You are on page 1of 25

Contents

I. CÂU ĐIỀU ƯỚC (WISH).............................................................................................................2


1. Cấu trúc Wish ở hiện tại( mong ước không có thật ở hiện tại)............................................2
2. Cấu trúc Wish ở quá khứ (sự kiện đó đã xảy ra ở quá khứ )- (Kiến thức này đọc thêm thôi
nha)....................................................................................................................................................2
3. Cấu trúc câu Wish ở tương lai.....................................................................................................3
II. Cách dùng thể bị động của quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn.............................................4
III. Cấu trúc câu bị động (Passive voice)...................................................................................5
1. Chuyển sang câu bị động (Passive Voice) trong các thì hiện tại.........................................5
2. Chuyển sang câu bị động (Passive Voice) trong các thì quá khứ....................................6
3. Chuyển sang câu bị động (Passive Voice) trong các thì tương lai......................................6
4. Câu bị động (Passive Voice) với động từ khiếm khuyết.......................................................7
IV. DANH ĐỘNG TỪ | GERUND (-ING FORM).......................................................................8
1. Khái niệm..........................................................................................................................................8
2. Cách sử dụng danh động từ ( Gerund )......................................................................................8
2. Cách sử dụng INFINITIVES - Động từ nguyên mẫu................................................................9
a) Động từ nguyên mẫu có to: (Sau các động từ dưới đây + to V)............................................9
b) Động từ nguyên mẫu không to:..................................................................................................9
C, Làm thay đổi nghĩa của động từ chính:....................................................................................10
(Tức là khi xuất hiện những động từ sau thì phải dịch nghĩa xem nó sẽ đi với “Ving” hay “toV”10
V. Câu Trực Tiếp Và Câu Gián Tiếp Trong Tiếng Anh...............................................................11
Quy Tắc Chuyển Câu Trực Tiếp Thành Câu Gián Tiếp.............................................................12
Cách Chuyển Đổi Các Loại Câu Từ Trực Tiếp Sang Gián Tiếp....................................................16
VI. Định nghĩa mệnh đề quan hệ.................................................................................................21

.........................................................................................................................................................21
II. Các loại mệnh đề quan hệ.......................................................................................................22
a. Mệnh đề xác định (Defining relative clauses)..................................................................22
b. Mệnh đề không xác định (Non – defining clauses).........................................................22
III. Đại từ quan hệ (Relative Pronouns)......................................................................................22
Các đại từ quan hệ trong tiếng Anh............................................................................................23
1
VII. Câu điều kiện:........................................................................................................................25

I. CÂU ĐIỀU ƯỚC (WISH)


(If only = wish)
1. Cấu trúc Wish ở hiện tại( mong ước không có thật ở hiện tại)
- Cấu trúc wish có thể được sử dụng để thể hiện mong ước một điều gì đó không có
thật ở hiện tại hoặc giả định một điều trái ngược so với thực tế. Cách dùng này
giống với cấu trúc câu điều kiện loại II.

- Ngoài ra, để nói về điều ước của bản thân, chúng ta có thể thay I wish bằng If
only.

Công thức: 
Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + V-ed(QKD)

Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + not + V-ed(QKD)

Cấu trúc If only: If only + (that) + S + (not) + V-ed(QKD)

Ví dụ:
Tom wishes that he had a big house (he does not have a big house, and he wants
to).
Tom ước anh ấy có một ngôi nhà to.
I wish that we didn’t need to work today (we do need to work today).
Tôi ước rằng tôi không phải làm việc hôm nay.
If only that you lived close by (you don’t live close by).
Giá như tôi sống ở gần đây.
Lưu ý: 
1. Ta dùng were thay cho was trong câu ước.. 
I wish I were a boy. Tôi ước tôi là một thằng con trai.
She wishes she were a rich person. Cô ấy ước cô ấy là người giàu có.

2. Chúng ta có thể sử dụng  could  trong câu wish để thể hiện khả năng làm một
việc gì đó hoặc khả năng xảy ra điều gì đó.
I wish that I could speak Spanish (but, unfortunately, I can’t speak Spanish).
Tôi ước tôi có thể nói tiếng Tây Ban Nha.
I wish that we could go to the party tonight (unfortunately, we’re busy so we can’t
go).
Tôi ước chúng ta có thể tham dự buổi tiệc tối nay.

2. Cấu trúc Wish ở quá khứ (sự kiện đó đã xảy ra ở


quá khứ )- (Kiến thức này đọc thêm thôi nha)
2
Cách dùng: 
Cấu trúc wish có thể được sử dụng để thể hiện mong ước, thường là nuối tiếc về
một việc không có thật ở quá khứ hoặc giả định điều gì đó trái ngược với quá khứ.
Cách dùng này giống với cấu trúc câu điều kiện loại III.

