You are on page 1of 6

Trường: THPT Nguyễn Văn Cừ

Họ và tên giáo viên: Lê Hoài Bắc

Bài 4. CẤP SỐ NHÂN


Môn học/HĐGD: Toán Lớp 11
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)
Yêu cầu:
- Xác định được một dãy số là một cấp số nhân.
- Tính được số hạng đầu, công bội, số hạng tổng quát và tổng của n số hạng đầu của cấp
số nhân khi biết các dữ liệu cho trước của cấp số nhân đó.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Số hạng đầu, công bội, số hạng tổng quát và tổng của n số hạng đầu của cấp
số nhân.
2. Về năng lực
– Phát hiện được một dãy số là cấp số nhân; nhận ra ý nghĩa của cấp số nhân trong thực tế.
– Tính được số hạng tổng quát và tổng của n số hạng đầu của cấp số nhân.
– Tìm hiểu được việc sử dụng cấp số nhân trong thực tế và vận dụng để giải quyết được một
số vấn đề thực tiễn gắn với việc thực hiện tính toán trong cấp số nhân.
3. Về phẩm chất: Rèn luyện khả năng quan sát để phát hiện các dãy số là cấp số nhân; sử
dụng các dữ liệu cho trước để tính nhanh được các dữ liệu còn lại của cấp số nhân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– SGK Toán 11.
– Ứng dụng học tập: Google Classroom.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (HS thực hiện ở nhà, chưa trực tuyến)
a) Mục tiêu: HS phát hiện được dãy số là một cấp số nhân; đọc và viết các dữ liệu của cấp số
nhân như số hạng đầu, công bội, …; nhận ra ý nghĩa của cấp số nhân trong thực tế.
b) Tổ chức thực hiện
$1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục Nội dung.

Nội dung: HS được giao nhiệm vụ sau đây: Lấy 1 bìa cartong và dùng bút chia đều
thành 10 ô vuông bằng nhau đánh số từ 1 đến 10 cùng một chén đậu đen (hoặc chén
gạo)
Nhiệm vụ 1: Thực hiện theo các bước được hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Đặt lên ô thứ nhất 1 hạt đậu, ghi vào vở số hạt đậu đặt vào ô thứ nhất là 1.
Bước 2: Đặt lên ô thứ hai 2 hạt đậu, ghi vào vở số hạt đậu đặt vào ô thứ hai là 2.1=2.
Bước 3: Đặt lên ô thứ ba số hạt đậu gấp đôi số hạt đậu ở ô thứ hai, ghi vào vở số hạt đậu
đặt vào ô thứ ba là 2.2=4.
a) Tương tự đến bước thứ mười, ghi vào vở số lượng hạt đậu đặt vào ô thứ mười. Hãy tính

Trang 1/6
xem em phải đặt bao nhiêu hạt đậu?
b) Hãy đếm tổng số hạt đậu đã đặt vào trong 10 ô đó.
c) Đọc nội dung phần “Định nghĩa” trong SGK (Trang 98) và biểu diễn số lượng hạt đậu
đặt vào các ô đến bước thứ 10 dưới dạng cấp số nhân, chỉ ra đâu là “công bội” của cấp số
nhân đó.

Nhiệm vụ 2: Cho tích cấp số nhân có và công bội

a) Hãy biểu diễn từ số hạng đến dưới dạng cấp số nhân.

b) Từ số hạng hãy biểu diễn theo các số hạng liền trước nó chứa và
c) Từ kết quả của câu a) và câu b), em có thể rút ra nhận xét gì về mối quan hệ giữa số
hạng thứ 10 với số hạng thứ nhất và công bội.
Lưu ý: Em hãy trình bày bài làm vào vở ghi, chụp ảnh và gửi vào ứng dụng Google
classroom.

$2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó
khăn để kịp thời hỗ trợ.

