You are on page 1of 42

NGUỒN GỐC CỦA

PHẬT GIÁO
Ra đời ở Ấn Độ cách đây khoảng 2.600
năm
Nguyên thủy đạo phật chỉ có 1 phái
duy nhất được gọi là tăng đoàn
500 năm kể từ khi Đức Phật niết Bàn,
càng có nhiều tư tưởng khác nên chỉ
riêng Ấn Độ đã được phân chia thành
20 bộ phái.
GIAI ĐOẠN 2: GIAI ĐOẠN CỰC THỊNH
-KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THỜI LÝ-
Bối cảnh lịch sử

-Thời Lý, đất nước độc lập và thống nhất


=> những tư tưởng tích cực của đạo Phật như
từ bi, vô ngã đã có được một chỗ đứng vững
chắc nhất trong lịch sử

Phật giáo được trọng vọng, được truyền bá


rộng rãi trong quần chúng, chùa chiền được
khởi dựng rất nhiều

=>Lý Công Uẩn đã cho xây dựng hơn 300 ngôi


chùa và sửa chữa các ngôi chùa đã hư nát.

LÝ CÔNG UẨN
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC

• Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời nhà


Lý và chịu ảnh hưởng của Phật Giáo rất
sâu đậm
• Kiến trúc chùa tháp thời Lý đều to lớn ,
cao .Các chùa thường nằm trên đỉnh núi
cao .cấu trúc và bố cục chùa tháp đơn
giản , chỉ gồm một ngôi chùa chính và một
ngọn tháp lớn có đáy vuông .Điều này
phản ánh tư tưởng giản dị , phóng khoáng
của người thời Lý.
• Các chùa tháp thường được xây trên các
triền núi nơi có phong cảnh đẹp, lấy núi làm
chỗ dựa, xung quanh là đồng bằng.
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC

• Các chùa tháp thường được xây trên các triền


núi nơi có phong cảnh đẹp, lấy núi làm chỗ dựa,
xung quanh là đồng bằng.
VD: chùa Dạm trên núi Dạm, chùa Phật Tích trên
núi Lạn Kha (Bắc Ninh)…
• Nếu không có núi người xưa cũng tìm nơi đất
cao để xây dựng chùa tháp như chùa Bà Tấm (Hà
Nội), chùa Hương Lãng (Hưng Yên)…
• Các công trình kiến trúc thời này đều có
hướng quay về hướng Nam, hướng phù hợp
với khí hậu bản địa.
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
• Một đặc điểm nữa dễ nhận thấy là các chùa tháp đều gắn bó với sông nước ao hồ nhất là
sông tạo nên những phong cảnh “sơn thủy hữu tình”
• Ngoài ra còn giúp cho việc đi lại và chuyên chở vật liệu xây dựng công trình thời bấy giờ.
CÔNG TRÌNH
TIÊU BIỂU
Có thể chia chùa thời Lý làm 4 loại khác nhau:
• Loại 1: Chùa dựng trên 1 cây cột (chùa Một
Cột)
• Loại 2: Chùa có quy mô lớn kiêm hành cung để
vua nghỉ ngơi khi du ngoạn
• Loại 3: Không có tháp, không phải hành cung
nhưng cũng rất lớn, phát triển theo chiều sâu
theo trục thần đạo và nâng cao dần, khu điện
thờ bố cục gần giống mặt bằng của tháp
• Loại 4: Các chùa nhỏ nằm trong thôn xóm cơ
bản
CÔNG TRÌNH
TIÊU BIỂU
• Chùa Diên Hựu hay gọi là
chùa Một Cột (Hà Nội), khởi
dựng năm 1049 dưới đời vua
Lý Thái Tông tại Thăng Long.
Chùa nhỏ nhắn, thanh thoát
nhẹ nhàng, mang hình dáng
một bông hoa sen. Chùa ngày
nay được xây dựng lại năm
1955.
CÔNG TRÌNH TIÊU
BIỂU
• Chùa Phật Tích Vạn Phúc tự (Bắc
Ninh), khởi dựng năm 1057. Di vật
hiện còn là tượng A Di Đà bằng đá
xanh ngồi trên tòa sen cao 27m nằm
trên đỉnh núi, một hệ thống tượng
đá gồm 10 con giống như voi, lân,
trâu, ngựa…, ba lớp nền bằng đá,
những di vật mang họa tiết trang trí
lá đề, hoa sen, rồng, phượng…
Đầu tượng đá Kim Cương, chim
thần đánh trống cơm.
CÔNG TRÌNH
TIÊU BIỂU
• Chùa Dạm Thần Quang
tự (Bắc Ninh), ngoài cột
đá chạm rồng vờn sóng
nước chùa Dạm, hiện
chỉ còn bốn cấp nền xẻ
vào sườn núi bó đá với
bực thềm giữa dài 16
mét, đầu tượng Kim
Cương bằng đá.
CÔNG TRÌNH TIÊU
BIỂU
• Chùa Long Đọi Diên Linh tự (Nam
Định) khởi dựng từ năm 1054 dưới
đời vua Lý Thánh Tông. Tháp Sùng
Thiện Diên Linh (1118 – 1121) xây
dưới đời Lý Nhân Tông. Chùa bị
phá hủy hoàn toàn từ thế kỷ XV, sau
đó được dựng lại vào thời Mạc, kiến
trúc hiện nay là thời Nguyễn, hiện
đang trong giai đoạn trùng tu lại.
Các di vật còn lại là bia Sùng Thiện
Diên Linh, tượng Kim Cương, nền
tháp Sùng Thiện Diên Linh.
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
• Chùa Chương Sơn (Nam Định) , các di
vật hiện còn như nền tháp bằng đá, lan
can đá tạc hình vũ nữ thiên thần, những
thớt tròn đá chạm rồng có hoa dây, rồng
và hoa sen, tượng đầu người mình chim
Kinnaras và tượng Phật bằng đá.
CÔNG TRÌNH TIÊU
BIỂU
• + Chùa Láng – Chiêu Thiên tự (Hà
• Chánh điện Nội) chùa được xây thời Lý Thần
Tông, toàn bộ chùa ngày nay được
xây lại vào thời Hậu Lê. Chùa đã
được trùng tu lại nhiều lần, kiến
trúc khu trung tâm hiện còn là kiến
• Cổng chùa uy nghiêm
trúc thời Nguyễn, chùa mới được
trùng tu năm 1989.

• Nhà bát giác • Lối vào sân chùa với hai


hàng cây cổ thụ.
GIAI ĐOẠN 2: GIAI ĐOẠN CỰC THỊNH
-KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN-
Bối cảnh lịch sử

• -Sau khi Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của


triều đại nhà Lý, bị Trần Thủ Độ lập kế ép nhường
ngôi cho chồng, triều Lý chấm dứt, Trần Cảnh lên
ngôi mở ra một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân
tộc với 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông.
• -Phật giáo thời Trần là nói đến kiến trúc chùa
tháp được xây dựng hoặc trùng tu toàn phần thời
kỳ 1225 đến 1440.
• -Thời Trần, Phật giáo có những trường phái
riêng của Việt Nam với những giáo lý thực tế trên
nền tảng căn bản của tôn giáo từ bi, bác ái và vị
tha. Phật giáo cũng được truyền bá nhưng ảnh
hưởng không sâu rộng bằng thời Lý.
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
• Các công trình chùa tháp liên hệ chặt chẽ với
thiên nhiên, phù hợp với cảnh trí xung quanh tạo
nên một kiến trúc tổng thể hoàn chỉnh. Công trình
như mọc lên và hòa vào với đất, phù hợp với
thiên nhiên và khung cảnh thiên nhiên chung
quanh cũng làm tôn thêm vẻ đẹp của kiến trúc rất
nhiều.