Công thức: 
Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + had + V3
Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + had not + V3

Ví dụ: 
I wish that I had studied harder at school. (I didn’t study hard at school, and now
I’m sorry about it).
Tôi ước rằng tôi đã học hành chăm chỉ hơn ở trường học.
I wish that I hadn’t eaten so much yesterday! (But I did eat a lot yesterday. Now I
think it wasn’t a good idea).
Tôi ước rằng tôi đã không ăn quá nhiều vào ngày hôm qua!
If only that the train had been on time. (But unfortunately the train was late, and
so I missed my interview).
Tôi ước đoàn tàu đã đến đúng giờ.

3. Cấu trúc câu Wish ở tương lai


Cách dùng:
Cấu trúc wish có thể được sử dụng để thể hiện mong ước một việc nào đó xảy ra
hoặc một điều gì đó tốt đẹp trong tương lai.

Công thức:

Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + V 


Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + not + V
Cấu trúc If only: If only + S + would/could + (not) + V

Ví dụ:
I wish that John wouldn’t busy tomorrow (he is busy tomorrow).
Tôi ước John không bận vào ngày mai.
If only he could take the trip with me next month.
Tôi ước anh ấy có thể tham gia chuyến đi với tôi vào tháng sau.
She wishes we could attend her wedding next week.
Cô ấy ước chúng tôi có thể tham dự lễ cưới của cô ấy tuần sau.
I wish that you wouldn’t smoke so much! (You do smoke a lot and I don’t like it.
I want you to change this.)
Tôi ước anh đừng có hút thuốc nhiều như vậy!

3
II. Cách dùng thể bị động của quá khứ đơn và
quá khứ tiếp diễn
Bạn chọn đáp án nào: "was washed", "was wash", "wash" hay "were washed" cho
câu "The dishes ________ by the host last evening".

- Câu bị động ở thì quá khứ đơn có công thức Was/were Vp2. Trong khi câu bị động
ở thì quá khứ tiếp diễn được viết lại dưới dạng Was/were beingVp2.

- V: Động từ nguyên dạng;

- V-ing: Động từ thêm đuôi -ing;

- Vp1: Động từ chia quá khứ;

- Vp2: Động từ phân từ 2

- S: Chủ ngữ, O: Tân ngữ. Nếu S là các ngôi nhân xưng: I, you, we, they, she, he, it
và danh từ chung: person, people, everyone... thì không cần by + O (lấy từ S câu
chủ động).

Câu khẳng định: Ví dụ: She (S) wrote (Vp1) a


S + Vp1+ O letter (O) yesterday.
=> O + was/ were => A letter was written
+ Vp2.... (by S) yesterday.

Câu phủ định: S Ví dụ: The girls (S) didn’t


+ didn’t V+ O buy (didn't V) new books (O)
Quá
=> O + wasn’t / last week.
khứ
weren’t Vp2... => New books weren’t bought
đơn
(by S) by the girls last week.

Ví dụ: Did Na
Câu hỏi: Did + S
(S) draw (V) pictures (O)
+ V + O...?
yesterday morning?
=> Was/ Were +
=> Were pictures drawn by Na
O + Vp2...?
yesterday morning?

4
Câu khẳng định: Ví dụ: I (S) was reading (was
S + was/were + V-ing) books (O) at 7 o’clock
V-ing+ O. yesterday morning.
=> O + was/were => Books were being read at 7
+ being Vp2. o’clock yesterday morning.

Câu phủ định: S Ví dụ: They (S) weren’t


Quá + wasn’t/weren’t breaking (weren't V-
khứ + V-ing + O. ing) television (O) at 9 o’clock
tiếp => O + last night.
diễn wasn’t/weren’t + => Television wasn’t being
being Vp2. broken at 9 o’clock last night.

Câu hỏi: Ví dụ: Were they (S)


Was/Were + S + decorating (V-ing) their house
V-ing + O...? (O) at 11 a.m yesterday?
Was/Were + O + => Was their house being
being Vp2...? decorated at 11a.m yesterday?

III. Cấu trúc câu bị động (Passive voice)


 Bước 1: Xác định các thành phần tân ngữ (O) trong câu và đưa về đầu làm
chủ ngữ (S)
 Bước 2: Xác định thì (tense) của câu thông qua dạng thức của động từ
chính (V)
 Bước 3: Chuyển đổi động từ về dạng bị động “tobe + p.p” theo thì của câu
gốc
 Bước 4: Chuyển đổi chủ ngữ (O) trong câu chủ động thành tân ngữ, đưa về
cuối câu và thêm “by” phía trước.

