You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ


ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG

Họ và tên : Dương Thị Tâm


Lớp : Kinh tế quốc tế 61A
MSV : 11194589
Giảng viên hướng dẫn : GV. Tô Xuân Cường

Hà Nội, tháng 5 năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................................................4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................6
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HẢI PHÒNG..................................................................................7
1.1 Giới thiệu chung......................................................................................................................................7
1.1.1 Vị trí địa lý:........................................................................................................................................7
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên.....................................................................................................................7
1.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................................................................8
1.2 Chính sách thu hút FDI của Hải Phòng..............................................................................................12
1.3 Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI vào Hải Phòng................................................................14
1.3.1 Cơ hội trong việc thu hút FDI vào Hải Phòng..............................................................................14
1.3.2 Thách thức trong việc thu hút FDI vào Hải Phòng......................................................................15
PHẦN II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI VÀO THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020..............................................................................................................17
2.1 Thực trạng thu hút FDI  vào Hải Phòng giai đoạn 2016-2020.........................................................17
2.1.1 Thực trạng đầu tư FDI tại Hải Phòng theo số dự án và số vốn đầu tư.......................................17
2.1.2 FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư......................................................................................19
2.2.3 Theo hình thức đầu tư....................................................................................................................21
2.2 Ưu điểm, nhược điểm của hoạt động FDI tại Hải Phòng..................................................................23
2.2.1 Ưu điểm của hoạt động FDI tại Hải Phòng..................................................................................23
2.2.2 Nhược điểm và nguyên nhân của đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng..............................................27
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI FDI VÀO HẢI PHÒNG...............................................................................................................30
3.1 Định hướng thu hút FDI vào Hải Phòng trong giai đoạn tới............................................................30
3.1.1 Mục tiêu...........................................................................................................................................30
3.1.2 Định hướng thu hút đầu tư............................................................................................................30
3.2 Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong giai đoạn tới.....................30
3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước...........................................................................................................30
3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp.....................................................................................................32
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................34
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

1 ADB The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển


Châu Á
2 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
3 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự
do
4 GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa
bàn
5 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính
thức
6 PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng

Thực trạng đầu tư FDI tại Hải Phòng theo số dự án và số vốn đầu tư giai đoạn
Bảng 2.1 2016-2020

Bảng 2.2 FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư (lũy kế đến 31/12/2015)

Bảng 2.3 FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2020)

Bảng 2.4 FDI vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2015)

Bảng 2.5 FDI vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2020)

Bảng 2.6 Nguồn vốn đầu tư tại Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2020
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ

Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và doanh thu bán lẻ
Biểu đồ 1.1
hàng và tiêu dùng trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2015-2020

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hải Phòng năm 2020

Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào Hải Phòng giai đoạn 2015
Biểu đồ 2.1
– 2020 
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư từ lâu đã được coi là nhân tố quyết định sự tăng trưởng, là chìa khóa cho
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, của nền kinh tế thế giới. Nghị quyết 103/NQ-CP ngày
29/8/2013 của Chính Phủ đã chỉ ra rằng: “Thời gian qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp một
vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam” nói chung và sự phát triển nền kinh tế Hải Phòng
nói riêng.
Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, là cửa chính ra
biển của các tỉnh phía Bắc và cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Hải
Phòng được đánh giá là trung tâm công nghiệp và thương mại lớn của cả nước, và cũng là trung
tâm dịch vụ, du lịch, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ của Vùng duyên hải
Bắc bộ. Với lợi thế 7 khu công nghiệp với quy mô lớn đã giúp Hải Phòng trở thành một thành phố
cảng biển phát triển mạnh, là một điểm sáng của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên với những thành
quả đã đạt được, với một số nguyên nhân tồn tại thì việc thu hút FDI gần đây của Hải Phòng chưa
đạt được nhiều hiệu quả như kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng và phát huy hết tiềm lực
của thành phố. Hơn nữa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Hải Phòng cần có những
chiến lược gì để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm tới. Chính vì
vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng” với
mong muốn đưa ra thực tiễn việc thu hút FDI vào Hải Phòng và các giải pháp có căn cứ khoa học
và thực tiễn nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI vào Hải Phòng.
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HẢI PHÒNG
1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Vị trí địa lý

Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà
Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên trên 152.300 ha, chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước.

Về ranh giới hành chính, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Hải
Dương, phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp với Biển Đông, với đường bờ biển dài
125km và ngoài  ra còn có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa vịnh Bắc Bộ. Với vị trí địa lý như
vậy, Hải Phòng chính là cửa chính thông ra biển, là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh
phía Bắc, thuận lợi giao lưu liên lạc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế thông qua hệ thống
giao thông đường bộ, đường thủy, đường sông, đường hàng không. Hệ thống cảng biển của Hải
Phòng có lượng hàng hoá thông qua lớn nhất trong các cảng miền Bắc. Cảng Hải Phòng có trang
thiết bị hiện đại, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và dự án phát triển cảng công - ten - nơ lớn nhất
miền Bắc Việt Nam, có công suất 500 ngàn TEUs/năm. 

Hải Phòng cách Hà Nội 102 km và cách biên giới Việt - Trung 200km,thành phố Cảng Hải
Phòng có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt về an ninh-
quốc phòng, là đầu mối giao thông, trung tâm dịch vụ, công nghiệp của vùng Bắc Bộ và cả nước;
là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nằm trong vị trí chiến lược của hợp tác
“hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hải Phòng được xác định là
cửa chính “ra - vào” bằng đường biển kết nối Việt Nam với Thế giới.

1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 1507,57 km², trong đó diện tích đất liền
là 1208,49 km². Diện tích đất đất canh tác là trên 57.000 ha, được hình thành từ phù sa của hệ
thống sông Thái Bình, và nằm ven biển nên phần lớn mang tính chất đất phèn chua, mặn, địa hình
cao thấp xen nhau và nhiều đồng trũng. 
Tài nguyên nước: Hải phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất
lớn về nước. Ngoài ra, tại Tiên Lãng có mạch suối khoáng ngầm duy nhất ở đồng bằng sông
Hồng, tạo ra Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng được nhiều người biết đến. 

Tài nguyên rừng: chủ yếu nằm ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà. Rừng nguyên sinh
trong khu dự trữ sinh quyển là trạng thái rừng trên đá vôi khá độc đáo với một số loài động vật
quý hiếm.  

Tài nguyên biển: bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125 km, mang lại nguồn lợi rất lớn về
cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của miền Bắc và cả nước. Ngành du lịch ở
đây cũng rất phong phú với những bãi tắm sạch, đẹp cùng với phong cảnh hữu tình tạo nguồn lợi
lớn cho du lịch. Cát Bà còn có các rặng san hô, hệ thống hang động, có nhiều loại hải sản với gần
1000 loài tôm cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao được thị trường quốc tế ưa
chuộng. Tại các vùng biển ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở vùng cửa sông rộng tới trên
12.000 ha, vừa có khả năng khai thác, vừa có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ có giá
trị kinh tế cao. 

