You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN


HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG

Ngày kiểm tra: 22/04/2022

Họ và tên sinh viên: Phạm Nhật Hào...............


Mã số sinh viên: 2021009288............................. Mã đề 202

Mã lớp sinh viên: 2121101113725.....................


Bài làm gồm: 7 trang

Điểm Cán bộ chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký và ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo
quá trình đấu tranh giành chính quyền ( 1930 – 1945 ). Lấy ví dụ cụ thể để làm rõ một
trong các bài học kinh nghiệm trên tiếp tục được vận dụng ở địa phương anh/chị đang cư
trú (tỉnh/thành phố , quận/huyện hoặc phường/xã) và mang lại hiệu quả cao ?
Trả lời
Quá trình đấu tranh giành chính quyền giai đoạn từ năm 1930–1945 là một quá trình đầy
chông gai và vô vàn thử thách của nền cách mạng Việt Nam , với sự ra đời cùng với những
đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm ra những phương pháp
mới , những con đường mới từ đây đưa cách mạng Việt Nam từ thế bị động đã thoát ra được
khỏi sự bế tắc của hoàn cảnh lúc bấy giờ , nhất là sự khủng hoảng và bế tắc trong đường lối
cứu nước trong giai đoạn này. Trải qua vô vàn khó khăn và thử thách nhưng dưới sự lãnh đạo
đúng đắn và kịp thời của của Đảng kết hợp cùng với tinh thần dân tộc , sự đoàn kết phấn đấu
của tập thể nhân dân Việt Nam luôn được Đảng quan tâm, giúp đỡ và góp phần củng cố sức
mạnh dân tộc ấy để chúng ta có những bước tiến vượt bậc trong quá trình đấu tranh giành
chính quyền đầy khó khăn , gian nan và thử thách . Tất cả đã được thể hiện trong một chiến
thắng đầy vẻ vang , một vết son chói lọi của quá trình đấu tranh ấy – thắng lợi của Cách mạng
1
Tháng Tám năm 1945 như một dẫn chứng đầy hùng hồn của lịch sử , một bước tiến vượt bậc
của quá trình đấu tranh gian khổ ấy. Để có được những thành công vang dội ấy , Đảng ta đã
đúc kết được rất nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh giàn chính quyền giai
đoạn năm 1930 – 1945 , phân tích những bài học kinh nghiệm mang đầy giá trị lịch sử góp
phần cho ta hiểu rõ hơn và có thể vận dụng những bài học kinh nghiệm ấy một cách đúng đắn
và linh hoạt :
-Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã đặt nền móng cho phong trào Cách mạng những giai
đoạn tiếp theo tuy gặp phải nhiều khó khăn , cùng với sự đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp
nhưng cũng đã để lại bài học kinh nghiệm “ về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và
phản phong kiến, kết hợp phong trào đấu tranh của công nhân với phong trào đấu tranh của
nông dân , thực hiện liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân; kết hợp
phong trào cách mạng ở nông thôn với phong trào cách mạng ở thành thị , kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang...”.Với bài học kinh nghiệm được đúc kết từ phong trào cách
mạng giai đoạn 1930 – 1931 đã cho ta thấy sự cần thiết của sự lãnh đạo của Đảng , chi khi có
sự tập hợp thống nhất của Đảng , việc vạch ra những đường lối , mục tiêu là vô cùng cần thiết.
Chỉ khi tạo được lòng tin với toàn dân và làm cho toàn thể dân dân tin vào sức mạnh của sự
đồng lòng từ đây có thể tạo ra sức mạnh vĩ đại chính là đòn bẩy quan trọng nhất của mọi chiến
thắng. “Một cây làm chẳng nên non , ba cây chụm lại lên hòn núi cao” chỉ khi kết hợp được
các phong trào riêng lẻ lại với nhau , kết hợp nhiều lực lượng , nhiều giai cấp lại thì mới có thể
giành được thắng lợi. Không phân biệt vùng miền , thành thị hay nông thôn , cũng chẳng có
phân biệt giai cấp công nhân hay nông dân , không phân biệt bất kì hình thức nào , chính trị
hay vũ trang , chỉ cần có sự đồng lòng , kết hợp tất cả lại với nhau , “hòn núi cao” chắc chắn sẽ
xuất hiện , thành công và thắng lợi sẽ được tạo ra , Cách mạng Việt Nam sẽ thành công rực rỡ.
-Bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến lược : giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược
và mục tiêu trước mắt , về xây dựng một mặt trận thống nhất rộng rãi phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ chính trị , phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù nguy hiểm nhất, về kết hợp các hình thức
tổ chức bí mật và công khai để tập hợp quần chúng. Muốn quá trình đấu tranh giành chính
quyền giành được thắng lợi trước hết phải vạch ra những chủ trương chiến lược rõ ràng , ngày
26-7-1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội Nghị đã đề ra việc “ sửa chữa những sai
lầm” trước đó và “định lại chính sách mới” từ đây đề ra được những nhiệm vụ trước mắt như
chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do ,
dân chủ , cơm áo , hòa bình , cùng với đó là nhận thức mới về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
phản đế và điền địa.Cũng giống như bài học trên , bài học kinh nghiệm cũng đúc kết ra sự cần
2
thiết của việc kết hợp các phong trao ở phạm vi rộng lớn hơn , ngoài ra tận dụng được các đặc
điểm của hình thức tổ chức bí mật và công khai để tập hợp quần chúng nhằm phù hợp với
hoàn cảnh lúc bấy giờ.Cần có sự kết hợp linh hoạt giữa tổ chức bí mật và công khai để tận
dùng được những thời cơ tốt nhất , tuy gặp phải sự đàn áp từ thực dân Pháp nhưng với sự linh
hoạt trong việc tổ chức từ đây tạo điều kiện cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám sau này.
-Thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 như một vết son rực rỡ đập tan đi xiềng
xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế kỉ và cũng mở ra quyển sách với rất nhiều
kinh nghiệm quý báu được đúc kết . Thứ nhất , kinh nghiệm về chỉ đạo chiến lược, phải
giương cao được ngon cờ của việc giải phóng dân tộc , phải giải quyết một cách đúng đắn giữa
hai mối quan hệ vô cùng quan trọng độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất. Phải xem xét
hoàn cảnh một cách đúng đắn và toàn diện nhất nhằm đưa ra những chủ trương kịp thời và phù
hợp nhất. Trong cách mạng thuộc địa , phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu ,
còn nhiệm vụ cách mạng ruộng đất cần tạm gác lại , rải ra thực hiện từng bước thích hợp nhằm
phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc. Chỉ khi nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hằng
đầu thì lúc đó con đường giải phóng mới đạt được kết quả tốt nhất,thay đổi khẩu hiệu một cách
linh hoạt thể hiện sự chuyển mình linh hoạt trong đường lối chỉ huy , tạo đòn bẩy cho thắng lợi
mở ra.
-Thứ hai, về xây dựng lực lượng: phải xây dựng trên khối liên minh công nông, khơi dậy tinh
thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân
tộc thống nhất rộng rãi. Phải tập hợp được sức mạnh toàn dân , không phân biệt bất kì ai chỉ
cần có lòng yêu nước nồng cháy , tinh thần dân tộc bất diệt thì tự khắc sẽ cùng nhau thống
nhất mặt trận , cùng nhau đem toàn lực để giành được độc tập , tự do cho dân tộc mình , cho tổ
quốc của mình. Sức mạnh toàn dân đã được thể hiện trong rất nhiều phong trào trước đây ,
nhưng chỉ khi kết hợp sức mạnh ấy cùng với những chỉ đạo đúng đắn dưới sự tập hợp của
Đảng thì lúc đấy mới có thể tạo ra một chiến thắng lịch sử mang tên “Cách mạng Tháng Tám”.
