You are on page 1of 59

CÁC KHỐI U GAN

THƯỜNG GẶP

TRAN THI THU


Doctor LE VU DUY
Interventional Radiology
Department
No.103 Hospital
https://radiologyassistant.nl
/
U MÁU
(Hemangioma)
- U máu là khối u gan
lành tính hay gặp nhất.
- Nó được cấu tạo từ
nhiều kênh mạch được
lót bởi tế bào nội mô.
- 60% các trường hợp có
nhiều hơn một u máu.
- Kích thước đa dạng từ
vài mm đến > 10cm (u
máu khổng lồ).
- Vôi hóa hiếm gặp, ít
hơn 10%, thường trong
sẹo xơ trung tâm của u
máu gan khổng lồ.
U MÁU
(Hemangioma)
- Hình ảnh CLVT u máu là khối ranh giới rõ, cùng tỷ trọng
với mạch máu ở thì trước tiêm và các thì sau tiêm.
- Kiểu hình ngấm thuốc đặc trưng là ngấm thuốc dạng
chấm, nốt bắt đầu từ ngoại vi vào trung tâm, dạng hồ máu.
- Điều này có nghĩa là thì động mạch ngấm thuốc phải có
tỷ trọng của ĐM; thì gan, ngấm thuốc phải có đậm độ như
tĩnh mạch cửa.
- Thậm chí ở thì muộn u máu phải đồng tỷ trọng với các
mạch máu.
- Sau cùng hầu hết u máu lấp đầy thuốc cản quang.
U MÁU
(Hemangioma)
U MÁU
- Tổn thương ranh giới

- Những tổn thương lớn
thường không đồng
nhất.
- Ngấm thuốc ngoại vi
dạng nốt
- Ngấm thuốc phù hợp
hồ máu.
U máu điển hình phù hợp hồ máu ở tất cả các thì.
U MÁU
(Hemangioma)
- U máu nhỏ có thể ngấm thuốc nhanh đồng nhất (“flash filling”).
- HCC nhỏ và di căn giàu mạch có thể giống với u máu nhỏ ở thì
động mạch.
- Bằng việc nhìn vào những thì khác nhau để tìm kiếm khu vực
ngấm thuốc phù hợp với hồ máu thường có thể phân biệt những
tổn thương này.

U máu gan ở thì trước tiêm,


thì động mạch và tĩnh mạch
cửa. Nó phù hợp với các hồ
máu.
U MÁU
(Hemangioma)
- U máu gan lớn có thể xuất hiện không điển hình.
- Sự đổ đầy hoàn toàn vào trong đôi khi bị cản trở do
sẹo xơ trung tâm.
- Những tổn thương này cần phân biệt với những tổn
thương khác có sẹo xơ như FLC, FNH, ung thư đường
mật.
U MÁU
(Hemangioma)

U máu gan khổng lồ với mô sẹo. Ngấm thuốc phù hợp với hồ máu ở tất cả
các pha. Sẹo trung tâm giảm tỷ trọng trên CT không tiêm.
U MÁU
(Hemangioma)
NGẤM THUỐC NGOẠI VI:
- U máu ngấm thuốc từ ngoại vi. Nó là các nốt hoặc chấm và
không liên tục.
- Ngấm thuốc dạng viền là ngấm thuốc ngoại vi liên tục và
không phải của u máu. Ngấm thuốc dạng viền là đặc điểm của
tổn thương ác tính, điển hình là di căn.

Bên trái: ngấm thuốc dạng viền


trong di căn ung thư vú.
Bên phải: ngấm thuốc không liên
tục dạng nốt trong u máu gan.
U MÁU
(Hemangioma)
LẤP ĐẦY DẦN VÀO TRUNG TÂM:
- Tổn thương dưới đây có nhiều đặc điểm của u máu gan
như ngấm thuốc dạng nốt ở thì động mạch và đầy dần ở
thì tĩnh mạch cửa và thì muộn. Tuy nhiên ở thì tĩnh mạch
cửa ngấm thuốc không sáng như tĩnh mạch cửa.
- Kết luận tổn thương này không phù hợp với hồ máu ở
tất cả các thì. Nên nó có thể không phải là u máu.
- Vì vậy, lấp đầy dần vào trung tâm không phải là đặc
điểm đặc trưng, có thể nhìn thấy ở nhiều tổn thương
khác như di căn hoặc các khối u gan nguyên phát như
ung thư đường mật.
- Trong ung thư đường mật ngấm thuốc muộn là do mô
xơ và là điểm đặc trưng của những tổn thương này.
U MÁU
(Hemangioma)