• Tháp thời Trần được dựng khá nhiều trong các


công trình kiến trúc Phật giáo với chức năng làm
nơi thờ Phật, kỷ niệm hoặc tháp mộ.

• Khác với thời Lý, tháp thời Trần thường có vị trí


trước sân chùa.

• Ví dụ tháp Phổ Minh chùa Phổ Minh, tháp Bình


Sơn chùa Vĩnh Khánh, tháp Trần Nhân Tông chùa
Hoa Yên…
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
• + Chùa Phổ Minh (Nam Định) được xây dựng
khoảng năm 1262, còn lưu giữ được cánh cửa
gỗ bốn tấm bằng gỗ lim, cao 1,9m và mỗi cánh
rộng 0,8 m với những trang trí hình rồng,
hoa lá và sóng nước. Một số thành bậc cửa
bằng đá chạm rồng và sấu. Tháp Phổ Minh
bằng đá, dựng trước cửa chùa vào năm
1305.
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

• + Chùa Bối Khê (Hà Tây) dựng năm 1338, chùa giữ được một
số đầu bẩy chạm hình đầu rồng ngậm ngọc, phía ngoài có
một hình chim, lưu được bộ vì kèo tại gian giữa tòa Thượng
Điện và một số chạm khắc chim thần Garuda ở góc bệ đá và
tường gạch, bệ đá hoa sen ba tượng năm 1382.
CÔNG TRÌNH TIÊU • + Chùa Thái Lạc (Hưng Yên) còn giữ được một số mảng cốn, ván nong
trang trí rất đẹp. Điêu khắc gỗ của chùa này và chùa Bối Khê tiêu
BIỂU biểu cho điêu khắc gỗ kiến trúc Phật giáo thời Trần.
CÔNG TRÌNH
TIÊU BIỂU
• + Chùa Báo Ân (Gia Lâm, Hà
Nội) còn lại những di vật cổ như
mảng nền, kết cấu sáu hàng
chân cột, một vì rộng 13m và
một số hiện vật bằng đất nung
mang phong cách trang trí
thời Trần. Điêu khắc trang trí
có bệ đá hình vũ nữ, một đầu
rồng và một số trang trí lá đề
là có giá trị.
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
• + Chùa Vĩnh Khánh và tháp
Bình Sơn (Vĩnh Phúc) hiện nay,
niên đại của tháp Bình Sơn còn
gây nhiều tranh cãi, nhưng theo
nhiều tư liệu đáng tin cậy thì
tháp Bình Sơn khởi dựng trong
thời Trần. Tháp Bình Sơn là ngôi
tháp cổ sử dụng chất liệu đất
nung có giá trị rất cao về mỹ
thuật và kiến trúc Phật giáo.
GIAI ĐOẠN 3: GIAI ĐOẠN SUY THOÁI
-KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THỜI LÊ
SƠ VÀ THỜI MẠC-
Bối cảnh lịch sử (Thời Lê Sơ)

• -(1428 1527) Sau cuộc chiến ròng rã 10 năm, cuộc kháng chiến
chống quân Minh đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Ngày 15/4 năm Mậu
Thân, Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế mở ra triều đại nhà Lê.

• -Nhà nước phong kiến Lê Sơ được thành lập trong bối cảnh nền
văn hóa bị hủy hoại nghiêm trọng

• -Hai mươi năm giặc Minh đô hộ, những công trình Phật giáo nổi
tiếng một thời như chùa Long Đọi, tháp Chương Sơn… đều bị phá hủy.
Trong bối cảnh hệ tư tưởng thống trị của triều đình thời Lê Sơ là Nho
giáo, Phật giáo cùng các tôn giáo khác lâm vào cảnh tưởng chừng như
suy tàn.
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC

• Về quy mô không to lớn như thời Lý Trần

• Các công trình kiến trúc Phật Giáo thời Lê thực chất là không có nhiều và
không đủ tư liệu để xác định được những nét đặc trưng kiến trúc.

