You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT CẦN GIUỘC ĐỀ ÔN KIỂM TRA CUỐI KÌ MÔN HÓA 2021-2022

MÔN HÓA HỌC- 10

Đề Tham Khảo 5

01 11 21
02 12 22
03 13 23
04 14 24
05 15 25
06 16 26
07 17 27
08 18 28
09 19 29

10 20 30

Câu 1: Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2SO 2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3 (k) ( ΔH < 0). Cân bằng chuyển dịch theo
chiều nghịch khi
A. giảm nồng độ SO2. B. giảm nồng độ O2.
C. giảm nhiệt độ bình phản ứng. D. tăng áp suất bình phản ứng.
Câu 2: Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau:

Hiện tượng quan sát được ở bình chứa nước Br 2 là


A. xuất hiện kết tủa trắng. B. dung dịch chuyển sang màu xanh tím.
C. dung dịch bị nhạt màu. D. xuất hiện kết tủa vàng.
Câu 3: Tốc độ phản ứng tăng khi tác động vào phản ứng yếu tố nào sau đây?
A. giảm nhiệt độ của bình phản ứng. B. tăng nồng độ các chất phản ứng.
C. tăng lượng chất xúc tác. D. tăng thể tích các chất phản ứng.
Câu 4: Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2SO 2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3 (k) ( ΔH < 0). Cân bằng chuyển dịch theo
chiều thuận khi
A. giảm nồng độ SO2. B. tăng nồng độ O2.
C. tăng nhiệt độ bình phản ứng. D. giảm áp suất bình phản ứng.
Câu 5: Cho phản ứng: 2NaHCO3 (r) ⇄ Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O (k) ΔH = 129kJ. Để thu được nhiều khí CO2 cần
A. giảm nhiệt độ bình phản ứng. B. thêm chất xúc tác.
C. tăng nhiệt độ bình phản ứng. D. thêm lượng NaHCO3.
Câu 6. Yếu tố không ảnh hưởng đến cân bằng của phản ứng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) ∆H<0 là
A. nồng độ. B. nhiệt độ. C. áp suất. D. chất xúc tác.
Câu 7: Khi cho cùng một lượng dung dịch H2SO4 vào hai cốc chứa CaCO3 có khối lượng bằng nhau. Ở cốc CaCO3
đã được nghiền mịn thấy khí thoát ra nhanh và mạnh hơn cốc CaCO 3 dạng khối. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng ở hai thí nghiệm trên là
A. nồng độ. B. nhiệt độ. C. áp suất. D. diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 8: Tính chất vật lý nào sau đây không đúng đối với H2SO4?
A. Chất lỏng sánh như dầu.   B. Tan vô hạn trong nước.    
C. Nặng gần gấp hai lần nước.     D. Dễ bay hơi.
Câu 9: Nguyên liệu ban đầu để sản xuất H2SO4 trong công nghiệp là
A. Na2S. B. SO2. C. SO3. D. FeS2.
Câu 10: Khi cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng lần lượt tác dụng với các chất sau : Cu, Fe 2O3, C, dung dịch Ba(OH)2,
dung dịch Na2SO3 . Số phản ứng mà H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Cho 10 g Zn bột tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M. Tốc độ phản ứng hóa học tăng khi
A. thay dung dịch HCl 1M bằng dung dịch HCl 2M B. thay 10 g Zn bột bằng 10 g Zn viên.
C. thay 100 ml dd HCl 1M bằng 200ml dd HCl 1M. D. thay dung dịch HCl 1M bằng dung dịch HCl 0,2M.
Câu 12. Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt: BaCl2, NaCl, H2SO4 là
A. Dung dịch phenolphtalein. B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch AgNO3. D. quỳ tím.
Câu 13. Cho H2SO4 loãng lần lượt tác dụng lần lượt với các chất sau: Fe, CuO, NaHSO 3 , Ag, Na2SO4, C. Số phản
ứng xảy ra là
A. 3. B.4. C. 6. D.5.
Câu 14. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S. Hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B. Không có hiện tượng gì.
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
Câu 15: Thí nghiệm nào sau đây sinh ra chất khí?
A. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào Na2SO3 rắn đun nóng nhẹ .
B. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào NaCl.
C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào Cu.
D. Cho dung dịch H2SO4 đặc nóng tác dụng với CuO.
Câu 16: Cho các phản ứng sau:
(1) SO2 +2NaOH  Na2SO3+H2O.
(2) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  K2SO4 + 2Mn SO4 + 2H2SO4.
(3) SO2 + 2H2S  3S + 2H2O.
(4) SO2 + Br2 + 2H2O  2HBr + H2SO4.
Phản ứng chứng minh SO2 có tính oxi hóa là:
A. (2). B. (1). C. (4). D. (3).
Câu 17: Cho phản ứng Fe3O4 + H2SO4 đặc nóng tạo SO2
Tổng hệ số các chất tham gia trên phương trình phản ứng
A.14. B.13. C.6. D.12.
Câu 18: (1)Cho các chất sau :HCl ; H2SO4; NaCl,BaCl2
Bằng phương pháp hóa học nhận biết được các chất trên chỉ dùng một thuốc thử là quỳ tím
(2) Từ Fe, S, HCl có 2 phương pháp điều chế H2S
A.1,2 đúng. B1,2 sai. C.1 đúng ,2 sai. D.1 sai ,2 đúng.
Câu 19: Tỉ lệ số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối trong phản ứng
FeSO4 + H2SO4 đặc nóng tạo SO2 là
A.1:2. B.1:1. C.1:3. D.1:4.
Câu 20: Cho 1 mol H2SO4 vào 2 mol KOH,dd sau phản ứng cho quì tím vào quì tím chuyển sang màu:
A. màu đỏ B. màu xanh C. Không đổi màu D. mất màu quì tím
Câu 21: (1) H2S có tính khử mạnh.
(2) Khí sunfurơ có khả năng làm mất màu nước Brom và dd thuốc tím.
A.1,2 đúng B.1,2 sai C.1đúng, 2 sai D.1 sai, 2 đúng
Câu 22: H2S+NaOH tỉ lệ mol 1:2 tạo muối là
A.Na2S. B.NaHSO4. C.NaHSO3. D.NaHS.
Câu 23: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc người ta làm như sau:
A. Rót nhanh axit vào nước B. Rót nhanh nước vào axit
C. Rót từ từ axitvào nước đồng thời khuấy nhẹ D. đổ từ từ nước
Câu 24: Cho phản ứng sau:
HI + H2SO4 + KMnO4 MnSO4 + K2SO4+ H2O + I2
Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng là
A. 15 B. 17 C. 20 D. 19
Câu 25: Cho phản ứng Br2 + H2S + H2O HBr + H2SO4
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử khi cân bằng lần lượt là:
A. 2;1 B. 1;1 C. 1;2 D. 4;1
Câu 26: (1). H2SO4 đặc nóng có thể oxi hóa hết tất cả kim loại.
(2). H2SO4 đặc có tính háo nước và tính oxi hóa mạnh.
A.1,2 đúng B.1,2 sai C.1đúng, 2 sai D.1 sai, 2 đúng
Câu 27: Chọn phản ứng không đúng trong các phản ứng sau đây:
A. H2SO4 đặc + FeO  →FeSO4 + H2O                     B. H2SO4 đặc + 2HI  →I2 + SO2 + 2H2O
C. 2H2SO4 đặc + C → CO2 + 2SO2 + 2H2O        D. 6H2SO4 đăc + 2Fe →Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Câu 28*: Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ của một phản ứng tăng lên 2 lần. Vậy tốc độ phản ứng
tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C.
A. 16 lần B. 256 lần C. 64 lần D. 14 lần
Tự luận:
Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau ( ghi đk nếu có) :
H2S S FeS SO2 NaHSO3 K2SO3 K2SO4
Câu 2: Sục 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 140 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Tính tổng khối
lượng muối có trong dung dịch X?
Câu 3. Cho 10 gam hh X gồm Fe, FeO tác dụng đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng nóng thu được 2,8 lít khí
SO2 (đktc).
Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp X.
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% cần dùng.
Câu 4: Nung 11,2 gam bột sắt trong oxi, thu được 14,8 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hoà tan
hết hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 dư, thoát ra V lít SO2 (đktc), (sản phẩm duy nhất). Tìm V?

You might also like