1. Chuyển sang câu bị động (Passive Voice) trong các thì hiện tại
Thì (Tense) Chủ động (Active) Bị động (Passive voice)

S + V + O → S + be + V3 (+ by Sb/O)


Hiện tại đơn My brother often collects stamps. Stamps are often collected by my brother.
(Anh tôi thường  sưu tầm  những (Các con tem thường  được sưu tầm  bởi anh
con tem) tôi)

Hiện tại tiếp S + am/ is/are + V_ing + O → S + am/ is/are +  being + V3 (+ by
diễn Sb/O)

5
She is drawing a picture. A picture is being drawn by her.
(Cô ấy  đang vẽ  một bức tranh.) (Một bức tranh  đang được vẽ  bởi cô ấy.)

S + have/has + V3 + O → S + have/has + been + V3 (+ by Sb/ O)


They have built this house for 3 This house has been built for 3 years by
Hiện tại hoàn
years. them.
thành
(Họ đã  xây dựng  ngôi nhà này (Ngôi nhà này đã  được xây dựng  được 3
được 3 năm.) năm bởi họ.)

2. Chuyển sang câu bị động (Passive Voice) trong các thì


quá khứ
Thì (Tense) Chủ động (Active) Bị động (Passive voice)

S + V_ed + O → S + was/ were + V3 (+ by Sb/O)


Quá khứ đơn She cooked this dish yesterday. This dish was cooked yesterday by her.
(Hôm qua cô ấy đã  nấu  món ăn (Món ăn này đã  được nấu  hôm qua bởi cô
này.) ấy.)

→ S + was/ were +  being + V3 (+ by


S + was/ were + V_ing + O
Sb/O)
Quá khứ tiếp Yesterday morning she was
The grass was being cut by her yesterday
diễn cutting the grass.
morning.
(Sáng hôm qua cô ấy  cắt cỏ)
(Sáng hôm qua cỏ  được cắt  bởi cô ấy)

S + had + V3 + O
→ S + had + been + V3 (+ by Sb/O)
I had done all of my homework by
All of my homework had been done by me
Quá khứ 8PM yesterday.
by 8PM yesterday.
hoàn thành (Tôi  đã hoàn thành  tất cả các bài
(Tất cả bài tập về nhà của tôi  đã được
tập về nhà của mình trước 8h tối
hoàn thành  trước 8h tối hôm qua.)
hôm qua.)

3. Chuyển sang câu bị động (Passive Voice) trong các thì tương lai 
Thì (Tense) Chủ động (Active) Bị động (Passive voice)

S + will V + O → S + will be + V3 (+ by Sb/O)


Tương lai
đơn I will feed the dogs. The dogs will be fed.
(Tôi sẽ  cho con chó ăn) (Con chó sẽ  được tôi cho ăn)

6
S + is/ am/ are going to + V inf + O → S + is/ am/ are going to BE + V
inf (by O)
We are going to hold a party this
Tương lai
year. A party is going to be held this year by us.
gần
(Chúng tôi định  sẽ tổ chức  một bữa (Một bữa tiệc  sẽ được tổ chức  trong năm
tiệc trong năm nay.) nay bởi chúng tôi.)

S + will be + V_ing + O → S + will be +  being + V3 (+ by Sb/O)


Tương lai I will be washing dishes this time Dishes will be being washed by me this
tiếp diễn tomorrow. time tomorrow.
(Ngày mai  tôi sẽ rửa chén) (Ngày mai chén  sẽ được tôi rửa)

→ S + will have + been + V3 (+ by Sb/


S + will have + V3 + O
O)
They will have completed the task
Tương lai The task will have been completed by the
by the end of January.
hoàn thành end of January.
(Họ sẽ  hoàn thành  bài tập vào cuối
(Bài tập sẽ  được họ hoàn thành  vào cuối
tháng 1)
tháng 1)

4. Câu bị động (Passive Voice) với động từ khiếm khuyết


Riêng với động từ khuyết thiếu, công thức của câu bị động có sự khác biệt một chút:

    S + modal verb + be + V3 (+ by O)

Ví dụ:

Children should not eat too much fast food.


(Trẻ em  không nên ăn  quá nhiều thức ăn nhanh.)

→ Fast food should not be eaten too much by children.


    (Thức ăn nhanh  không nên được ăn  quá nhiều bởi trẻ em.)

