You are on page 1of 9

Họ và tên: Trần Thị Hương Lan

Lớp: K22A

Kiểm tra môn: PP cho trẻ mầm non làm quen toán

ĐỀ BÀI:

Câu 1: Hãy lập kế hoạch 1 hoạt động học có chủ định nhằm dạy trẻ định hướng
không gian khi trẻ lấy người khác làm chuẩn.( Tự chọn ND và chủ điểm giáo dục)
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: Xác định phía phải phía trái của đối tượng khác
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn( 5-6 tuổi)
Số lượng trẻ: 25-30 trẻ
Thời gian: 30-35 phút
Ngày thực hiện: 10/10/2023
Người thực hiện: Trần Thị Hương Lan

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

 Trẻ biết xác định phía phải - phía trái của người khác dựa vào việc xác định
phía phải phía trái của bản thân.
 Trẻ biết chơi các trò chơi xác định phía phải phía trái của người khác.

2. Kĩ năng:

 Trẻ xác định được vị trí của các đối tượng về phía phải hoặc phía trái của một
người nào đó được chọn làm chuẩn.
 Trẻ nêu và giải thích được kết quả dựa vào sự định hướng trên bản thân trẻ.
 Củng cố kĩ năng chơi các trò chơi xác định phương hướng cho trẻ.

3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
- Có ý thức nghiêm túc trong giờ học, biết vâng lời cô giáo
-Trẻ đoàn kết, giúp đở và biết chơi cùng bạn khi chơi
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài “if you happy”
- Trang phục cho bác đưa thư, 1 bó hoa và 1 hộp quà.

2. Đồ dùng của trẻ:


- TC đi picnic: mỗi trẻ 1 cái mũ và 1 ống nhòm.
- TC: Gấu con đi chụp ảnh: mỗi trẻ 1 bông hoa và một cái ô.
III. Tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ


1. Ổn định tổ chức:
- Cô giới thiệu khách mời: Các con ơi! Lớp chúng ta hôm - Trẻ khoanh tay
nay rất vinh dự được các cô trong nhà trường tới thăm xem chào khách.
các con học có ngoan có giỏi không đấy. Các con cùng
khoanh tay lễ phép chào các cô nào!”
- Cô và trẻ cùng nhau vận động theo nhạc bài hát” If you - Trẻ vận động
happy”.
Sau đó cô trò chuyện dẫn dắt vào bài.
2.Phương pháp và hình thức tổ chức:
a. Phần 1: Ôn xác định phía phải - phía trái của bản thân
trẻ:
* TC1: Làm theo hiệu lệnh của cô:
- Cách chơi: Cô nóí lần lượt các yêu cầu sau: vẫy tay phải, - Trẻ làm theo hiệu
tay trái, vỗ tay về phía phải- phía trái, dậm chân phải, chân lệnh của cô.
trái, nhảy về phía phải, phía trái thì trẻ sẽ làm theo yêu cầu
của cô.
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần.
*TC2: Đi picnic.
- Cách chơi: Đi picnic trời rất nóng nên cô đã chuẩn bị cho
các con mỗi bạn một cái quạt và một cái ống nhòm để các
con ngắm cảnh đấy
- Mời trẻ lên lấy đồ dùng và về chỗ ngồi của mình. - Trẻ lên lấy đồ dùng.
- Cô hỏi trẻ:
+ Tay phải của các con đâu? - Trẻ giơ tay phải
+ Mũ đang ở cùng phía với tay phải của các con như vậy - Mũ đang ở phía
mũ đang ở phía nào? phải
+ Phía phải các con có cái gì? - Phía phải con có
+ Các con cùng giơ mũ về phía phải nào. mũ
- Trẻ đặt mũ
+ Các con hãy đặt mũ về phía trái của mình nào? - Mũ ở phía phải ạ
+ Mũ đang ở phía nào của các con? - Phía trái con có mũ
+ Phía trái các con có cái gì? ạ
- Trẻ lấy ống nhòm
+ Cho trẻ đội mũ lên đầu rồi đứng và cầm ống nhòm lên. và nhìn về bên phải
Các lấy ống nhòm quay về phía phải quan sát xem có gì
nào?( Cô hỏi cả lớp sau đó hỏi các nhân trẻ) - Trẻ quay ống nhòm
+ Các con hãy quay ống nhòm sang phía trái quan sát xem sang phía trái và
có gì nào? ( Cô hỏi cả lớp sau đó hỏi các nhân trẻ) quan sát
- Cho trẻ lên cất đồ dùng và về chỗ ngồi.
b. Dạy trẻ xác định phía phải- phía trái của người khác.
* Lần 1: Cô cho trẻ đứng thành từng cặp và cùng chiều với
nhau sau đó hỏi trẻ:  Trẻ giơ tay phải
- Tay phải của các con đâu? lên
- Tay phải của các con có cùng phía với tay phải của các - Có ạ.
bạn không?
- Tay trái của con đâu?
- Tay trái của các con có cùng phía với tay trái của các bạn
không? - Trẻ lắng nghe
( Cô hỏi cả lớp sau đó hỏi các nhân trẻ)

