Trắc Nghiệm Ôn Cuối Hk II 2021 2022 Sinh 11

You might also like

You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN SINH HỌC 11

BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT


Câu 1: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
A. Ở đỉnh rễ. B. Ở trong thân và rễ. C. Ở chồi nách. D. Ở chồi đỉnh.
Câu 2: Mô phân sinh bên có ở vị trí nào của cây?
A. Ở đỉnh rễ. B. Ở trong thân và rễ. C. Ở chồi nách. D. Ở chồi đỉnh.
Câu 3: Loại mô phân sinh nào sau đây đặc trưng cho thực vật hai lá mầm?
A. Mô phân sinh đỉnh. B. Mô phân sinh lóng. C. Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 4: Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở thực vật một lá mầm?
A. Mô phân sinh đỉnh. B. Mô phân sinh bên. C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 5: Tuổi của thực vật một năm được tính theo số:
A. Lóng.         B. Lá. C. Chồi nách.         D. Vòng năm.
Câu 7: Các lớp ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ:
A. Mô phân sinh đỉnh. B. Mô phân sinh lóng. C. Tầng sinh bần. D. Tầng sinh mạch.
Câu 8: Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ:
A. Mô phân sinh đỉnh. B. Tầng sinh bần. C. Vòng năm. D. Lớp vỏ.
Câu 9: Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là sự sinh trưởng của thân và rễ theo:
A. Chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên. B. Chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
C. Bề ngang do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. D. Bề ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.
Câu 10: Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là sự sinh trưởng của thân và rễ theo:
A. Chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. B. Chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên.
C. Bề ngang do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. D. Bề ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.
Câu 11: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây. B.Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 12: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm.
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
Câu 13: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do:
A. Tăng về kích thước và số lượng tế bào. B. Tăng về số lượng tế bào và các mô.
C. Tăng về kích thước tế bào và mô. D. Tăng về kích thước và phân hoá tế bào.
Câu 14: Chọn chú thích đúng cho hình sau :

a. Lá non
b. Mắt
c. Tầng phát sinh
d. Lóng
e.  Mô phân sinh đỉnh

Phương án trả lời đúng là:


A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d         B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d C. 1e, 2c, 3a, 4b, 5d          D. 1b, 2e, 3a, 4c, 5d
Câu 15: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây không có ở sinh trưởng thứ cấp?
I. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. II. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm.
III. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. IV. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
V. Chỉ làm tăng chiều dài của dây.
A. 1.         B. 2. C. 3.        D. 4.
Câu 16: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về sinh trưởng sơ cấp ở thực vật?
I. Chỉ diễn ra ở thực vật một lá mầm. II. Do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh.
III. Làm tăng chiều dài của thân và rễ. IV. Tạo ra mạch rây, mạch gỗ sơ cấp ở cây thân gỗ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về sinh trưởng thứ cấp ở thực vật?
I. Diễn ra ở cả thực vật một và hai lá mầm. II. Do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên.
III. Làm tăng chiều dài của thân và rễ. IV. Tạo ra mạch rây, mạch gỗ thứ cấp ở cây thân gỗ.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
--------------------------------------------------------------------------------
BÀI 35: HOOCMON THỰC VẬT
Câu 1: Hooc môn có vai trò phân hóa chồi trong nuôi cấy mô, tế bào thực vật là:

1
A. Axit abxixic. B. Xitôkinin. C. Êtilen. D. Auxin.
Câu 2: Ở thực vật, hooc môn có vai trò thúc quả chóng chín là:
A. Axit abxixic. B. Xitôkinin. C. Êtilen. D. Auxin.
Câu 3: Axit abxixic (AAB) chỉ có ở:
A. Cơ quan sinh sản. B. Cơ quan còn non. C. Cơ quan sinh dưỡng. D. Cơ quan đang hoá già.
Câu 4: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:
A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin. B. Auxin, Etylen, Axit absixic.
C. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic. D. Auxin, Gibêrelin, êtylen.
Câu 5: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm ức chế sinh trưởng là:
A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin. B. Êtilen, Axit abxixic.
C. Auxin, Gibêrelin, Axit abxixic. D. Auxin, Gibêrelin, êtilen.
Câu 6: Auxin chủ yếu được sinh ra ở:
A. Đỉnh của thân và cành. B. Lá, rễ.
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. D. Thân, cành.
Câu 7: Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra
A. Có tác dụng điều hòa hoạt động của cây. B. Chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.
C. Có tác dụng kháng bệnh cho cây. D. Chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
Câu 8: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
A. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
Câu 9: Êtylen được sinh ra ở:
A. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh.
B. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
C. Hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
D. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín.
Câu 10: Gibêrelin được dùng để
A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt.
C. Kích thích nảy mầm của hạt,chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.
Câu 11: Gibêrelin có vai trò:
A. Làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
B. Làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm  chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
D. Làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân.
Câu 12: Có bao nhiêu câu đúng ở những nội dung nói về gibêrelin:
I. Gibêrelin kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào
II. Gibêrelin ngăn chặn sự rụng lá, hoa.
III. Gibêrelin được tổng hợp ở bao lá mầm của phôi hạt.
IV. Gibêrelin được vận chuyển trong hệ mạch xilem.
V. Gibêrelin được tổng hợp ở rễ của cây.
A. 2 B. 3 C. 4         D. 5
Câu 13: Hoocmôn thực vật là:
A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế sinh trưởng của cây.
B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết sinh trưởng của cây.
D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kháng bệnh cho cây.
Câu 14: Người ta dùng 1 gam đất đèn (có chứa êtilen) đổ vào nón dứa để:
A. Làm rụng lá. B. Kích thích ra hoa.
C. Làm tăng nhanh quá trình chín ở quả. D. Kìm hãm ra hoa.
--------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
Câu 1: Phitôcrôm là:
A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì trong các loại hạt cần ánh sáng để nẩy mầm.
B. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
C. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.
D. Hoocmôn kích thích sự ra hoa ở thực vật hạt kín.
Câu 2: Xuân hóa là:
A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì.
2
B. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
C. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.
D. Hoocmôn kích thích sự ra hoa ở thực vật hạt kín.
Câu 3: Quang chu kỳ là
A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
B. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày.
C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.
D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
Câu 4: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở:
A. Chồi nách.        B. Lá. C. Đỉnh thân.        D. Rễ.
Câu 5: Tuổi của cây một năm được tính theo số:
A. Lóng.         B. Lá. C. Chồi nách.         D. Cành.
Câu 6: Cây trung tính là cây ra hoa ở
A. Ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô
B. Cả ngày dài và ngày ngắn
C. Ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng
D. Ngày ngắn vào mùa lạnh và ngày dài vào mùa nóng
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?
A. Một số cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng chậm và phát triển chậm.
B. Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm.
C. Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình độc lập, không tương tác lẫn nhau.
D. Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh và phát triển nhanh. 
Câu 6: Tuổi của thực vật lâu năm được tính theo số:
A. Lóng.         B. Lá. C. Chồi nách.         D. Vòng năm.