Ngoài ra, đối với một số động từ mà theo sau đó là 1 động từ bổ trợ khác ở dạng thức “To V”
hoặc “V-ing”, khi đưa về thể bị động sẽ được chia lần lượt là “to be V3/PP” và “being V3/ PP”

Câu chủ động Câu bị động Câu chủ động Câu bị động

Want to_V → Want to be p.p Avoid V-ing → Avoid being pp

→ Prevent … from being


Need to_V → Need to be p.p Prevent … from V-ing
pp

7
Ví dụ: Ví dụ:
She avoid being complained by customers.
I want to be taken care of by my mom. (Cô ấy tránh việc bị phàn nàn bởi khách hàng)
(Tôi muốn được mẹ chăm sóc)
The government should prevent animals from being
This car needs to be repaired. killed
(Chiếc ô tô này cần được sửa chữa) (Chính phủ nên ngăn cản việc động vật bị giết)

IV. DANH ĐỘNG TỪ | GERUND (-ING


FORM)
1. Khái niệm
Gerund ( danh động từ ) là danh từ được hình thành bằng cách thêm đuôi ing vào động từ.

 Eg: coming, building, teaching…

- Phủ định của danh động từ được hình thành bằng cách thêm not vào trước V-ing.

 Eg: not making, not opening…

- Cũng có thể thêm tính từ sở hữu vào trước danh động từ để nói rõ chủ thể thực hiện hành
động.

 Eg: my turning on the air conditioner.

2. Cách sử dụng danh động từ ( Gerund )


- Dùng làm chủ ngữ trong câu

 Eg: Reading helps you improve your vocabulary.

- Dùng làm bổ ngữ cho động từ

 Eg: Her favorite hobby is collecting stamps. (Sở thích của cô ấy là sưu tầm tem.)

- Dùng làm tân ngữ của động từ

 Eg: He loves surfing the Internet. (Anh ấy thích lướt Internet.)

- Dùng sau giới từ (on, in, by, at…) và liên từ (after, before, when, while…)
Eg: 

 Young people are very much interested in travelling.

8
 He cleaned his room before going out with his friends. (Anh ấy đã dọn dẹp phòng mình
trước khi đi chơi với bạn bè.)

- Dùng sau một số động từ và cụm động từ sau


enjoy, avoid, admit, appreciate, mind, finish, - Trong câu nhìn thấy từ này đứng
practice, advise, suggest, recommend, ngay trước động từ cần chia thì
postpone, cần lưu ý trogn bảng này
delay, consider, hate, like, love, deny, detest, - Luôn là Ving theo sau các động từ
keep, miss, imagine, mention, risk, recall, risk, ở cột trái
quiet, waste (time), forbid, permit, resent, - Trong câu sẽ có 4 đáp án: từ
escape, cant’ help, can’t bear / can’t stand, be nguyên thể có to, và không có to
used đến Ving.
- Nhận dạng câu này rất dễ, chỉ cần
làm nhiều là có thể thuộc.
to, get used to, look forward to, it’s no use /
it’s no good, be busy, be worth…
Eg:

 They enjoyed working on the boat. (Họ rất thích làm việc trên thuyền.)

A.work B. working C. to work D. worked

 The man admitted stealing the company’s money. (Người đàn ông ấy thừa nhận ăn cắp
tiền của công ty.)

2. Cách sử dụng INFINITIVES - Động từ nguyên mẫu


a) Động từ nguyên mẫu có to: (Sau các động từ dưới đây + to V)
- Dùng sau một số động từ sau:
Agree aim arrange
attempt care choose
appear afford ask
demand expect hesitate
intend invite want
wish hope promise
decide start learn
fail plan manage
pretend remind persuade
encourage force order
urge seem tend
9
threaten wait intend
mean happen manage

Eg: She agreed to speak before the game.
He appeared to lose his weight. 

b) Động từ nguyên mẫu không to:

- Dùng sau các động từ khuyết thiếu:

 Eg: I can speak Japanese. (Tôi có thể nói tiếng Nhật.)

- Chú ý: khuyết thiếu ought to V.

 Eg: We ought to work hard at this time of the year.


Chúng ta phải làm việc chăm chỉ vào thời điểm này trong năm.

- Dùng trong thể mệnh lệnh thức:

 Eg: Look at the picture and answer the questions.

- Dùng trong một số cấu trúc: would rather, had better+ V và have sb, let sb, make sb + V.
Eg: 

 They made him repeat the whole story.


 We had the mechanic service our car last week.

CHÚ Ý:
+ Help có thể dùng cả động từ nguyên dạng có to và động từ nguyên dạng không to ở sau.
Eg:

 They helped us (to) clean our classroom.


Họ đã giúp chúng tôi (để) dọn dẹp lớp học.

