You are on page 1of 4

Profile:

- Vào Tháng 8/2014, chuỗi cà phê The Coffee House chính thức ra mắt. Cửa hàng đầu tiên tại 86-88
Cao Thắng,phường 4,quận 3, TP.HCM đến nay, chuỗi cửa hàng cà phê The Coffee House đã có mặt
tại 6 thành phố lớn trên cả nước (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hòa, Hải Phòng, Vũng
Tàu)
- Người sáng lập nên The Coffee House là Nguyễn Hải Ninh, anh sinh năm 1987, tài năng, có tiếng
trong giới khởi nghiệp.

- Dù ra đời sau nhưng thị phần không thua kém chỉ trong vòng 4 năm, The Coffee House đã mở 100
cửa hàng trên khắp cả nước. Đây là con số cực kì ấn tượng mà chắc chắn rằng bất kỳ thương hiệu nào
trong thị trường chuỗi cửa hàng cà phê cũng muốn đạt được.

- Mỗi cửa hàng của The Coffee House, thương hiệu này đều biến hóa theo những cách riêng dựa trên
concept có sẵn để tạo ra một không gian địa phương, gần gũi với khách hàng.
- The Coffee House tập trung hướng tới đối tượng là các sinh viên và người đi làm. Họ đến quán cà
phê không chỉ để trò chuyện mà còn là giao lưu, mở rộng network. Bên cạnh đó, họ cũng mong muốn
tìm kiếm một không gian rộng rãi, yên tĩnh, thoải mái để học tập, làm việc và sáng tạo.
 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển
2014:
- Cửa hàng đầu tiên trong chuỗi cửa hàng cà phê The Coffee House được khai trương tại số 86-88 Cao
Thắng, P.4, Q.3, TP.HCM
2015
- Chưa đầy 1 năm hoạt động thì the coffee house đã mở 20 cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh
2016
- Vào tháng 6/2016, The Coffee House đã tung ra một ứng dụng di động riêng của mình, đây là một
quyết định mang tính “đi trước thời đại” khi xét đến hành vi khách hàng của thị trường Việt Nam lúc
đó – rất ít người mua hàng hay đặt hàng qua ứng dụng, đặc biệt là trong ngành F&B. Sau hơn 2 năm,
ứng dụng The Coffee House nay đã được hơn 100.000 lượt tải xuống và nhận được phản hồi tích cực
từ người dùng. Với tinh thần học hỏi từ những brand lớn trong thị trường như Starbucks,… ứng dụng
mobile của The Coffee House tích hợp những tính năng như push notification, tích điểm thành viên,
đặt hàng và giao hàng, địa điểm của các cửa hàng, … giúp cho The Coffee House có thể tiếp cận với
người dùng một cách nhanh chóng, tiết kiệm
2017
- THE COFFEE HOUSE đem trải nghiệm lan toả rộng hơn đến Đà Nẵng, Biên Hòa và Vũng Tàu.
2018
- CHÍNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRANG TRẠI: sau khi sát nhập bộ phận cà phê của Cầu Đất
Farm, The Coffee House đã chính thức vận hành trang trại riêng ở Cầu Đất – dải đất vàng của hạt cà
phê Arabica, nhằm cung cấp các sản phẩm cà phê sạch và chất lượng ra toàn thế giới.
- RA MẮT CỬA HÀNG THE COFFEE HOUSE SIGNATURE: được thiết kế với phong cách Industrial nổi bật.
Quán sử dụng tông màu đặc trưng là cam – đen làm bật lên sự sang trọng của không gian nội thất, đồng thời cũng là
màu nhận diện thương hiệu. Menu của cửa hàng cũng vô cùng đa dạng,  chi phí dao động từ 65k - hơn 100k khá đắt
so với the coffee house thông thường nhưng bù lại  không gian thoải mái, dễ chịu. Đây cũng là địa điểm sống ảo
vô cùng lí tưởng cho các bạn trẻ
- Sau 4 năm ra mắt thì vào ngày 6/7 tới đây, TCH sẽ chính thức cán mốc 100 cửa hàng trên toàn quốc
với cửa hàng mới nhất nằm tại số 1 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội,với mong muốn “Mỗi người có 1
The Coffee House gần nhà.
- cuối năm 2018, chuỗi cà phê The Coffee House có doanh thu gần 669 tỷ đồng,số lượng cửa hàng và
doanh thu của The Coffee House đứng thứ hai thị trường sau 5 năm hoạt động, số lượng cửa hàng chỉ
đứng sau Highlands Coffee
2019
- Có 120 cửa hàng trên toàn quốc và 20 cửa hàng tại Hà Nội
- Khi chỉ có hơn 100 cửa hàng The Coffee House và Việt Nam có 100 triệu dân, đầu năm 2019 The
Coffee House đã phục vụ 26 triệu khách hàng
- The Coffee House chỉ đứng sau Highlands Coffee, vượt mặt Starbucks Việt Nam và Phúc Long
2020
- Sau 6 năm hoạt động, The Coffee House đã có 175 cửa hàng tại 18 tỉnh thành trên cả nước.