Tài nguyên khoáng sản: Hải Phòng có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú như: mỏ
cao lanh ở Thủy Nguyên; mỏ sét ở Tiên Lãng, Kiến Thụy; mỏ sắt ở Thủy Nguyên; mỏ đá vôi, mỏ
kẽm ở Cát Bà, Thủy Nguyên, Tràng Kênh, Phi Liệt, Quaczi và tecti tập trung ở một số núi khu
vực Đồ Sơn. Trên đảo Bạch Long Vĩ có đá asphalt, sản phẩm oxy hóa dầu, có triển vọng khai thác
dầu khí, vì thềm lục địa Hải Phòng chiếm đến ¼ diện tích Đệ Tam Vịnh Bắc bộ, có bề dày đạt tới
3000m. 

1.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 

Thứ nhất, tình hình phát triển kinh tế

Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Bắc nói riêng và của cả Việt Nam
nói chung, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách
nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Năm 2017, xét về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, Hải Phòng xếp ở vị trí thứ
9/63 tỉnh thành và tổng thu ngân sách thành phố đạt 21,909 tỷ đồng. Năm 2018, tổng thu ngân
sách đạt 24,768 tỷ đồng, vượt mục tiêu đại hội đặt ra là 20 nghìn tỷ đồng đến năm 2020. Năm
2019 là một năm phát triển tốt của thành phố Hải Phòng, tổng thu ngân sách đạt 89.617,8 tỷ đồng,
tăng 20,2% so với cùng kỳ; tăng trưởng kinh tế Hải Phòng đạt 16,68% cao nhất từ trước tới nay,
gấp 2,45 lần bình quân chung cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 4,913 USD, vượt kế hoạch
năm, tăng 636 USD so với năm 2018; đặc biệt là năm thứ 4 liên tục cao hơn mục tiêu Nghị quyết
Đại hội 15 Đảng bộ thành phố đề ra (10,5%/năm). Năm 2020 là một năm khó khăn của thành phố
Hải Phòng bởi sự tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn thành phố năm 2020 ước đạt 84.199,2 tỷ đồng mặt khác tổng sản phẩm (GRDP) theo giá so
sánh ước đạt 190.768,8 tỷ đồng, tăng 11,22% so với cùng kỳ năm trước, không đạt kế hoạch đề ra
(kế hoạch tăng 16,5%) và là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2017-2020.

Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và doanh thu bán lẻ
hàng và tiêu dùng trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2015-2020.

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng

Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), năm 2017, Hải Phòng đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố;
năm 2018 giữ vị trí thứ 5 trong khu vực đồng bằng sông Hồng và năm 2019 là xếp thứ 10/63, tăng
6 bậc so với 2018. Năm 2020 Hải Phòng xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 2/11 tỉnh,
thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, đạt 69,27 điểm, tăng 0,54 điểm và tăng 3 bậc so với năm
2019. Đây là lần thứ ba, Hải Phòng nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và trong
nhóm địa phương có chất lượng điều hành kinh tế tốt.

Về cơ cấu kinh tế trên địa bàn năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ
trọng 4,6%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 49,73%; khu vực dịch vụ chiếm 39,51%; thuế
sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,16% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là:
4,73%; 48,03%; 41,07%; 6,17%).

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hải Phòng năm 2020.

Nguồn: Cổng tin tức thành phố Hải Phòng

Thứ hai, tình hình nguồn nhân lực

Hải Phòng có nguồn nhân lực dồi dào trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo liên tục tăng
lên qua các năm. Thị trường nhân lực của Hải Phòng được đào tạo bài bản, bên cạnh 3 trường đại
học còn có hàng chục trường đào tạo nghề. Ngoài ra, sự thuận tiện trong lưu thông với địa phương
trong vùng và khu vực cũng tạo điều kiện thuận lợi để Hải Phòng thu hút người lao động từ các
địa phương lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình… đến làm việc.
Dân số trung bình năm 2020 của thành phố Hải Phòng ước đạt 2.053,5 nghìn người. Dân số
thành thị 932,6 nghìn người, chiếm 45,41%; dân số nông thôn 1.120,9 nghìn người, chiếm
54,59%.

Tính chung cả năm 2020, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ước đạt 1.081,8
nghìn người, bao gồm 174,2 nghìn người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản,
chiếm 16,10% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 329,9 nghìn người, chiếm 30,50%; khu
vực dịch vụ 577,7 nghìn người, chiếm 53,40%.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng
Về đường bộ, thông qua các tuyến đường huyết mạch như: các Quốc lộ 5, 10, 37 và các
tuyến đường cao tốc kết nối Hà Nội – Hải Phòng, các địa phương ven biển Quảng Ninh – Hải
Phòng- Ninh Bình, cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, từ thành phố Hải Phòng có thể dễ dàng, nhanh
chóng kết nối với Thủ đô Hà Nội, khu danh thắng kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và
các tỉnh, thành phố phía Bắc khác. Vai trò kết nối của thành phố Hải Phòng càng vượt trội hơn khi
cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là cây cầu vượt biển dài
nhất Việt Nam và một trong những cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á, có bề rộng 29,5m với 4
làn xe, tốc độ xe chạy 80km/giờ. Với điểm đầu nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và
điểm cuối là Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, huyện Cát Hải, tuyến cầu đường đã
một mặt đáp ứng yêu cầu khai thác và vận hành Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, mặt khác giúp
giảm chi phí và thời gian đi lại, kích thích phát triển công nghiệp vùng ven biển Hải Phòng và các
tỉnh, thành phố lân cận. Nhiều dự án kết cấu hạ tầng giao thông được hoàn thành đi vào sử dụng
như: Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cầu và đường Tân Vũ - Lạch Huyện; cầu Bạch
Đằng, Hoàng Văn Thụ, cầu Đăng, cầu Hàn; Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện; Sân
bay quốc tế Cát Bi; đường giao thông đô thị... đã tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi thu hút các nhà
đầu tư trong nước và nước ngoài.
Về đường biển, là thành phố cảng biển lâu đời, Cảng Hải Phòng là một trong những cảng
quan trọng nhất của cả nước và có quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh hệ thống cảng
truyền thống với 38 cảng thương mại, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện - cảng
trọng điểm của quốc gia cũng đã được đầu tư, hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác, vận
hành từ tháng 5/2018 với khả năng đón tàu trọng tải 100.000 DWT, khả năng tiếp nhận xấp xỉ
900.000 TEU/năm như một nhu cầu thiết yếu nhằm đảm đương vai trò cảng cửa ngõ của cả khu
vực phía Bắc, khu vực phía Tây Nam của Trung Quốc, giảm thiểu thời gian chuyển tải các cảng
như Singapore hay Hồng Kông và có thể đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực miền Bắc đi
thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ kèm theo hệ thống phụ trợ phục vụ dịch vụ logistics
Về đường hàng không, Hải Phòng có Cảng hàng không quốc tế Cát Bi cách trung tâm
thành phố 5km đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn sân bay hiện đại cấp 4E, có khả năng tiếp nhận
các loại máy bay như Boeing 747 với tải trọng hạn chế, B777-300 , B777-200 , A321 và các máy
bay có tính năng tương tự mở ra tương lai phát triển mới cho thành phố và vùng duyên hải Bắc bộ.
Hiện tại đang phục vụ các chuyến bay nội địa hàng ngày từ Hải phòng đi thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt và ngược lại, phục vụ các
chuyến bay quốc tế từ Hải Phòng đi Incheon (Hàn Quốc), Bangkok (Thái Lan). 
Về đường sắt, Hải Phòng có 01 ga đường sắt quốc gia, 01 tuyến đường sắt quốc tế Hải
Phòng - Hà Nội được nối tiếp với các tuyến đường sắt từ Hà Nội đi Lào Cai - Vân Nam (Trung
Quốc), Hà Nội - Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc) và đường sắt Bắc Nam
Không những vậy, một trong những điểm nhấn tại thành phố Hải Phòng là Khu kinh tế
Đình Vũ - Cát Hải với tổng diện tích khoảng 22.640 ha, được xây dựng và phát triển thành khu
kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực mà lĩnh vực chủ yếu là phát triển kinh tế hàng hải. Khu
kinh tế Đình Vũ - Cát Hải thành lập và hoạt động theo Quyết định số 06/2008/QĐ-TTG của Thủ
tướng Chính phủ ban hành ngày 10/01/2008. Đây là một trong 5 khu kinh tế trọng điểm, ven biển
của cả nước với nhiều chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng đồng
bộ đang từng bước trở thành một trọng điểm phát triển của Bắc Hải Phòng.

