You are on page 1of 4

Chuyển động quay vật rắn quanh 1 trục và các dạng toán động

học vật rắn.


1. Cơ sở lý thuyết:
- Vật rắn là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kì của
vật đó không thay đổi (vật không thay đổi hình dạng)
- Trọng tâm của một vật rắn là điểm đặt của trọng lực lên
vật.

Ta biểu diễn điểm P theo tọa độ cực P (r, θ) r là khoảng cách từ gốc tọa độ tới P, 𝜃 là góc
quay ngược chiều kim đồng hồ từ một đường cố định được chọn làm mốc (đường
chuẩn) như trên hình.
s=rθ
s
θ=
r
Tọa độ góc θ: đóng vai trò tương tự như tọa độ x trong chuyển động tịnh tuyến.
Độ dời góc: ∆ θ=θ1−θ 0

∆ θ θ1−θ 0
Tốc độ góc: ω= =
∆ t t 1−t 0
∆ θ dθ '
Tốc độ góc tức thời: ω t= lim = =θ
∆t→0 ∆ t dt
∆ω
Gia tốc góc: γ=
∆t
∆ω dω '
Gia tốc góc tức thời: γ t = lim = =ω
∆t→0 ∆t dt

 Khi vật rắn quay quanh trục cố định, mọi chất điểm của vật rắn quay được cùng một
góc, và có cùng tốc độ góc, gia tốc góc. Do đó, giống như tọa độ góc 𝜃, các đại lượng 𝜔
và 𝛾 đặc trưng cho chuyển động quay của toàn vật rắn cũng như của từng chất điểm
riêng biệt của vật rắn.
 Tọa độ góc 𝜃, tốc độ góc 𝜔 và gia tốc góc 𝛾 tương tự như vị trí dài x, tốc độ dài v và
gia tốc dài a.
Bài tập:
Khi tắt điện thì cánh quạt của động cơ đang quay với vận tốc 20 vòng/ phút thì quay chậm dần đều
và dừng lại sau 1.5 phút. Tính gia tốc của quạt và số vòng quay vật quay được từ khi tắt điện.
Khi vật rắn quay không đều, mỗi điểm của vật cũng chuyển động tròn không đều gia tốc a hướng
về bề lõm của quĩ đạo.
Khi vật rắn quay đều thì gia tốc của một điểm chỉ có gia tốc hướng tâm.
Môi liên hệ giữa đại lượng dài và đại lượng góc.
Đại lượng dài Liên hệ Đại lượng góc
Cung chuyển động s s =r.θ Tọa độ góc θ
Vận tốc dài v v = r.ω Vận tốc góc ω
Gia tốc tiếp tuyến at at = 𝛾.r Gia tốc gốc𝛾
Gia tốc pháp tuyến an an = ω2.r
Phương trình động học của một vật rắn quay đều:
Mối liên hệ giữa chuyển động thẳng đều và chuyển động quay đều:
Thẳng đều Quay đều
v = const ω = const
x = x0 + vt θ = θ0 + ωt
Mối liên hệ giữa chuyển động thẳng biến đổi đều và chuyển động quay biến đổi đều:
Thẳng biến đổi đều Quay biến đổi đều
a = const 𝛾 = const
x = x0 + v0t + 1/2at2 θ = θ0 + ω0t + 1/2𝛾t2
v = v0 + at = x’ ω = ω0 + 𝛾t
v2 – v02 = 2as ω2 – ω02 = 2𝛾θ
x – x0 = ½(v0+v)t
x – x0 = vt – 1/2at2
Nhanh dần: v.a >0
Chậm dần: v.a <0
Bài tập:
1) Hãy cho biết tính chất các chuyển động quay sau:
a. ω = 1,5 rad/s; 𝛾 = 0
b. ω = 1,5 rad/s; 𝛾 = 0,5 rad/s2
c. ω = 1,5 rad/s; 𝛾 = - 0,5 rad/s2
d. ω = -1,5 rad/s; 𝛾 = 0,5 rad/s2
2) Kim giờ và kim phút của một chiếc đồng hồ quay đều xung quanh một trục. Tỉ số giữa
tốc độ của kim phút và kim giờ.
3) Kim giờ và kim phút của một chiếc đồng hồ quay đều xung quanh một trục. Kim giờ có
chiều dài bằng ¾ chiều dài kim phút. Tính
a. Tỉ số giữa vận tốc dài của đầu kim phút và đầu kim giờ.
b. Tỉ số giữa gia tốc hướng tâm của đầu kim phút và đầu kim giờ.

4) Một bánh xe quay đều xung quanh một trục cố định với tần số 3600 vòng/ phút. Tính
a. Tốc độ góc của bánh xe.
b. Góc quay của bánh xe trong 1,5 giây.

You might also like