C, Làm thay đổi nghĩa của động từ chính:

(Tức là khi xuất hiện những động từ sau thì phải dịch nghĩa xem nó sẽ đi với “Ving” hay
“toV”

+ remember / forget + V-ing: nhớ / quên việc đã xảy ra rồi (trong quá khứ)
+ remember / forget + to V: nhớ / quên việc chưa, sắp xảy ra (trong tương lai)
Eg: 

 Remeber to turn off the light before leaving home.


 I remember meeting you before.

10
+ stop + V-ing: dừng việc đang làm lại
+ stop + to V: dừng lại để chuyển sang việc khác
Eg:

 We stopped talking when the teacher came in.


 On the way home, I stopped at the post office to buy a newspaper.

+ try + V-ing: thử làm gì


+ try + to V: cố gắng làm gì
Eg:

 You can try mixing these two ingredients together and see what will happen
 You should try to improve your listening skill.

+ regret + V-ing: hối tiếc rằng đã làm gì


+ regret + to V: tiếc rằng sắp phải làm gì (thông báo tin xấu)
Eg: 

 I regret being rude to him yesterday.


 I regret to inform you that your application has been denied.

+ need + V-ing = need + to be P2: cần được (bị động)


+ need + to V: cần (chủ động)
Eg:  

 I need to wash my car.


 My car is very dirty. It needs washing.

+ refuse + V-ing: phủ nhận là đã làm gì (hành động đã xảy ra rồi)


+ refuse + to V: từ chối không muốn làm gì (hành động sẽ không xảy ra)
Eg: 

 He refused going out with her last night.


 He refused to lend me some money.

+ go on + V-ing: tiếp tục việc đang làm


+ go on + to V: tiếp tục một việc mới sau khi hoàn thành việc đang làm
Eg:

 After finishing her BA, she went on to get a master’s degree.


 She went on watching TV

+ mean + V-ing: có nghĩa là, có liên quan đến


+ mean + to V: có chủ ý, có kế hoạch làm gì
Eg:

 Working harder means getting more money.


 He meant to move the Newcastle

+ Dùng sau các động từ chỉ tri giác và tân ngữ: hear, sound, smell, taste, feel, watch, notice,
see, listen, find .. + O + V-ing để chỉ khoảnh khắc hành động đang diễn ra.
11
+ Dùng sau các động từ chỉ tri giác và tân ngữ: hear, sound, smell, taste, feel, watch, notice,
see, listen, find .. + O + V để chỉ sự hoàn tất của hành động – nghe hoặc thấy toàn bộ sự việc diễn
ra
Eg:

 When I entered the room, I found him reading a book


 I saw her go with a strange man yesterday.

V. Câu Trực Tiếp Và Câu Gián Tiếp


Trong Tiếng Anh
Câu trực tiếp

Câu trực tiếp (Direct Speech) được sử dụng tường thuật nguyên văn lời của người nói. Trong văn viết,
câu trực tiếp thường được để trong dấu ngoặc kép. 

Ví dụ:

 She says: “I am the best.”


Cô ấy nói: “Tôi là đỉnh nhất”

 My friend said: “I went out last night.”


Bạn tôi nói: “Tối hôm qua tớ đi chơi.”

Câu gián tiếp

Câu gián tiếp (Reported Speech) được sử dụng để thuật lại ý chính mà người khác đã nói. Vì không thuật
lại nguyên văn nên câu gián tiếp thường đứng sau “that” thay vì được bỏ vào ngoặc kép.

Ví dụ:

 She said that he was fine.


Cô ấy nói anh ấy ổn.

 My mother said that she was cleaning the house.


Mẹ tôi nói bà ấy đang dọn nhà.

12
Quy Tắc Chuyển Câu Trực Tiếp Thành Câu Gián Tiếp

Trong tiếng Anh, khi muốn chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp, các bạn cần

 Lùi thì
 Đổi ngôi, đổi tân ngữ
 Đổi trạng từ chỉ nơi chốn, thời gian. 

Lùi thì của động từ

Sự việc được tường thuật trong câu gián tiếp thường không xảy ra tại thời điểm nói. Chính vì thế, khi
chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp, động từ cần được lùi 1 thì về quá khứ so với thì của thời điểm
nói.

