You are on page 1of 3

Câu 1: Những đặc trưng cơ bản của CNXH theo quan điểm của chủ nghĩa

Mác – Lênin
TL:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin, CNXH là một chế độ xã hội ra
đời và tồn tại ở giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội CSCN.
Các đặc trưng cơ bản:
- Một là, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội phải được tạo ra bởi một nền sản
xuất tiên tiến, hiện đại:
 CNXH phải có nền kinh tế phát triển cao hơn CNTB trước đó.
 Mục tiêu hướng đến sự thịnh vượng, đáp ứng nhu cầu phúc lợi ngày
càng cao của toàn thể nhân dân.
- Hai là, CNXH từng bước xóa bỏ chế độ sở hữu tư bản CN, đồng thời tiến
hành thiết lập chế độ công hữu về TLSX.
 Xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân
 Dễ dàng thực hiện phân phối công bằng
- Ba là, CNXH tạo ra cách thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động với năng
suất lao động cao.
 Tăng cường khả năng kiểm tra kiểm soát người lao động.
- Bốn là, CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
 “ Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”
- Năm là, Nhà nước dưới CNXH là Nhà nước mang bản chất giai cấp công
nhân, nhưng cũng đồng thời mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu
sắc.
 Do lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với với lợi ích của đông
đảo giai cấp tầng lớp nhân dân lao động khác trong tiến trình cách
mạng XHCN
- Sáu là, mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng và phát triển con người
toàn diện.
 “Xóa bỏ tình trạng bóc lột người thì tình trạng dân tộc này đi bóc lột
dân tộc khác cũng bị xóa bỏ”.
Câu 2: Thời kì quá độ lên CNXH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:
Muốn hiểu rõ thế nào là quá độ lên CNXH, trước hết ta phải hiểu được thế nào
là thời kì quá độ. Theo lý luận Mác – Leenin đã khẳng định muốn tiến từ một
phương thức sản xuất thấp lên một phương thức sản xuất cao hơn cần bắt buộc
phải trải qua thời kì quá độ. Mác đã khái quát về mặt lý luận và chỉ rõ: “Thời kì
quá độ là thời kì cải biến Cách mạng không ngừng, triệt để và toàn diện từ phương
thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác.Trong thời kỳ quá độ xét về mặt
kinh tế, chính trị, xã hội, đó là một thời kì có nhiều mâu thuẫn đặt ra, đòi hỏi lý
luận phải giải quyết triệt để”.
Từ khái niệm về thời kì quá độ ở trên ta có cơ sở để tìm hiểu về thời kì quá độ
lên CNXH. Theo lý luận kinh điển Macxit thì: “ Quá độ lên CNXH là sự chuyển
tiếp quá độ bằng Cách mạng để phủ định một trật tự của xã hội cũ sang một trật tự
xã hội mới với phương thức sản xuất mới, quan hệ sản xuất và chế độ sở hữu mới
mang tính chất xã hội chủ nghĩa, với Nhà nước kiểu mới mà chủ thể quyền lực là
giai cấp công nhân và nhân dân lao động”.
Tính tất yếu của quá độ lên CNXH: Theo V.I.Leenin, tất yếu xảy ra quá độ lên
CNXH là do đặc điểm ra đời phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa và cách
mạng vô sản quy định.
- Thứ nhất: Cách mạng vô sản có điểm khác biệt căn bản so với Cách mạng tư
sản. Đối với cách mạng tư sản quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản
xuất Tư bản chủ nghĩa đều dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên
quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong long xã hội phong
kiến; nhiệm vụ của nó chỉ là giải quyết về mặt chính quyền Nhà nước làm
kinh tế thị trường thích ứng với cơ sở hạ tầng của nó.
- Thứ hai: Sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ lâu dài, không thể ngay một lúc có thể hoàn thiện được. Để phát triển
lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng chế độ công hữu
XHCN về tư liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã hội mới, cần phải có thời gian
hay tất yếu phải có thời kì quá độ lên CNXH.
C.Mac đã khái quát và chỉ ra hai loại hình quá độ lên CNXH:
- Thứ nhất là quá độ phát triển tuần tự: với loại hình này yêu cầu các quốc gia
muốn đi lên CNXH phải trải qua tất cả các phương thức sản xuất từ thấp
đến cao. Với loại hình quá độ này tuy nó diễn ra chậm chạp nhưng rất vững
chắc bởi vì phương thức sản xuất trước là điều kiện tiên đề cho phương thức
sản xuất sau.
- Thứ hai là quá độ nhảy vọt hay bỏ qua: các quốc gia có thể đi lên CNXH
bằng việc bỏ qua một thậm chí vài bước trung gian để tiến đến phương thức
cao hơn và phương thức CNXH. Để thực hiện con đường bỏ qua hay rút
ngắn để đi lên CNXH thì lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin cũng khẳng định
các quốc gia phải tạo ra các điều kiện tiền đề cả bên trong và bên ngoài.
 Điều kiện tiền đề bên trong đó là phải có một Đảng của giai cấp vô
sản đứng ra lãnh đạo và Đảng phải liên minh được với các tầng lớp
lao động.
 Điều kiện bên ngoài là có ít nhất một nước làm Cách mạng XHCN
thành công giúp đỡ.

You might also like