Product Expansion Grid:


Khách hàng mục tiêu (TARGET CUSTOMER)
The Coffee House tập trung hướng đến các đối tượng sinh viên tầm trung vànhững người đi làm. Họ đi cà
phê không chỉ để nói chuyện mà còn là giao lưu,network, tìm kiếm một không gian rộng, yên tĩnh, thoải
mái để học tập, làm việc vàsáng tạo.
Đối thủ cạnh tranh (COMPETITORS)
-Đối thủ cạnh tranh trực tiếp (Direct competitor)
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của The Coffee House đến từ các nhãn hiệu cùngngành như Urban Station,
Starbuck, Passio, Highland Coffee,.. Tuy vậy, về tiêu chuẩnkhông gian thì The Coffee House vượt trội
hơn đối thủ bởi không gian thưởng thức vàlàm việc rất thoáng và rộng, thiết kế gần gũi và tạo cảm giác
hòa đồng thoải mái giữakhách hàng với khách hàng, khách hàng với nhân viên và giá cả phải chăng kèm
theocác sảm phẩm đa dạng,..
-Đối thủ cạnh tranh gián tiếp (Indirect competitors)
The Coffee House còn có các đối thủ cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế nhưcác thương hiệu trà sữa nổi
tiếng như KOI, Phúc Long, Ten ren, The Alley, TocoToco,..Bên cạnh đó trên thị trường đa dạng các sản
phẩm giải khát phong phú về thểloại, mẫu mã, khẩu vị có thể nói đến như C2, trà xanh O độ, nước uống
có ga nhưPepsi, Coca Cola hoặc Number one,... là những sản phẩm cạnh tranh mạnh trên thịtrường phân
khúc giới trẻ. Nhưng với đặc điểm The Coffee House mang phương hướng cà phê dùng đểthưởng thức
nên sẽ ít cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường này.
Định vị của THE COFFEE HOUSE trên thị trường (Position of THE COFFEE HOUSE in the
market)
- “Quan điểm của The Coffee House là đem đến cho khách hàng trải nghiệmsang trọng với mức giá
chấp nhận”.- Định vị của The Coffee House đối với:
.Khách hàng: The Coffee House là nhà, là nơi dừng chân để thư giãn, làmviệc và trò chuyện.
.Sản phẩm: The Coffee House sản xuất và phân phối những sản phẩm cà phê kèm theo chất lượng và
những dịch vụ tin cậy với mức giá hợp lý chongười tiêu dùng
.Thị trường: The Coffee House mong muốn đưa sản phẩm cà phê Việt Nam không chỉ cạnh tranh trên
thị trường Châu Á mà cả thị trường thếgiới, trước mắt là thị trường trong nước và Trung Quốc.

4PS:
Product:
-Sản phẩm luôn là cốt lõi của mọi doanh nghiệp, nó đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định
thương hiệu và sự khác biệt hóa sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
-Về chiến lược sản phẩm, The Coffee House rất đa dạng về thực đơn. Bên cạnh những thức uống
thông thường,Thực đơn của TCH được chia thành 3 nhóm chính:
.Nhóm 1- Cà phê gồm các sản phẩm sau: Cà phê phin, cà phê Bắc Xìu, cà phê đen, cà phê Latte ...
.Nhóm 2- Trà trái cây, trà sữa gồm các mẫu sản phẩm: Trà cam đào, Trà hạt sen, Trà đen, Trà sữa
đen, Trà sữa ô long ..
.Nhóm 3- Đá bào gồm các sản phẩm như Bánh quy, Trà xanh đá, Cà phê đá ...
-Qua đó cho thấy thực đơn của chuỗi quán cà phê này rất phong phú, nhưng để làm nên thương hiệu
cho sản phẩm của TCH, ngoài các món chính là cà phê thì không thể không kể đến Trà cam đào.