Tổn thương gan dạng nốt, lấp dấy vào trung tâm và đầy thuốc
ở thì muộn.
U MÁU
(Hemangioma)
SIÊU ÂM:
- Hầu hết u máu được phát
hiện trên siêu âm. Tổn
thương tăng âm so với gan
lành.
- Nếu gan tăng âm do
nhiễm mỡ, u máu có thể
giảm âm.
- Đặc điểm quan trọng khác
của u máu gan là tăng Bên trái: sự hiện diện của u máu gan trên
truyền sóng âm. Điều này siêu âm thường.
là do tổn thương được cấu Bên phải: cũng là u máu gan nhưng giờ ở
tạo bởi nhiều kênh chứa gan tăng âm nên tổn thương là giảm âm
tương đối.
máu. Lưu ý là tăng truyền sóng âm.
U MÁU
(Hemangioma)
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
- U máu phải phân biệt với các tổn thương khác giàu
mạch hoặc tổn thương ngấm thuốc ngoại vi và lấp đầy
dần vào trung tâm.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)
- HCC là bệnh ác tính ở ổ bụng thường gặp nhất trên thế
giới, đặc biệt hay gặp ở châu Á và các nước Địa Trung Hải.
- HCC có thể một khối, nhiều khối hoặc thâm nhiễm lan tỏa.
HCC bao gồm các tế bào gan bất thường sắp xếp theo cấu
trúc dạng bè.
- Tổn thương HCC lớn điển hình có dạng khảm do chảy
máu và xơ hóa.
- 85% HCC gặp ở nhóm bệnh nhân xơ gan và viêm gan B,
C. 50% trong số BN mắc viêm gan C trong 10 năm sẽ bị
bệnh gan giai đoạn cuối, 25% số họ sẽ bị HCC.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)
HCC
- Khối u có vỏ.
- Kiểu hình dạng khảm
- Xâm lấn mạch máu, đường mật.
- Vôi hóa không thường gặp.
- Yếu tố nguy cơ:
+ Viêm gan B/C
+ Bệnh thừa sắt
+ Xơ gan.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)
HCC GIAI ĐOẠN SỚM.
- Việc phân biệt HCC giai đoạn sớm và muộn rất quan
trọng.
- Ngày nay chúng ta gặp những khối HCC rất nhỏ khi
sàng lọc HCC. Những tổn thương nhỏ này ngấm thuốc
đồng nhất thoáng qua.
- Chúng thấy được ở thì động mạch. Đôi khi có ngấm
thuốc dạng viền và có thể nhầm với u máu.
- Hãy luôn đánh giá đặc điểm ngấm thuốc trên các thì
khác nhau so sánh với hồ máu và nhớ rằng ngấm thuốc
dạng viền không phải u máu.
- Những HCC này rất khác với khối lớn ở những bệnh
nhân không xơ gan.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)

HCC nhỏ chỉ nhìn thấy được ở thì động mạch trên BN xơ gan.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)
HCC GIAI ĐOẠN MUỘN
- HCC là một khối u thầm lặng, vì vậy nếu bệnh nhân
không có xơ gan hay viêm gan C, bạn sẽ phát hiện
chúng ở giai đoạn muộn.
- Chúng có xu hướng rất lớn với tổn thương dạng
khảm, có vỏ, chảy máu, hoại tử và thoái hóa mỡ.
- HCC trở nên đồng hay giảm tỷ trọng so với nhu mô
gan ở thì tĩnh mạch cửa do thoát thuốc nhanh. Vỏ và
đôi khi vách ngấm thuốc muộn.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)

HCC lớn dạng khảm ở BN không xơ gan.


UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)
HCC VÀ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CỬA.
- Nhiều bệnh nhân xơ gan có huyết khối tĩnh mạch cửa và
nhiều bệnh nhân HCC có huyết khối.
- Hai hình ảnh này thường gặp và chúng có thể trùng khớp
ngẫu nhiên mà chúng ta phải phân biệt.
- Phân biệt giữa huyết khối và huyết khối do u:
+ Thứ nhất nếu là huyết khối ác tính ở tĩnh mạch cửa, nó
sẽ luôn ngấm thuốc, rõ nhất ở thì động mạch.
+ Thứ hai huyết khối ác tính làm tăng kích thước của
mạch máu.
+ Đôi khi huyết khối do u có thể xuất hiện tân sinh mạch
trong nó.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)

Bên trái: huyết khối do u ngấm thuốc lan tỏa trên BN HCC với
huyết khối xâm lấn tĩnh mạch cửa.
Bên phải: huyết khối do u với mạch máu tân sinh ở trong huyết
khối.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- HCC giai đoạn sớm cần phân biệt với các tổn thương
giàu mạch tăng tỷ trọng ở thì động mạch.
- Hãy quan sát và đánh giá tổn thương trên tất cả các
thì trước và sau tiêm thuốc.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)
CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT
- Hình trên, HCC gan
phải, ngấm thuốc ở thì
động mạch.
- Hình dưới, HCC gan
trái, ngấm thuốc ở các
thì dạng hồ máu sau
tiêm.
NECT, thì động mạch và thì tĩnh mạch cửa ở
bệnh nhân viêm gan C với hai tổn thương ở
gạn (mũi tên).
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)
CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT
- Thì trước tiêm đôi khi
rất quan trọng như
trường hợp bên.
- Ở thì động mạch ghi
nhận nốt tăng tỷ trọng
nghĩ đến HCC. Tuy
nhiên quan sát thì trước
tiêm có thể nghĩ đến nốt Nốt tăng tỷ trọng trên phim sau tiêm (trái) và
trước tiêm (phải)
lắng đọng sắt trên bệnh
nhân xơ gan mà không
phải là HCC.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(Hepatocellular carcinoma – HCC)
- 10% HCC nghèo mạch.
- Những trường hợp này,
hình ảnh thường không
điển hình.
- Trường hợp bên đã
chứng minh là HCC

HCC nghèo mạch được nhìn thấy ở thì tĩnh


mạch cửa muộn.
U TUYẾN GAN
(Hepatic Adenoma)
- U tuyến tế bào gan là khối u lớn, có vỏ, giới hạn rõ. Chúng
bao gồm các bè tế bào gan không có ống dẫn mật hay
khoảng cửa.
- 80% là đơn độc và 20% là nhiều khối.
- U tuyến điển hình kích thước 8-15cm và gồm các bè tế bào
gan phân biệt rõ.
- U tuyến dễ xảy ra hoại tử trung tâm và chảy máu vì mạch
máu nuôi bị giới hạn ở bề mặt khối u.
- Sinh lý bệnh được cho là liên quan do dùng thuốc tránh
thai đường uống và liên quan thuốc steroid tổng hợp.
U TUYẾN GAN
(Hepatic Adenoma)
- Hình ảnh CT u tuyến là tổn thương ngấm thuốc mạnh và đồng
nhất ở thì động mạch muộn và trở về đồng tỉ trọng với nhu mô
gan ở thì muộn.
- Nhưng ngấm thuốc đồng nhất thì động mạch muộn không
phải đặc trưng với u tuyến. HCC nhỏ, u máu cũng như di căn
giàu mạch và FNH có thể biểu hiện ngấm thuốc tương tự thì
động mạch.
- Tuy nhiên tổn thương ác tính có xu hướng thoát thuốc nhanh
hơn gan xunh quanh, vì vậy chúng có thể giảm đậm độ tương
đối ở thì muộn.
- Tăng tỷ trọng do chảy máu gặp ở 40% u tuyến.
- Tuy nhiên điều này cũng là đặc điểm của HCC và u máu lớn.
U TUYẾN GAN
(Hepatic Adenoma)
U TUYẾN GAN
Yếu tố nguy cơ - sử dụng thuốc tránh thai đường
uống
- bệnh dự trữ glycogen

