You are on page 1of 6

MỘT SỐ TRÒ CHƠI CHO TRẺ

1.     Vỗ miệng :

 - Khi trẻ khóc hoặc phát âm bi bô gì đó → dùng tay vỗ nhẹ vào miệng trẻ để phát ra
tiếng “ ba ba “..→ giúp trẻ tập phát âm.

2. Nghe tiếng chuông:

- Lắc chuông cho trẻ nghe mà không cho trẻ nhìn thấy. Âm thanh lúc to lúc nhỏ →
chú ý phản ứng của trẻ với tiếng chuông → mắt có tìm ra nơi phát ra tiếng chuông
hay không.

3. Đạp chăn:

- Đặt trẻ nằm ngửa, đặt trùm lên người trẻ 1 chiếc chăn mỏng→ yêu cầu trẻ đạp như
đạp xe → làm nhiều lần gúp trẻ luyện chân.

4. Nằm – với:

- Đặt trẻ nằm – chèn gối xung quanh → đưa cho trẻ 1 thứ đồ chơi hoạc phần thưởng
trẻ thích, yêu cầu trẻ tự cong người lên để lấy → luyện tập cơ bụng.

5. Với đồ chơi trên cao:

- Buộc phần thưởng  hoặc đồ chơi lên cao bằng 1 sợi dây – để cao trên tầm mắt
trẻ → trẻ phải ngước lên nhìn thẳng trong khoảng thời gian nhất định, sau đó cho trẻ
dùng tay tự với lấy → luyện phối hợp tay và mắt.

6. Tìm đồ:

- Lấy 1 vài đồ chơi, phần thưởng trẻ yêu thích, cho trẻ xem từng đồ một ( có thể chơi
1 lúc ) sau đó cất đi nhưng vẫn ở trong tầm mắt của trẻ ( dưới chân , bên phải, bên
trái…) và hỏi “ …đâu rồi ? “ để trẻ đưa mắt tìm. Tìm được thưởng luôn. Có thể chơi
nhiều lần 1 lúc với những đồ khác nhau mục đích  : luyện các giác quan ( nghe,
nhìn ) hiểu lời nói.

7. Kéo vải để lấy đồ chơi:

- Một dải vải dài 30 → 50 cm, rộng khoảng 30 cm, một đầu để gần phía trẻ, 1 đầu để
đồ chơi hoặc phần thưởng. Trẻ không được dùng tay lấy phần thưởng mà phải kéo
vải về phía mình rồi mới lấy được( phải tập nhiều lần và làm mẫu thì trẻ mới hiểu.

8. Chơi với khối vuông:


- Dán các ảnh trẻ thích vào 1 xúc xắc lập phương ( 8 x8 – 10 x 10 ) lật cho trẻ từng
mặt và giới thiệu ảnh. Khi trẻ đã thuộc các ảnh. Yêu cầu trẻ lật xúc xắc để tìm ra ảnh
được yêu cầu : ảnh kẹo đâu ?

→ luyện khả năng tay mắt + tư duy

9. Nhảy nước:

- Để vài thứ đồ chơi chìm hoặc nởi  vào trong bồn tắm của trẻ ( những thứ trẻ đã biết
)→ yêu cầu trẻ lấy 1 thứ. Có thể dự trữ thêm 1 vài đồ chơi khác để trẻ tự thả vào
nước và tự quan sát xem chìm hay nổi.

10. Nhặt hạt:

- nhiều loại hạt có hình dạng mầu sắc khác nhau : vuông, tròn, dẹt, đỏ trắng .v…
v..v…

Để trẻ nhặt vào bát bằng ngón cái và ngón trỏ → nếu tư duy trẻ tốt có thể vừa nhặt
vừa phân loại hạt → luyện khả năng vận động tinh, phối hợp giữa tay và mắt.

11. Trò chơi với bóng:

a) đưa bóng cho người thứ 3 : bố lấy bóng đưa cho trẻ nhờ trẻ đưa cho mẹ →
mẹ nhờ trẻ chạy lại chỗ bố lấy thêm bóng → cố gắng làm nhiều lần để giúp trẻ hiểu.

b) tung – bắt bóng → đập – bắt bóng:

c) đuổi theo bóng: dùng 1 sợi dây buộc vào bóng bay → mẹ kéo đằng trước, yêu
cầu trẻ đuổi theo lấy bóng ( có thể chạy theo đường zíc zắc ) trẻ đuổi theo tới nơi sẽ
có thưởng. Có thể đổi vai cho trẻ cầm bóng chạy trước.

d) Lăn bóng trúng đích : có 1 quả bóng ở vạch hoặc 1 vài lon bia cho trẻ đứng ở
xa và cầm 1 quả bóng khác lăn trúng vào bóng ( lon bia ). Với 2 người chơi : mẹ 1
bóng, trẻ 1 bóng  lăn cho 2 quả bóng chạm vào nhau.

e) Có nhiều người chơi : lần lượt người này lăn bóng cho người kia và ngược
lại

f) Đá bóng:

- ( dùng bóng có tiếng âm thanh phát ra ) : yêu cầu trẻ đá vào 1 đích ( cầu gôn ) →
khi đá bóng sẽ phát ra âm thanh → trẻ  sẽ chú ý nhìn theo đường bóng lăn hơn.