Ví dụ: động từ hiện tại đơn => quá khứ đơn, động từ quá khứ đơn => quá khứ hoàn thành. Cụ thể như sau:

Câu trực tiếp Câu gián tiếp

Hiện tại đơn Quá khứ đơn

Hiện tại tiếp diễn Quá khứ tiếp diễn

Hiện tại hoàn thành Quá khứ hoàn thành

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Quá khứ đơn Quá khứ hoàn thành

Quá khứ tiếp diễn Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Quá khứ hoàn thành Quá khứ hoàn thành

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Tương lai đơn Tương lai đơn trong quá khứ (would)

Tương lai gần(is/are going to) was/ were going to V

Tương lai tiếp diễn(will be Ving) Tương lai tiếp diễn trong quá khứ (would be Ving)

Tương lai hoàn thành Tương lai hoàn thành trong quá khứ (would have V(pII)

Tương lai hoàn thành tiếp diễn Tương lai HT trong quá khứ (would have been Ving)

Shall/ Can/ May Should/ Could/ May

Should/ Could/ Might/ Must/ Would  Giữ nguyên

Lưu ý: Trong tiếng Anh có 1 số trường hợp không thể thực hiện lùi thì khi chuyển từ câu trực tiếp sang
câu gián tiếp.

13
Nếu động từ tường thuật chia ở thì hiện tại, khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, động từ chính và các trạng từ
thời gian được giữ nguyên không đổi.

Ví dụ:

 My mom says: “I’m going to the market.”


(Mẹ tôi bảo: “Mẹ đang đi chợ.”)
Reported speech: My mom says she is going to the market.

Khi diễn tả một sự thật hiển nhiên.

Ví dụ:

 She said: “The sun rises in the East.”


Cô ấy nói: “Mặt trời mọc ở hướng Đông.”
Reported speech: She said that the Sun rises in the East.

Câu điều kiện loại 2 và loại 3 

Câu điều kiện loại 2 và loại 3 chúng ta sẽ không thực hiện lùi thì. Ví dụ:

 “If I were you, I would not do that.” She said


Reported speech: She said that if she were me, she would not do that.

Cấu trúc “Wish + quá khứ đơn/ quá khứ hoàn thành

Ví dụ:

14
 “I wished I lived in Paris.” he said.
Reported speech: He said he wished he lived in Paris.

Cấu trúc “It’s time somebody did something”

Ví dụ:

 “It’s time he finished his homeworks.” His mother said.


Reported speech: His mother said it was time he finished his homeworks. 

Đổi ngôi, đổi tân ngữ

Khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, ta cần lưu ý đổi ngôi, đổi đại từ nhân xưng và tân ngữ cho
phù hợp với ngữ nghĩa và hoàn cảnh. 

Câu trực tiếp Câu gián tiếp

I He, she

You I, he, she, they (số nhiều)

We they

My His, her

Me Him, her

Mine His, hers

Our their

Yours His, her, my, their

Us them

Myself Himself, herself

Yourself Himself, herself, myself

Ourselves Themselves 

Đổi trạng từ chỉ nơi chốn, thời gian

Trong câu gián tiếp, sự việc không xảy ra tại thời điểm hay địa điểm mà người nói tường thuật. Chính vì
thế, khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, cần chú ý đổi trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn. Cụ thể
như sau:

Câu trực tiếp Câu gián tiếp

Here There

15
Now then

Yesterday  The day before

Tomorrow The day after

Today/ tonight That day/ that night

Ago Before 

Next The following …

Last The previous …

This That

These Those

Cách Chuyển Đổi Các Loại Câu Từ


Trực Tiếp Sang Gián Tiếp
1, Câu tường thuật (Câu kể)

Câu tường thuật dùng để kể chuyện, mô tả, xác nhận, thông báo về một sự việc, hành động nào đó. 

Cấu trúc:
16
S + động từ tường thuật (says/said/told…) + mệnh đề tường thuật

Ví dụ:

 “I’m going to a party tonight.” He said


Reported speech: He said that  he was going to a party that night. 

Câu hỏi

Khi chuyển câu hỏi từ dạng trực tiếp sang dạng gián tiếp, ta có thể sử dụng một số động từ như asked,
wondered, wanted to know,…

a. Câu hỏi nghi vấn Yes/No

Để đổi câu hỏi nghi từ từ dạng trực tiếp sang gián tiếp, ta cần

 Đổi vị trí của động từ và chủ ngữ trong câu


 Thêm if hoặc whether vào trước câu hỏi. 

Cấu trúc:

S + asked/ wanted to know/ wondered + if/whether + S + V + …

Ví dụ:

 “Are you ok?” My friend asked.


Reported speech: My friend asked if I was ok.

17
b. Câu hỏi có từ để hỏi Wh-

Cấu trúc:

S + asked/ wanted to know/ wondered + Wh + S + V + …

Ví dụ:

 “What are you reading?” She asked


Reported speech: She asked what I was reading. 

2, Câu mệnh lệnh, yêu cầu

Để chuyển câu mệnh lệnh, yêu cầu ở dạng trực tiếp sang dạng gián tiếp, ta sử dụng một số động từ như
asked, told, demanded, ordered,…

Cấu trúc:

S + asked/ told/ demanded,… + O + (not) + to V + …

Ví dụ:

 “Close the door, please.” The teacher said


Reported speech: The teacher asked me to close the door. 

