You are on page 1of 3

Nội dung chính

1. Tài chính công


2. Các công cụ phân tích
3. Hàng hóa công
4. Phân phối lại thu nhập
5. Thuế
Buổi 1
A. Tài chính công
Định nghĩa: tài chính: sự luân chuyển tiền tệ, công: khu vực công
Theo quan điểm cổ điển
TCC là khoa học nghiên cứu những phương tiện mà một QG sử dụng để tìm kiếm và
sd các nguồn lực cần thiết nhằm tài trợ cho chi tiêu công bằng cách phân bổ cho mọi
công dân những gánh nặng do chi tiêu công gây ra.
Lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith: đề cao sự tự do kinh tế, nền kinh tế tự
điều chỉnh và nhà nước không phải can thiệp hay hỗ trợ, lợi ích từ sự tự do kinh tế là
như nhau
Thuế là khoản thu bắt buộc không bồi hoàn trực tiếp được sử dụng cho nhu cầu chi
tiêu công của CP (chính trị, ngoại giao, an sinh xã hội, nhà tù, an ninh quốc phòng,…)
TCC: chính phủ nguồn thu đầu vào thông qua các khoản thuế, công trái, tín dụng công
để thực hiện chức năng của mình
Phân bổ gánh nặng
Thu: doanh nghiệp và hộ gia đình trích xuất một phần từ lợi nhuận để đóng góp vào
ngân sách nhà nước
Chi: chính phủ
TCC theo quan điểm cổ điển tập trung vào tìm kiếm nguồn thu và phân bổ gánh nặng(
sử dụng nguồn thu không tác động đến nền kinh tế)
Theo quan điểm hiện đại
Lý thuyết bàn tay hữu hình John M.Keynes: nhà nước can thiệp vào nền kinh tế khi
cần thông qua công cụ tài chính: CS thuế, CS chi tiêu công, CS tiền tệ, ngân sách
TCC là khoa học nghiên cứu các hoạt động của chính phủ và việc chính phủ sử dụng
các kỹ thuật đặc biệt để tác động vào nền kinh tế xã hội như các chính sách tiêu công,
CS tiền tệ, ngân sách
3 vấn đề:
- Thất bại của thị trường: + can thiệp độc quyền (gạo, điện, nước) lập doanh
nghiệp nhà nước thông qua ngân sách, hạn chế tư nhân hóa

+ cung cấp hàng hóa dịch vụ công( đường xá, y tế, công viên,…)
- Phân phối lại của cải vật chất: + đánh thuế đảm bảo công bằng xã hội
+ trợ cấp (thu thuế của người có thu nhập cao trợ cấp cho người có thu nhập
thấp)
Giảm chênh lệch giàu nghèo
Định hướng phát triển sản xuất
- Ổn định hóa nền kinh tế: + chính sách tài khóa : thuế, chi tiêu công
+ Chính sách tiền tệ: lãi suất, thị trường mở và dự trữ bắt buộc
VD: nền kinh tế suy thoái  kích cầu: giảm thuế  kinh tế phục hồi
Khi cung> cầu: rút bớt lượng tiền tệ đang lưu thông
Tăng lãi suất CK, tăng dự trữ bắt buộc, bán các giấy tờ có giá, tăng thuế, giảm
chi
Khác biệt:
- Cổ điển: nhà nước tìm nguồn thu và xử lý nguồn thu, không can thiệp các vấn
đề kinh tê
- Hiện đại: nhà nước can thiệp các vấn đề kinh tế
B. Hệ tư tưởng
Quan điểm chính phủ là một tổ chức:
- Xã hội được nhận thức như là một tổ chức tự nhiên. Cá nhân là một phần của tổ
chức và CP được xem như là trái tim của tổ chức đó
- Các mục tiêu của XH do nhà nước đặt ra và nhà nước hướng cả xã hội vào
những mục tiêu đó
- Cá nhân ít quan trọng hơn tổ chức
Quan điểm chính phủ là một cơ chế
- CP là tổ chức do xã hội tạo ra để giúp mọi thành viên trong xã hội đạt mục tiêu
cá nhân thuận lợi hơn. Cá nhân là quan trọng và CP được tạo ra để phục vụ cá
nhân
- Vấn đề là CP sẽ phải hành động như thế nào để làm tăng lợi ích cho các cá
nhân trong XH
C. Sơ lược về chính phủ
Khu vực công bao gồm:
- Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước: (tam quyền phân lập)
+lập pháp: quốc hội tạo ra bộ luật, hiến pháp
+ hành pháp: chính phủ
+ tư pháp: tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm sát
- Hệ thống QPAN – trật tự an toàn xã hội: quân đội, công an do nhà nước trả
lương
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội( đường sá, bến cảng, cầu cống,
mạng lưới thông tin đại chúng, hệ thống cung cấp các dịch vụ công: nhà hát,
bảo tàng..)
- Các lưc lượng kinh tế của CP (DNNN, tập đoàn kinh tế nhà nước, lực lượng dự
trữ QG,..)
- Hệ thống an sinh xã hội (BHYT, BHXH, các quỹ trợ cấp,..)
BHXH: Qũy bù đắp thu nhập khi có rủi ro xảy ra
- Chính phủ VN gồm 2 cấp: TW và địa phương
Tổ chức hệ thống ngân sách tại VN
Ngân sách trung ương: bộ và các cơ quan ngang bộ( ngân hàng nhà nước, viện
hàn lâm khoa học,..), các cơ quan trực thuộc CP

NS địa phương:
+NS cấp tỉnh: tỉnh và thành phố trực thuộc TW
+NS cấp huyện: huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
+NS cấp xã: xã, phường, thị trấn

Đầu vào: thuế, phí và lệ phí


Đầu ra:
Chi thường xuyên: chi lương, chi cho y tế, văn hóa thể thao du lịch
Chi đầu tư phát triển
Chi trả nợ

Nội dung phân cấp


- Phân định nhiệm vụ thu
- Phân định nhiệm vụ chi
- Các khoản trợ cấp và chuyển giao giữa các cấp
- Vay nợ của chính quyền địa phương

You might also like