• Lối bố cục mặt bằng đặc trưng kiểu “nội công ngoại quốc”.

• Trước cổng chùa thường có cổng tam quan và sau chùa có gác chuông hai
tầng, kiến trúc tách rời độc lập với khối nhà chính.

• Phật giáo phổ biến tới các làng xã, đồng hóa với các tín ngưỡng dân gian,
song hành với các tôn giáo khác tạo nên không gian kiến trúc vô cùng khác
biệt với các thời kỳ trước.

• Nguyên tắc xây dựng chùa tháp từ thời Mạc về sau luôn theo quy tắc khép
kín, tạo ra một không gian tôn giáo thiêng liêng. Tuy nhiên, ở trong không
gian khép kín đấy, mối tương quan hài hoà chính là sự hoà nhập đường nét
kiến trúc với các yếu tố thiên nhiên.
CÔNG TRÌNH
TIÊU BIỂU

• + Chùa Cập Nhất (Hưng


Yên) niên đại trùng tu thời
Mạc năm 1530 và 1536.
Còn lưu giữ được một số
mảng chạm trang trí đề tài
rồng, mây lửa tại Thượng
Điện, pho tượng Quan Âm
Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng
gỗ cao 80cm.
CÔNG TRÌNH
TIÊU BIỂU

• + Chùa Hòa Liễu (Hải


Phòng) còn thành bậc
chạm rồng, ba pho tam
thế, hai pho Ngọc Hoàng,
một pho Quan Âm và Tổ
bằng đá. Ngoài ra, động
bên phải chùa có một pho
tượng bằng đá cũng từ
thời Mạc.
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

• + Chùa Hòa Liễu (Hải Phòng) còn thành bậc chạm


rồng, ba pho tam thế, hai pho Ngọc Hoàng, một
pho Quan Âm và Tổ bằng đá. Ngoài ra, động bên
phải chùa có một pho tượng bằng đá cũng từ thời
Mạc.
• GIAI ĐOẠN 4: GIAI ĐOẠN CHẤN HƯNG

• -KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO


TỪ THẾ KỶ XIX-NAY
Bối cảnh lịch sử

• Vào thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20

• Triều Nguyễn độc tôn Nho học. các chùa


không có hệ thống liên lạc chặt chẽ do hoạt động
riêng lẻ => Phát triển Phật học suy giảm

• Đặc biệt dưới thời Pháp thuộc, Việt Nam bị


chia làm ba miền, và chính quyền Bảo hộ tìm mọi
cách phát triển Công giáo, thì Phật giáo Việt Nam
càng bị chèn ép.

• Tuy nhiên, một số giới Nho sĩ cũng dần quay


lại với Phật giáo, cùng chung mục đích chống
Pháp.
ĐẶC ĐIỂM KIẾN
TRÚC
• Kiến trúc chùa chiền Nam Bộ : kết hợp giữ
kiến trúc chùa chiền truyền thống và văn
hoá địa phương.
• Được chia làm 2 dạng:
+Dạng chùa kiến trúc cổ làm bằng gỗ, ngói.
+Dạng chùa kiến trúc mới xây bằng bê tông
cốt sắt (chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ấn Quang, Ni
viện Thiện Hòa …).
ĐẶC ĐIỂM KIẾN
TRÚC
• Ở miền Bắc, kiểu chữ Đinh(T), chữ
Công (工) thường gặp ở chùa làng,
quy mô kiến trúc nhỏ. Chùa Diên
Hựu xây dạng chữ Đinh. Các chùa
xây dạng chữ Tam (三) có quy mô
lớn hơn Kiểu chùa có quy mô lớn
hơn cả là kiểu chữ nội Công ngoại
Quốc ( chùa Phổ Minh … )
• Ở miền Trung, đặc biệt ở Huế, chùa
thường được xây kiểu chữ Môn, chữ
Khẩu
CÔNG TRÌNH TIÊU
BIỂU