Sản phẩm: HS làm bài vào vở:


Nhiệm vụ 1:
a) Bước thứ 10, số hạt đậu đặt vào là 512 (hạt).
b) Tổng số hạt đậu là 1023 (hạt).

c) Số lượng hạt đậu đặt vào ô thứ 10 là và công bội bằng 2.


Nhiệm vụ 2:

a)
b)

c) Từ kết quả trên ta suy ra mối liên hệ giữa số hạng thứ 10, thứ nhất và công bội:

$3: Báo cáo, thảo luận: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ
những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật, hướng dẫn nộp bài dưới hình thức khác nếu cần.
$4: Kết luận, xử lí kết quả của HS: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những
bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. Chốt lại kiến
thức.

Trang 2/6
2. Hoạt động 2: Số hạng tổng quát, tính chất các số hạng và tổng của n số hạng đầu của
cấp số nhân (trực tuyến, khoảng 30 phút)
a) Mục tiêu: HS Thực hiện tính số hạng tổng quát và tổng n số hạng đầu của cấp số nhân.
b) Tổ chức thực hiện
$1: GV và HS kết nối vào lớp học trực tuyến; GV lựa chọn và chuẩn bị sẵn một số bài làm
mà HS đã nộp, trình chiếu và yêu cầu HS như mục Nội dung.
Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau:
Hãy trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ mà em đã được giao trên ứng dụng Google
classroom.
$2: HS thực hiện nhiệm vụ: báo cáo bài làm khi được chỉ định. GV điều hành, thao tác hỗ
trợ.
Sản phẩm: Kết quả báo cáo/ lời giải thích cho những nội dung bài làm mà HS đã nộp.
$3: GV tổ chức thảo luận và kết luận:
Nhiệm vụ 1: Thảo luận, nhận xét về mối liên hệ giữa số hạng đứng trước và số hạng đứng
liền kề sau nó. GV kết luận: Đối với những số hạng đứng sau được tính theo số hạng đứng
trước nó như sau:

(Số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nó nhân cho công bội). Một cách tổng
¿
n∈N
quát, với , ta kí hiệu (với q là công bội); đặc biệt: Khi q=0 thì cấp số nhân

có dạng: , 0, 0 …. Khi thì cấp số nhân có dạng: 0, 0, 0…..và Khi thì cấp số

nhân có dạng:

Nhiệm vụ 2: GV gợi ý cho HS phát hiện mối quan hệ giữa mối quan hệ giữa số hạng thứ 10
với số hạng thứ nhất và công bội; GV tổ chức cho HS thảo luận để tìm ra công thức tổng
quát; GV kết luận, HS ghi vào vở:

Khi tìm số hạng thứ n của cấp số nhân thì áp dụng công thức:

(với n là các số tự nhiên).

Nhiệm vụ 3: GV gợi ý cho HS phát hiện mối quan hệ giữa mối quan hệ giữa số hạng thứ

với các số hạng và ; GV tổ chức cho HS thảo luận để tìm ra công thức tổng quát;
GV kết luận, HS ghi vào vở:

Tính chất:

(với n là các số tự nhiên).

Nhiệm vụ 4: GV gợi ý cho HS phát hiện mối quan hệ giữa mối quan hệ giữa tổng của n số
hạng đầu với số hạng đầu và công bội; GV tổ chức cho HS thảo luận để tìm ra công thức
tổng quát; GV kết luận, HS ghi vào vở:
Trang 3/6
Khi tìm tổng của n số hạng đầu của cấp số nhân thì áp dụng công thức:

(với a, m, n là các số tự nhiên).

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 20 phút online, còn lại giao HS làm ở nhà)
a) Mục tiêu: HS rèn luyện cách tìm các dữ liệu của cấp số nhân khi biết các dữ liệu cho
trước.
b) Tổ chức thực hiện
$1: GV giao cho HS hệ thống câu hỏi, bài tập (từng câu) và yêu cầu làm vào vở.