 Cô chốt: Khi đứng cùng chiều tay phải -tay trái của cháu - Trẻ giơ tay phải lên
cùng phía với tay phải- tay trái của bạn. Vì vậy phía phải- - Khác phía nhau
phía trái của cháu cũng là phía phải- phía trái của bạn. nhau
* Lần 2: Cô cho trẻ đứng ngược chiều với nhau và hỏi trẻ: - Tay phải con cùng
- Tay phải của các con đâu? phía với tay trái của
- Các con thấy tay phải của bạn và của mình như thế nào bạn.
với nhau? - Phía phải con là
- Tay phải của con cùng phía với tay nào của bạn? phía trái của bạn.
- Như vậy phía phải của bạn là phía nào của con?
( cô hỏi cá nhân trẻ và cả lớp) - Trẻ lắng nghe
- Các con giơ tay trái của mình lên nào?
- Tay trái của các con có cùng phía với nhau không? - Trẻ nhắc lại
- Như vậy phía trái của con là phía nào của bạn?
=>Cô chốt: Khi đứng ngược chiều, tay phải cháu cùng
phía với tay trái của bạn. Vì vậy phía phải của cháu là phía
trái của bạn còn phía trái của cháu là phía phải của bạn.
=>Kết luận chung:
+ Khi đứng cùng chiều: Phía phải- phía trái của mình là
phía phải- phía trái của người khác.
+Khi đứng ngược chiều: Phía phải của mình là phía trái
của bạn còn phía trái của mình là phía phải của bạn.
( cho nhiều trẻ nhắc lại kết luận) - Trẻ lấy đồ dùng và
- Cô cho trẻ lấy rổ đồ dùng và về chỗ ngồi, để đồ dùng ra về chỗ ngồi.
sau lưng.
c. Luyện tập - Trẻ chào bác đưa
* Cô tạo tình huống1: ‘Bác đưa thư đến thăm lớp” thư
- Cô tạo tình huống bác đưa thư đến thăm lớp và có mang
rất nhiều quà. Để nhận được quà các con phải trả lời đúng - Trẻ trả lời
những câu hỏi mà bác đưa ra.
+ Đố các cháu biết tay nào bác cầm hoa? tay nào bác cầm
quà?
+ Đúng không bác đưa thư?
- Bác đưa thư mời 2 bạn đại diện lên nhận quà gồm 1 bạn  Trẻ trả lời
nam và 1 bạn nữ. Bạn nam đứng phía phải, bạn nữ đứng
phía trái bác đưa thư
+ Ai ở phía phải bác đưa thư?
+ Ai ở phía trái bác đưa thư?

 Bạn nam ở bên phải bác đưa thư, bạn nữ ở bên trái bác
đưa thư.( cho cả lớp nhắc lại) - Trẻ trả lời
+ Bác đưa thư đố: Bây giờ bác đưa thư muốn bạn nam ở - Trẻ trả lời
phía trái của bác, còn bạn nữ đứng phía trái của bác thì các
con có cách nào giúp bác không?
=> C1: Xoay người bác đưa thư lại.
+ Lúc này bạn nam ở phía nào của bác đưa thư?
+ Bạn nữ ở phía nào của bác đưa thư?
+ Tay phải của các con đâu? Tay trái của các con đâu?
+ Như vậy các bạn đã xác định đúng chưa bác đưa thư?
=> C2: Chuyển đổi vị trí bạn nam qua phía trái còn bạn nữ
qua phía phải bác đưa thư.
- Chào tạm biệt bác đưa thư.
* TC2: Gấu con đi chụp ảnh:
- Cô mời trẻ lấy đồ dùng ra trước mặt cô vừa nói:” Vào
một ngày đẹp trời, muôn hoa đua nở, gấu con cũng muốn
đi dạo chơi. Gấu con có mang theo một bông hoa và một
cái ô để chụp ảnh. - Trẻ đặt ô sang phía
- Để có bức ảnh đẹp thì gấu con muốn cái ô ở phía phải còn phải còn hoa đặt sang
bông hoa ở phía trái của gấu, các con cùng giúp bạn gấu đi phía trái
nào?
- Cô đi kiểm tra kết quả và hỏi trẻ? - Trẻ trả lời
+ Cái ô, bông hoa ở phía nào của gấu con?
- Sau khi chụp hình xong, gấu con muốn bông hoa ở phía
trái còn cái ô ở phía phải của gấu các bạn hãy giúp bạn gấu - Trẻ trả lời
đi để bạn gấu có nhiều hình ảnh đẹp nào?
+ Con giúp bạn gấu bằng cách nào?
+ Lúc này bông hoa, cái ô ở phía nào của gấu con? - Trẻ trả lời
+ Bạn nào có cách khác không? -Trẻ chơi trò chơi
*TC3: Ai nhanh ai đúng:
- Cách chơi: Trẻ vẫn để nguyên vị trí của bạn gấu con và
các đồ dùng. Cô nói phía nào trẻ sẽ nói tên đồ vật ở phía
đó, ngược lại cô nói tên đồ vật trẻ sẽ nói phía.
- Tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần.
3. Kết thúc -Trẻ lắng nghe
- Cô nhận xét chung, khen ngợi động viên trẻ
- Chuyển hoạt động.

