You are on page 1of 4

Sơ đồ công tác chủ nhiệm lớp

1. Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm

1.1 tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm thể chất, sinh lý của
từng cá nhân học sinh như chiều cao, cân năng, tình trạng sức khỏe, các bệnh mãn tính,
khuyết tật... để có những biện pháp tác động phù hợp như bố trí chỗ ngồi hợp lý, phân
công công việc phù hợp, tạo sự thông cảm, giúp đỡ bạn có khó khăn về thể lực...

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm về tâm lý, tính cách
học sinh. Mỗi học sinh trong lớp chủ nhiệm sẽ có thái độ, tình cảm khác nhau, đặc điểm
tính cách riêng biệt, có năng khiếu, sở trường nhu cầu, hứng thú đa dạng và phong phú.

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu mức độ nhận thức, khả năng tư duy của mỗi học
sinh, nắm được quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh trong từng giai đoạn để
động viên, nhắc nhở kịp thời hoặc phối hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh để giúp
đỡ các em trong học tập.

- Giáo viên chủ nhiệm cần nắm được hoàn cảnh gia đình mỗi học sinh, về điều kiện
kinh tế, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, quan điểm của cha mẹ trong
giáo dục con cái...

1.2. tìm hiểu đặc điểm tập thể lớp

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những số liệu hành chính cơ bản về lớp
chủ nhiệm bao gồm sĩ số, tỷ lệ nam, nữ, số lượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, kết
quả học tập và rèn luyện trong những giai đoạn trước.

- Tìm hiểu về bầu không khí tâm lý của tập thể như tinh thần đoàn kết, hợp tác giúp đỡ
của học sinh trong lớp, dư luận tập thể có tích cực, lành mạnh hay không, có tồn tại các
mâu thuẫn hay không. Giáo viên chủ nhiệm cần đặc biệt chú ý đến các mối quan hệ
trong tập thể, các tổ, nhóm chính thức và cả không chính thức.
- Tìm hiểu để nắm được mức độ tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà
trường, hiểu được những điều kiện thuận lợi và khó khăn của lớp hay nắm được nhu
cầu, nguyện vọng chung của tập thể để định hướng hoạt động giáo dục học sinh.

- Tìm hiểu để nắm được khả năng quản lý và tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp,
khả năng tự quản của tập thể

2. Nội dung và phương pháp xây dựng tập thể học sinh

2.1. Nội dung và phương pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện

* Xây dựng các mối quan hệ trong lớp học

Để xây dựng các mối quan hệ tốt trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm cần:

- Chú trọng việc giáo dục tư tưởng, quan điểm cho học sinh, định hướng rõ mục tiêu
phấn đấu cho cá nhân và tập thể.

- Tổ chức các hoạt động thảo luận, trao đổi tích cực giữa giáo viên với học sinh, giữa
học sinh với học sinh để tìm thấy tiếng nói chung, để dễ cảm thông và có nhiều cơ hội
được chia sẻ.

- Cần tổ chức nhiều hoạt động tập thể để học sinh có điều kiện được tham gia hoạt động
cùng nhau, được hướng dẫn, giúp đỡ các bạn khác và nhận được sự giúp đỡ của các bạn.

- Cần nhạy cảm trong việc phân chia cơ cấu tổ chức tổ, nhóm hợp lý, hướng dẫn bầu
chọn đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, được các bạn công nhận, chú ý bồi dưỡng và nâng
cao uy tín của đội ngũ cán bộ và giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong các
mối quan hệ giữa học sinh với học sinh

* Xây dựng văn hóa truyền thống, viễn cảnh và dư luận tập thể lành mạnh

Để xây dựng văn hóa truyền thống và viễn cảnh của tập thể, ngay từ khi nhận lớp chủ
nhiệm, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận về các vấn đề cụ thể của lớp học
như: xác định các giá trị của tập thể đã có; những văn hóa truyền thống nào cần gìn giữ
và phát huy; những mục tiêu, viễn cảnh các em mong muốn đạt được... Giáo viên luôn
cần khích lệ để mọi thành viên cùng suy nghĩ mình có thể đóng góp những gì để xây
dựng tập thể lớp như mong muốn. Từ đó cùng học sinh xây dựng các cam kết của cá
nhân, của tổ nhóm cũng như của tập thể và phương hướng, cách thức thực hiện những
cam kết đó.

* Xây dựng nội qui lớp học

Để xây dựng nội quy, nề nếp hoạt động của tập thể lớp, người giáo viên chủ nhiệm cần
hướng dẫn học sinh nắm được và yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui chung
của nhà trường. Bên cạnh đó hướng dẫn học sinh thảo luận để bổ sung thêm những qui
định, những yêu cầu riêng đối với tập thể lớp và nâng những qui định riêng đó trở thành
giá trị chuẩn mực, phong cách riêng của tập thể lớp mình. Điều này sẽ động viên được
học sinh tự giác thực hiện nghiêm túc.

3. Nội dung và phương pháp hình thành, bồi dưỡng đội ngũ tự quản

Trong đội ngũ tự quản cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vị trí.
Giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn cho học sinh nắm được vị trí, trách nhiệm, nội
dung công việc cần thực hiện. Cần đảm bảo mỗi học sinh đều được hướng dẫn về
phương pháp lập kế hoạch, cách thức tổ chức hoạt động, cách thức phối hợp theo quan
hệ dọc, ngang với các thành viên khác trong lớp trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ có
mối qun hệ phụ thuộc tích cực.

4. Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện

Để lớp chủ nhiệm thực hiện tốt hoạt động học tập, trước hết giáo viên chủ nhiệm cần tổ
chức tốt việc thực hiện các nề nếp, nội qui học tập: Đi học đầy đủ, đúng giờ; học và làm
bài đầy đủ trước khi đến lớp; chuẩn bị đồ dùng và sách vở đầy đủ theo qui định của từng
môn học; thực hiện nghiêm túc hoạt động truy bài đầu giờ, hoạt động ôn bài trong giờ
chuyển tiết; không mất trật tự, không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại trong giờ
học; ghi chép bài đầy đủ; tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài; nghiêm túc trong giờ
kiểm tra...

You might also like