------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 37. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Châu chấu, ếch, muỗi
C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. D. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
Câu 2: Sinh trưởng của động vật là quá trình:
A. Tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
B. Biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
C. Thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng
D. Sự thay đổi về khối lượng, kích thước, hình dạng, cấu tạo và sinh lí của động vật.
Câu 3: Phát triển qua biến thái không hoàn toàn có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Gồm 2 giai đoạn: phôi thai và sau sinh. II. Giai đoạn phôi thai diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
III. Con non gần giống con trưởng thành. IV. Phải trải qua nhiều lần lột xác.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?
I. Phát triển là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan
và cơ thể.
II. Ở động vật phát triển không qua biến thái, giai đoạn con non phải trải qua nhiều lần lột xác.
III. Nhộng là giai đoạn tu chỉnh lại toàn bộ cơ thể để biến sâu thành bướm.
IV. Ở động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn, con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí khác hoàn
toàn con trưởng thành.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Hoocmôn sinh trưởng ở người được tiết ra từ:
A. Tuyến yên. B. Tuyến giáp. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
Câu 6: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Châu chấu, ếch, muỗi
C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. D. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
Câu 7: Phát triển của động vật là quá trình:
A. Tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
B. Biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
C. Thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng
D. Sự thay đổi về khối lượng, kích thước, hình dạng, cấu tạo và sinh lí của động vật.
Câu 8: Phát triển qua biến thái hoàn toàn có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
3
I. Gồm 2 giai đoạn: phôi và hậu phôi. II. Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
III. Con non khác hoàn toàn con trưởng thành. IV. Không trải qua lột xác.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?
I. Sinh trưởng là quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể.
II. Ở động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn, giai đoạn con non phải trải qua nhiều lần lột xác.
III. Ở động vật phát triển không qua biến thái, con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự con trưởng
thành.
IV. Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi được sinh ra hoặc
nở ra từ trứng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Biến thái là sự thay đổi
A. đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
B. từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
C. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
D. từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
Câu 11. Dựa vào biến thái, người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu sau
A. phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái (hoàn toàn và không hoàn toàn)
B. phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn
C. phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển không qua biến thái
D. phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Câu 12. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là:
A. sự sinh trưởng và phát triển mà con non có hình dạng, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
B. kiểu sinh trưởng và phát triển trải qua giai đoạn lột xác.
C. sự sinh trưởng và phát triển trực tiếp: từ trứng thụ tinh thành hợp tử, phôi, con non và con trưởng thành.
D. sự sinh trưởng và phát triển mà con non có hình dạng, cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành.
Câu 13. Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là trường hợp
A. ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lí.
C. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
D. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành.
Câu 14. Sinh trưởng và phát triển của ĐV qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển
A. hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
B. chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
C. chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
D. chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
Câu 15. Ở sâu bướm ăn lá, ống tiêu hóa có chứa
A. enzim saccaraza B. enzim tiêu hóa protein, lipit và cacbohydrat
C. enzim tiêu hóa protein D. enzim tiêu hóa lipit
Câu 16. Các giai đoạn phát triển của động vật đẻ trứng?
A. phôi, hậu phôi B. phôi thai, sau sinh C. phôi, sau sinh D. phôi thai, hậu phôi
Câu 17. Các giai đoạn phát triển của động vật đẻ con?
A. phôi, hậu phôi B. phôi thai, sau sinh C. phôi, sau sinh D. phôi thai, hậu phôi
Câu 18. Chu kì biến thái ở bướm gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây ?
A. Sâu  bướm  nhộng  trứng B. Bướm  trứng  sâu  nhộng
C. Trứng  sâu  nhộng  bướm D. Trứng  sâu  kén  bướm
Câu 19. Ở tằm có các giai đoạn: trứng  tằm  nhộng  ngài. Sự phát triển của tằm thuộc kiểu
A. không qua biến thái B. biến thái không hoàn toàn
C. biến thái hoàn toàn D. biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn tùy vào môi trường
Câu 20. Cho các hiện tượng sau:
(1) Sự phát triển của phôi gà, nở thành con. (2) Trứng muỗi nở thành lăng quăng, rồi phát triển thành muỗi.
(3) Mèo mẹ đẻ mèo con. (4) Ếch đẻ trứng, nở nòng nọc, rồi phát triển thành ếch con
Hình thức nào được gọi là phát triển qua biến thái?
A. (1), (3) B. (2), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (4)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐV

4
Câu 1: Hoocmôn sinh trưởng ở người được tiết ra từ:
A. Tuyến yên. B. Tuyến giáp. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
Câu 2: Hoocmôn tirôxin ở người được tiết ra từ:
A. Tuyến yên. B. Tuyến giáp. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
Câu 3: Hoocmôn ơstrôgen ở người được tiết ra từ:
A. Tuyến yên. B. Tuyến giáp. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
Câu 4: Hoocmôn testostêrôn ở người được tiết ra từ:
A. Tuyến yên. B. Tuyến giáp. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
Câu 5: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:
A. Các đặc điểm sinh dục kém phát triển. B. Phát triển thành người bé nhỏ.
C. Phát triển thành người khổng lồ. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 6: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:
A. Các đặc điểm sinh dục kém phát triển. B. Phát triển thành người bé nhỏ.
C. Phát triển thành người khổng lồ. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 7: Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là:
A. Hoocmôn ơstrôgen, ecđixơn. B. Hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, testostêron.
C. Hoocmôn ecđixơn, juvenin. D. Hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, juvenin.
Câu 8: Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống là:
A. Hoocmôn ơstrôgen, ecđixơn. B. Hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, testostêron.
C. Hoocmôn ecđixơn, juvenin. D. Hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, juvenin.
Câu 9: Hoocmôn ecđixơn có tác dụng:
A. Ức chế lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
B. Ức chế lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
C. Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. Gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
Câu 10: Hoocmôn juvenin có tác dụng:
A. Ức chế lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
B. Ức chế lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
C. Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. Gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
Câu 11: Ở trẻ em, nhược năng tuyến giáp sẽ dẫn đến:
A. Lùn nhưng thông minh B. Cao nhưng đần độn
C. Làm xương biến dạng, đần độn D. Cao, béo phì, đái tháo đường
Câu 12: Khi nói về hoocmôn tirôxin, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
II. Gây biến thái từ nòng nọc thành ếch.
III. Kích thích chuyển hóa ở tế bào.
IV. Iôt là thành phần cấu tạo nên tirôxin.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 13: Khi nói về hoocmôn ơstrôgen, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
II. Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn trẻ em..
III. Làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.
IV. Tăng phát triển xương.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 14: Khi nói về hoocmôn testostêrôn, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
II. Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn trẻ em..
III. Làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.
IV. Tăng phát triển xương.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 15: Khi nói về hoocmôn sinh trưởng, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
II. Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào.
III.Kích thích phát triển xương.
IV. Do tuyến yên tiết ra.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 16: Tăng chuyển hóa cơ bản, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, bướu cổ, mắt lồi là triệu chứng bệnh lí ở
người:
5
A. Nhược năng tuyến Yên B. Ưu năng tuyến Giáp (cường giáp)
C. Ưu năng tuyến Yên D. Thiểu năng tuyến Giáp (nhược giáp)
Câu 17. Cho các đặc điểm sau:
1. Đàn ông có râu, giọng nói trầm 2. Gà trống có mào, cựa phát triển, màu lông sặc sỡ
3. Cơ quan sinh dục tạo tinh trùng 4. Hươu đực có sừng, sư tử đực có bờm
5. Cơ quan sinh dục tạo trứng
Đặc điểm nào được gọi là tính trạng sinh dục thứ cấp?
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 2, 3, 5. D. 1, 2, 4.
-------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 39. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐV
Câu 1: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là:
(1) Thức ăn. (2). Hoocmôn. (3) Ánh sáng. (4) Nhiệt độ. (5) Di truyền.
A. (1), (2) và (3). B. (1), (3) và (4). C. (1), (2) và (5). D. (2) và (5).
Câu 2: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là:
(1) Thức ăn. (2). Hoocmôn. (3) Ánh sáng. (4) Nhiệt độ. (5) Di truyền.
