You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ



TIỂU LUẬN MÔN HỌC

KHOA HỌC QUẢN LÍ

Đề Tài: Sử dụng mô hình của Hofstede để phân tích


văn hoá của một công ty, tổ chức mà anh chị quan
tâm.

Giảng viên hướng giẫn: TS. Ngô Hoài Sơn


Sinh viên thực hiện: Võ Thu Hiền
MSSV: 2123102060015
Lớp: D21QHQT
Ngành: Quan hệ quốc tế
Khoá: 2021 – 2025

Bình Dương, ngày 29 tháng 05 năm 2022

1
THANG CHẤM ĐIỂM

Mức Thể thức trình bày, cách Khả năng đọc và nghiên Tư duy phân tích và Mức độ hiểu biết về lý
điểm hành văn và tài liệu tham cứu phản biện thuyết
khảo (Tiêu chí 1) (Tiêu chí 2) (Tiêu chí 3) (Tiêu chí 4)
20% 30% 20% 30%
80- Thể thức trình bày đúng Người học hiểu một cách Bài làm thể hiện được Thể hiện sự hiểu biết sâu
100 quy định. Hành văn theo thấu đáo yêu cầu của đề những suy nghiệm. Trình sắc về các khái niệm và
văn phong khoa học. Tài và sử dụng một cách đa bày và phân tích vấn đề những vấn đề lý thuyết.
liệu tham khảo cập nhật dạng và phù hợp những từ nhiều khía cạnh khác Sinh viên thể hiện sự
và tất cả được trình bày nghiên cứu khác để kết nhau. Bài làm đưa ra hiểu biết đó một cách có
đúng quy định. Tài liệu nối và làm hoàn chỉnh những nhận định độc lập tư duy biện luận.
tham khảo có mở rộng vấn đề trình bày. được phân tích dựa trên
sang những tài liệu có giá cơ sở thuyết, những căn
trị khoa học ngoài những cứ từ thực tiện.
tài liệu học trên lớp.
70-79 Biết cách trình bày theo Có đưa nhiều kiến thức Có một số nơi sinh viên Thể hiện sự hiểu biết sâu
thể thức và chỉ một số ít từ các bài đọc, nghiên có suy nghĩ riêng biệt, có sắc khi trình bày các khái
chỗ chưa phù hợp. Biết cứu bên ngoài nhưng phán đoán và nhận định niệm và những vấn đề lý
cách diễn đạt theo văn chưa thể hiện được mức độc lập. Một số chỗ có thuyết có thể hiện được
phong khoa học. Biết cách độ kết nối rõ nét các khái chứng cứ là lý thuyết sự phân tích nhưngnhiều
trích dẫn tài liệu tham niệm và vấn đề của bài và/hoặc dẫn chứng rõ chỗ vẫn đơn thuần là mô
khảo, chỉ sai sót một số viết. ràng. tả lại.
chỗ nhưng không đáng kể.
50-69 Có nhiều sai sót trong thể Có cố gắng tham khảo, Chưa có nhận định độc Sinh viên nắm được một
thức trình bày. Có nhiều đưa vào và kết nối những lập. Một số chỗ dù có số khái niệm, tuy nhiên
sai sót trong cách hành nghiên cứu bổ sung đưa ra nhận định độc lập các vấn đề lý thuyết liên
văn. Diễn đạt lủng củng, nhưng hạn chế và thiếu nhưng chưa có biện luận quan chỉ được mô tả
sai ngữ pháp và không kết nối, mang tính liệt kê. bởi chứng cứ và dẫn một cách đơn thuần.
đúng văn phong khoa học. chứng rõ ràng. Nhiều chỗ còn sai lệch.
Rất nhiều lỗi về trích dẫn,
trích dẫn lạc hậu.
0-49 Không tuân thủ quy định Không đưa vào nghiên Không có phân tích và Sinh viên nắm được một
về thể thức báo cáo thực cứu bổ sung. nhận định riêng số khái niệm, tuy nhiên
tập. Không biết diễn đạt các vấn đề lý thuyết liên
theo văn phong khoa học. quan chưa được thể
Không có trích dẫn hoặc hiện một cách sâu sắc.
trích dẫn hoàn toàn không Phần lớn kiến thức lý
theo quy định, lạc hậu. thuyết đều có sai sót

2
Bài tập 07: Sử dụng mô hình của Hofstede để phân tích văn hoá của
một công ty, tổ chức mà anh chị quan tâm.

Tác Động Của Các Yếu Tố Văn Hóa Hofstede Đến Thương Vụ Đầu Tư Giữa KKR
Và Vinhomes