 “Don’t move the table.” my father said


Reported speech: My father told us not to move the table. 

Một số trường hợp đặc biệt khi chuyển từ câu trực tiếp thành câu gián tiếp

 Câu đề nghị, lời mời với shall/ would

Ví dụ: “Shall I make you a coffee?” He said

Reported speech: He offered to make me a coffee.

Reported speech: He suggested making me a coffee. 

 Câu yêu cầu lịch sự với can/ could/ will/ would

18
Ví dụ: “Will you help me with the homeworks?” my friend asked.

Reported speech: My friends asked me to help her with the homeworks. 

 Câu cảm thán

Ví dụ: “What a beautiful dress!” said Anna

Reported speech: Anna exclaimed that the dress was beautiful. 

 Câu trực tiếp gồm nhiều loại câu khác nhau: câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu khẳng định,…

Ví dụ:

He asked “Can you speak Chinese?” and I said “No.”


Anh ấy hỏi: “Bạn có biết nói tiếng Trung Quốc không? Và tôi nói “Không.”

Reported speech: He asked me if I could speak Chinese and I said that I could not. 

 Cấu trúc: S + V + O + V(ing)/N (Gerund)

Ví dụ: He said: “Sorry I’m late.”

Reported speech: He apologized for being late.


Anh ấy xin lỗi vì đã đến muộn

My sister said: “She broke the vase.” 

Reported speech: My sister accused me of breaking the vase.


Em gái tôi buộc tôi làm vỡ cái bình

 Cấu trúc: S + V + to V(inf)

Ví dụ: “I will call you tonight.”  He said

19
Reported speech: He promised to call me tonight.
Anh ấy hứa sẽ gọi tôi tối nay.

Bài Tập Ứng Dụng

Bài 1: Chuyển các câu sau đây thành câu gián tiếp

1. “How is your father?” she asked


2. “Don’t touch my stuff.” He said to his mother
3. “Would you like to go out with me tonight?” – he said
4. “What a lovely dress!” She said
5. “Shall I carry that bag for you?” he said.
6. “Open the book!” – the teacher said
7. “Where have you been this morning?” I said to James
8. “Do you have any cash?” I asked my friend
9. “I am so sorry, I forgot about the time.” She said to me
10. “I’ll come to see you tomorrow.” I said. 

Đáp án: 

1. She asked me how my father was


2. He told his mother not to touch his stuff
3. He asked me to go out with him tonight
4. She exclaimed that the dress was lovely
5. He suggested carrying that bag for me
6. The teacher told us to open the book..
7. I asked James where he had been this morning.
8. I asked my friend if she had any cash.
9. She apologized for forgetting about the time.
10. I promised to see him tomorrow. 

Bài 2: Điền “said” hoặc “told” vào chỗ trống thích hợp trong các câu dưới đây

1. She ….. she loved candies.


2. He …. me that he would go to the library tomorrow morning.
3. My mother …. to me that she was going to HCM city on Friday.
4. Luke ….. It would rain today.
5. Nina …. Us that she could not come to join us today. 
6. He …. Them that he would be there on time. 
7. I …. That I hated carrots. 
8. They …. Us the concert was starting at 5PM. 
9. She … that she would not leave without me. 
10. My friend …. Me that she had bou

20
VI. Định nghĩa mệnh đề quan hệ

Mệnh đề (Clause) là một phần của câu, nó có thể bao gồm nhiều từ hay có cấu trúc củ

a cả một câu. Mệnh đề quan hệ dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó.

 Xét ví dụ 1: The woman who is wearing the T-shirt is my girl friend.

Trong câu này phần được viết chữ nghiêng được gọi là một relative clause, nó đứng sau “the

woman” và dùng để xác định danh từ đó. Nếu bỏ mệnh đề này ra chúng ta vẫn có một câu hoàn

chỉnh:  The woman is my girlfriend.

 Xét ví dụ 2: The girl is Nam's girlfriend. She is sitting next to me. =>The girl who is sitting

next to me is Nam's girl friend.

21
Mệnh đề quan hệ thường được nối với mệnh đề chính bằng các đại từ quan hệ (relative

pronouns): who, whom, which, whose, that......

Mệnh đề quan hệ có hai loại: mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định
II. Các loại mệnh đề quan hệ
a. Mệnh đề xác định (Defining relative clauses)
- Là mệnh đề  được dùng để  xác định danh từ  đứng trước nó,cần thiết cho ý nghĩa của câu; không

có nó câu sẽ  không đủ  nghĩa. Tất cả  các đại từ  quan hệ  được sử  dụng trong mệnh đề  xác định.