Đặc điểm hình - Giàu mạch


ảnh - Đồng nhất hoặc không đồng nhất
- Mỡ (giảm tỷ trọng trên CT, tăng tín
hiệu trên MRI)
- Vỏ: (MR>CT) giảm tỷ trọng trên
CT, ngấm thuốc muộn.
U TUYẾN GAN
(Hepatic Adenoma)
- Lắng đọng mỡ trong
u tuyến được xác định
trên CT ~7% MRI mô
tả rõ hơn.
- U tuyến điển hình có
bờ xác định rõ, không
phân thùy.
- Giảm đậm độ giả vỏ
có thể được nhìn thấy
ở 30% bệnh nhân và
chỉ ngấm thuốc ở
những lát cắt muộn. U tuyến có vỏ và sự lắng đọng mỡ.
- Vôi hóa thô được
nhìn thấy chỉ khoảng
5% bệnh nhân.
U TUYẾN GAN
(Hepatic Adenoma)
- MRI thường nhạy hơn
để phát hiện mỡ và chảy
máu. Độ dịch chuyển hóa
học cho thấy sự mất tín
hiệu ở thì Out-Phase
chứng minh khối chứa
mỡ.
- 40% HCC chứa mỡ vì Sự suy giảm tín hiệu ở thì Oug-phase
vậy sự hiện diện của mỡ
không giúp chẩn đoán
phân biệt cá tổn thương
U TUYẾN GAN
(Hepatic Adenoma)
- U tuyến có thể vỡ, chảy
máu gây đau hạ sườn phải.
- Hai khối u hay gây chảy
máu gan là HCC và u tuyến.
- Mặc dù u tuyến là tổn
thương lành tính, chúng có
thể biến đổi ác tính thành
HCC, mặc dù rất hiếm . Vì lý
do này, phẫu thuật cắt bỏ U tuyến chảy máu.
được ủng hộ ở hầu hết bệnh
nhân u tuyến.
U TUYẾN GAN
(Hepatic Adenoma)
- Sự chồng lấp về hình ảnh CT của u tuyến, HCC, FNH
và di căn giàu mạch làm cho một chẩn đoán xác định
chỉ dựa trên CT là không thể.
- Tương quan lâm sàng trong những trường hợp như
thế là hữu ích nhất.
- Phụ nữ trẻ sử dụng thuốc tránh thai đường uống,
bệnh nhân mắc bệnh tích trữ glycogen, thừa sắt, bệnh
to đầu chi, hoặc nam giới dùng steroid đồng hóa có
nhiều nguy cơ phát triển u tuyến.
- Xơ gan và nồng độ AFP cao ủng hộ HCC. Tiền sử có
khối u giàu mạch nguyên phát ủng hộ di căn.
U TUYẾN GAN
(Hepatic Adenoma)

U tuyến ngấm thuốc, chứa mỡ trung tâm


U TUYẾN GAN
(Hepatic Adenoma)
- Nguy cơ chảy máu từ khối u là 30%. Nguy cơ biến
đổi ác tính là không rõ.
- Phẫu thuật cắt bỏ được ủng hộ khi khối u >5cm, hoặc
khi nồng độ AFP tăng cao.
- Giá trị của sinh thiết qua da còn tranh cãi vì hai lý do:
mô học có thể nhầm lẫn u tuyến với FNH và nguy cơ
chảy máu.
- U tuyến có thể giảm khi bỏ thuốc tránh thai đường
uống, nhưng không làm giảm nguy cơ biến đổi ác tính.
U TUYẾN GAN
(Hepatic Adenoma)

U tuyến có vỏ ngấm thuốc thì muộn.


TĂNG SẢN THỂ NỐT KHU TRÚ
(Focal Nodular Hyperplasia - FNH)
- FNH là khối u lành tính hay gặp thứ hai của gan.
- FNH không phải là khối u thực sự, nó được cho là
phản ứng tăng sản để tăng dòng máu trong dị dạng
động tĩnh trong gan.
- Tất cả thành phần bình thường của gan được hiện
diện nhưng sắp xếp bất thường.
TĂNG SẢN DẠNG NỐT KHU TRÚ
(Focal Nodular Hyperplasia - FNH)
Tăng sản dạng nốt khu trú - FNH

Nguyên nhân - bất thường mạch máu bẩm sinh hoặc


tổn thương mạch máu.

