vụ
=> lượng tiền cung ứng tăng lên nhanh hơn so với lượng hàng hóa thực tế
• Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về việc quy đổi giá trị của đồng tiền nội
địa thành vàng
• Không hạn chế việc mua bán vàng theo mức giá đã quy định
• Các quốc gia được tự do xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi vàng với nhau
• Đồng tiền do ngân hàng trung ương phát hành được đảm bảo 100% bằng
vàng
1.3. Hạn chế
• Nền kinh tế thường xuyên trải qua bất ổn
• Những phát hiện mới về các mỏ vàng có thể xuất hiện bất ngờ => làm tăng
cung ứng tiền và lạm phát đột biến.
• Những quốc gia khan hiếm vàng bị hạn chế cung ứng vàng => kìm hãm
phát triển kinh tế
• Quốc gia thâm hụt cán cân kinh tế phải trải qua thời kì đình đốn, quốc gia
có thặng dư cán cân kinh tế phải trải qua thời kì lạm phát

2. Làm sao để phá giá trong chế độ này?


Dưới chế độ bản vị vàng cổ điển quốc tế, những biến động về giá ở một
quốc gia sẽ được điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ bởi cơ chế tự cân bằng
thanh toán gọi là cơ chế dòng chảy giá cả - bản kim

Ban đầu khi giá một loại


hàng hóa giảm xuống nhờ
nguồn cung tăng, tăng hiệu
quả vốn, giảm giá đầu vào
hoặc do cạnh tranh, người
mua sẽ nghiêng về hàng
hóa đó nhiều hơn những
hàng hóa khác

Nhờ sự ổn định tỷ giá tiền vàng, người tiêu dùng ở các nước khác sẽ mua
hàng hóa được định giá thấp nhất và do đó vàng sẽ chảy về các nước có nền
kinh tế hiệu quả nhất.
• Lúc đó, quốc gia mới nhận luồng vàng đến phải tăng cung tiền tệ và chịu
áp lực lạm phát vừa phải để bù lại việc giảm giá trước đó.
• Đồng thời, lượng tiền lưu hành ở các nước nền kinh tế kém hiệu quả bị
giảm đi, vì vậy giá cả ở các nước này giảm xuống cho đến khi sự cân bằng
này được khôi phục
• Ngân hàng trung ương của một quốc gia sẽ phá giá tiền tệ bằng cách tăng
giá vàng trong nước, tức là đặt mức giá cố định của vàng cao hơn bình
thường, từ đó giá trị tiền tệ sẽ bị giảm.
CHẾ ĐỘ BRETTON WOODS
1. Đặc điểm của chế độ BWS
Đây là hệ thống dựa trên Đô la Mỹ và IMF được giao trách nhiệm quản lí hệ
thống này. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một hệ thống do Hoa Kỳ thống trị
với đồng Đô la Mỹ đóng vai trò chủ chốt. Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước
khác rất bất cân xứng. Mỹ, với tư cách là quốc gia trung tâm, cung cấp sự ổn
định giá cả trong nước mà các quốc gia khác có thể "nhập khẩu", nhưng bản
thân không can thiệp vào tiền tệ (đây được gọi là sự bỏ qua lành tính; tức là
Mỹ không quan tâm đến tỷ giá hối đoái, điều này được mong muốn). Ngược
lại, tất cả các quốc gia khác có nghĩa vụ can thiệp vào thị trường tiền tệ để
cố định tỷ giá hối đoái của họ so với đô la Mỹ.

Thứ nhất, hệ thống chế độ tỷ giá


Tỷ giá hối đoái cố định trong ngắn hạn, có thể điều chỉnh trong những
trường hợp cụ thể. Theo quy định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), mỗi đồng
tiền quốc gia được ấn định một tỷ giá cố định với USD và được phép dao
động trong biên độ ±1%. Tỷ giá đồng USD được cố định với vàng là
35USD/ounce.

