You are on page 1of 8

Hội nghị toàn quốc về Kỹ thuật Cơ khí và Chế tạo năm 2019

TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH LĂN ÉP CHO NHÔM HỢP KIM 6061
BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG

Trần Minh San1, Nguyễn Quốc Bảo1, Nguyễn Đăng Lưu1, Nguyễn Hải Đăng1, Bành
Quốc Nguyên1
1
Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh

TỔNG QUAN: Quá trình lăn ép là một phương pháp gia công hoàn thiện nhằm nâng cao độ
cứng và giảm độ nhám bề mặt các chi tiết gia công bằng quá trình biến dạng dẻo. Quá trình này
tạo ra chất lượng bề mặt tốt, cũng như tăng độ cứng bề mặt, từ đó cải thiện khả năng chống mài
mòn, khả năng chống ăn mòn, cải thiện độ bền kéo, đảm bảo dung sai và cải thiện độ bền mỏi
của chi tiết gia công. Trong nghiên cứu này, quy trình lăn ép của phôi hợp kim nhôm 6061 được
tiến hành trên máy tiện CNC HAAS TL1 sử dụng bi thép không gỉ được mô phỏng bằng phần
mềm ABAQUS. Các kết quả của các quá trình mô phỏng được phân tích để xác định điều kiện
lăn ép tối ưu cho chất lượng bề mặt tốt nhất.
Từ khóa: lăn ép, mô phỏng, độ nhám bề mặt, biến dạng dẻo.

ABSTRACT. Burnishing process is a method of finishing and hardening machined parts by


plastic deformation of the surface. This process provides a good surface finish, and an increment
of superficial hardness, which in turn improves wear resistance, increases corrosion resistance,
improves tensile strength, maintains dimensional stability and improves the fatigue strength of
the workpiece. In this study, the ball burnishing process of 6061 Al workpiece conducted on a
HAAS TL1 CNC lathe machine using a stainless steel ball is simulated by ABAQUS software.
The results of the simulation processes are analyzed to determine the optimal burnishing
condition for the best surface roughness.

Keywords: ball-burnishing process, simulation, surface roughness, plastic deformation

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP LĂN ÉP


Trong thời đại cách mạng cộng nghệ 4.0, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cùng với sự
phát triển đó là những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Một trong các tiêu chí góp
phần thỏa mãn các yêu cầu khắc khe đó chính là chất lượng bề mặt sản phẩm. Trong quá trình
sản xuất, một sản phẩm hoàn chỉnh nào đều phải trải qua các bước từ thiết kế đến gia công rồi
hoàn thiện. Các bước gia công thô như tiện, phay, .v.v. đều sẽ tạo ra một độ nhám nhức định đối
với chi tiết được gia công, và chưa chắc đảm bảo được các yêu cầu thiết kế vì vậy các quá trình
hoàn thiện rất cần thiết để cải thiện độ chất lượng bề mặt như mài khôn, mài có tâm, mài không
tâm, phun bi, phun cát,…Lăn ép là một phương pháp gia công không phoi thông dụng, không chỉ
cải thiện độ nhám bề mặt sản phẩm mà còn cải thiện độ cứng bề mặt, tăng tuổi thọ chi tiết, cũng
như tăng khả năng chống mài mòn.
Nhận thấy trong lĩnh vực lăn ép còn khá ít mô hình mô phỏng với các thông số quan trọng,
nghiên cứu này đề xuất một mô hình mô phỏng qua phần mềm Abaqus nhằm phân tích, dự đoán
và xây dựng một mô hình thực nghiệm kiểm tra kết quả mô phỏng.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU


2.1. Nguyên lý phương pháp lăn ép
Lăn ép là một phương pháp gia công nguội dựa trên quá trình biến dạng dẻo nhằm tạo ra lớp biến
Hội nghị toàn quốc về Kỹ thuật Cơ khí và Chế tạo năm 2019

cứng trên bề mặt chi tiết. Có 2 chuyển động chính trong quá trình lăn ép, đó là chuyện động tịnh
tiến và quay tương đối giữa phôi và dụng cụ lăn ép. Khi tiến hành lăn ép, dụng cụ hình cầu dạng
bi sẽ được đặt một lực tương ứng với một chiều sâu nhất định ép lên bề mặt chi tiết cần gia công.
Lực này áp lên chi tiết, gây ra ứng suất nén trong khoảng lớn hơn giới hạn đàn hồi và nhỏ hơn
giới hạn dẻo, để gây biến dạng dẻo vừa đủ lên lớp bề mặt chi tiết. Biến dạng dẻo này sẽ ép các
đỉnh mấp mô xuống đáy các mấp mô đó, cải thiện độ nhám của chi tiết, đồng thời làm mịn cấu
trục hạt trên bề mặt, giúp tăng cứng và cải thiện khả năng chống mài mòn, tăng tuổi bền cho chi
tiết.

Chất lượng chi tiết sau khi lăn ép phụ thuộc vào nhiều thông số công nghệ, trong đó đáng kể đến
như: tốc độ trục chính, lượng tiến dao, chiều sâu ép, dung dịch trơn nguội, chất lượng bề mặt chi
tiết ban đầu, loại vật liệu chi tiết, loại vật liệu của bi, đường kính bi,… Mô hình mô phỏng của
nghiên cứu sẽ tập trung vào đánh giá sự ảnh hưởng của lượng tiến dao và chiều sâu lăn ép đối
với chất lượng bề mặt, chủ yếu là lớp ứng suất dư trên bề mặt mô hình. Sự ảnh hưởng và mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố vừa nêu sẽ được trình bày trong phần sau.
2.2. Các thông số ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt trong lăn ép
Vận hành với nguyên lý tương tự với các quá trình gia công trên máy công cụ, lăn ép cũng chịu
ảnh hưởng từ các thông số đầu vào như: tốc độ vòng quay trục chính, chiều sâu cắt, lượng tiến
dao, dung dịch trơn nguội, ngoài ra, do đặc thù hình dạng của dụng cụ là dạng bi nên chất lượng
chi tiết còn chịu ảnh hưởng bởi thông số đường kính bi.
M. Fa'rrouh và M. M. El-Khabeer [1] đã nghiên cứu về sự phân bố lớp ứng suất dư khi lăn ép với
hợp kim nhôm 7075. Kết quả chỉ ra lớp ứng suất dư sẽ phân bố theo quy luật giảm dần từ bề mặt
chi tiết theo chiều sâu; độ lớn và bề dày của lớp ứng suất dư sẽ tăng tỉ lệ với tốc độ trục chính và
lực ép. W. Bouzid, Tsoumarev, K. Sai [2], [3] nghiên cứu sự ảnh hưởng của lượng tiến dao đối
với độ nhám của chi tiết tiện và chi tiết mài vật liệu thép 1042. Nghiên cứu cho thấy, khi lượng
tiến dao bé hơn một giá trị nhất định, giá trị độ nhám sẽ giảm tới khi lượng tiến dao vượt qua giá
trị đó, độ nhám sẽ không thay đổi tương ứng cho chi tiết tiện và mài. Trong bài nghiên cứu của
Tamer Cobanoglu và Sabri Ozturk [4], ảnh hưởng của tốc độ trục chính, lượng tiến dao và lực ép
được tiến hành nghiên cứu đối với thép 1040 trong điều kiện không dung dịch làm mát. Nghiên
cứu chỉ ra rằng lực ép có ảnh hưởng lớn nhất đến độ nhám và độ cứng vi mô của chi tiết, tốc độ
Hội nghị toàn quốc về Kỹ thuật Cơ khí và Chế tạo năm 2019