1.2 Chính sách thu hút FDI của Hải Phòng

Thứ nhất, chính sách phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao. Thành phố đã sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phối hợp
chặt chẽ giữa đào tạo và giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp. Giáo dục nghề nghiệp đã dịch
chuyển theo hướng gắn với thị trường lao động, dần đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, từng
bước phù hợp với sự phát triển các nghề nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… Tập trung
đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ nội dung và chương trình đào tạo; phối hợp với các doanh nghiệp
xây dựng, giáo trình theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tích hợp kỹ năng, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành tay
nghề.
Hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, có hơn 20 dự án đầu tư
nước ngoài vào giáo dục nghề nghiệp Hải Phòng. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động thực
hiện, tiếp nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia theo chương trình, dự án ODA, ADB và một
số chuyên gia tình nguyện.
Thứ hai, chính sách đầu tư, phát triển. Thành phố tập trung vốn đầu tư từ ngân sách cho các
công trình, dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp hạ
tầng kỹ thuật, giải tỏa các điểm nghẽn về giao thông, mở rộng mạng lưới giao thông kết nối liên
vùng, bao gồm cả đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không với các tỉnh duyên hải
Bắc bộ; hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Giai đoạn 2016 - 2020 là thành phố đã
hoàn thành hàng chục tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, cùng 46 cây cầu các loại, trong đó có
nhiều cây cầu lớn. Các công trình đều đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, hiện đại, góp phần
làm thay đổi căn bản hạ tầng giao thông thành phố. Hạ tầng cảng biển Thành phố được nâng cấp
và đầu tư xây dựng mới theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển vận tải
biển khu vực và quốc tế. Cảng nước sâu Nam Đình Vũ và cảng Container quốc tế Hải Phòng được
đưa vào khai thác từ tháng 5/2018 làm giảm tải cho các cảng nằm sâu trong nội địa và tăng năng
lực tiếp nhận hàng hóa, đóng góp vào tăng trưởng của ngành vận tải, kho bãi. Tổng lượng hàng
hóa qua cảng tăng nhanh, tăng bình quân 15,9%/năm, năm 2018 đạt gần 110 triệu tấn, vượt chỉ
tiêu đề ra trước 02 năm, năm 2020 ước đạt 142,87 triệu tấn gấp 2,1 lần năm 2015, khẳng định rõ
vai trò cảng cửa ngõ lớn nhất miền Bắc.
Thứ ba, Hải Phòng cũng thực hiện việc xúc tiến đầu tư theo mục tiêu. Xác định các đối tác
chiến lược về đầu tư, thị trường trọng điểm gồm: các nhà đầu tư tiềm năng đến từ các quốc gia
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, tăng cường thu hút đầu tư
trong các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, ưu tiên công nghệ nguồn, các sản phẩm mang lại giá trị
gia tăng cao, nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là giải pháp khôn ngoan để Hải Phòng trở
thành một mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu, từ đó tạo được sự ổn định của thị trường sản
phẩm và thu hút nguồn vốn phát triển một cách bền vững. Trong giai đoạn này có sự đóng góp
chủ lực của tập đoàn LG (Hàn Quốc) đầu tư trên 06 tỷ USD vào Tổ hợp nhà máy sản xuất linh
kiện điện tử hiện đại, có giá trị thương mại cao.
Thứ tư, về mặt thể chế, Hải Phòng đang đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công
khai, minh bạch; thực hiện rà soát, sửa đổi các quy định của TP về quản lý đầu tư xây dựng theo
hướng thông thoáng, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, giảm bớt các thủ tục hành chính đi đôi với
tăng cường thanh tra, kiểm tra về đầu tư. Xây dựng cơ chế phối hợp tinh gọn, hiệu quả giữa các cơ
quan có liên quan đến công tác đầu tư, ở tất cả các công đoạn từ xác định chủ trương đầu tư đến
cấp chứng chỉ quy hoạch, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư đến giao đất, giải phóng mặt bằng,
cấp giấy phép xây dựng.  

1.3 Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI vào Hải Phòng 

1.3.1 Cơ hội trong việc thu hút FDI vào Hải Phòng

Thứ nhất là việc Việt Nam ngày càng hội nhập, tham gia ngày càng nhiều tổ chức quốc tế,
ký kết nhiều hiệp định.

Các FTA góp phần tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác, dỡ bỏ
các rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu qua đó tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho Hải Phòng thu hút FDI từ các đối tác.
Bên cạnh đó, tác động của các FTA đối với thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh của
Việt Nam. Chính việc thực thi các cam kết FTA đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải tăng cường hơn
nữa việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng các chính sách cơ chế mới để tạo môi
trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, qua đó tăng
cường và đẩy mạnh việc thu hút FDI vào Việt Nam.
Thứ hai là Hải Phòng ngày càng chú trọng đầu tư phát triển thành phố

Hải Phòng đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ đầu tư thêm 15 khu công nghiệp mới, bổ sung
6.500 ha quỹ đất để đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhà đầu tư trong giai đoạn mới, bên cạnh 1 Khu
kinh tế, 12 khu công nghiệp đang vận hành ổn định.
Với việc đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp như vậy, tới năm 2025, thành
phố dự kiến thu hút đầu tư 15-20 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 25-30 tỷ USD; thu hút
300.000 lao động. Đây là nguồn lực rất lớn thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển mạnh mẽ, góp
phần đưa Hải Phòng sớm trở thành thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững.
Thứ ba là Hải Phòng dẫn đầu xu hướng phát triển