1. Chỉ số khoảng cách quyền lực – Power distance index (PDI).....................................................5

2. Chủ nghĩa cá nhân – Identity dimensions (IDV).........................................................................6

3. Nam tính so với nữ tính – Masculinity Versus Femininity (Mas)...............................................6

4. Tránh sự không chắc chắn – Uncertainty Avoidance Index (UAI):............................................7

5. Định hướng dài hạn – Long term Orientation (LTO)..................................................................8

6. Yếu tố tự do – Indulgence ( IND)................................................................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................10

3
Tác Động Của Các Yếu Tố Văn Hóa Hofstede Đến Thương Vụ Đầu
Tư Giữa KKR Và Vinhomes

Dựa vào kiến thức được học trên lớp mà em đã được giảng dạy tận tình về mô
hình văn hoá Hofstede, thông qua đó làm bước đệm cho em phân tích về “văn hoá
mô hình Hofstede trong thương vụ đầu tư giữa KKR (Quỹ đầu tư Kolhberg Kravis
Robert Hoa Kì) và VinHomes” mà em quan tâm cũng như muốn phân tích. Quốc tế
hoá tạo ra nhiều cơ hội hợp tác với khách hàng, đối tác, các nhà cung cấp khác
nhau từ khắp nơi trên thế giới (Đào Lê Linh Chi & Từ Minh Hiệu , 2021) và Việt
Nam là thị trường rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tài chính trên thế giới. Vì vậy
việc sử dụng mô hình văn hoá Hofstede để phân tích, đánh giá từ đó rút ra những
giải pháp, kinh nghiệm, cũng như tiếp thu thêm kiến thức cho bản thân.
Năm 2020 năm mà đại dịch Covid-19 tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền
kinh tế toàn cầu, với các chỉ số kinh tế hầu hết các nước trên các quốc gia đang trên
đà xuống dốc, thì nền kinh tế Việt Nam lại đi ngược chiều vào năm 2020 được
đánh giá là một năm tăng trưởng đầy nổi trội, bản lĩnh với tốc độ tăng trưởng GDP
đạt 2.91% (Thái, 2021). Sự quyết tâm, đồng lòng chống dịch của nhân dân Việt
Nam và những thành công đạt được này đã tạo nên danh tiếng cùng với sự uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây có thể được coi là một trong những lý do
KKR quyết định đầu tư, rót tiền vào Việt Nam với niềm tin vào sự phát triển của
quốc gia Việt Nam. Cũng từ đó mà các cuộc đàm phán mới giữa 2 bên quốc gia
mới có thể được tiến hành.

4
Hình 1: mô hình văn hoá Hofstede giữa Việt Nam và Hoa Kì

( Nguồn: https://stepforward.edu.vn/nanglucgiaothoavanhoap4/ )

1. Chỉ số khoảng cách quyền lực – Power distance index (PDI)


Chiều hướng này thể hiện mức độ mà các thành viên xã hội có quyền lực thấp
chấp nhận và mong đợi có được sự phân phối đồng đều. Vấn đề cơ bản ở đây là
cách xã hội quản lý sự bất bình đẳng giữa con người (Y, 2019). Vấn đề về việc
phân chia cấp bậc theo thứ tự từ cao đến thấp trong một công ty hay một tổ chức
nào đó.
Với chỉ số khoảng cách quyền lực giữa Việt Nam và Mỹ hoàn toàn trái ngược
nhau. Nếu như ở đất nước Việt Nam rất coi trọng cấp bậc, nghe lệnh từ người cấp
trên. Thì ngược lại ở Mỹ, thảo luận và tranh luận là yếu tố nên có để đưa ra quyết
định trong mọi lĩnh vực, họ có lối giao tiếp thẳng thắng cũng như bình đẳng được
coi là mục đích chung của công ty.
Với chiều hướng này của văn hoá người Việt Nam bên phía đối tác KKR cần
đặt niềm tin cũng như tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo cấp trên của công ty
Vinhomes. Và bên phía Việt Nam cũng sẽ tôn trọng những ý kiến cũng như các
quá trình tranh luận và thảo luận của bên phía đối tác Hoa Kì.