trục chính và lượng tiến dao cũng có ảnh hưởng một phần tới độ cứng vi mô và độ nhám. Bên
cạnh đó có các thí nghiệm thực tế nhằm chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố vừa nêu đối với chất
lượng chi tiết sau khi lăn ép, nhưng lại rất ít các mô hình mô phỏng được xây dựng để dự đoán,
đưa ra các nhận định về chất lượng lăn ép cũng như có thể tiết kiệm vật liệu thiết kế thí nghiệm,
tránh được các sai sót không đáng có trong thực nghiệm. M. Sayahi, S. Sghaier và H.
Belhadjsala [5] đã xây dựng một mô hình dựa theo cơ sở lý thuyết cũng như các mô hình thực
nghiệm có sẵn để so sánh sự sai khác giữa thực nghiệm và mô phỏng. Các tác giả xây dựng hai
mô hình, một mô hình 2D và một mô hình 3D trên phần mềm Abaqus với các điều kiện biên
thiết lập trước. Kết quả thu được từ mô hình 2D chỉ thể hiện ứng suất dư theo bề sâu chi tiết và
sai lệch tới 40% so với các số liệu thực nghiệm. Đối với mô hình 3D, kết quả khả quan hơn vì
chỉ sai lệch khoảng 7% so với số liệu thực nghiệm và nó chỉ ra khi tăng áp lực lên bi ép sẽ làm
tăng lớp ứng suất dư và giá trị ứng suất dư lớn nhất; trong cùng một chế độ đặt lực và lượng tiến
dao nhất định, đường kính bi càng lớn sẽ càng hiệu quả.
2.3. Lựa chọn thông số đưa vào mô phỏng
Để hiểu được lượng tiến dao có ảnh hưởng như thế nào đối với chất lượng bề mặt chi tiết, trước
hết chúng ta cần làm rõ mối quan hệ giữa lượng tiến dao f và chiều sâu ép .
Chúng ta đều biết lăn ép là một quá trình cải thiện chất lượng bề mặt chi tiết gia công, vậy
nguyên công trước lăn ép sẽ tạo ra một chất lượng bề mặt ban đầu đối với quá trình lăn ép. Khi
lăn ép, bi lấn vào bề mặt chi tiết một đoạn  so với bề mặt ban đầu, tạo ra một lực ép F áp lên bề
mặt chi tiết. Lực F này kết hợp với chuyển động tịnh tiến của bi so với chi tiết gây biến dạng dẻo
lớp vật liệu trên bề mặt chi tiết, biến dạng dẻo này làm các đỉnh mấp mô chảy dẻo và lấp vào các
đáy của các mấp mô lân cận. Hiện tượng này không chỉ làm giảm độ chênh lệch chiều cao của
các mấp mô, dẫn tới giảm độ nhám bề mặt, mà còn làm mịn cấu trúc hạt tế vi tại vùng bề mặt chi
tiết, tạo ra lớp ứng suất dư có tác dụng cải thiện độ cứng bề mặt, khả năng chống mài mòn, tăng
tuổi bền cho chi tiết. Lực ép mà bi áp lên bề mặt chi tiết tương đường với một phản lực từ chi tiết
lên bi, từ đó ta có thể xác định được lực ép F ban đầu để tạo chiếu sâu ép cho bi.

Hình 2 Chiều sâu δ bi lấn vào chi tiết

Chiều sâu mà bi lấn vào không chỉ phụ thuộc vào lực ép F, mà còn phụ thuộc vào tính chất vật
liệu của bi−3vàπ chi
δ=(3.10 /4 a)tiết.
⋅r ⋅ ( K 1 + K 2 ) ⋅ F (1)

Trong đó:
 δ: chiều sâu bi lấn vào chi tiết, mm
Hội nghị toàn quốc về Kỹ thuật Cơ khí và Chế tạo năm 2019

 a: xác định như hình 2.2, mm


 F: lực ép từ bi lên chi tiết, N
 K1, K2 là các thống số của vật liệu bi và chi tiết

( )
1
3 π ( K 1+ K 2 ) ⋅ F 3
a=m⋅ (2)
2⋅ ( C1 +C 1+C 2 +C2 )
' '