Hình thái - Thường phân thùy/ ranh giới rõ


- Không có vỏ
- Sẹo trung tâm với mạch máu nuôi lớn
Ngấm thuốc - Ngấm thuốc mạnh thì ĐM: 100%
- Ngấm thuốc không đồng nhất:95%
- Sẹo trung tâm ngấm thuốc thì muộn:
- Tổn thương lớn: 60-70%
- Tổn thương nhỏ: 30-35%
TĂNG SẢN DẠNG NỐT KHU TRÚ
(Focal Nodular Hyperplasia - FNH)
- Siêu âm cho thấy FNH là tổn thương xác định rõ.
Sẹo trung tâm có thể nhận ra như một vùng tăng âm,
nhưng thường khó phân biệt được. Với siêu âm màu
đôi khi mạch máu được nhìn thấy ở trong sẹo.
- CT cho thấy FNH là khối u mạch, tăng tỷ trọng ở thì
động mạch, trừ sẹo trung tâm.
- MRI cho thấy sẹo trung tâm giảm tín hiệu trên hình
ảnh T1W. Trên xung T2W, sẹo trung tâm tăng tín hiệu
điển hình ở 80% bệnh nhân. Tuy nhiên 20% sẹo giảm
tín hiệu.
- MRI sau tiêm, tính chất ngấm thuốc tương tự CECT
TĂNG SẢN DẠNG NỐT KHU TRÚ
(Focal Nodular Hyperplasia - FNH)