Price :
-Giá thành của sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong marketing hỗn hợp. Kế hoạch định giá
trong marketing có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
và doanh thu của doanh nghiệp.
-The Coffee House không tập trung vào doanh thu mà tập trung vào lượng khách hàng tiềm năng. Và
sau khi có lượng khách hàng ổn định, doanh thu của công ty bắt đầu tăng lên. Khách hàng ghé thăm
bất kỳ quán cà phê nào thuộc chuỗi The Coffee House đều có thể thử trải nghiệm không gian bình
dân, thoải mái và tinh tế với cách bài trí và tông màu nâu đặc trưng của thương hiệu - không hơn
không kém. so với các “ông lớn” nước ngoài như Starbucks hay The Coffee Bean - với mức giá chỉ từ
30.000 - 50.000 đồng.
-Qua đó, cho chúng ta thấy rằng The coffee house trở thành địa điểm lý tưởng cho một số bạn trẻ khi
hoàn thành deadline, cũng như là nơi gặp gỡ đối tác thích hợp.Chiến lược giá là một phần trong chiến
lược marketing của TCH giúp chuỗi doanh nghiệp thành công ngoài mong đợi.

Place:
-TCH điều phối ở những vị trí trung tâm, đông người qua lại, thậm chí rất gần đối thủ. Các cửa hàng
coffee house luôn được đặt ở những vị trí hợp lý, rất phù hợp với đối tượng.

Promotion:
-Đối với chiến lược marketing khuyến mãi, TCH luôn đặt khách hàng là trung tâm thay vì tập trung
vào sản phẩm. "Nhà" không phải là nơi để đến và đi, "Nhà" là nơi bạn được lắng nghe và chia sẻ.
“Nhà” còn là nơi lưu giữ những cung bậc cảm xúc của bạn và những người thân yêu. “Humans of The
Coffee House” là insight mà TCH muốn hướng đến. Tất cả các hoạt động trong chiến lược truyền
thông Marketing của The Coffee House đều rất bám sát với định vị “Home”.

SWOT:
Điểm mạnh:
- Là thương hiệu cà phê Việt Nam nổi tiếng với hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc
- Hệ thống cửa hàng được đặt ở vị trí đẹp, đắc địa như trung tâm thương mại…
- Nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo tốt
- Lãnh đạo, quản lý chất lượng cao, giàu kinh nghiệm.

Điểm yếu:
- Hệ thống cửa hàng tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố nên chưa có cửa hàng ở các vùng quê,
vùng xa trung tâm.
- Mở rộng hệ thống cửa hàng thông qua hình thức nhượng quyền cũng khiến thương hiệu khó quản
lý, kiểm soát từng cửa hàng, cũng như đào tạo nhân viên.
- Không thường xuyên đổi mới và phát triển sản phẩm. Chủ yếu khách hàng tới đây vì không gian
quán và dịch vụ ở đây
- Gía thành cao, chưa thực sự bình dân và phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng

Cơ hội:
- Công nghệ ngày càng phát triển, đẩy mạnh bán hàng mang đi. Như chúng ta đã biết, năm 2020 đã
trôi qua đầy biến động với Covid-19, “Giãn cách xã hội” đã trở thành cụm từ quá quen thuộc với đa
số chúng ta. Chính thay đổi đó đã khiến đa số các cửa hàng F&B đẩy mạnh việc bán hàng take away,
đẩy hàng lên các ứng dụng Food Delivery như GrabFood, Now, Bae Min, trong bối cảnh vẫn phải
tiếp tục vận hành cửa hàng vật lý (để phục vụ đặt hàng).
- Tiềm năng thị trường ở Việt Nam rất lớn, theo ước tính, thị trường cà phê Việt Nam trị giá khoảng
tầm 1 tỷ USD. Đồng thời, với sự phát triển của xã hội, người dân Việt Nam cũng có thú vui ngồi quán
cà phê thưởng thức. Vì vậy, nếu biết nắm bắt thì đây là cơ hội tốt giúp thương hiệu ngày càng phát
triển.
- Giới trẻ đa dạng hóa việc lựa chọn hình thức các quán cà phê.

Thách thức:
- Lạm phát tăng, tiền mất giá khiến khó định giá sản phẩm
- Sự cạnh tranh cao từ các đối thủ trong nước và ngoài nước như: Starbucks, Trung Nguyên,
Highlands… ngày càng nhiều thương hiệu trong và ngoài nước thâm nhập thị trưởng cà phê.
- Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa do thua lỗ.

You might also like