Tại Hải Phòng, Hội đồng nhân dân thành phố đã thành lập hai khu công nghiệp sinh thái
trên địa bàn trong đó có khu Nam Cầu Kiền. Với vai trò tiên phong trong lĩnh vực đầu tư phát
triển hạ tầng, cùng tầm nhìn xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái đầu tiên tại Hải Phòng,
Nam Cầu Kiền đã từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng tiêu chuẩn quốc tế và mạng lưới cung
cấp dịch vụ toàn diện, từ đó tích lũy giá trị sinh thái Nam Cầu Kiền trong lòng khách hàng, đối
tác.
Là khu công nghiệp sinh thái đầu tiên do người Việt đầu tư, chiến lược phát triển xuyên
suốt của Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền là phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Vì vậy,
ngay từ khi thành lập, chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã chủ động triển khai các giải
pháp hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

1.3.2 Thách thức trong việc thu hút FDI vào Hải Phòng

Thứ nhất là trong chọn lọc đầu tư:

Quá trình thu hút FDI đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như vốn vẫn đổ nhiều vào lĩnh vực
thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó còn là tình trạng chuyển giá, trốn thuế.
Thứ hai là sự chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và sự lan tỏa từ các doanh nghiệp
FDI ra toàn ngành và nền kinh tế:

Một số doanh nghiệp nhà nước liên doanh với các doanh nghiệp FDI với mong muốn được
tăng thêm tiềm lực về vốn, công nghệ, cơ chế quản lý mới để phát triển và bên Việt Nam được
cùng tham gia vào quản lý doanh nghiệp, qua đó học tập, tiếp thu, nhận chuyển giao về bí quyết
kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thế nhưng đến nay, hầu hết các doanh nghiệp liên doanh
đều đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, với các hoạt động và quy trình quản lý khép
kín.
Thứ ba là trong kiểm soát dịch bệnh:

Mặc dù tình hình dịch bệnh có những diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nhưng thành
phố đã tập trung cao, phản ứng nhanh, chủ động có các biện pháp hiệu quả trong công tác phòng,
chống dịch Covid-19 tuy nhiên vẫn phải đối diện với thách thức hoàn thành mục tiêu kép, vừa
đảm bảo chống dịch, vừa đảm bảo các điều kiện để các doanh nghiệp, nhà máy lớn hoạt động ổn
định, sản xuất bền vững.
PHẦN II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI VÀO
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
2.1 Thực trạng thu hút FDI  vào Hải Phòng giai đoạn 2016-2020

2.1.1 Thực trạng đầu tư FDI tại Hải Phòng theo số dự án và số vốn đầu tư

Năm năm liên tục (từ 2016 đến 2020), Hải Phòng chọn chủ đề năm là “Tăng cường kỷ
cương thu, chi ngân sách nhà nước - Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”, với hàng trăm dự
án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và dự án trong nước (DI) đã tạo được những bước phát triển
mới, từng bước đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển, tạo công ăn việc làm và môi
trường đào tạo chuyên nghiệp cho người lao động, mở rộng thị trường trong nước và góp phần
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Có thể nói, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI
nói riêng đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh
tranh của thành phố

Bảng 2.1: Thực trạng đầu tư FDI tại Hải Phòng theo số dự án và số vốn đầu tư giai đoạn
2016-2020

Số dự Số dự án Tổng vốn đầu tư điều


Tổng vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư
Năm án cấp điều chỉnh chỉnh tăng vốn
cấp mới đã thu hút (USD)
mới tăng vốn (USD)

2016 54 2.467.222.981 35 446.915.075 2.914.138.056

2017 61 258.465.630 41 665.564.794 924.030.424

2018 115 751.894.148 50 1.878.567.814 2.620.461.962

2019 93 640.559.594 55 715.012.421 1.355.572.015

2020 76 1.125.851.924 27 440.072.544 1.565.924.468

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng


Năm 2016 Hải phòng có 54 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư gần 2.500 triệu USD; 35
dự án tăng vốn với số vốn tăng 446,915. triệu USD. Như vậy, năm 2016 có tổng số vốn thu hút
vốn đầu tư nước ngoài đáng kể, lên đến gần 3.000 triệu đô la Mỹ. Các dự án tập trung nhiều lĩnh
vực công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo linh kiện điện tử, cơ khí. Khu công nghiệp
Tràng Duệ là khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn đạt 3.800 triệu
USD trong năm 2015, 2016. 
Hải Phòng là một trong những địa phương có sức hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư và
luôn dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, năm 2017, thu
hút FDI tại thành phố chỉ đạt gần 1.000 triệu USD so với chỉ tiêu đề ra là 2.400 triệu USD. Đây
cũng là chỉ tiêu duy nhất trong 20 chỉ tiêu kinh tế của Hải Phòng không đạt được trong năm 2017.
Đó là do năm 2016, thành phố thu hút dự án của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với số vốn 1.500 triệu
USD, góp phần đưa Hải Phòng đứng đầu cả nước về thu hút FDI. Thêm nữa, thành phố thiếu quỹ
đất, quy mô các khu công nghiệp không đủ sức đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư khiến họ quan
ngại khi lựa chọn địa điểm. Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, các khu công nghiệp nằm
ngoài khu kinh tế có ưu đãi thấp hơn nên gặp khó khăn trong thu hút đầu tư. Một số chủ đầu tư hạ
tầng khu công nghiệp năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, chưa quyết liệt trong đầu tư. Đối với
các khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế thì quỹ đất thương phẩm còn rất ít như:
Khu công nghiệp Đình Vũ còn khoảng 40 ha, Khu công nghiệp Tràng Duệ còn khoảng 30 ha.
Cùng với đó, việc đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu về đất
của các nhà đầu tư thứ cấp. Cụ thể, Khu công nghiệp VSIP mới có mặt bằng khoảng 320 ha; trong
đó 250 ha “sạch”, còn khoảng 70 ha bị “xôi đỗ”. Phần đất còn lại 177/507 ha, việc giải phóng mặt
bằng khó khăn do có gần 100 ha đất thổ cư với nhiều nhà biệt thự, cao tầng giá trị cao. Ngoài ra,
50 ha đất khu công viên phần mềm đang điều chỉnh quy hoạch chi tiết thành đất công nghiệp đang
đợi thành phố Hải Phòng phê duyệt. Các dự án khác như: Deep C2, Nam Đình Vũ I (tại khu vực
Nam Đình Vũ) đang triển khai san lấp, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, trong khi Dự án đê
biển Nam Đình Vũ chưa triển khai nên việc thu hút đầu tư gặp khó khăn.
Khắc phục những tồn tại, bất cập trong thu hút FDI chưa đạt được như mong muốn, Hải
Phòng đã đưa ra những giải pháp nhằm tạo sức bật mới trong năm 2018. Lũy kế đến 31/12/2018,
Hải Phòng hiện có 521 doanh nghiệp FDI với 582 dự án đang hoạt động; trong đó có 158 doanh
nghiệp FDI hoạt động trong Khu Kinh tế Cát Hải có mức ưu đãi cao nhất của địa phương, số còn
lại nằm ở các khu, cụm công nghiệp khác được hưởng ưu đãi thấp hơn; nằm ngoài các khu kinh
tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì có 246 doanh nghiệp FDI. Năm 2018, Hải Phòng đã thu
hút được một lượng vốn đầu tư lớn từ các dự án tăng quy mô và tăng vốn đầu tư sau một thời gian
sản xuất kinh doanh ổn định (gắn 1.879 triệu USD), chỉ tiêu doanh thu của khối doanh nghiệp FDI
tăng dần về cuối năm, về thu hút lao động, số lao động trong doanh nghiệp FDI cũng tăng so với
cùng kỳ năm trước (9,07%)
Tính đến ngày 31/12/2019, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố thu hút
93 dự án FDI mới, 55 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn là hơn 1.356 triệu USD. Đáng kể
là đã thu hút được các dự án lớn, một số dự án vốn đầu tư trên 1.000 triệu USD, công nghệ cao, sử
dụng ít năng lượng, thân thiện với môi trường của các Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới từ Hàn
Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông như: LG; Bridgestone; Nipro Pharma; Kyocera Mita; Fuji
Xerox; GE; Regina Miracle;
Năm 2020, tương tự như các tỉnh, thành phố khác, do ảnh hưởng của dịch covid 19, việc
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thành phố Hải Phòng gặp không ít khó khăn. Trong
thời gian dịch bệnh vừa qua, số lượng doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các địa
phương nói chung và Hải Phòng nói riêng rất hạn chế. Năm 2020 Hải phòng có 76 dự án cấp mới
với tổng số vốn đầu tư gấn 1.126 triệu USD; 27 dự án tăng vốn với số vốn tăng 440.triệu USD.
Tuy nhiên, năm 2020 vẫn nối dài thêm danh sách các doanh nghiệp lớn với những thương hiệu
nổi tiếng đầu tư vào Hải Phòng như: tập đoàn Pegatron, nhà cung ứng linh kiện Apple, sony,
Mỉcòot, Lenovo…; công ty TNHH Oasis Corp; Universal Scientific industrial Việt Nam (UIS)…