Câu 2: Hãy lập kế hoạch 1 hoạt động học có chủ định nhằm dạy trẻ so sánh kích
thước của 3- 5 đối tượng .( Tự chọn ND và chủ điểm giáo dục)

GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN


Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: So sánh chiều cao của 3 đối tượng
Độ tuổi: 4-5 tuổi.
Số lượng: 20- 25 trẻ
Thời gian: 25-30 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người dạy + thực hiện: Trần Thị Hương Lan
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Củng cố kỹ năng so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
- Trẻ biết so sánh sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng và diễn đạt được mối quan hệ :
Cao nhất ,thấp hơn, thấp nhất.
- Trẻ biết liên hệ thực tế ở xung quanh lớp về các đồ dùng đồ chơi và so sánh chiều
cao 3 đối tượng.
2. Kỹ năng :
- Luyện kỹ năng quan sát, so sánh sắp xếp thứ tự chiều cao 3 đối tượng.
- Luyện khả năng chơi phối hợp theo nhóm và diễn đạt đúng từ : Cao nhất, thấp
hơn, thấp nhất .
3. Thái độ :
- Trẻ biết yêu quý thiên nhiên.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây, hoa.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Mô hình nhà bạn An có: 2 cây có quả (cây táo, cây xoài).
- 3 cây có kích thước khác nhau, hoa màu khác màu để trẻ chơi.
- Máy tính, máy chiếu màn chiếu.
- Bàn để đồ dùng của cô và trẻ.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có 1 rổ đồ dùng (3 cây: cây táo, cây xoài, cây cam).
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Chào mừng các bé đến với buổi học ngày hôm nay. - Trẻ lắng nghe.
Bây giờ cô có 1 câu chuyện muốn kể cho chúng mình
đấy.
“Có một bạn nhỏ rất là thích trồng và chăm sóc cây.
Hàng ngày, bạn tưới nước, nhổ cỏ chăm sóc cây, chẳng - Trẻ đến mô hình nhà
bao lâu sau, vườn cây nhà bạn đã tươi tốt, ra hoa kết quả bạn A.
và đã đến mùa thu hoạch, bạn muốn nhờ chúng mình
đến giúp bạn đấy. Chúng mình có đồng ý giúp bạn
không? Vậy cô con mình sẽ cùng đến vườn cây của bạn
nhé!
2. Hoạt động 2: Nội dung
2.1. Ôn so sánh chiều cao 2 đối tượng - Trẻ trả lời.
- Đã đến vườn cây nhà bạn rồi các con thấy vườn nhà
bạn có nhiều cây không?
- Trẻ trả lời.
- Đây là cây gì?
- Trẻ trả lời.
- Cây táo và cây xoài có nhiều quả chín rồi, bạn nào
- Trẻ lên hái quả.
xung phong lên hái quả nào?
- Trẻ trả lời.
- Cô mời một trẻ lên hái quả?
- Trẻ trả lời.
- Bạn đã hái được quả gì đây? (quả táo)
- Tại sao bạn lại không hái được quả xoài? ( 2-3 trẻ nhận
xét).
- Cô khẳng định: Vì cây Táo thấp hơn cây Xoài nên bạn - Trẻ chú ý lắng nghe.
đã hái được, còn cây Xoài cao hơn cây Táo nên bạn
không hái được đấy.
- Trẻ trả lời.
- Bạn nào xung phong lên hái quả tiếp nào?
- Bạn B hái được quả gì đây? - Trẻ xếp các cây.
- Vì sao bạn A chỉ hái được quả Táo mà bạn B lại hái - Trẻ trả lời.
được cả 2 quả Táo và Xoài? So sánh 2 bạn.
- Cô khẳng định: Bạn A thấp hơn bạn B nên chỉ hái được
quả táo, bạn B cao hơn bạn A nên bạn hái được cả quả
táo và quả xoài.
=> Chúng mình vừa thăm vườn và hái quả nhà bạn nhỏ
rồi. Chúng mình có muốn học tập bạn để trồng những
vườn cây thật đẹp không. Để trồng được vườn cây,
chúng mình nhẹ nhàng lên lấy đồ dùng và về chỗ nào.
2 .2. Dạy trẻ so sánh chiều cao của 3 đối tượng.
+ Bạn A tặng rổ đồ chơi các con xem trong rổ có gì?
- Bây giờ cô con mình cùng trồng cây nhé.
Trước tiên chúng mình trồng cây xoài nào, tiếp theo lấy
cây táo để trồng nhé. Trong rổ chúng mình cây gì?
Chúng mình lấy cây cam trồng bên cạnh cây táo nào.
- Các con vừa trồng được mấy cây? Cho trẻ đếm.
- Các con thấy 3 cây này như thế nào với nhau
+ Ai có nhận xét gì về chiều cao của cây táo, cây xoài,
- Cây táo cao hơn cây
cây cam nào?
xoài và cây cam ạ
+ Cây táo như thế nào so với cây xoài và cây cam? (Cây
táo cao hơn cây xoài và cây cam)
- Trẻ trả lời.
- Vì sao con biết?
=> Cô chính xác lại kết quả: Cây táo cao hơn cây xoài và
cây cam vì khi để 3 cây cạnh nhau trên cùng một mặt - Trẻ lắng nghe.
phẳng, cây táo có phần thừa ra so với cây xoài và cây
cây cam.
- Trẻ trả lời.
- Như vậy cây táo như thế nào các con?
- Trẻ lắng nghe.
=> Vậy cây táo cao hơn so với cây xoài và cây cam nên
cây táo được gọi là cao nhất.
- Cây xoài so với cây táo và cây cam thì như thế nào?
- Trẻ trả lời.
=> Vậy cây xoài cao hơn cây cam và thấp hơn cây táo
nên được gọi là cây thấp hơn.
+ Còn cây cam so với cây táo và cây xoài thì như thế - Trẻ trả lời.
nào?
=> Cô chốt lại: Cây cam thấp nhất so với cây táo và cây - Trẻ trả lời.
xoài nên gọi là cây thấp nhất
=> Củng cố lại bằng cách nói nhanh
- Cô chỉ cây táo - Trẻ trả lời.
- Cây xoài
- Cây cam
=> Cô chỉ ngược lại
=> Các bạn học rất giỏi bạn nào cũng nhận biết được
chiều cao của 3 cây, giờ các bạn hãy tìm giúp bạn An
một số đồ dùng ở xung quanh lớp có chiều cao khác
nhau.
3. Hoạt động 3: Trò chơi, củng cố: - Cao nhất.