5
2. Chủ nghĩa cá nhân – Identity dimensions (IDV)
Chỉ số này thể hiện mức độ hòa nhập của mỗi cá nhân với tập thể và cộng
đồng. Một xã hội có tính cá nhân cao thường có mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và
cá nhân có xu hướng chú trọng đến chủ thể "tôi" hơn là "chúng tôi" (MindTools
Content Team, 2021). Tuy nhiên, trong một xã hội theo chủ nghĩa tập thể, họ coi
trọng lợi ích của một tổ chức, tập thể hay công ty là quan trọng hơn là lợi ích riêng
của cá nhân. Và Hofstede cho rằng cặp phạm trù cá nhân - tập thể là cốt lõi của các
nền văn hóa vì nó có mặt trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người.
Qua mô hình văn hoá Hofstede về chủ nghĩa cá nhân của Hoa Kì và Việt
Nam, thì đây là chiều văn hóa có sự khác biệt lớn nhất giữa hai quốc gia. Việt
Nam, với 20 điểm, là một xã hội làm việc theo hướng tập thể. Chủ nghĩa tập thể
cũng đã tồn tại từ lâu trong nền văn hoá tại Việt Nam. Nếu như Việt Nam là quốc
gia đề cao chủ nghĩa tập thể thì Mỹ là nơi mỗi cá nhân, sự riêng lẻ được xem trọng,
là quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân điển hình.
Trong hợp tác lần này, chỉ số IDV được thể hiện rõ rệt trong đàm phán, thương
lượng về số lượng và giá cổ phiếu. Bên phía bán đến từ nước Việt Nam là các
nhóm đầu tư trong nước nên cần có sự thống nhất của các bên bán về giá trị và số
lượng cổ phiếu sẽ giao dịch, biểu hiện của chủ nghĩa tập thể và quyết định mua
vào.

3. Nam tính so với nữ tính – Masculinity Versus Femininity (Mas)

6
Hình 1: Nam quyền và Nữ quyền (MAS)

( Nguồn: https://img.idesign.vn/2020/04/ill05.png/ )

Văn hoá này chỉ ra mức độ liên kết và đề cao vai trò truyền thống của nam và
nữ trong văn hóa làm việc của một đất nước. Xã hội trọng nữ ở đây thường hướng
tới sự đồng thuận. Trong xã hội ấy, họ chia sẻ sự khiêm tốn và quan tâm đến sự
bình đẳng giới. Trong khi đó, xã hội trọng nam quyền, phụ nữ dù có được chú
trọng và cạnh tranh nhưng thường vẫn bị kém coi trọng hơn so với nam giới
(Change, 2019).
Ở Việt Nam phụ nữ được đối xử khá bình đẳng với nam giới trong những khía
cạnh khác nhau. Thông qua chiều văn hoá trên ta cũng thấy rõ rằng điều này cũng
được thể hiện trong thương vụ đầu tư giữa KKR và Vinhomes khi mà người đại
diện cho phía Việt Nam là bà Nguyễn Diệu Linh, cũng là Chủ tịch của Vinhomes.
Còn ở Mỹ, điểm MAS khá cao điều này cho thấy đất nước Hoa Kì này có sự phân
biệt giới tính. Cụ thể là người đàn ông, mang giới tính nam có xu hướng được đề
cao, coi trọng hơn cấu trúc quyền lực gia đình và xã hội cũng như trong các công
ty và tổ chức.
Với chiều hướng văn hoá bình đẳng giới như Việt Nam, bên phía hợp tác KKR
phải chấp thuận việc phụ nữ cũng có thể điều hành và quản lí, đồng thời phải được
công nhận, tôn trọng về thực lực, năng lực. Và đại diện Việt Nam cũng cần có sự
hợp tác ăn ý, hiểu rõ đối phương cần gì ở mình và đưa ra những phương án tối ưu
cho việc hợp tác ăn ý giữa hai bên.

4. Tránh sự không chắc chắn – Uncertainty Avoidance Index (UAI):


Nó thể hiện mức độ mà các thành viên của một xã hội cảm thấy không thoải
mái với sự không chắc chắn và mơ hồ (Ladigi, 2021) . Vấn đề cơ bản ở đây là cách
xã hội đối phó với thực tế là tương lai không bao giờ có thể dự đoán trước được.