Việc cố định tỷ giá


đô la với vàng đã
tạo lòng tin cho cả
thế giới vì Mỹ vào
thời điểm đó chiếm
70% dự trữ vàng
của thế giới. Chính
phủ Mỹ cam kết
đổi đô la ra vàng
không hạn chế.
Một cách gián tiếp, các quốc gia có thể hoàn toàn tin tưởng khi neo giá đồng
tiền nước mình với đồng đô la. Trong những trường hợp cán cân thanh toán
mất cân bằng cơ bản, các quốc gia có thể tiến hành phá giá hay nâng giá
đồng tiền với biên độ nhỏ hơn 10% trước khi IMF phải can thiệp.

Thứ hai, khả năng chuyển đổi các đồng tiền


Theo thỏa ước về IMF, các quốc gia thành viên phải cam kết chuyển đổi
không hạn chế đồng nội tệ đối với các giao dịch trong cán cân vãng lai (có
thể hạn chế kiểm soát chu chuyển vốn nhưng không kiểm soát các chuyển
đổi tiền tệ phục vụ mục đích thương mại). Tính không bắt buộc chuyển đổi
đối với các giao dịch vốn đã tạo ra sự hoài nghi bao trùm rằng những di
chuyển vốn sẽ là nguyên nhân bất ổn tiềm năng.

Thứ ba, kiểm soát vốn rất chặt chẽ


Đây là một sự khác biệt lớn so với Bản vị vàng cổ điển năm 1879-1914, khi
có sự luân chuyển vốn tự do. Mặc dù Mỹ và Đức đã có những quy định
tương đối ít hơn về tài khoản vốn, nhưng các quốc gia khác đã áp đặt các
biện pháp kiểm soát hối đoái nghiêm ngặt.

Thứ tư, kinh tế vĩ mô hoạt động tốt


Đặc biệt, giá cả toàn cầu ổn định và tăng trưởng cao đồng thời đạt được
trong quá trình tự do hóa thương mại ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, sự ổn
định về giá có thể giao dịch (giá bán buôn hoặc WPI) từ giữa những năm
1950 đến cuối những năm 1960 gần như hoàn hảo và phổ biến trên toàn cầu.
Thành tựu kinh tế vĩ mô này là chưa từng có trong lịch sử.

Thứ năm, dự trữ quốc tế


Hình thành hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ Tiền tệ và Phát triển Quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). IMF được hình thành với mục tiêu
chính là giám sát và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và thúc
đẩy tăng trưởng thương mại thế giới. Nhiệm vụ cơ bản của IMF là bảo đảm
cho hệ thống tỷ giá cố định hoạt động trơn tru và hiệu quả; tức là làm giảm
tối thiểu nhu cầu phá giá và nâng giá đồng tiền của các quốc gia thành viên
bằng cách cung cấp cho các thành viên một hạn mức tín dụng thường xuyên
để tài trợ cho thâm hụt tạm thời cán cân thanh toán.
Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào quy mô của các nền kinh tế và tỷ trọng
đóng góp của các quốc gia đó vào IMF. Các quốc gia đóng góp vào IMF
theo tỷ lệ 1⁄4 là tài sản dự trữ (chủ yếu là vàng), 3⁄4 bằng đồng tiền quốc gia.
Khi gặp khó khăn, mỗi thành viên được rút 25% hạn mức trong lần đầu, sau
đó muốn rút thêm phải tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách kinh tế của IMF
đưa ra, có thể rút trong 4 lần, mỗi lần 25% hạn mức.
2. Nguyên nhân sụp đổ của BWS
2.1. Vấn đề thanh khoản
Với mức giá $35 /ounce thì tài sản nợ của Mỹ đối với phần thế giới còn lại
tăng lên nhanh chóng, kết quả là tài sản nợ của Mỹ tăng nhanh hơn lượng
vàng Mỹ khai thác được bổ sung vào dự trữ. Điều này có nghĩa là khả năng
chuyển đổi toàn bộ tài sản nợ bằng USD ra vàng tại mức giá $35/ounce là
không thể thực hiện.

Khi chính phủ Mỹ đã bộc


lộ mất khả năng thanh toán,
các NHTW nước ngoài sẽ
chuyển đổi USD dự trữ của
mình ra vàng, do lượng
vàng không đủ nên chính
phủ Mỹ cuối cùng buộc
phải từ chối việc chuyển
đổi USD ra vàng, nghĩa là chấm dứt duy trì tỷ giá cố định với USD
=> Bretton Woods sụp đổ.