* TC 1:“Ai giỏi hơn” . - Thấp hơn.

- Cô nói cây táo/xoài/cam, trẻ nói cao nhất/ thấp hơn/ - Thấp nhất.
thấp nhất và giơ lên.
Ví dụ: Cô nói: “Cây táo” -Trẻ nói: “Cao nhất”
- Cô nói: “Cao nhất”, “Thấp nhất” - Trẻ nói tên cây và
giơ lên.
-Trẻ chơi trò chơi
* TC 2: “Đội nào nhanh nhất” .
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành ba đội. Mỗi đội 8-10 bạn
lên chơi. Trên mỗi bảng có 3 cây: cây cao nhất – cây
thấp hơn – cây thấp nhất. Mỗi thành viên trong đội sẽ lần
lượt chạy lên tìm gắn một quả dưới một cây mà cô yêu
cầu 9 quả màu đỏ gắn lên cây cao nhất, quả màu vàng
gắn lên cây thấp hơn, quả màu xanh gắn lên cây thấp
nhất). Sau đó trẻ chạy về vỗ nhẹ vào tay bạn tiếp theo và
về đứng cuối hàng, bạn tiếp theo sẽ chạy lên chơi.
- Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được chọn 1 quả. Đội nào tìm
và gắn đúng quả theo yêu cầu được nhiều nhất, sẽ giành
chiến thắng. -Trẻ lắng nghe và hát
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô nhận xét – tuyên dương.
- Cho trẻ hát bài“Màu hoa” và kết thúc hoạt động.

You might also like