A. (1), (2) và (3). B. (1), (3) và (4). C. (1), (2) và (5). D. (2) và (5).
Câu 3: Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở người và động vật là:
A. Ánh sáng và nước. B. Nhiệt độ và độ ẩm. C. Thức ăn. D. Điều kiện vệ sinh.
Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu sau đây chưa đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh trưởng và
phát triển ở động vật?
(1) Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
(2) Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
(3) Vào mùa đông, khi nhiệt độ môi trường nước hạ xuống dưới 5 0C, cá rô phi sẽ chết.
(4) Động vật hằng nhiệt không chịu tác động của nhân tố nhiệt độ môi trường.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 5: Trong các biện pháp sau có mấy biện pháp góp phần cải thiện chất lượng dân số?
1. Cải thiện chế độ dinh dưỡng 2. Luyện tập thể thao
3. Ăn nhiều chất đạm 4. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh
5. Sử dụng chất kích thích 6. Giảm ô nhiễm môi trường
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 6: Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng mạnh nhất vào giai đoạn nào trong quá trình sinh trưởng và phát
triển ở người?
A. Giai đoạn phôi thai. B. Giai đoạn sơ sinh. C. Giai đoạn trẻ em. D. Giai đoạn trưởng thành.
Câu 7: Tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì:
A. Tia tử ngoại biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò chuyển hoá natri để hình thành xương.
B. Tia tử ngoại biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò chuyển hoá canxi để hình thành xương.
C. Tia hồng ngoại biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò chuyển hoá natri để hình thành xương.
D. Tia hồng ngoại biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò chuyển hoá canxi để hình thành xương.
Câu 8: Động vật và người bị còi xương, chậm lớn là do thiếu:
A. Vitamin A. B. Vitamin B. C. Vitamin C. D. Vitamin D.
Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh trưởng và phát
triển ở động vật?
(1) Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
(2) Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể làm chậm quá trìnhsinh trưởng và phát triển ở động vật.
(3) Vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ xuống dưới 50C, cá rô phi sẽ ngừng lớn và ngừng đẻ.
(4) Động vật hằng nhiệt không chịu tác động của nhân tố nhiệt độ môi trường.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 10: Trong các biện pháp sau có mấy biện pháp góp phần cải thiện chất lượng dân số?
I. Cải thiện chế độ dinh dưỡng. II. Luyện tập thể dục thể thao.
III. Sử dụng chất kích thích.. IV. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Câu 1: Sinh sản vô tính là:
A. Con sinh ra khác mẹ B. Con sinh ra khác bố, mẹ.
C. Con sinh ra giống bố, mẹ. D. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
Câu 2: Ở Thực vật có 2 hình thức sinh sản vô tính là:
A. Sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng. B. Sinh sản bằng hạt và sinh sdản bằng cành
6
C. Sinh sản bằng chồi và sinh sản bằng lá. D. Sinh sản bằng rễ và sinh sản bằng thân củ.
Câu 3: Khoai tây sinh sản bằng:
A. Rễ củ. B. Thân củ. C. Thân rễ. D. Lá.
Câu 4: Cây lá bỏng sinh sản bằng:
A. Rễ. B. Cành. C. Thân. D. Lá.
Câu 5: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên gồm:
A. Sinh sản bằng lá, rễ củ, thân củ, thân bò, thân rễ. B. Giâm, chiết, ghép cành.
C. Rễ củ, ghép cành, thân hành. D. Thân củ, chiết, ghép cành.
Câu 6: Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là:
A. Dựa vào cơ chế nguyên phân và giảm phân B. Dựa vào cơ chế giảm phân và thụ tinh.
C. Dựa vào tính toàn năng của tế bào. D. Dựa vào cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 7: trong các vai trò sau có mấy vai trò là của sinh vô tính đối với sản xuất nông nghiệp :
1. Duy trì các tính trạng tốt cho con người.
2. Nhân nhanh giống cây trồng cần thiết trong thời gian ngắn.
3. Phục chế các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá.
4. Tạo ra nhiều tính trạng mới
5. Giúp cây trồng thích nghi ngày càng cao với sự thay đổi của môi trường
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8: Khi ghép cành phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì:
1. Giảm mất nước qua lá. 2. Tập trung nước nuôi tế bào cành ghép.
3. Để cành khỏi bị héo. 4. Để cành ghép dễ liền vào gốc ghép
Đáp án đúng là:
A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 4.