Nội dung: HS được yêu cầu làm các bài tập sau đây:

Câu 1. Cho cấp số nhân với công bội q:

a) Biết . Tìm q.

b) Biết . Tìm .

c) Biết . Hỏi số 192 là số hạng thứ mấy?

Câu 2. Tìm các số hạng của cấp số nhân có 5 số hạng biết:

a) .

b)
Câu 3. Tìm cấp số nhân có sáu số hạng, biết rằng tổng của năm số hạng đầu là 31 và tổng
của năm số hạng sau là 62.

$2: HS làm bài tập. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.

Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
Câu 1.

a)

b)

c)
Câu 2.

Trang 4/6
a)

Vậy ta có 2 cấp số nhân: và

b)

Ta có cấp số nhân: .

Câu 3. Giả thiết

Vậy ta có cấp số nhân:

$3: GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận (trực tuyến):

Câu 1. GV gợi ý cho HS áp dụng kết quả để làm bài. Kết luận như mục
Sản phẩm.
Câu 2. GV chọn ba HS lên bảng làm bài; nêu và gợi ý cho cả lớp thảo luận tương tự như

nhiệm vụ 1; GV chốt lại, HS ghi vào vở

Câu 3 GV gợi ý cho HS áp dụng kết quả để làm bài. Kết luận như mục Sản
phẩm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu được việc sử dụng cấp số nhân trong thực tế và vận dụng để giải
quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc thực hiện phép tính của cấp số nhân.
b) Tổ chức thực hiện
$1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
Trang 5/6
Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: Em hãy tìm hiểu trong các môn học hoặc ngoài thực tiễn một
hoặc hai ví dụ về việc sử dụng cấp số nhân.
$2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

Sản phẩm 1: Hoạt động số 1 SGK trang 98 .


Các em hãy đọc câu truyện trong hoạt động số 1 trong SGK và cho biết tổng số hạt thóc
nhà vua Ấn Độ sẽ phải ban thưởng cho người phát minh ra bàn cờ Vua có 64 ô. Với giả
thiết ước lượng cứ 15 triệu hạt thóc cho ta 1 mét khối thóc thì tổng số thóc đó là bao nhiêu
mét khối và với giả thiết 1 mét khối thóc nặng 0.54 tấn thì số thóc đó nặng bao nhiêu
(tấn)?

Sản phẩm 2: Bài làm được viết vào 1/2 tờ giấy A4 .


Ví dụ về một loại vi khuẩn rất phổ biến trong ruột người và động vật đẳng nhiệt – vi
khuẩn Escherichia coli (hay còn được biết đến với cái tên vi khuẩn E.coli).
Đây là loại vi khuẩn mà hầu hết các chủng của nó đều vô hại, hoặc có lợi nhưng ngăn chặn
sự hình thành của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên cũng có những chủng E.coli gây bệnh cho
con người, chẳng hạn như chủng VTEC, nếu mắc phải sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy ra
máu, nôn, thậm chí biến chứng gây ra suy thận có thể dẫn đến tử vong.
Nếu một con vi khuẩn E.coli chủng VTEC sau khi xâm nhập vào cơ thể người trong điều

kiện thích hợp thì cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Hỏi nếu có con vi khuẩn thì sau hai
giờ sẽ phân chia thành bao nhiêu tế bào? (Đây là một con số vô cùng lớn, cho thấy sự nguy
hại mà chúng gây ra cho cơ thể người nhiễm).

$3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào buổi học tới để nhận xét, đánh giá (có thể sử dụng để
cho điểm quá trình đối với một số HS).
$4: GV trả lại bài đã nhận xét cho HS ở một thời điểm thích hợp và nhận xét chung.
Học liệu:
1.Video chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
https://youtu.be/oUOp2BSmB2o

2.Link kiểm tra trực tuyến:


https://sites.google.com/view/luyen-tap-cap-so-nha/trang-ch%E1%BB%A7

Trang 6/6

You might also like