1−ν
K= (3)
πE

Với r, m được xác định theo góc 

cos φ=
√ (C −C ) +( C −C ) +2 (C −C ) ⋅ ( C −C ) ⋅cos θ
1
' 2
1 2
' 2
2 1
'
1 2
'
2
(4)
' '
C 1 +C1 +C 2+C 2

Hình 3 Giá trị r và m theo

Các giá trị C 1 , C'1 , C2 , C'2 lần lượt là đường cong lớn nhất và nhỏ nhất của chi tiết và bi tại vùng
giao nhau.
Hội nghị toàn quốc về Kỹ thuật Cơ khí và Chế tạo năm 2019

Hình 4 Mối liên hệ giữa lượng tiến dao f, lực ép F, chiều sâu ép

Khi tịnh tiến với lượng tiến dao f, bi sẽ để lại các vết dao. Giữa các vết dao này và bề mặt chi tiết
sẽ tạo thành một khoảng trống với đặt trưng là chiều cao h từ điểm giao của 2 vết dao liền kề tới
mặt tiếp xúc giữa bi và chi tiết. khoảng trống ấy càng nhỏ, tức chiều cao h càng nhỏ sẽ giúp cho
bi lăn ép hiểu quả hơn. Theo giả thuyết Herzt [6], chiều sâu h được xác định theo công thức:

125 f 2
h= (5)
R

Trong đó:
 h: khoảng cách từ điểm giao 2 vết dao tới mặt tiếp xúc của chi tiết và bi, mm
 f: lượng tiến dao, mm/vòng
 R: bán kinh bi, mm
Ta thấy độ nhám sau khi lăn ép và độ nhám trước lăn ép chịu sự ảnh hưởng của chiều sâu bi lấn
vào chi tiết δ và lượng tiến dao f thông qua chiều sâu h:

Rt =Rt −δ + h
i
(6)

Độ nhám lúc sau chỉ được cải thiện trong điều kiện h < δ; khi h ≥ δ, độ nhám sau khi lăn ép sẽ
không thay đổi do có những mấp mô chưa được lấp đi giữa khoảng hở giữa 2 vết dao. Để đảm
bảo khả năng cải thiện chất lượng bề mặt của quá trình lăn ép, lượng tiến dao f phải đảm bảo
được h không vượt quá giá trị δ, từ đây ta được mối quan hệ giữa lượng tiến dao và chiều sâu bi
lấn vào chi tiết:

f<
√ δR
125
(7)

3. MÔ HÌNH MÔ PHỎNG ABAQUS


Để mô phỏng quá trình lăn ép trên phần mềm Abaqus, nghiên cứu lần lượt đưa vào các thông số
vật liệu chi tiết lăn ép là nhôm hợp kim 6061 và các điều kiện ban đầu.
Hội nghị toàn quốc về Kỹ thuật Cơ khí và Chế tạo năm 2019

3.1. Vật liệu chi tiết mô phỏng


Đối với vật liệu nhôm hợp kim, các thông số như trọng lượng riêng, mô – đun đàn hồi, giới hạn
đàn hồi, giới hạn dẻo… lần lượt được đưa vào mô phỏng
Bảng 1. Thông số vật liệu nhôm hợp kim 6061