• Chùa Xá Lợi – Q3, TP HCM: Chùa


được xây dựng năm 1956 trong
khuôn viên rộng 2.500 m2 . Chùa Xá
Lợi được đánh giá là có lối xây dựng
hiện đại đầu tiên ở Sài Gòn trong thời
kỳ trước. Chùa có phong cách trên bái
đường, dưới giảng đường và nóc
chính điện; các đầu mái được thiết kế
uốn cong truyền thống.
• Chùa Xá Lợi gây ấn tượng cho du
khách không chỉ ở kiến trúc hiện đại
mà còn bởi nơi đây có tháp chuông
cao 7 tầng cao đến 35m. Đây là tháp
chuông cao nhất Sài Gòn.
CÔNG TRÌNH
TIÊU BIỂU

• + Chùa Ấn Quang : Chính


giữa là tượng Phật Thích Ca
Mâu Ni ( do Phật tử Minh
Dung tạc) và tháp Xá Lợi
Phật. Phía sau đặt thờ hai
tượng Hộ Pháp hai bên. Chùa
có tượng Tổ sư Đạt Ma bằng
gỗ và bộ tranh sơn mài Quan
âm, Văn Thù, Phổ Hiền
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

• Chùa Phụng Sơn - quận 11, Sài Gòn : Ngôi cổ tự


này đã được xếp hạng là “di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia” vào tháng 11 năm 1988.
• Chùa Phụng Sơn xây theo kiểu chữ “quốc” (國), có
hàng hiên chạy quanh bốn phía. Bên trong chùa
chia ra hai khu rõ rệt, phía trước là chính điện, cách
một sân lộ thiên, phía sau là nhà giảng.
• Hai bên sân lộ thiên có Đông lang và Tây lang, nối
liền hai nơi. Sân lộ thiên có hòn non bộ, tượng Quan
Âm và cây cảnh, nhờ có khoảng sân này nên chùa
được thoáng đãng, sáng sủa. Nơi chính điện, các
cột đều làm bằng gỗ tốt, lâu ngày đã trở nên đen
bóng.
KIẾN TRÚC CHÙA MỘT CỘT
BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Thế kỉ XI, phật giáo trở thành quốc giáo ở thời Lý, Phật giáo được
trọng vọng, được truyền bá rộng rãi trong quần chúng, chùa chiền được
khởi công rất nhiều, song các di tích và di vật hiện còn rất ít.
KIẾN TRÚC CHÙA MỘT CỘT
BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật bà Quan m đang tọa trên đài sen
tỏa ánh hào quang và mời nhà vua lên cùng.

Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá y như trong
giấc mơ, làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên.

Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049
KIẾN TRÚC CHÙA MỘT CỘT
CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm trước sân
hai tháp lợp sứ trắng
Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một chiếc chuông lớn đặt
tên là “Giác thế chung” với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân.
Trong chiến tranh chống Pháp chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp
cho đặt mìn phá hủy.
Sau khi tiếp quản thủ đô Bộ VH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nghiên
cứu lập dự án đại trùng tu xây dựng lại chùa Một Cột y như kiến trúc
ban đầu.
Năm 1955 chùa Một Cột Hà Nội được tôn tạo lại và bảo tồn cho đến
nay.
Năm 1962, quần thể chùa Một Cột ở Hà Nội đã được công nhận là Di
tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.
Năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác
lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.
KIẾN TRÚC
CHÙA MỘT CỘT
ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC (NỘI THẤT)

Bàn thờ Quan Thế âm Bồ Tát được


đặt được tại vị trí chính giữa của Liên
Hoa Đài, bức tượng ngồi ở vị trí cao
nhất, trên một bông sen bằng gỗ sơn
son thiếp vàng, xung quanh là bình
hoa, lư đồng và đồ cúng,…
Kiến trúc Chùa có kết cấu hình vuông
làm bằng gỗ mỗi cạnh 3m
Trụ đá gồm hai khối gắn liền với nhau,
đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể phần
chìm dưới đất) Cột trụ hình trụ – dương
khí nằm giữa hồ Linh Chiểu – âm khí kết
hợp mang đến sự sinh sôi trường thọ nối
tiếp.
Phần trên thân trụ mang tám cánh gỗ,
trông tựa bông sen nở, lại ăn liền với
mộng tám dầm gỗ và cột của mái