Câu 9: Cho các nhận định về ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng từ hạt:
1. Giữ nguyên được tính trạng mong muốn. 2. Sớm ra hoa kết quả nên sớm được thu hoạch.
3. Cây lâu già cỗi. 4. Khả năng kháng sâu bệnh cao hơn cây trồng từ hạt
Số nhận định đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10: Ngoài tự nhiên cây tre sinh sản bằng:
A. Lóng. B. Thân rễ. C. Đỉnh sinh trưởng. D. Rễ phụ.
Câu 11: Cho các hình thức sinh sản sau đây:
1. Giâm hom sắn  mọc cây sắn 2. Gieo hạt mướp  mọc cây mướp.
3. Măng tre, măng trúc  cây con. 4. Củ khoai lang  cây khoai lang. 5. Lá cây bỏng  cây bỏng.
Trong các hình thức sinh sản trên, những hình thức nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 2, 3, 4, 5.
Câu 12: Tại sao cây con sinh ra qua hình thức sinh sản sinh dưỡng lại giống hệt cây mẹ?
1. Vì cây con được tạo ra theo hình thức nguyên phân
2. Vì các tế bào cây con có vật chất di truyền mang tính ổn định giống hệt tế bào cây mẹ
3. Vì tế bào chất của tế bào con và tế bào mẹ giống nhau
4. Vì cây con được trồng trong môi trường giống cây mẹ
Có mấy nguyên nhân đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13: Cho các ví dụ sau:
1. Sự sinh sản của cây lá lốt 2. Giâm cành rau muống  cây rau muống
3. Chiết 1 cành chanh  cây chanh 4. Nuôi cây mô hoa lan
5. Sự sinh sản ở cỏ gấu
Hình thức nào là sinh sản sinh dưỡng nhân tạo?
A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 4, 5 C. 3, 4, 5 D. 2, 3, 4.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT.
Câu 1: Sau khi thụ tinh, bộ phận nào của hoa phát triển thành hạt?
A. Noãn. B. Nhân phụ. C. Nội nhũ. D. Bầu nhụy.
Câu 2: Sau khi thụ tinh, bộ phận nào của hoa phát triển thành quả?
A. Noãn. B. Nhân phụ. C. Nội nhũ. D. Bầu nhụy.
Câu 3: Ở thực vật hạt kín thụ tinh là:
A. Quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ.
B. Sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử.
C. Sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào đối cực.
7
D. Sự hợp nhất của nhân tế bào sinh sản trong hạt phấn với tế bào trứng.
Câu 4: Ở thực vật hạt kín giao tử đực được sinh ra từ:
A. Tế bào mẹ đại bào tử. B. Tế bào ống phấn qua 1 lần nguyên phân.
C. Tế bào sinh sản qua 1 lần nguyên phân. D. Tế bào sinh sản qua 1 lần giảm phân.
Câu 5: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 6: Sinh sản hữu tính ở thực vật là:
A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Câu 7: cây mầm gồm rễ mầm, thân mầm, chồi mầm, lá mầm được phát triển từ:
A. Nội nhũ B. Phôi của hạt C. Nhân phụ D. Bầu nhụy
Câu 8: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân. B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân
Câu 9: Trong sự hình thành túi phôi, từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ giảm phân hình thành:
A. Hai tế bào con (n) B. Ba tế bào con (n)
C. Bốn tế bào con (n) xếp chồng lên nhau. D. Năm tế bào con (n)
Câu 10: Thụ tinh kép là:
A. Thụ phấn chéo
B. Một giao tử đực kết hợp với 2 noãn tạo thành 2 hợp tử .
C. Giao tử đực của hoa này thụ tinh cho noãn của hoa kia và ngược lại .
D. Cả 2 giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh
Câu 11: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:
A. Tiết kiệm vật liệu di truyến (do sử dụng cả 2 tinh tử để thụ tinh ).
B. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
C. Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
Câu 11: Sau khi thụ tinh, bộ phận nào của hoa phát triển thành hạt?
A. Noãn. B. Nhân phụ. C. Nội nhũ. D. Bầu noãn.
Câu 13: Sinh sản hữu tính có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.
II. Con sinh ra giống nhau và giống cá thể mẹ.
III. Tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định, ít biến động.
IV. Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? (KN, nguyên nhân, kết quả, loại thực vật)
Câu 2: Phân biệt các loại mô phân sinh?
Câu 3: Phân biệt các hình thức phát triển ở động vật?
Câu 4: Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật? Nêu ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với
cây trồng mọc từ hạt?
Câu 5: Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Thế nào là thụ tinh kép? Ý nghĩa của hiện tượng thụ tinh kép ở TV?
VD: - Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật .
- Vận dụng kiến thức về sinh sản hữu tính ở TV…
--------------------------------------------------------------------------------------------

8
9

You might also like