7
Chỉ số phòng tránh rủi ro của nước Việt Nam thấp hơn ở Hoa Kì, điểm này
cho thấy Việt Nam là một quốc gia phòng tránh sự rủi ro khá thấp, đồng thời cũng
chấp nhận các ý tưởng và trải nghiệm mới. Với Khuynh hướng này đưa ra cho
chúng ta thấy rằng trong môi trường văn hoá giữa Việt Nam và Mỹ có một thái độ
thoải mái, cúng như duy trì thái độ đó. Qua đó hai quốc gia coi trọng thực hành là
quan trọng hơn so với các nguyên tắc. Tuy nhiên cả hai bên đất nước đều có số
điểm khá thấp nên trong môi trường kinh doanh, có thể nói cả doanh nghiệp của
hai quốc gia đồng điệu trong thái độ tiếp nhận cái mới, điển hình như tiếp nạp
những xu hướng mới hay các khoản đầu tư từ nước ngoài.
Trong trường hợp thương vụ giữa KKR và Vinhomes, luôn giữ thái độ lạc
quan và cởi mở này sẽ giúp ích rất nhiều để thương vụ được diễn ra trôi trảy và
suôn sẻ. Về phía Việt Nam, Vinhomes cũng là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh
vực đầu tư và bất động sản tại Việt Nam, bởi vậy thương vụ này có thể xem là một
cuộc hợp tác đôi bên cùng có lợi.

5. Định hướng dài hạn – Long term Orientation (LTO)


Mỗi xã hội phải duy trì liên kết với quá khứ của chính mình trong khi đối mặt
với những thách thức của hiện tại và tương lai (Đáo, 2021). Định hướng dài hạn
tập trung để thực hiện một cách tiếp cận thực tế hơn, khuyến khích tiết kiệm và
xem các nỗ lực trong giáo dục hiện đại như một cách để chuẩn bị cho tương lai.
Định hướng ngắn hạn tập trung vào hiện tại hoặc quá khứ, được coi là quan trọng
hơn so với tương lai.
Chiều văn hóa này có một sự đối lập mạnh mẽ giữ Việt Nam và Mỹ, Việt
Nam đạt con số 80 điểm được coi là chỉ số cao nhất trong các chỉ số văn hóa của
Việt Nam. Thì ngược lại bên phía đối tác Mỹ chỉ đạt được 29 điểm được coi là chỉ
số thấp nhất trong tất cả các chỉ số của Mỹ. Điều này cho thấy hai quốc gia có sự
khác biệt khá lớn trong cách tiếp cận các mục tiêu, định hướng riêng của mình.
8
Nếu người Mỹ quan tâm đến hiệu quả ngắn hạn – nhanh chóng, hiệu quả luôn đi
liền với hiệu suất thì người Việt Nam coi trọng tác động dài hạn – bền bỉ , kiên trì
chờ đợi kết quả, thu hoạch ở tương lai, kỳ vọng với kết quả cuối cùng chấp nhận
những hi sinh trong hiện tại. Sự đối lập trong chiều văn hóa định hướng ngắn và
dài hạn đã tác động không hề nhỏ đến thương vụ đầu tư giữa KKR và Vinhomes.
Về phía Vinhomes, khi đã nắm bắt được tâm lý yêu cầu kết quả nhanh chóng,
tăng trưởng đột phá tức khắc trong văn hoá người Mỹ, trong các vòng đàm phán
doanh nghiệp này bên phía Việt Nam đã không ngần ngại đưa ra những kỳ vọng
tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp mình. Còn về phía KKR, nắm bắt được
tâm lý lo lắng về tương lai, “chậm mà chắc” của đối tác Việt Nam, công ty này đã
không tiếc hứa hẹn, đưa ra mức sự chắc chắn sẽ tăng mức đầu tư lên ít nhất ba lần
trong vòng mười năm tới, phát biểu này được đưa ra bởi ông Ashish Shastry
(Annhome, 2021) đại diện của KKR tại khu vực Đông Nam Á cho hay.