2.1.2 FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư

Lũy kế đến 31/12/2015, thành phố đã thu hút được 460 dự án. Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Hải Phòng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chiếm 72,17%. Ngành dịch vụ
chiếm tỷ lệ không nhiều, còn nông nghiệp của thành phố không thu hút được vốn đầu tư nước
ngoài 
Bảng 2.2 : FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư (lũy kế đến 31/12/2015)
Lĩnh vực đầu tư Số dự % số dự Vốn đầu tư % Vốn
án án (triệu USD) đầu tư

Khai khoáng 2 0,43 10,37 0,09

Công nghiệp chế biến chế tạo 332 72,17 7749,01 70,45

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý


2 0,43 0,25 2,27
rác thải, nước thải

Xây dựng 8 1,74 170,66 1,55

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô; mô tô; xe


33 7,17 106,36 0,97
máy và xe có động cơ khác

Dịch vụ lưu trú và ăn uống  9 1,96 812.64 7,39

Hoạt động kinh doanh bất động sản 33 7,17 1719,51 15,63

Vận tải kho bãi 16 3,48 397,69 3,62

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công 7,11


12 2,61 0,06
nghệ

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 0,22 1,25 0,01

Giáo dục và đào tạo  8 1,74 20,84 0,19

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1 0,22 0,37 3,36

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 3 0,65 2 0,02

Tổng số 460 100 10998,1 100

Nguồn: Tổng cục thống kê Hải Phòng


Lũy kế hết năm 2020, các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
đã thu hút được 484 dự án FDI (chiếm 63,77% số dự án) với tổng vốn đầu tư gần 15.231 triệu
USD (chiếm 79,28% vốn đầu tư) của các nhà đầu tư đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong
đó, có nhiều tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn LG (Hàn Quốc); Tập đoàn Bridgestone (Nhật
Bản).... Hầu hết các dự án đều sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại, kéo theo thu hút các dự án vệ
tinh khác, bước đầu hình thành các cụm sản xuất, chuỗi sản xuất công nghiệp đa dạng, có quy mô
ngày càng lớn hơn. Sau đó, là các dự án đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất
động sản tuy số dự án đầu tư chỉ chiếm 5,01% số dự án nhưng với số vốn đầu tư gần 3.003 triệu
USD chiếm 15,63% tổng số vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực thương mại với 106 dự án luỹ kế
đến 31/12/2020 chiếm 2,61% tổng số vốn đầu tư
Bảng 2.3: FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2020)

Vốn đầu tư
Lĩnh vực đầu tư số dự án % số dự án % Vốn đầu tư
(triệu USD)

Công nghiệp 484 63,77 15.231,17 79,28

Dịch vụ, giáo dục 123 16,21 415,11 2,16

Cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản 38 5,01 3.003,56 15,63

Vận tải 2 0,26 16,46 0,09

Thương mại 106 13,97 501,05 2,61

Khai khoáng 3 0,40 21,77 0,11

Tái chế khí thải 1 0,13 20,50 0,11

Sản xuất điện 2 0,26 2,56 0,01

Tổng 759 100,00 19.212,18 100,00

 Nguồn: Tổng cục thống kê Hải Phòng


2.2.3 Theo hình thức đầu tư

Trong những năm đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI vào Hải Phòng chủ yếu
là hình thức doanh nghiệp liên doanh. Nguyên nhân là do Luật đầu tư nước ngoài mới được ban
hành nên nhà đầu tư chưa hiểu rõ, quy định của pháp luật còn nhiều phức tạp và nhà đầu tư nước
ngoài chưa có hiểu biết cụ thể về môi trường đầu tư cũng như tình hình kinh tế xã hội tại Hải
Phòng. Đến năm 2015, khi các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Hải Phòng được thực hiện, thủ tục đơn giản hóa việc cấp giấy phép đầu tư với doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài đã tạo điều kiện cho hình thức này được mở rộng hơn. Lũy kế đến năm
2015 có 350 dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 76,9% tổng số dự án.
Bảng 2.4: FDI vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2015)

Tỷ trọng trong Tỷ trọng trong


Hình thức đầu Vốn đầu tư
Số dự án tổng số dự án tổng số vốn đầu
tư (triệu USD)
(%) tư (%)

Liên doanh 84 18,3 28000,47 25,46

100% vốn nước


350 76,09 8003,23 72,77
ngoài

Hợp đồng hợp


20 4.35 81,34 0,74
tác kinh doanh

Công ty cổ phần 6 1,26 103,13 1,03

Tổng 460 100 10998,1 100

Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng


Tính đến 31/12/2020 trong số các dự án FDI tại Hải Phòng, hình thức đầu 100% vốn nước
ngoài vẫn chiếm đa số đạt 87,75% số dự án và 87,84% về số vốn đầu tư. Hình thức liên doanh
chiếm 11,73% số dự án và 12,14% về số vốn đầu tư. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ
chiếm 0,53% số dự án và 0,02% về số vốn đầu tư.
Bảng 2.5: FDI vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2020)

Tỷ trọng trong Tỷ trọng trong


Hình thức đầu Vốn đầu tư
Số dự án tổng số dự án tổng số vốn đầu
tư (triệu USD)
(%) tư (%)