2.2. Về đặc quyền phát hành USD


Vai trò độc tôn của USD bao hàm ý rằng, nước Mỹ là người cung cấp nguồn
thanh khoản quốc tế chủ yếu dưới chế độ Bretton Woods. Để có được nguồn
dự trữ quốc tế, phần thế giới còn lại (không phải Mỹ) phải duy trì BOP luôn
ở trạng thái thặng dư, trong khi đó Mỹ phải duy trì một BOP luôn thâm hụt.
Điều này có nghĩa là phần còn lại của thế giới phải tiêu dùng ít hơn những gì
mà chính nó sản xuất ra, trong khi đó nước Mỹ có đặc quyền là có thể tiêu
dùng nhiều hơn những gì mà chính nước Mỹ sản xuất ra.

2.3. Sự thiếu vắng của một cơ chế điều chỉnh


BWS cho phép điều chỉnh tỷ giá chính thức như là biện pháp cuối cùng để
điều chỉnh sự mất cân đối cơ bản trong BOP của các nước thành viên. Tuy
nhiên, trong thực tế các quốc gia có BOP mất cân đối tỏ ra rất miễn cưỡng
khi thực hiện các biện pháp phá giá, nâng giá, hay các chính sách kinh tế
khác nhằm duy trì trạng thái cân bằng của BOP.

Về phía Mỹ: Cho dù tỷ lệ lạm phát sau nhiều năm tuy có cao, nhưng chính
phủ Mỹ không thể phá giá USD đối với vàng được, bởi vì nếu phá giá sẽ làm
xói mòn lòng tin vào toàn hệ thống Bretton Woods. Hơn nữa, giả sử chính
phủ Mỹ phá giá USD so với vàng thì cũng không cải thiện được sức cạnh
tranh thương mại quốc tế nếu như các bạn hàng vẫn duy trì tỷ giá cố định
đối với USD. Như vậy, để duy trì và kiểm soát được thâm hụt BOP chính
phủ Mỹ buộc phải áp dụng các chính sách thiểu phát nền kinh tế.

Đối với các nước có BOP thâm hụt: Rõ ràng hành động phá giá là phương
thuốc cuối cùng để cải thiện BOP của các nước bị thâm hụt. Nhưng thực tế
chỉ ra rằng các nước có BOP thâm hụt lại tỏ ra rất miễn cưỡng khi phá giá
đồng tiền của mình, bởi vì phá giá thường được xem là biểu hiện yếu kém
của chính phủ và của cả một quốc gia. Một khi các quốc gia có thâm hụt
BOP miễn cưỡng áp dụng các chính sách thiểu phát nền kinh tế cũng như
phá giá đồng bản tiền tệ, có nghĩa là hệ thống Bretton Woods phải trông chờ
vào các nước có thặng dư BOP là một cái gì đó để BOP của họ giảm xuống.
Đối với các nước có thặng dư BOP: như Đức, Nhật, Thuỵ Sỹ... cũng muốn
chứng tỏ rằng việc nâng giá đồng tiền của họ cũng khó khăn và miễn cưỡng
chẳng kém gì các nước phải phá giá đồng tiền. Điều này xảy ra là vì khi
đồng tiền của họ tiếp tục được định giá thấp sẽ cho phép duy trì tốc độ tăng
trưởng cao trong xuất khẩu và hướng nền kinh tế vào sản xuất hàng xuất
khẩu. Họ lo ngại rằng nếu nâng giá đồng bản tệ sẽ khiến cho tăng trưởng
xuất khẩu chậm lại, thất nghiệp gia tăng bởi vì các ngành sản xuất hàng xuất
khẩu phải co lại. Hơn nữa, các quốc gia này không dễ gì áp dụng chính sách
mở rộng tiền tệ như là các biện pháp giảm thặng dư BOP bởi vì họ luôn lo
ngại về những hậu quả của lạm phát có thể gây ra.
Trong chế độ tỷ giá cố định, áp lực luôn đè nặng lên con nợ phải tiến hành
biện pháp điều chỉnh nào đó bởi vì nếu không dự trữ ngoại hối sẽ cạn kiệt để
bảo vệ tỷ giá.