FNH điển hình với sẹo


trung tâm giảm tỷ
trọng ở thì tĩnh mạch
cửa và tăng tỷ trọng
ở pha cân bằng.
TĂNG SẢN DẠNG NỐT KHU TRÚ
(Focal Nodular Hyperplasia - FNH)
- Chẩn đoán FNH dựa
trên sẹo trung tâm và
ngấm thuốc đồng nhất.
- Tuy nhiên sẹo trung
tâm có thể không rõ
ràng ở 20% bệnh nhân.
- Sẹo trung tâm cũng
có ở FLC, u tuyến và
ung thư đường mật FNH được nhìn thấy như một tổn thương
trong gan. tăng tỷ trọng thì động mạch muộn và đồng
tỷ trọng với gan thì tĩnh mạch cửa. Sẹo
không được nhìn thấy.
UNG THƯ TẾ BÀO XƠ DẸT
(Fibrolamellar Carcinoma - FLC)
- FLC là khối u gan ác tính không thường gặp, nhưng
ít xâm lấn hơn HCC.
- Đặc điểm FLC là một khối u gan lớn 10-20cm, giới
hạn rõ, xảy ra ở người trẻ.
- Các yếu tố nguy cơ điển hình của HCC như xơ gan,
AFP tăng cao, viêm gan vi rút, lạm dụng rượu đều
không có.
- FLC điển hình xuất hiện như một khối không đồng
nhất chia thùy với sẹo trung tâm trên nền gan lành.
- Vôi hóa xảy ra ở 30-60%.
UNG THƯ TẾ BÀO XƠ DẸT
(Fibrolamellar Carcinoma - FLC)
Ung thư tế bào xơ dẹt (FLC)
- Bệnh nhân trẻ tuổi không xơ gan
- Lớn, thường đơn độc
- Các dải xơ xuyên qua khối, hợp nhất lại trong sẹo
- Sẹo trung tâm ~40% (CT: giảm tỷ trọng, MRI: giảm
tín hiệu, ngấm thuốc muộn).
- Vôi hóa ~50%.
- Ngấm thuốc thì động mạch.
- Không đồng nhất.
UNG THƯ TẾ BÀO XƠ DẸT
(Fibrolamellar Carcinoma - FLC)
- Đặc điểm hình ảnh của
FLC chồng lấp với những
tổn thương tạo sẹo khác
bao gồm FNH, HCC, u
máu và ung thư đường
mật.
- Sẹo trung tâm trong Bên trái: FLC ở thì động mạch muộn, trung
FLC thường giảm tín tâm vôi hóa và ngấm thuốc không đồng
nhất.
hiệu trên T2W, và ít thấy Bên phải: thì tĩnh mạch với giảm tỷ trọng
của sẹo trung tâm.
ngấm thuốc muộn.
UNG THƯ TẾ BÀO XƠ DẸT
(Fibrolamellar Carcinoma - FLC)
- Hình ảnh đại thể của FLC và FNH.
- Thoát nhìn rất giống nhau. Tuy nhiên, khi nhĩn kĩ sẽ
thấy các cấu trúc dạng tấm và không đồng nhất của
FLC so với sự đồng nhất của FNH
UNG THƯ TẾ BÀO XƠ DẸT
(Fibrolamellar Carcinoma - FLC)
- Trên hình ảnh không tiêm FLC là một khối lớn vôi
hóa trung tâm.
UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT
(Cholangiocarcinoma)
- Ung thư đường mật thường hiện diện là một khối
5-20cm. 65% có nốt vệ tinh và một số trường hợp có
điểm vôi hóa
- Chẩn đoán ung thư đường mật thường khó với bác
sĩ X- quang, thậm chí là cả giải phẫu bệnh là do ung
thư đường mật có hình thái và mô học biến đổi.
- Nó có thể thu hẹp hay mở rộng do có thành phần
xơ hoặc mô liên kết.
- Nó có thể ở bất cứ đâu ở đường mật trong gan hay
ống mật chủ.
UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT
(Cholangiocarcinoma)
- Đặc điểm tổn thương:
+ Tổn thương giảm tỷ trọng
ở thì động mạch và thì tĩnh
mạch cửa với vài điểm
ngấm thuốc ngoại vi.
+ Tổn thương tăng tỷ trọng
ở thì cân bằng cho thấy hiện
diện mô xơ.
+ Bao gan bị co rút.
- Những phát hiện của một
khối thâm nhiễm, co rút
bao gan, ngấm thuốc thì
muộn là điển hình của ung Hình ảnh ung thư đường mật: thì trước
tiêm, thì ĐM, thì TMC, thì muộn.
thư đường mật.
UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT
(Cholangiocarcinoma)
- Ung thư đường mật dạng thâm nhiễm không gây
hiệu ứng khối vì mô sợi co lại gây co rút bao gan.
- Không nhiều khối u gây co rút bao gan, thường gặp
sau ung thư đường mật là di căn ung thư vú. Tổn
thương sẽ tạo hình ảnh giả xơ gan.
- Nguyên nhân khác gây co rút khu trú là teo gan do
tắc ống mật hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch cửa mãn
tính.
UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT
(Cholangiocarcinoma)
- Trường hợp này cho thấy
khó khăn như thế nào để
phát hiện ra ung thư
đường mật.
- Chỉ trên hình ảnh thì
muộn vào phút thứ 8-10
sau tiêm, một tổn thương
tăng tỷ trọng được nhìn
thấy,đó là thành phần xơ
của khối u.
DI CĂN GAN
(Hepatic Metastases)
• Gan là vị trí di căn thường gặp nhất.
• Các cơ quan nguyên phát thường là: đại tràng, dạ
dày, tuyến tụy, tuyến vú và phổi.
• Hầu hết là di căn đa ổ, chiếm cả hai thùy ở 77%
bệnh nhân và chỉ có 10% trường hợp là có di căn
đơn độc.
DI CĂN GAN
(Hepatic Metastases)
- Di căn nghèo mạch
thường gặp nhất ở khối u
đường tiêu hóa, phổi, tuyến
vú và vùng đầu cổ.
- Chúng là những tổn thương
giảm tỷ trọng ở thì tĩnh mạch
cửa muộn. Ở thì này nhu mô
gan bình thường tăng đậm
độ, cho thấy mối tương quan
giảm đậm độ của di căn, đôi
khi có ngấm thuốc ngoại vi.
DI CĂN GAN
(Hepatic Metastases)
- Di căn giàu mạch ít hơn và gặp ở ung thư thận, u tụy nội
tiết, u carcinoid, sarcomas, ung thư hắc tố và ung thư vú.
- Chúng được nhìn rõ nhất ở thì động mạch muộn (s35).
- Vôi hóa trong di căn gan ít gặp, gặp trong di căn đại
tràng, dạ dày, tuyến vú, u tụy nội tiết, sarcom mô mềm,
sarcom xương và u hắc tố.
- Khi vôi hóa di căn gan được nhìn thấy trên CT ở BN
không rõ khối u nguyên phát, ung thư đại tràng là nguyên
nhân có thể nhất.
- Di căn dạng nang được thấy ở ung thư buồng trứng thể
niêm dịch, ung thư đại tràng, sarcoma, u hắc tố, u phổi và
u carcinoid.
DI CĂN GAN
(Hepatic Metastases)
- Trên MRI, di căn thường giảm tín hiệu trên cả T1W
và T2W.
- Phù nề quanh u làm tổn thương xuất hiện lớn hơn
trên T2W, nó rất ủng hộ cho khối ác tính.
- Trên MRI ….đặc điểm của di căn là giống với CT
tiêm thuốc.
DI CĂN GAN
(Hepatic Metastases)
- Trên siêu âm, di căn có thể biểu hiện dạng nang, giảm
âm, đồng âm hay tăng âm.
- Dấu hiện “mắt bò” “Bull’s eye” hay hình bia là sự hiện
diện thường gặp nhất của di căn.
- Kiểu hình này được nhìn thấy trong di căn K phế quản,
K vú và K đại tràng.
- Tuy nhiên nó không đặc hiệu và có thể gặp ở khối u gan
ác tính nguyên phát (như HCC) và khối u gan lành tính (u
tuyến trong bệnh tích trữ glycogen).
- Vôi hóa trong di căn có thể có bóng cản thường gặp
trong ung thư đại tràng.
DI CĂN GAN
(Hepatic Metastases)
Chẩn đoán phân biệt:
- Di căn giàu mạch phải phân biệt với các khối u giàu
mạch có thể đa ổ như u máu, u tuyến, FNH, HCC.
- Di căn nghèo mạch phải phân biệt với nhiễm mỡ
khu trú, áp xe, HCC nghèo mạch không điển hình và
ung thư đường mật.
DI CĂN GAN
(Hepatic Metastases)
- Ở bệnh nhân được
biết đến bị gan nhiễm
mỡ, Mri hoặc siêu âm
là tốt hơn để phát hiện
di căn gan.

