You are on page 1of 4

1

THIẾT BỊ ĐA NĂNG DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ

1. Câu hỏi nghiên cứu/ Vấn đề nghiên cứu


Việt Nam cũng như trên thế giới có rất nhiều người bị khiếm thị và số lượng người bị khiếm thị ngày càng gia tăng.
Mặt khác phần lớn những người khiếm thị thường có những mặc cảm tự ti vì gánh nặng cho người thân, gia đình, tự ái xa lánh
với đời, với người xung quanh. Do vậy chúng ta cần hành động để hỗ trợ cho người khiếm thị, trên tất cả các phương diện từ đời sống cho
đến tinh thần, để hướng đến việc xây dựng một dân tộc khoẻ mạnh và phát triển bền vững.

Vậy câu hỏi được đặt ra là: Người khiếm thị cần sự giúp đỡ gì ở chúng ta?

Sau nhiều cuộc khảo sát hỏi từng người khiếm thị và chúng em đã tìm ra được câu trả lời, đó là họ đang gặp nhiều khó khăn
trong việc đi lại và các công việc sinh hoạt. Sau nhiều ngày trăn trở suy nghĩ, chúng em đã nảy ra ý tưởng đó là người khiếm thị đã không
nhìn thấy gì do khiếm khuyết 1 phần cơ thể đó là đôi mắt vì vậy tại sao mình không thử chế tạo 1 thiết bị nào đó có thể phần nào thay thế
đôi mắt cho họ, giúp họ cảm nhận được những vật thể xung quanh và thêm 1 số chức năng hữu ích để họ dễ dàng hơn trong việc đi lại cũng
như 1 số công việc sinh hoạt hàng ngày.

Sau khi đã xác định mục tiêu, chúng em đã gặp trực tiếp giáo viên hướng dẫn và là người bảo trợ đề tài cùng đề ra phương án,
phác thảo thiết kế bản vẽ kỹ thuật, tìm hiểu vật liệu, thiết bị kỹ thuật sẵn có và giá cả của nó trên thị trường, tiến hành lắp đặt và vận hành
thử sao cho đạt tới sản phẩm hoàn thiện nhất.

2. Cụ thể, về phần phương án thí nghiệm, thiết kế:


2

Em nhận thấy để phát hiện được vật cản toàn diện thì sản phẩm phải quét được ở cả nữa trên và nửa dưới cơ thể. Vì vậy em
quyết định thiết kế sản phẩm gồm 2 bộ phận cảm biến để quét được đồng thời vật cản có độ cao tương ứng với 2 phần cơ thể này

* Cấu tạo của thiết bị:

+ Bộ phận cảm biến phía trên cần phải gọn nhẹ và được thiết kế dưới dạng một chiếc kính; bộ phận cảm biến phía dưới cơ thể
được thiết kế dưới dạng 1 chiếc gậy có thể thay đổi được kích thước

+ Bộ xử lí trung tâm: Để điều khiển mọi hoạt động của thiết bị

+ Ngoài ra: Thiết bị còn có khác thành phần để thực hiện nhiều chức năng khác như: Đo khoảng cách đến vật cản và thông báo
bằng giọng nói; phát hiện nước để tránh bị trơn trượt, báo giờ bằng giọng nói, nghe gọi điện thoại, SOS.

Yêu cầu cần phải có thẩm mĩ và trọng lượng phù hợp nên em chọn chiếc kính thật nhẹ nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu về
thiết kế để dễ dàng lắp các thiết bị điện tử lên đó.

3. Tiếp theo là phần quá trình chúng em thực hiện:


3.1. Quá trình chế tạo sản phẩm:
+ B1: Chọn linh kiện phù hợp ( Các linh kiện chúng em đã trình bày trong báo các)
+ B2: Tạo hình, lắp ráp sản phẩm, kết nối mạch điện.
+ B3: Lập trình cho thiết bị hoạt động.