KIẾN TRÚC CHÙA


MỘT CỘT
ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC (KẾT CẤU)
Trên đầu cột là hệ thống kèo, vươn ra,
phụ đỡ phần mái uống cong, để tạo nên
cấu tạo vững chắc cho mái. Hai vỉ kèo
được nối vơi nhau bởi thanh xà tử( hiên)
đây là kết cấu cột kèo được tu sửa vào
thời nhà nguyễn.

KIẾN TRÚC CHÙA


MỘT CỘT
ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC (KẾT CẤU)
Hệ thống cột kèo ở lăng minh mạng là
minh chứng cho sự thay đổi kết cấu đỡ
mái đấu củng ở chùa một cột( thời Lí).
sau một thời gian dài lịch sử biến động
với nhiều lần trùng tu, đại trùng tu có
những phần kết cấu đã được thay đổi.

KIẾN TRÚC CHÙA


MỘT CỘT
ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC (KẾT CẤU)
Hình phục dựng của team Ts trần
trọng Dương thể hiện lối đỡ mái bằng
đấu củng

KIẾN TRÚC CHÙA


MỘT CỘT
ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC (KẾT CẤU)
KIẾN TRÚC CHÙA
MỘT CỘT
ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC

Lối đi lên chùa là một cầu thang làm bằng


gạch 13 bậc thang rộng 1,4m. Chùa Một
Cột xây ở giữa hồ nước thả sen, mỗi cạnh
hồ 20m
KIẾN TRÚC CHÙA
MỘT CỘT
ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC (BỐ CỤC)

Trong khuôn viên Chùa Một Cột còn có tam


quan, với bức hoành phi có tạc ba chữ "Diên
Hựu Tự“

Chùa nằm giữa hồ Linh Chiểu. và nhìn từ bốn


mặt lúc nào chùa cũng ở ngay trung tâm của
hồ. sự Đăng đối này tạo ra sự uy nghiêm cho
chùa phù hợp với ý nghĩa của chùa trong lịch
sử
KIẾN TRÚC
CHÙA MỘT
CỘT
ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC
(VẬT LIỆU-MÀU SẮC)

Mái chùa được lợp bằng ngói


vảy truyền thống màu đỏ gạch
,có bốn mái, bốn đầu đao cong
được đắp hình đầu rồng.
Nóc chùa có mặt nguyệt bốc
lửa, đầu rồng chầu mặt nguyệt
;hình lưỡng long uốn mình quay
đuôi về phía nhau nhưng đầu
đều hồi hướng về mặt nguyệt.
Nét kiến trúc này biểu tượng
cho sự sinh sôi, âm dương hài
hòa.
Sử dụng gỗ, gạch ngói, đá.
KẾT LUẬN
Đường nét kiến trúc phật giáo Việt Nam đã
được sắp xếp vào những ngôi chùa cổ xưa từ
mái, kết cấu sườn nóc, tháp,...
Nhưng hiện nay kiến trúc dân gian đã thay đổi
nhiều và ngay chính cả kiến trúc chùa cũng
thay đổi nhiều tuỳ theo cách bố trí thờ độc tôn
hay tam thế.
Về phần mái đã lai tạo nhiều, không riêng về
kết cấu, chùa không làm nhiều cột như xưa
nữa, các bước cột càng xa càng tốt để tìm
không gian rộng, thoáng và chứa được nhiều
Phật Tử khi làm lễ.
Về phần tháp, là bộ phận kiến trúc làm đẹp
thêm quang cảnh chùa, tạo sự hùng vĩ, không
còn hoà hợp với thiên nhiên mà chỉ tạo cảnh
quan.

You might also like