-Thứ ba, về phương pháp cách mạng : Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của quần
chúng , ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị
với đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần, giành
chính quyền bộ phận ở những vùng nông thôn có điều kiện, tiến lên chớp đúng thời cơ , phát
động tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, giành chính quyền toàn quốc.Tại hội nghị
lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm
vụ trung tâm của Đảng và nhân dân , phải luôn luôn trong thế sẵn sàng , với sự chuẩn bị của
lực lượng luôn luôn sẵn sàng thì việc khởi nghĩa từng phần một , từ những địa phương nhỏ sau
3
đó ran rộng lên cả nước để tạo lên cuộc tổng khởi nghĩa to lớn. Chỉ khi ta thực sự thành công
với khu vực nhỏ thì lúc đó mới có thể tiến lên khởi nghĩa to lớn , tích tiểu thành đại , một trong
những bài học có giá trị sâu sắc nhất..
-Thứ tư, về xây dựng Đảng : phải xây dựng Đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam, phải xây dựng Đảng trung thành tuyệt đối
với lợi ích giai cấp và dân tộc , vận dụng và phát triển lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt.
-Bài học về việc xây dựng lực lượng là một bài học quý báu mà hiện nay vẫn luôn được Đảng
và nhà nước ta vận dụng một cách khéo léo và linh hoạt trong từng hoàn cảnh. Ngay trong thời
buổi hiện nay , khi mà tình hình dịch bệnh Covid đã và đang có những mối nguy hại rất lớn
đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến những khoảnh khắc lịch sử khi
mà lòng dân đều chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Hình ảnh người sản phụ phải gồng mình chống
lại sức tàn phá của Covid nơi tâm dịch – thành phố Hồ Chí Minh, khi mà những chiến sĩ công
an nhân dân trở thành người trợ cấp từng bó rau , bao gạo , khi mà từng đoàn cánh sát giao
thông dẫn đường cho những người lao động nghèo về với quê hương, khi mà cả những cô hoa
hậu xinh đẹp xin cởi bỏ những bộ cánh lộng lẫy để khoác lên mình bộ đồ bảo hộ để giúp đỡ
nhân dân.Hình ảnh bà con từ tất cả mọi miền ủng hộ từng bó rau, chục trứng để tiếp tế cho
nhân dân tp.HCM.Trong tất cả những hoàn cảnh đó tinh thần đoàn kết của Đảng , toàn quân,
toàn dân, đều đoàn kết một lòng. Sự đoàn kết của toàn thể lực lượng đã tạo lên “thế trận lòng
dân”, là nhân tố tạo thành sức mạnh để đưa cao hơn việc thực hiện thắng lợi cả 2 mục tiêu:
đảm bảo kiểm soát dịch bệnh và an sinh xã hội thật tốt. Nhờ có những sự áp dụng đầy khéo léo
bài học về xây dựng lực lượng mà dịch bệnh tại TP.HCM ngày một được kiểm soát tốt hơn, tỷ
lệ bao phủ vac-xin ngày một cao. Dẫu biết rằng dịch bệnh vẫn còn đó nhưng với sự đoàn kết
của toàn Đảng , toàn quân , toàn dân thì dịch bệnh sẽ qua đi , nền kinh tế của TP.HCM nói
riêng và toàn quốc nói chung sẽ ngày một đi lên. Hiện nay chúng ta đang sống trong giai đoạn
bình thường mới , vận dụng bài học từ việc xây dựng lực lượng, thì chắc chắn lực lượng y tế ,
cán bộ chiến sĩ ngày càng được củng cố là một dấu hiệu đáng mừng và cũng là kết quả của
những bài học đầy giá trị và quý báu.
Câu 2: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã nêu bài học kinh nghiệm:
“Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm
gốc”,xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”. Anh/Chị hãy phân
tích quá trình đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế giai đoạn từ 1976 – 1986 để làm rõ bài
học kinh nghiệm trên.