100% vốn nước


666 87,75 16.875 87,84
ngoài

Liên doanh 89 11,73 3.332 12,14

Hợp đồng hợp


4 0,53 3.9 0,02
tác kinh doanh

Tổng 759 100 19.212 100

Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng

2.2 Ưu điểm, nhược điểm của hoạt động FDI tại Hải Phòng

2.2.1 Ưu điểm của hoạt động FDI tại Hải Phòng

Thứ nhất, nguồn vốn FDI trở thành một trong những nguồn lực đóng góp quan trọng thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng
Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Hải Phòng đã thu hút có hiệu quả
nguồn vốn FDI, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành
phố. Vốn FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội của thành phố
Bảng 2.6. Nguồn vốn đầu tư tại Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2020 (tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019 2020


Vốn nhà 13.023,3 13.315 14.811 14.465,6 14.574,8 18.226,8
nước

Vốn ngoài 27.347 35.711,6 37.212 63.569,5 97.141,7 104.916


nhà nước

Vốn FDI 17.252,7  20.344,4 19.852 22.506,2 40.339,9 48.565,9 

Tổng số 57.623 69.371  71.875 100.541,3 152.056,4  171.708,7


vốn

Tỷ trọng 29,9  29,3 27,6 22,4 26,5  28,3


vốn FDI
(%)

Nguồn: Tổng cục thống kê Hải Phòng


Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào Hải Phòng giai đoạn 2015 –
2020 
Nguồn: Tổng cục thống kê Hải Phòng
Nguồn vốn FDI tác động làm mức độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng tăng lên đáng kể.
Khu vực có đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp nguồn vốn cho toàn xã hội tạo ra giá trị kinh
tế của thành phố với tốc độ tăng trưởng cao. 
Giai đoạn 2015 – 2020, nguồn vốn FDI vào Hải Phòng liên tục tăng qua các năm, từ
17.252,7 tỷ đồng năm 2015, tăng đến 48.565,9 tỷ đồng năm 2020. Nguồn vốn này đã góp phần
khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư nội địa, nâng cao năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều
kiện thúc đẩy tăng trưởng và khai thác có hiệu quả nhiều nguồn vốn đất đai, nhà xưởng, máy móc,
trang thiết bị, lao động của tư nhân và các doanh nghiệp địa phương…
Thứ hai, cải thiện trình độ công nghệ các ngành kinh tế của thành phố. Một số ngành kinh
tế quan trọng như: viễn thông, hóa chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy…của các tập
đoàn hàng đầu thế giới đã tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy
mạnh mẽ vào việc đổi mới công nghệ tại nhiều doanh nghiệp thành phố. Việc đổi mới và chuyển
giao công nghệ được thực hiện ở hầu hết các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp và xây
dựng như: công nghệ cáp điện, cáp thông tin của Công ty LG (Hàn Quốc), công nghệ chế tạo
tuabin, máy biến thế tại Công ty TNHH GE (Mỹ), công nghệ chế tạo robot tại Công ty Robotech
(Nhật Bản), công nghệ hóa dầu tại các nhà máy hóa dầu khu công nghiệp Đình Vũ…Trong lĩnh
vực dịch vụ, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí, sân gôn đều sử dụng trang, thiết bị hiện đại,
phương thức quản lý tiên tiến như: Khu du lịch quốc tế Đồ Sơn, Khu vui chơi giải trí và sân golf
Sông Giá (Thủy Nguyên)…Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài cao hơn so với công nghệ trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các
doanh nghiệp FDI đều áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng
suất lao động. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn người lao động
trực tiếp và hàng trăm nghìn người lao động gián tiếp khác nhau. Đến năm 2019, đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã giải quyết được 6,1 vạn việc làm, chiếm 17% tổng số lao động của thành phố, tăng
nhanh qua các năm, bình quân tăng 32,1%/năm. Mức lương trung bình của người lao động trong
các doanh nghiệp FDI là 6,2 triệu VNĐ, cao hơn so với bình quân lương ở các khu vực khác. Tỷ
lệ lao động chuyên môn, cán bộ quản lý là người Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI cũng khá
cao, chiếm khoảng 30%. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, tại thành phố đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân
kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận với khoa học, công nghệ cao, và có tác
phong chuyên nghiệp, có kỷ luật lao động, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý
tiên tiến. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố tích cực đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, sức
cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Cán bộ, nhân viên Việt
Nam được các doanh nghiệp nước ngoài bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề, dần thay thế các
chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp, và điều khiển các quy trình,
công nghệ hiện đại
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giúp Hải Phòng mở rộng thị trường xuất khẩu
ra thế giới và tăng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra
khối lượng hàng hoá lớn phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Thêm vào đó, khu vực FDI
còn góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu sản
phẩm khai khoáng, tăng dần tỷ trọng hàng xuất khẩu của công nghiệp chế biến, chế tạo.
Thứ năm, tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của các thành
phần kinh tế. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI không ngừng được nâng cao, thông qua
việc số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác
động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác thông qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn
FDI với các doanh nghiệp trong nước. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp
trong ngành dọc, hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm 100% dầu khí, 84%
hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc… Thông qua
mạng lưới tiêu thụ toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt
Nam nói chung đã tiếp cận được với thị trường thế giới. Trong lĩnh vực du lịch, các dự án đầu tư
nước ngoài đã xây dựng nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế và các khu du lịch, nghỉ dưỡng
hạng sang, đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa
nền kinh tế của Hải Phòng từng bước hội nhập với kinh tế thế giới. Trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI thu hút vào Việt Nam bị ảnh hưởng lớn, thì thu hút vốn FDI vào
thành phố Hải Phòng lại có những con số khả quan. Đây là dấu hiệu cho thấy sức hấp dẫn của môi
trường đầu tư ở Hải Phòng. Làn sóng FDI đầu tư mới có nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ
cao, một số dự án thuộc các tập đoàn lớn, đa quốc gia, vốn đăng ký đầu tư lớn, theo đúng định
hướng khuyến khích của thành phố. Các dự án đang thực hiện có số vốn tăng thêm lớn cũng là
những dự án quan trọng trên địa bàn thành phố. 