Ví dụ:

 Do you know the name of the man who came here yesterday?

 The man (whom / that) you met yesterday is coming to my house for dinner.

➨ Mệnh đề xác định không có dấu phẩy


b. Mệnh đề không xác định (Non – defining clauses)
- Là mệnh đề  cung cấp thêm thông tin về  người hoặc vật, không có nó thì câu vẫn đủ  nghĩa.

Ví dụ:  Miss Hoa, who taught me English, has just got married.

➨ Mệnh đề không xác định có dấu phẩy và Mệnh đề này không được dùng “That”
III. Đại từ quan hệ (Relative Pronouns)

Đại từ Cách sử dụng Ví dụ


quan
hệ

Who Làm chủ ngữ, đại diện ngôi I told you about the
người woman who lives next door.

which Làm chủ ngữ hoặc tân ngữ, Do you see the cat which is lying
đại diện ngôi đồ vật, động on the roof?
vật. He couldn’t read which surprised me

Bổ sung cho cả câu đứng trước

whose Chỉ sở hữu cho người và Do you know the


vật boy whose mother is a nurse?

whom Đại diện cho tân ngữ chỉ I was invited by the

22
người professor whom I met at the
conference.

That Đại diện cho chủ ngữ chỉ I don’t like the table that stands
người, vật, đặc biệt trong in the kitchen.
mệnh đề quan hệ xác định
(who, which vẫn có thê sử
dụng được)

Các đại từ quan hệ trong tiếng Anh


1. WHO
- Làm chủ từ trong mệnh đề quan hệ

- Thay thế cho danh từ chỉ người

 ….. N (person) + WHO + V + O

Ví dụ: The woman who lives next door is a doctor.


2. WHOM
- làm túc từ cho động từ trong mệnh đề quan hệ

- thay thế cho danh từ chỉ người

 …..N (person) + WHOM + S + V

Ví dụ:  George is a person whom I admire very much


3. WHICH
- làm chủ từ hoặc túc từ trong mệnh đề quan hệ

- thay thế cho danh từ chỉ vật

 ….N (thing) + WHICH + V + O

 ….N (thing) + WHICH + S + V

The machine which broke down is working again now


4. THAT

 Mệnh đề quan hệ xác định:

Là mệnh đề cần phải có trong câu, nếu bỏ đi mệnh đề chính sẽ không có nghĩa rõ ràng. Đối với

loại câu này, đại từ quan hệ làm tân ngữ có thể được bỏ đi. Ta có thể dùng từ  that thay thế

cho who, whom, which...

 Mệnh đề quan hệ không xác định:

Trước và sau mệnh đề này phải có dấu (,). Trường hợp này ta KHÔNG ĐƯỢC dùng từ “ that” thay

thế cho who, whom, which và không được bỏ đại từ quan hệ trong mệnh đề này.

23
Ví dụ 1: My father is a doctor. He is fifty years old ➨ My father, who is fifty years old, is a

doctor.

Ví dụ 2: Mr Brown is a very nice teacher. We studied English with him. ➨ Mr Brown, who(m)

we studied English with, is a very nice teacher.

 Trường hợp bắt buộc dùng that và không được dùng that:

Trường hợp phải dùng that: sau một danh từ hỗn hợp (vừa chỉ người, vừa chỉ vật hoặc đồ vật). Ví

dụ: We can see a lot of people and cattle that are going to the field

  - Sau đại từ bất định:

Ex: I’ll tell you something that is very interesting.

  - Sau các tính từ so sánh nhất, ALL, EVERY, VERY, ONLY:

 Ex: This is the most beautiful dress that I have.

 All that is mine is yours.

You are the only person that can help us.

 -  Trong cấu trúc It + be + … + that … (chính là …)

Ex: It is my friend that wrote this sentence.  (Chính là bạn tôi đã viết câu này.)

  Trường hợp không dùng that: mệnh đề có dấu (,), ĐTQH có giới từ đứng trước.

Lưu ý: giới từ chỉ đứng trước whom và which, không đứng trước who và that

Ví dụ: Peter, who/whom I played tennis with on Sunday, was fitter than me.

Or:  Peter, with whom I played tennis on Sunday, was fitter than me.

 Not: Peter, with who I played tennis on Sunday, was fitter than me.


5. WHOSE
Đại từ dùng để chỉ sở hữu cho danh từ chỉ người hoặc vật, thường thay cho các từ: her, his, their,

hoặc hình thức ‘s

…..N (person, thing) + WHOSE + N + V ….

Ví dụ: I met someone whose brother I went to school with

24
VII. Câu điều kiện:

25

You might also like