4
Trả lời
Từ sau khi kết thúc giai đoạn chiến tranh chuyển sang thời bình, đòi hỏi Đảng và nhà nước
cần có những bước linh hoạt trong việc đổi mới tư duy nhằm thay đổi phương thức cùng
những nội dung lãnh đạo sao cho thật phù hợp với tình hình hiện tại. Ở cả hai đại hội IV và V
Đảng và nhà nước ta đã đặt ra những phương hướng của quá trình xây dựng đất nước về mọi
mặt , như việc đẩy mạnh phát triển lĩnh vực kinh tế - xã hội được xem là trọng tâm , củng cố
an ninh , quốc phòng , văn hóa , xã hội để ngày một xây dựng hoàn thiện một đất nước phát
triển phồn thịnh. Nhưng với hoàn cảnh của một đất nước vừa phải trải qua nhiều năm chiến
tranh, cùng với cơ chế đã ăn sâu vào trong tiềm thức như tập trung , quan liêu , hành chính
mệnh lệnh khi phải đối diện với một cuộc đổi mới về cả tư duy và phương thức lãnh đạo khiến
cho những phương thức lãnh đạo của Đảng chưa thực sự phù hợp , còn tồn tại một số mặt hạn
chế. Với tình hình lúc bấy giờ Đảng ta gặp phải khá nhiều vấn đề nhất là quyền làm chủ của
nhân dân dần bị hạn chế , không được coi trọng như chủ trương đề ra và việc phát huy chưa
thực sự đúng đắn.
Tình hình đất nước về sau khi chiến tranh kết thúc , trước đó với sự viện trợ của các nước
nay đã chuyển sang diện hợp tác và trao đổi theo giá thị trường quốc tế, nước ta phải đối mặt
với nhiều thế lực phản động cùng với sự bao vây và cấm vận của Mỹ , từ đây nước ta gặp phải
nhiều vấn đề hơn về phương diện kinh tế . Về phương diện chủ quan , do những khuyết điểm
sai lầm trong đường lối lãnh đạo của Đảng trong quản lý kinh tế , xã hội đã gây nên lưu thông ,
phân phối rối ren giá cả tăng vọt , nhập khẩu tăng gấp 4-5 lần xuất khẩu. Từ cuối năm 1979 ,
một số địa phương miền Bắc đã xuất hiện hiện tượng “xé rào”, “khoán chui”, ở miền Nam việc
thí điểm hợp tác xã diễn ra phức tạp , lúng túng. Đối mặt với tình hình này Hội nghị trung
ương 6 (8-1979) đã đề ra chủ trương khắc phục khuyết điểm, phá bỏ rào cản để cho “sản xuất
bung ra”. Tại đại hội V đã có sự kiểm điểm , đánh giá những thành tựu và khuyết điểm , tiếp
tục nâng cao giai câp công nhân . Tuy đã có nhiều bước đột phá nhất định trong một số lĩnh
vực nhưng vẫn phần nào tồn tại nhiều hạn chế. Trải qua 2 bước đột phá từ việc đổi mới kinh tế
của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế , trong
cải tạo xã hội chủ nghĩa , phá bỏ những rào cản để cho “sản xuất bung ra” đến bước đột phá
thứ 2 là đột phá về chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung , quan liêu , hành chính, bao cấp để
chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Sau đại hội V đã có nhiều hội
nghị được cụ thể hóa nhằm nỗ lực khôi phục và thúc đẩy kinh tế , và hội nghị đưa ra “ kết luận
đối với một số vấn đề về quan điểm kinh tế”.Bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế , đồng
thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời của đường lối mới của Đảng. Đại hội đề ra việc xây
5
dựng nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần,là kết quả của cả một quá trình từ đây đẩy nhanh
việc phát triển kinh tế.