2.2.2 Nhược điểm và nguyên nhân của đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng

2.2.2.1 Nhược điểm của hoạt động đâu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Bên cạnh những đóng góp tích cực, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận cả những thách thức,
khó khăn để thấy rõ những tác động hai mặt mà FDI mang lại cho nền kinh tế tại thành phố Hải
Phòng như sau:
Một là, các dự án FDI có ảnh hưởng xấu tới môi trường
Trong quá trình kinh doanh ở Hải Phòng, nhiều doanh nghiệp FDI chỉ chú trọng khai thác
tài nguyên, không coi trọng bảo vệ môi trường, rất thờ ơ trong việc xây dựng hệ thống xử lý và
quản lý chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường sinh thái và môi trường sống của người dân (ô
nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi…). Tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu vào địa bàn
thành phố máy móc, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, gây tiêu hao nhiều năng lượng; việc chuyển
giao công nghệ, sáng chế phát minh, giải pháp kỹ thuật chưa tương xứng với vốn đầu tư. 
Hai là, thu hút FDI chưa có ảnh hưởng tích cực đến phát triển nông nghiệp 
Cơ cấu ngành đầu tư trong khu vực đã phần nào phản ánh việc thực hiện đúng đắn định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng
vẫn có sự mất cân đối trong đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực.  
Theo số liệu thống kê Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành kinh tế tại Hải
Phòng trong giai đoạn 2009 – 2020, vốn FDI hướng vào phát triển các nhóm ngành dịch vụ và
công nghiệp, xây dựng, tạo sự phát triển đột phá. Nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố lại
giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp
Số dự án và dòng vốn FDI vào khu vực nông nghiệp đã ít, cơ cấu dự án và nguồn vốn này
lại phân bổ mất cân đối. Phần lớn các dự án FDI trong khu vực nông nghiệp đều tập trung vào
những địa phương có lợi thế về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, vùng nguyên liệu và điều kiện về
thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi. Chưa thu hút và khai thác được các dự án vào các ngành kinh tế
mũi nhọn, có lợi thế sẵn có của Hải Phòng, chưa chú trọng đến phát triển nông nghiệp để làm cơ
sở cho phát triển công nghiệp bền vững. Các dự án chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp
truyền thống, nơi có sẵn các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc những nơi có sẵn nguồn
nguyên liệu như: sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, đóng tàu, giầy da, may mặc. Các ngành
khác chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế như ngành du lịch, dịch vụ, nông
nghiệp, thủy sản. Do đó chưa tạo ra nhiều việc làm cho khu vực nông thôn. Hơn nữa, so với hoạt
động đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp còn rất hạn chế, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của địa
phương. Ngoài một số dự án sản xuất giống cây, con, chế biến thức ăn gia súc và nông sản, nhìn
chung các dự án FDI trong lĩnh vực này triển khai rất chậm.
2.2.2.2 Nguyên nhân của đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng
Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam đối với FDI còn chưa đồng bộ, chồng chéo và thiếu
nhất quán. Trong việc lập doanh nghiệp, thủ tục thành lập và khởi sự kinh doanh theo quy định
gồm 10 thủ tục với tổng thời gian là 34 ngày là phức tạp, tốn thời gian và nhiều chi phí. Trong các
thủ tục thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp, chuyển nhượng vốn, mở chi nhánh,
văn phòng đại diện, thay đổi địa điểm, trụ sở chính... giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài có vốn FDI có nhiều thủ
tục rườm rà. 
Thứ hai, sự cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các quốc gia ngày càng gay gắt trong khi môi
trường thu hút vốn FDI của Việt Nam chưa thực sự được cải thiện. Sự cạnh tranh thu hút vốn FDI
của các địa phương lân cận thành phố Hải Phòng cũng diễn ra quyết liệt. Cùng với việc chịu tác
động cạnh tranh chung trong thu hút vốn FDI của các nước đối với Việt Nam và chủ trương phân
cấp cho chính quyền các địa phương cấp phép các dự án vốn FDI, Hải Phòng phải chịu sự cạnh
tranh với các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng
Ninh, Vĩnh Phúc…
Thứ ba, ngành nông, lâm, thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, việc áp dụng
khoa học công nghệ cao trong ngành còn khó khăn, cơ sở hạ tầng cho nông, lâm, thủy sản như
điện, nước, giao thông chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp
của Hải Phòng có quy mô nhỏ, phân tán và không có tính liên kết. Những yếu tố trên khiến cho
ngành nông, lâm, thủy sản không đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Nguồn lợi nhuận thu
được từ ngành này thấp hơn nhiều so với những ngành khác. Đây là nguyên nhân khiến lượng vốn
FDI vào ngành nông, lâm, thủy sản còn thấp
Thứ tư, thành phố chưa có bộ phận xúc tiến đầu tư riêng, hạn chế về chất lượng nguồn
nhân lực đồng thời giỏi chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng marketing quốc tế. Các hoạt động xúc
tiến thương mại, đầu tư chưa có kế hoạch dài hạn, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan,
ban, ngành trong thành phố và chưa được nhiều sự tập trung quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo
thành phố
Thứ năm, công tác quản lý môi trường đô thị của cán bộ thành phố về việc thanh tra, kiểm
tra các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất trong khu vực còn chưa sát sao, chặt chẽ, vẫn
còn nhiều bất cập và kẽ hở, gây ra nhiều thiệt hại về môi trường sống cho người dân thành phố
Thứ sáu, môi trường kinh tế, xã hội của Hải Phòng còn một số hạn chế. Hệ thống kết cấu
hạ tầng của Hải Phòng có tính kết nối kém và chưa theo kịp sự phát triển của thành phố. Hệ thống
cơ sở đào tạo của Hải Phòng tăng nhiều trong những năm gần đây nhưng quy mô và chất lượng
đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về tay nghề cao, trình độ chuyên môn, kỹ thuật tốt cho các
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài khi thành phố đang trong quá trình hội
nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀO HẢI PHÒNG
3.1 Định hướng thu hút FDI vào Hải Phòng trong giai đoạn tới

3.1.1 Mục tiêu

Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm phát triển kinh tế
biển, trung tâm du lịch quốc tế. Trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh,
bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á vào năm 2030.
Hải Phòng đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ đầu tư thêm 15 khu công nghiệp mới, bổ sung
6.500 ha quỹ đất để đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhà đầu tư trong giai đoạn mới, bên cạnh 1 Khu
kinh tế, 12 khu công nghiệp đang vận hành ổn định. Đây là tiền đề để Hải Phòng đạt mục tiêu thu
hút đầu tư FDI 5 tỷ USD/năm trong 5 năm tới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành
phố lần thứ 16 đã đề ra.

3.1.2 Định hướng thu hút đầu tư

Hải Phòng chủ động xúc tiến và thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án công nghiệp dịch vụ
sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả cao. Phát triển khu công nghiệp sinh thái nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng hiệu quả năng lượng, xây dựng các mối liên kết
chặt chẽ trong sản xuất của các doanh nghiệp trong cùng khu công nghiệp nhằm giảm thiểu các
nguồn gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng xung quanh. Tăng tốc mở rộng đón
sóng dịch chuyển đầu tư, nhất là sau khi tình hình dịch bệnh ổn định. Hải Phòng tập trung vào 3
trụ cột phát triển gồm công nghiệp công nghệ cao; kinh tế biển, cảng biển logistics và du lịch,
thương mại. 

3.2 Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong giai đoạn tới

3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước.