12. “ Với lấy nào “:


- Cùng 1 lúc đưa cho trẻ nhiều thứ đồ chơi trẻ thích → yêu cầu trẻ cầm lấy → khi 1
tay đã đầy, trẻ sẽ phải dùng tay kia, đưa liên tiếp thì những đồ chơi trẻ đã cầm sẽ bị
rơi → trẻ hiểu được qui luật nhân – quả → luyện khả năng cầm nắm và xử lý tình
huống cho trẻ.

13. Kéo lại đây nào:

- Đặt đồ chơi hoặc đồ ăn trẻ thích  trên bàn mà trẻ không với tới được → yêu cầu trẻ
lấy→ không được, mẹ buộc 1 sợi dây vào vật đó và hướng dẫn trẻ kéo về phía mình.

14. Quan sát các khuôn mặt:

- Mẹ thay đổi nét mặt theo từng cảm xúc cho trẻ quan sát, mỗi lần thay đổi nét mặt
phải báo trước cho trẻ và nói đó là nét mặt gì. → dần dần yêu cầu trẻ nhận biết từng
nét mặt rồi cùng làm theo.

15. Tìm đồ chơi:

- Đồ chơi phát ra âm thanh ( có thể nhiều đồ, mỗi thứ phát ra 1 loại âm thanh ). Mẹ
lắc cho trẻ nghe sau đó dấu đi → yêu cầu trẻ nghe tiếng âm thanh và tìm ra chỗ dấu
đồ chơi.

16. Ném trúng đích:

- Cho trẻ 1 chiếc rổ ở khoảng cách phù hợp, mẹ ném bóng vào trong rổ cho trẻ xem
rồi giúp trẻ ném bóng vào đúng rổ. Tập cho trẻ nhiều lần cho đến khi trẻ tự biết nhặt
bóng, nhìn vào rổ và ném trúng.

17. Bò xoay tròn:

- Hai mẹ con cùng ở tư thế bò và đối mặt vào nhau → mẹ bò xoay tròn và yêu cầu trẻ
bò xoay tròn theo sao cho lúc nào 1 mẹ con cũng ở tư thế đối mặt vào nhau.Có thể
thay bằng bò xoay quanh bóng hoặc 1 thứ mà trẻ thích.

18. Đưa qua đưa lại:

- Đưa cho trẻ 1 thú đồ chơi vào tay thuận sau đó đưa tiếp 1 đồ chơi nữa vào tay mà
trẻ đang cầm đồ chơi vừa nhận → giúp trẻ chuyển đồ chơi sang tay còn trống để
nhận đồ chơi thứ hai.

19. Tìm vật:
- Cho trẻ chơi 1 thứ đồ mà trẻ thích. Dùng khăn phủ lên 2/3 đồ chơi đó → mẹ hỏi trẻ
“….đâu rồi ? “ Sau đó mẹ giả vờ tìm đồ, lật khăn lên và nói  “ A! đây rồi “→ hướng
dẫn trẻ làm theo và nói “ A ! đây rồi “→giúp trẻ trả lời câu hỏi “ ở đâu ? – đây rồi “.

20. Bố ở đâu ? mẹ ở đâu ? (……ở đâu ? ):

- Cho trẻ ngồi ở giữa, bố ngồi bên phải, mẹ ngồi bên trái, cả bố và mẹ đều cầm tay
trẻ, bố hỏi “ mẹ đâu rồi ? “ và hướng trẻ nhìn sang mẹ. Đến lượt mẹ lại làm giống bố.

21. Móc đồ chơi:

- Để trò chơi  (phần thưởng ) vào trong 1 chiếc hộp nhỏ mà trẻ chỉ cho được 2 ngón
tay vào. Yêu cầu trẻ dùng 2 ngón tay để móc đồ chơi ra.

- Nếu khó quá có thể đổi hộp to hơn để trẻ cho được nhiều ngón tay vào hơn (  trừ
ngón cái ) để móc đồ chơi ra.

Luyện vận động tinh : các động tác ở ngón tay.

22. Vượt qua núi:

- Để chăn gối, đệm chồng lên nhau cho trẻ ở 1 bên, 1 bên có phần thưởng, yêu cầu
trẻ trèo qua mới lấy được phần thưởng. Có thể cho trẻ trèo qua người bố hoặc
mẹ  → phát triển mối quan hệ tình cảm gia đình.