Thông số Giá trị

Khối lượng riêng, (Kg/m3) 2700

Giới hạn biến dạng đàn hồi, (MPa) 276

Giới hạn biến dạng dẻo, (MPa) 310

Mô – đun đàn hồi, (GPa) 68.9

Tỉ số Poisson 0.33

3.2. Điều kiện ban đầu


Để tối ưu năng suất mô phỏng, cũng như do cơ sở vật chât mô phỏng còn hạn chế, các điều kiện
ban đầu sau là cần thiết:
 Trong phạm vi nghiên cứu này, bi dùng làm dụng cụ ép được xem là vật tuyệt đối cứng
 Quá trình lăn ép trên thực tế có sử dụng dung dịch trơn nguội nên trong quá trình mô
phỏng sẽ không xét đến ảnh hưởng của nhiệt độ và ma sát xem như không đáng kể
 Bỏ qua biên dạng độ nhám của chi tiết
 Bỏ qua ảnh hưởng của tốc độ trục chính trong mô hình mô phỏng này
3.3 Mô hình mô phỏng 3D
Các giá trị bên trong Abaqus đều không có thứ nguyên, nên khi mô phỏng ta phải quy ước các
thứ nguyên chung cho cả quá trinh. Các kích thước của các chi tiết được mô phỏng như sau:
Đường kính bi: db = 9mm
Đường kính phối: D = 20mm
Chiều dài phối: L =15mm
Chiều sâu bi ép vào phôi: e = 0.1mm
Với chiều sâu ép đặt trước sẽ quyết định lực ép mà bi tác động lên phôi. Mô hình mô phỏng sẽ
lần lượt được tiến hành với các lượng tiến dao là 0.1mm/vòng, 0.2mm/vòng, 0.5mm/vòng.

Hình 5 Mô hình mô phỏng với Abaqus


Quá trình mô phỏng sẽ tiến hành qua các bước như sau:
Hội nghị toàn quốc về Kỹ thuật Cơ khí và Chế tạo năm 2019

Bước 1: bi tịnh tiến dọc trục phôi tới chạm vào phôi tới khi đạt được chiều sâu ép ban đầu rồi
dừng lại.
Bước 2: phôi sẽ tiến hành quay một vòng với bi đứng yên tại chỗ.
Bước 3: sau khi phôi quay một vòng, bi sẽ tịnh tiến một đoạn bằng lượng f đã đặt trước rồi dừng
lại
Quá trình mô phỏng sẽ lặp lại nhiều lần bước 2 và bước 3 cho tới khi hoàn tất.
Hội nghị toàn quốc về Kỹ thuật Cơ khí và Chế tạo năm 2019

4. KẾT LUẬN

Hình 6 Lớp ứng suất dư phía dưới bề mặt chi tiết sau khi mô
phỏng

Với mô hình được xây dựng dựa trên các thông số và điều kiện như trên, kết quả thu được về lớp
ứng suất dư tương đối chấp nhận được. Định hướng của nghiên cứu là tiến hành xây dựng một
mô hình thực nghiệm để kiểm tra và so sánh các kết quả giữa mô phỏng và thực nghiệm. Sau đó
sử dụng các kết quả thu được để đánh giá, định lượng ảnh hưởng của các thông số mô phỏng tới
lớp ứng suất dư, độ cứng bề mặt, độ bền của chi tiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] M. Fattough and M. El-Khabeery, "Residual stress distribution in burnishing solution
treated and aged 7075 aluminium alloy," International Journal of Machine Tools and
Manufacture, vol. 29, no. 1, pp. 153-160, 1989.
[2] W. Bouzid, O. Tsoumarev, and K. Sai, "An investigation of surface roughness of
burnished AISI 1042 steel," The International Journal of Advanced Manufacturing Technology,
vol. 24, no. 1-2, pp. 120-125, 2004.
[3] W. B. Saï and K. Saï, "Finite element modeling of burnishing of AISI 1042 steel," The
International Journal of Advanced Manufacturing Technology, vol. 25, no. 5-6, pp. 460-465,
2005.
[4] T. Cobanoglu and S. Ozturk, "Effect of burnishing parameters on the surface quality and
hardness," Proceedings of the Institution of Mechanical Engineers, Part B: Journal of
Engineering Manufacture, vol. 229, no. 2, pp. 286-294, 2015.
[5] M. Sayahi, S. Sghaier, and H. Belhadjsalah, "Finite element analysis of ball burnishing
process: comparisons between numerical results and experiments," The International Journal of
Advanced Manufacturing Technology, vol. 67, no. 5-8, pp. 1665-1673, 2013.
[6] K. L. Johnson, Contact Mechanics. Cambridge University Press, 1985.

You might also like