6. Yếu tố tự do – Indulgence ( IND)


Những cá nhân sống trong môi trường có văn hóa tự do như các nước phương
Tây sẽ luôn chủ động làm những gì mà họ thích, cũng có khi những việc họ làm
vượt quá tầm kiểm soát của chính bản thân (Pham, 2020). Bên cạnh đó, văn hóa tự
do cũng tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự do trong quyết định và không phải chịu
sự kiểm soát quá nhiều của hệ thống quy tắc.
Ở phương diện văn hoá cuối cùng cho thấy văn hoá Hoa Kì họ có xu hướng
làm việc tự do, không ràng buộc. Nhưng ngược lại điểm số 35 của Việt Nam cho
thấy rằng người Việt có đặc điểm kiềm chế, không chú trọng nhiều vào thời gian
giải trí.
Vì vậy bên phía Việt Nam cần học tập sự tự do trong làm việc cũng như
không quá ràng buộc về quy tắc và đại diện phía đối tác Mỹ cũng cần trung hoà,
chấp nhận tính nguyên tắc để cả hai cùng hợp tác phát triển. Sự kết hợp giữa hai
9
yếu tố lại với nhau giúp thương vụ đầu tư trở nên có tiến triển vượt bậc. Đồng thời
hai bên đối tác bài trừ, hợp tác cùng phát triển, từ đó tạo nên thương vụ bền chặt,
dài lâu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
Đào Lê Linh Chi & Từ Minh Hiệu . (2021, 05 18). Đổi mới sáng tạo mở: Cơ hội và Thách thức
cho doanh nghiệp Việt Nam. Retrieved from Bộ Khoa Học và Công Nghệ:
https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/20107/doi-moi-sang-tao-mo--co-hoi-va-thach-thuc-cho-
doanh-nghiep-viet-nam-.aspx/
2. MindTools Content Team. (2021). Hofstede's Cultural Dimensions. Retrieved from
MindTools: https://www.mindtools.com/pages/article/newLDR_66.htm/
3. . Y, Í. (2019, 12 30). Khoảng cách quyền lực (Power Distance) là gì? Phân loại. Retrieved
from VietNamBiz: https://vietnambiz.vn/khoang-cach-quyen-luc-power-distance-la-gi-
phan-loai-20191230232059931.htm/
4. Change, L. (2019). 6 Khía Cạnh Văn Hoá Làm Nền Tảng Giao Tiếp Đa Văn Hoá Thuần Thục.
Retrieved from Lead The Change: https://leadthechange.asia/6-khia-canh-van-hoa-lam-
nen-tang-giao-tiep-da-van-hoa-thuan-thuc/
5. Ladigi. (2021). Lý thuyết chiều văn hóa của Hofstede là gì? 6 khía cạnh và chiều văn hóa của
mô hình hofstede mới nhất 2021. Retrieved from LADIGI DIGITAL MARKETING ONLINE:
https://ladigi.vn/ly-thuyet-chieu-van-hoa-cua-hofstede-la-gi-chi-tiet-ve-ly-thuyet-chieu-van-hoa-
cua-hofstede-moi-nhat-2021/
6. Pham, N. (2020). Năng Lực Giao Thoa Văn Hoá Là Gì. Retrieved from Stepforwaed
Education: https://stepforward.edu.vn/nanglucgiaothoavanhoap4/
7. Đáo. (2021). Làm thế nào một thiết kế trải nghiệm toàn cầu làm “vừa lòng” nhiều văn hóa
bản địa? Retrieved from Idesign: https://idesign.vn/graphic-design/lam-the-nao-mot-
thiet-ke-trai-nghiem-toan-cau-lam-vua-long-nhieu-van-hoa-ban-dia-404431.html/
8. Thái, N. V. (2021, 09 27). Đại dịch Covid-19 và thành tựu kinh tế của Việt Nam năm 2020.
Retrieved from Gopfp: http://gopfp.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/%C4%91ai-dich-covid-
19-va-thanh-tuu-kinh-te-cua-viet-nam-nam-2020-11212-1.html/
9. Chính, T. B. (2020, 06 16). Ai đã chi tới 650 triệu USD vào Vinhomes? Retrieved from Thời
Báo Tài Chính Việt Nam: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ai-da-chi-toi-650-trieu-usd-
vao-vinhomes-32508.html/
10. Ký, C. (2020, 06 16). Nhóm nhà đầu tư KKR và Temasek chi 650 triệu USD mua cổ phần
Vinhomes. Retrieved from Nhà Đầu Tư - Tạp chí điện tử của hiệp hội doanh nghiệp
ĐNA: https://nhadautu.vn/nhom-nha-dau-tu-kkr-va-temasek-chi-650-trieu-usd-mua-co-
phan-vinhomes-d38699.html/

10
11. Xuân Đức & K.H. (2021, 01 25). Dấu ấn thị trường 2020 của Vinhomes. Retrieved from
Tuổi Trẻ: https://tuoitre.vn/dau-an-thi-truong-2020-cua-vinhomes-
202101251617338.htm/
12. Annhome. (2021, 8 28). Vinhomes thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam . Retrieved
from Annhome: https://www.annhome.vn/vinhomes-thuong-hieu-bat-dong-san-hang-dau-viet-
nam/
13. Fons Trompenaars & Charles Hampden- Turner, Chinh phục các làn sóng văn hóa, Nxb Tri
thức, H.2016
14. Annhome. (2021, 8 28). Vinhomes thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam . Retrieved
from Annhome: https://www.annhome.vn/vinhomes-thuong-hieu-bat-dong-san-hang-dau-viet-
nam/
15. Ons Trompenaars & Charles Hampden- Turne, Chinh phục các làn sóng văn hóa, Nxb Tri
thức, H.2016

11

You might also like