2.4. Chính sách tiền tệ lạm phát không phù hợp với quốc gia tiền tệ chủ
chốt
Hệ thống Bretton Woods dựa trên các quy tắc, trong đó quan trọng nhất là
tuân thủ các chính sách tiền tệ và tài khoá nhất quán với tỷ giá cố định. Mỹ
đã vi phạm quy tắc này sau năm 1963.
QŨY TIỀN TỆ QUỐC TẾ - IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (viết tắt IMF) – tên tiếng anh là International Monetary
Fund: là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách
theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và
giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington,
D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

Quỹ tiền tệ Quốc tế được thành lập từ năm 1945 nhằm thúc đẩy hợp tác tiền
tệ và đảm bảo an ninh hệ thống tiền tệ toàn cầu, bao gồm 189 quốc gia làm
việc để thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo ổn định tài chính, tạo điều
kiện cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm và tăng trưởng kinh tế bền
vững, giảm nghèo trên toàn thế giới.
1. Chức năng của IMF
IMF gồm 3 chức năng chính
1.1. Giám sát
Giám sát tình hình kinh
tế tài chính toàn cầu và
các nước thành viên,
đồng thời tư vấn về
chính sách kinh tế cho
các nước thành viên.
Điều này được thực hiện
thông qua việc nghiên
cứu, thống kê, phân tích
và dự báo các nền kinh tế
quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu. Ngoài ra, IMF sẽ cung cấp lời khuyên cho
các nước thành viên và thúc đẩy các chính sách được thiết kế để thúc đẩy sự
ổn định kinh tế, giảm tính dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng kinh
tế và tài chính, và nâng cao mức sống.

1.2 Hỗ trợ tài chính


Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước thành viên khi họ
gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán. Cụ thể như đưa ra
các nguồn vốn cho vay không lãi suất với thời gian đáo hạn dài. Nhiệm vụ
hỗ trợ tài chính này chính là trách nhiệm cốt lõi của IMF.

1.3 Phát triển năng lực


Trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên nhằm cải thiện khả năng điều
hành kinh tế. Ví dụ như thiết kế và thực hiện các chính sách hiệu quả hơn
đối với thuế và quản lý, quản lý chi tiêu, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái,
giám sát và điều tiết hệ thống ngân hàng và tài chính, khuôn khổ lập pháp và
thống kê kinh tế.
2. Các loại hạn mức tín dụng của IMF
IMF là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích nuôi dưỡng tập đoàn
tiền tệ toàn cầu. Từ đó thiết lập tài chính an toàn và tạo điều kiện thuận lợi
cho thương mại quốc tế cũng như đẩy mạnh việc làm, tăng trưởng kinh tế
cao và giảm bớt đói nghèo. Xuất phát từ mục đích này IMF cũng đưa ra các
loại tín dụng để hỗ trợ các nước thành viên trong việc phát triển kinh tế. Cụ
thể như sau:

Tín dụng Vốn vay bổ Vay dự Vay dài Vay bù Vay


thông sung phòng hạn đắp thất chuyển
thường thu XK tiếp nền
kinh tế
Mức Tối đa 100% Từ 100% - Tối đa 140% 100%
vay cổ phần của 350% cổ được cổ phần cổ phần
nước đó tại phần của 62,5% cổ tại quỹ của
quỹ nước đó tại phần nước đó
quỹ tại quỹ

Thờ Từ 3 – 5 Từ 3 – 5 5 năm 10 năm 3–5 5 năm


i năm năm năm
hạn
vay
Thờ 3 năm 3,5 năm 3,5 năm 4 năm 3,25
i năm
hạn
ân
hận
Lãi Khoảng 5% Tính theo Tính theo 6% – 5% – Tính
suất - 7,5% lãi suất thị lãi suất 7,5%/ 7,5%/ theo lãi
trường thị năm năm suất thị
trường trường

