You are on page 1of 4

ÔN TẬP ĐỊA LÍ 10 –HỌC KÌ 2

1. Vai trò của công nghiệp


- Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.
- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

- Ví dụ:
   + Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,... lựa chọn các nhà máy,
khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
   + Khí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,...
   + Tiến bộ khoa học kĩ thuật: thay đổi quy luật phân bố xí nghiệp, việc khai thác và sử dụng tài nguyên.
   + Đường lối, chính sách: ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa phân bố công nghiệp hợp lí, thúc đẩy công
nghiệp phát triển.
3. Các ngành công nghiệp

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Công nghiệp thực
phẩm
Đặc - Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,... Cơ cấu ngành:
điểm - Đặc điểm sản xuất: Chế biến sản
sản    + Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng. phẩm trồng trọt,
xuất và    + Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản,... chăn nuôi, thủy
phân    + Cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn. sản...
bố    + Có khả năng xuất khẩu. - Đặc điểm: Sản
- Phân bố: Chủ yếu ở các nước đang phát triển. phẩm đa dạng, tốn
* Ngành dệt may là ngành quan trọng của CN SX HTD ít vốn đầu tư, quay
- Vai trò: vòng vốn nhanh,...
   + Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc. - Phân bố: Ở tất cả
   + Thúc đẩy nông nghiệp phát triển. các nước trên thế
- Phân bố: rộng rãi, phát triển mạnh ; Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ,... giới.

4. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp


a. Điểm công nghiệp.
   + Đồng nhất với một điểm dân cư.
   + Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
   + Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
b. Trung tâm công nghiệp.
   + Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
   + Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ
về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
   + Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân).
   + Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
5. Cơ cấu ngành dịch vụ
- Dịch vụ là ngành phục vụ cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt.
- Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm:
   + Dịch vụ kinh doanh: vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch
vụ nghề nghiệp...
   + Dịch vụ tiêu dùng: hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể
thao),...
   + Dịch vụ công: dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,...
6. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải.
 - Sản phẩm của ngành giao thông vận tải: là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Chất lượng sản phẩm GTVT được đo bằng sự an toàn và tiện nghi khi vận chuyển.
- Các tiêu chí đánh giá:
   + Khối lượng vận chuyển (số hành khách,số tấn hàng hoá).
   + Khối lượng luân chuyển (người/km; tấn/km).
   + Cự li vận chuyển trung bình (km).
7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ngành giao thông vận tải.
a. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí: Quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
   + Ví dụ: Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng; vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.
- Địa hình: Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
   + Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất, làm đường vòng,
đường hầm...
- Khí hậu, thời tiết: Ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
   + Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù.
- Sông ngòi: Ảnh hưởng vận tải đường sông, chi phí cầu đường.
- Khoáng sản: Ảnh hưởng hướng vận tải, các loại hình vận tải.
b. Các điều kiện kinh tế-xã hội
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố,
hoạt động của giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận
tải hành khách (vận tải bằng ô tô).
8. Ưu, nhược điểm và phân bố của vận tải đường biển, đường không và đường bộ.
Đường ô tô Đường biển Đường hàng không
Ưu điểm Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao Đảm nhận phần lớn khối Vận tốc nhanh, không
với các điều kiện địa hình và phối lượng hàng hóa quốc tế, phụ thuộc vào địa hình.
hợp được với các phương tiện vận khối lượng luân chuyển
tải khác,… rất lớn, giá rẻ.
Nhược Gây ô nhiễm môi trường, ách tắc Ô nhiễm môi trường khối lượng vận chuyển
điểm giao thông, tai nạn giao thông, dùng biển, chi phí lớn cho xây nhỏ, vốn đầu tư lớn,
nhiều nguyên, nhiên liệu,... dựng cảng cước phí cao,...
Phân bố Bắc Mĩ, Tây Âu, Ôxtrâylia, Nhật Hai bờ Đại Tây Dương Hồng Kông, Anh, Pháp,
Bản (Bắc Mĩ - Eu),… Đức, Nga,…
9. Vai trò của thương mại
 Khái niệm: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dung thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch
vụ giữa người bán và người mua.
- Vai trò:
   + Điều tiết sản xuất.
   + Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa.
   + Hướng dẫn tiêu dung.
- Phân loại: Nội thương và ngoại thương.
   + Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao
động theo vùng, phục vụ từng cá nhân.
   + Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại
tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.
10. Quy luật hoạt động của thị trường (quy luật cung- cầu)
- Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu:
 + Cung > cầu: giá giảm, người mua lời.
 + Cung < cầu: giá tăng,người bán lợi,kích thích sản xuất mở rộng.
 + Cung = cầu: giá cả ổn định (vai trò của Maketting).
- Maketing: Là một quá trình quản lí mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì
họ cần, mong muốn thông qua việc tạo ra và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.
11. Các khái niệm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên
a. Môi trường
 Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người. 
- Môi trường sống của con người là toàn bộ hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống, phát
triển và chất lượng cuộc sống của con người.

- Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:
   + Môi trường tự nhiên: Xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ thuộc vào con người, con người tác động
vào môi trường tự nhiên thay đổi, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên.
   + Môi trường nhân tạo: Là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người, con người không
tác động vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.
12. Lý do, mục đích của sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Vì sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển bền vững
* Hiện trạng của tài nguyên và môi trường:
- Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt (khoáng sản, sinh vật)
- Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm, suy thoái, sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu
ứng nhà kính.
*Sự phát triển bền vững:
- Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.
- Mục tiêu của sự phát triển bền vững: Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh
thần ngày càng cao,trong môi trường sống lành mạnh.

You might also like