23. Leo dốc:

- Đặt 1 tấm ván nhẵn dốc lên tấm đệm trên đỉnh đệm có phần thưởng → yêu cầu trẻ
bò leo dốc mới có phần thưởng.

24. Chọn dây:

- Cho  trẻ  2 sợi dây không giống nhau , 1 sợi buộc phần thưởng còn sợi kia thì
không→ cho trẻ tự kéo dây để tìm ra sợi dây có phần thưởng, làm nhiều lần trẻ sẽ tự
nghiệm ra sợi dây nào có phần thưởng → trẻ làm tốt thì đổi sang 2 sợi dây khác →
Giúp trẻ luyện trí nhớ.

25.Nhận ra đúng vật bằng âm thanh:

- Bày nhiều thứ đồ : bắt sắt, thủy tinh, sứ, đồ nhựa, đồ gỗ ( đồ đựng nước và không
có nước ) dùng que gõ  vào 1 vật sau đó giúp trẻ gõ theo → trẻ sẽ nhớ được âm
thanh của mỗi vật được gõ → mẹ gõ và yêu cầu trẻ tìm ra được đúng đồ vật vừa gõ.

Mỗi lần tập chỉ nên có 2 – 3 thứ đồ chơi → luyện khả năng nhớ và thính giác.
25. Tìm vật được dấu:

- Cho đồ chơi trẻ thích vào hộp hạt ( cát ) và dấu sâu trong đó. Yêu cầu trẻ phải dùng
tay thục sâu vào tìm → luyện về xúc giác, vận động tay, có thể cho 2 – 3 đồ vào và
yêu cầu trẻ tìm ra 1 thứ.

26. Mở hộp lấy đồ:

- Lấy 1 hộp nhựa trong có nắp đậy, để phần thưởng vào, nếu trẻ mở được hộp trẻ sẽ
lấy được phần thưởng → làm nhiều lần để trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả.

27. Vo giấy:

- Lấy giấy mềm vo viên lại cho trẻ quan sát → yêu cầu trẻ vo lại giống mẹ → thi xem
ai vo được nhiều giấy hơn. Những viên giấp vo được mẹ có thể cho trẻ nhặt hoặc
ném vào 1 cái bát ở khoảng cách thích hợp.

28. Mở ngăn kéo lấy đồ:

- Cho trẻ xem đồ chơi sau đố cất vào trong ngăn kéo, yêu cầu trẻ tự mở ngăn kéo để
lấy đồ chơi → luyện trí nhớ , vận động của cánh tay

Có thể làm ngược lại : ngăn kéo mở sẵn mẹ nhờ trẻ cất đồ vào vào giúp mẹ rồi đóng
ngăn kéo lại.

29. Ai nhanh hơn:

- Có 1 phần thưởng : mẹ và trẻ thi nhau chộp lấy , nếu ai chộp được thì sẽ được ăn

30. Cái gì biến mất:

- Cho trẻ 2 – 3 đồ chơi mà trẻ thích → che mắt trẻ lại và giấu 1 thứ đồ chơi đi → hỏi
trẻ xem cái gì biến mất → trẻ trả lời được → thưởng.

31. Đứng trên 1 chân:

- Cho trẻ vin vào lan can, treo 1 quả bóng vào lan can  cao ngang đầu gối trẻ, yêu
cầu trẻ đứng 1 chân, 1 chân còn lại đá quả bóng → nếu đá được nhiều lần (đứng 1
chân được lâu ) sẽ được thưởng.

32. Đậy nắp:
- Cho trẻ 3 chiếc cốc khác loại nhau ( hộp khác loại nhau ) đặt nắp của chúng ở 1
bên, yêu cầu trẻ chọn đúng nắp để đậy vào→ trẻ chọn và đậy đúng nắp sẽ được
thưởng. làm nhiều lần để trẻ phát triển khả năng tư duy và phân biệt to, nhỏ.

- chọn và vặn đúng ốc – vít.làm tương tự như trên

33. bắt đồ vật:

- Dùng dây buộc các đồ chơi lại. sau đó mẹ sẽ cầm 1 đầy sợi dây, đu qua đu lại .
Yêu cầu trẻ nhìn theo và bắt đồ. Trẻ bắt được đồ sẽ được thưởng

- Có thể cho nhiều sợi dây cùng chuyển động 1 lúc rồi mẹ yêu cầu trẻ bắt lấy sợi dây
có đồ vật nào đó, có khi trẻ phải kiễng chân mới lấy được đồ vật → luyện khả năng
quan sát và giữ thăng bằng

34. Đi xe cút kít:

- Để trẻ chống 2 tay xuống đất. mẹ giữ 2 chân trẻ đằng sau và cho trẻ đi bằng 2 tay.

You might also like