Bên cạnh đó, IMF còn có một số loại tín dụng khác như: vay để duy trì dự
trữ điều hòa, vay để điều chỉnh cơ cấu…
Các nước thành viên cũng được quyền vay hay quyền rút vốn đối với IMF.
Các nước có thể sử dụng quyền rút vốn và dự trữ quốc tế của mình để tài trợ
cho các khoản thâm hụt cán cân thanh toán. Đối với cơ chế quyền rút vốn tại
IMF, các nước thành viên cần đảm bảo:
 Nếu gặp khó khăn về cán cân thanh toán các nước thành viên có thể
rút vốn. Tức là mua đồng tiền nước ngoài của IMF bằng đồng tiền
của nước mình trong giới hạn bằng 125% hạn mức của mình, trong
đó các nước có thể rút 25% đầu tiên bất kì khi nào có nhu cầu.
 Khi muốn rút một hay cả bốn phần 25% còn lại, các nước phải nhất
trí với IMF về một chương trình bao gồm các biện pháp xử lý thâm
hụt cán cân thanh toán của mình.
 Các nước thành viên phải hoàn trả lại phần rút vốn của mình trong
khoảng thời gian từ 3 - 5 năm.
Liên quan đến quyền rút vốn của các nước thành viên, năm 1970, IMF đã
tạo ra một tài sản dự trữ quốc tế gọi là Quyền Rút vốn Đặc biệt (viết tắt là
SDR) để tăng thêm mức cung về phương tiện thanh toán quốc tế. Quyền này
cũng tạo ra những phương tiện vay nợ bổ sung cho các nước thành viên
nghèo của IMF.
BỘ BA BẤT KHẢ THI (Impossible Trinity)
1. Khái niệm
Bộ ba bất khả thi (Bộ ba chính sách không thể đồng thời hoặc tam nan kinh
tế) chỉ một giả thuyết kinh tế cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba
chính sách gồm:
1. Tỉ giá hối đoái cố định thể hiện ở: dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán...
2. Tự do lưu chuyển vốn thể hiện ở: tăng trưởng GDP, đầu tư nước ngoài,
nhập siêu, tài khóa ngân sách công, nợ nước ngoài...
3. Chính sách tiền tệ độc lập thể hiện ở: lạm phát, lãi suất, ...
Trong kinh tế học, chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này
mà thôi. Thuật ngữ này còn dùng để chỉ tình thế kinh tế dễ đổ vỡ khi mà một
quốc gia cố tình thi hành ba chính sách trên cùng lúc.
2. Nội dung
- Các lý luận kinh tế như sơ đồ DD-AA hay
mô hình Mundell-Fleming đều chỉ ra quan
hệ giữa chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái
với giả định là vốn được tự do lưu chuyển
qua biên giới quốc gia.
- Một nước phải chọn một cạnh của tam
giác và từ bỏ góc đối diện.

* (2) + (3): Một quốc gia có thể chọn thay


đổi tỉ giá hối đoái với một hoặc nhiều quốc
gia và nó có một dòng vốn tự do với các
quốc gia khác. Nếu đi theo kịch bản này,
chính sách tiền tệ độc lập sẽ không thể có
được vì khi biến động lãi suất sẽ tạo ra
chênh lệch tỉ giá hối đoái.

* (1) + (2): Quốc gia có thể chọn để có một dòng vốn tự


do với các quốc gia khác và có chính sách tiền tệ độc lập.
Nhưng do tỉ giá hối đoái cố định giữa tất cả các quốc gia và dòng vốn tự do
là riêng biệt với nhau. Vậy nên nếu muốn tự do lưu chuyển vốn, hiển nhiên
sẽ không thể có tỉ giá hối đoái cố định.

* (3) + (1): Nếu một quốc gia chọn tỉ giá hối đoái cố định và chính sách tiền
tệ độc lập thì quốc gia đó sẽ không thể có dòng vốn tự do. Tiếp tục trong
trường hợp này, tỉ giá hối đoái cố định và dòng vốn tự do là riêng biệt với
nhau.

You might also like