Trải qua 10 năm(1976-1986) tuy gặp nhiều khuyết điểm về mặt kinh tế khiến cho đời sống
nhân dân hết sức khó khăn , lòng tin đối với Đảng, nhà nước , chế độ đã giảm sút nghiêm trọng
nhưng từ đó Đảng và nhà nước ta đã đúc kết ra được những khuyết điểm sai lầm trong lĩnh vực
kinh tế , xã hội bắt nguồn từ khuyết điểm trong công tác tư tưởng , tổ chức và công tác cán bộ
của Đảng, cùng với những biểu hiện của tiểu tư sản vừa tả khuynh vừa hữu khuynh.Nhưng với
những bước đột phá trong đường lối đổi mới của Đảng đã làm thay đổi một phần nào những
khuyết điểm trong lĩnh vực kinh tế lúc bây giờ , cải thiện một phần nào . Những bước đột phá
phát triển phần nào phản ánh được sự phát triển nhận thức từ quá trình khảo nghiệm , tổng kết
thực tiễn , từ sáng kiến và nguyện vọng lợi ích của nhân dân để hình thành con đường mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã chỉ rõ những sai lầm và khuyết điểm của Đảng
trong thời kỳ 1975-1986 với những sai lầm đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế là bệnh chủ quan duy
ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn , nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan. Tuy
nhiên đại hội cũng chỉ ra được những điểm tốt trong giai đoạn 1975-1986 , đưa ra được quá
trình đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế và những bài học quý báu trong đó có tư tưởng “lấy
dân làm gốc”.
-“Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”,xây
dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”. Tư tưởng lấy dân làm gốc đã được
chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ rất nhiều lần và khẳng định trong rất nhiều lần căn dặn và phát
biểu , “lấy dân làm gốc” chính là kim chỉ nan được khẳng định trong suốt quá trình dựng nước
và giữ nước. Nhân dân là người am hiểu tất cả hơn hết , chỉ khi lắng nghe được nhu cầu và
nguyện vọng của nhân dân , thì lúc đó mới có thể thành công trong việc xây dựng đất nước ,
phải đáp ứng được nguyên vọng của nhân dân và lắng nghe được những điều nhân dân muốn.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã chỉ ra Đảng ta cần phải phát huy quyền làm chủ tập
thể của nhân dân lao động , thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, chỉ khi dân
tin tưởng vào sự lãnh đạo , quản lý của nhà nước thì lúc ấy mới có thể hoàn thành được nhiệm
vụ tất yếu để huy động lực lượng quần chúng. Trong thời buổi hiện nay , bài học và quan điểm
ấy vẫn luôn được Đảng và nhà nước ta vận dụng một cách linh hoạt, luôn lắng nghe nhân dân,
khảo sát , hỗ trợ về mọi mặt. Vẫn biết rằng vẫn còn một số bất cập , khó khăn của một số bộ
phận , nhưng Đảng và nhà nước ta luôn cố gắng để đáp ứng được số đông nhân dân , thể hiện
được tinh thần “lấy dân làm gốc” , với sự quan tâm từ Đảng và nhà nước mỗi người dân chúng
ta đều được tiếp cận với vacxin một cách nhanh và đầy đủ nhất , được bảo vệ khỏi những
6
chủng virus nguy hiểm , được nang cao chất lượng cuộc sống. Bài học ấy đã , đang và ngày
càng được nâng cao hơn, khắc phục được những khuyết điểm còn thiếu sót, ngày một lắng
nghe hơn , nâng cao hơn trong tư duy và cũng như trong cách thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.ThS.Lê Văn Dũng-ThS.Hoàng Mỹ Nhân.2021.Tài liệu học tập lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam
2.Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương https://tuyengiao.vn/
3.Truyền hình nhân dân https://www.youtube.com/channel/UCPJfjHrW3-zIeSaZTgmckmg
4.Tư liệu - Văn kiện (dangcongsan.vn)

You might also like