3.2. Phân tích từng tính năng của bộ thiết bị

- Tính năng phát hiện vật cản

Trên kính có gắn một cảm hồng ngoại (phát hiện vật cản ở tầm cao). Cảm biến hồng ngoại gồm 2 thành phần chính là đầu phát
sóng hồng ngoại và đầu thu sáng. Khi cấp nguồn cho cảm biến thì cảm biến sẽ phát ra 1 sóng hồng ngoại và khi gặp vật cản, sóng này sẽ
bật ngược trở lại làm còi trên thiết bị hoạt động.

Phát  hiện vật cản ở tầm trung và tầm thấp (trên gây), càng đến gần vật cản gậy càng rung mạnh
3

- Đo khoảng cách đến vật cản

Cảm biến siêu âm có chức năng đo khoảng cách đến vật cản với khoảng cách đo tối đa là 3m. Do người khiếm thị không nhìn
thấy vật nên việc đo khoảng cách cũng chỉ cần tương đối, đủ để họ ước lượng được vật cản cách mình là mấy mét. Hỗ trợ cho chức năng
này là module đọc thẻ nhớ. Trên thẻ nhớ có lưu các âm thanh thông báo khoảng cách như: “ một mét”, “một mét hai mươi”, “hai mét”… để
thông báo khoảng cách qua loa khi mà người khiếm thị cách vật cản 1m, 1,5m, 2m,…

- Nghe gọi điện thoại

Mặc dù người khiếm thị đã có điện thoại hỗ trợ việc nghe gọi nhưng khi gặp trường hợp khẩn cấp hoặc quên không mang điện
thoại thì người khiếm thị hoàn toàn có thể bấm nút và thiết bị sẽ tự động gọi về số điện thoại đã lập trình sẵn. Trên thiết bị cũng có mic và
loa nên người khiếm thị cũng hoàn toàn có thể thực hiện cuộc gọi đi, nhận cuộc gọi đến và nói chuyện bình thường như 1 chiếc điện thoại.

- Tính năng gửi tín hiệu cầu cứu SOS

Người khiếm thị chỉ việc bấm nút trên thiết bị thì module sim dưới sự điều khiển của bộ xử lý trung tâm sẽ gửi tin nhắn cầu cứu
đến số điện thoại người thân để nhờ sự trợ giúp.

- Báo giờ bằng giọng nói

Người khiếm thị không thể dùng mắt để xem giờ nhưng có thể dùng tai để nghe. Bằng việc sử dụng mạch thời gian thực thì thiết
bị có thể lưu được đúng thời gian thực tế ngay cả khi tắt nguồn điện. Người khiếm thị chỉ cần bấm nút, sau đó thiết bị sẽ trích xuất ra thời
gian hiện tại rồi loa sẽ phát ra âm thanh thông báo.

- Phát hiện nước, tránh trơn trượt

Người khiếm thị không những cần nhận biết vật cản xung quanh trong việc di chuyển mà còn phải đề phòng những vũng nước.
Sở dĩ là như vậy vì nước có thể làm họ bị trượt chân dẫn đến ngã. Do vậy, vũng nước cũng nguy hiểm không kém vật cản.

Với việc sử dụng cảm biến nước được tích hợp trên gậy thì người khiếm thị dễ dàng nhận biết được phía trước mình có nước
hay không để tránh.

4. Kết quả đạt được:


4

Sau khi hoàn thành sản phẩm, em đã liên hệ với những người bị khiếm thị tại địa phương và nhờ họ vận hành thử. Qua quá
trình sử dụng cơ bản đều nhận được sự hào hứng, phấn khởi của họ, bước đầu do chưa quen nên còn bỡ ngỡ, sau một thời gian thì hầu như
mọi người đã vận dụng linh hoạt hơn.

5. Kết luận

Để kiểm nghiệm thật đầy đủ tính tiện dụng và chính xác các thông số kỹ thuật thì cần được kiểm chứng nhiều hơn có chuyên gia
về kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin và phải có thêm thời gian dài để hoàn thành, bổ sung thêm các tính năng cho sản phẩm.  Thiết bị
hỗ trợ người khiếm thị với các chức năng giải một số nhu cầu thiết yếu cho người khiếm thị sẽ góp phần giúp người khiếm thị phần nào
thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc di chuyển.

You might also like