Gan nhiễm mỡ ở thùy gan phải, tổn


thương không được phát hiện.
Trên siêu âm nhiều tổn thương đa ổ ở
cùng khu vực.
ÁP XE GAN
(Liver abces)
- Sự xuất hiện của áp xe gan là phụ thuộc vào con
đường vi khuẩn xâm nhập vào gan.
- Có 4 con đường vi khuẩn xâm nhập vào gan.
ÁP XE GAN
Đường xâm nhập: đường mật 40%
tĩnh mạch cửa 35%
động mạch 15%
trưc tiếp 5%.
ÁP XE GAN
(Liver abces)
Phân tích hình ảnh bên:
- Tổn thương nghèo mạch
- Giảm tỷ trọng nên có
thể là nang chứa dịch.
- Tổn thương thành đám
hay vệ tinh. Những tổn
thương này nhiều ổ,
nhưng không trải hết bề
mặt gan.
Áp xe gan ở bệnh nhân viêm túi thừa
- Huyết khối tĩnh mạch
cửa trái.
Những tổn thương này
gợi ý đến áp xe gan vì tạo
thành đám.
ÁP XE GAN
(Liver abces)
- Mỗi khi bạn nhìn thấy một
tổn thương nang nhỏ ở bệnh
nhân mới trải qua ERCP, bạn
phải cẩn thận khi cho rằng nó
là nang đơn giản.
- Nang đường mật lúc đầu
nhỏ nhưng có thể tiến triển
nhanh chóng.
- Vì vậy một số cấu trúc dạng Bên trái: tổn thương nang nhỏ thùy
nang gần đường mật ở bệnh gan trái ở bệnh nhân sau ERCP.
nhân mới trải qua can thiệp Bên phải: 3 tuần sau đã phát triển
đường mật đều phải nghi ngờ khối áp xe lớn.
là áp xe gan.

You might also like