Thứ nhất, Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy các thành phần kinh tế phát
triển. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững. Thu
hút các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, giữ vai trò dẫn dắt, có sức lan tỏa đầu tư vào thành phố. Chủ
động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế
và yêu cầu phát triển bền vững. Hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước đối
với doanh nghiệp do thành phố quản lý. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là xây
dựng chính quyền điện tử và nâng cao chất lượng công vụ, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức các cấp
Thứ hai, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 03
trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại
Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn (ô tô,
chế tạo máy, điện tử tin học và các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao). Huy động các nguồn
lực để phát triển hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao.
Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm cảng biển, dịch vụ logistics trọng
điểm quốc gia và quốc tế. Cùng với việc xây dựng tiếp bến số 3, số 4 của Cảng cửa ngõ quốc tế
Hải Phòng sẽ tập trung kết nối hạ tầng logistics của Hải Phòng với các quốc gia về cả đường bộ,
đường biển, đường sắt và hàng không.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trung tâm
thương mại lớn, đồng thời với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường xuất khẩu, khai
thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do
Thứ ba, Xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị Hải Phòng; phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đồng bộ, hiện đại
Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, triển khai quyết
liệt các thủ tục đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng, sẵn sàng các điều kiện để thu hút làn sóng đầu
tư mới chuyển dịch đến Việt Nam mà Hải Phòng là địa phương có nhiều lợi thế. 
Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng
sinh học, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 
Xây dựng, thực hiện có hiệu quả phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và
loại đất trong quy hoạch thành phố. Kiên quyết thu hồi đất dự án đã được giao nhưng không thực
hiện đầu tư theo quy định. Tăng cường việc quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; kiểm soát
chặt chẽ chất thải công nghiệp, đô thị, nông thôn, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về việc bảo vệ
môi trường.
Thứ năm, xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo, y tế của vùng
Duyên hải Bắc bộ; trọng điểm phát triển khoa học và công nghệ biển của cả nước. Thu hút và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thành phố. 
Thứ sáu, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của các cấp chính quyền. cán bộ thành phố cần có sự nhất quán trong quan điểm,
nhận thức về FDI cũng như xây dựng các quy hoạch chi tiết, rõ ràng để làm cơ sở thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng.

3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp.

Thứ nhất, Các doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán
bộ và lao động.
Mời kỹ sư, chuyên gia nước ngoài đào tạo nghiệp vụ cho những nhân viên đã tuyển dụng,
cử nhân viên Việt Nam sang đào tạo ngắn hạn tại các doanh nghiệp, công ty mẹ của mình ở nước
ngoài (trong đó phải đào tạo về ngoại ngữ cho nhân viên trước khi cử sang nước ngoài).
Đào tạo nâng cao chất lượng lao động cần phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu cho các
doanh nghiệp bởi lẽ có thể thực hiện các dự án phát triển phần mềm lớn cần phải có những cán bộ
quản lý dự án, quản lý chất lượng, quản lý chi phí có khả năng.Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay
còn thiếu những cán bộ quản lý dự án như vậy.
Thứ hai, chủ động tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư
Xây dựng trang web riêng cho doanh nghiệp của mình, trong đó trình bày các ý tưởng về
dự án, dự báo kết quả trong tương lai, các thế mạnh của công ty như khả năng am hiểu thị trường,
công nghệ, nguồn nhân lực... để kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.
Tham gia cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh
nghiệp, của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cũng như môi trường đầu tư và những ưu đãi
trong thu hút đầu tư của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng.
Trực tiếp gặp gỡ và kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào dự án mà doanh
nghiệp đang tiến hành thông qua các chuyến đi xúc tiến, chuyến công tác nước ngoài
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá, việc đầu tư ra nước ngoài là điều tất yếu với mục đích kiếm lợi
nhuận. Việt Nam nói chung hay các địa phương nói riêng đang cần rất nhiều vốn cho việc đầu tư
phát triển, tích lũy nội bộ trong nền kinh tế. Chính vì thế, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng
đóng vai trò quan trọng, là nhân tố cấu thành lên sự phát triển của nền kinh tế trong thành phố. Để
tạo xung lực mạnh mẽ thu hút vốn FDI ngay trong thời kỳ đại dịch Covid, Hải Phòng cần tiếp tục
duy trì tinh thần vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế nhằm đảo bảo môi trường đầu tư an
toàn, ổn định cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, trong chính sách thu hút FDI, thành phố cần lựa chọn các dự án phù hợp với
mục tiêu tăng trưởng xanh của Thành phố, cụ thể hướng tới các dự án ngành công nghiệp công
nghệ cao và sạch hay ngành công nghiệp phụ trợ; xây dựng chính sách thu hút và hỗ trợ ngành
công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực gián tiếp và trực tiếp cung cấp cho các doanh nghiệp FDI.
Mặt khác, đầu tư phát triển hạ tầng và liên kết giao thông cũng là yếu tố tạo sức hút đối với các
nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy công tác này cũng cần được chú ý, đặc biệt tăng cường đầu tư cho
công tác nghiên cứu khoa học công nghệ đảm bảo bắt kịp các xu hướng công nghệ mới trên toàn
cầu. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Thị Thùy Dung (2019). Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố
Hải Phòng. Chuyên đề tốt nghiệp, Trường Đại học Hải Phòng.
https://tailieumau.vn/de-tai-thuc-trang-va-giai-phap-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-
thanh-pho-hai-phong/
2. TS. Nguyễn Thị Hạnh (2021). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hải
Phòng: Nguy cơ và cơ hội trọng đại dịch Covid-19. Tạp chí Công Thương.
https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/thu-hut-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tren-dia-ban-
thanh-pho-hai-phong-nguy-co-va-co-hoi-trong-dai-dich-covid-19-82564.htm
3. Đào Khánh Hà (2019). Hải Phòng đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Tạp chí của Ban tuyên
giáo Trung ương.
https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/hai-phong-dao-tao-nhan-luc-co-tay-
nghe-cao-124503
4. Bình Minh – Thảo Nguyên (2017). Hải Phòng làm thế nào để giữ “ ngôi đầu” thu hút FDI, “
vươn ra biển lớn”?. Báo Pháp luật Việt Nam
https://baophapluat.vn/hai-phong-lam-the-nao-de-giu-ngoi-dau-thu-hut-fdi-vuon-ra-bien-lon-
post245939.html
5. Minh Thu (2021). Bí quyết nào để Hải Phòng thu hút nhà đầu tư lớn?. Thông tấn xã Việt Nam
https://bnews.vn/bi-quyet-nao-de-hai-phong-hut-nha-dau-tu-lon/185419.html
6. Thành phố Hải Phòng. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 – 2020
https://thongkehaiphong.gov.vn/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-nam/
7. Thành phố Hải Phòng. Tình hình Kinh tế - xã hội Hải Phòng năm 2020
https://thongkehaiphong.gov.vn/thong-tin-kinh-te-xa-hoi/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thanh-pho-hai-
phong-thang-12-12-thang-nam-2020-262.html
8. Phạm Hà Thu (2019). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại Thương.
9. TS. Nguyễn Thị My, TS. Đồng Thị Thu Huyền (2020). Thực trạng thu hút FDI tại Hải Phòng
giai đoạn 2016-2020.
10. Cổng thông tin thành phố Hải Phòng. Kết quả Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ
XVI chiều ngày 15/10/2020.
https://haiphong.gov.vn/tin-tuc-su-kien/Thong-cao-bao-chi-ket-qua-Dai-hoi-Dang-bo-thanh-pho-
Hai-Phong-lan-thu-XVI-chieu-ngay-15102020-53731.html
11. Đặng Hương (2021). Hải Phòng tăng tốc đầu tư FDI. VnEconomy.
https://vneconomy.vn/hai-phong-tang-toc-thu-hut-dau-tu-fdi-646321.htm

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

You might also like