You are on page 1of 2

Trường THPT Trần Phú THPT quốc gia năm 2022–2023

KIỂM TRA
CỦNG CỐ KIẾN THỨC (3)
ESTE

Tên học sinh:....................................Thời gian: 40 phút. Số câu đúng: ..........

Câu 1: Mùi thơm của hoa nhài là do CH3COOCH2C6H5 (X). X thuộc loại nhóm chức nào?
A. Axit. B. Ancol. C. Andehit. D. Este.
Câu 2: Xà phóng hóa metyl fomat, thu được ancol có công thức nào sau đây?
A. C3H7OH. B. CH3OH. C. C2H5OH. D. C3H5OH.
Câu 3: Metyl benzoat là chất có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. C6H5COOCH3. B. C6H5COOC2H5. C. CH3COOC6H5. D. C2H5COOC6H5.
Câu 4: Có bao nhiêu nguyên tử hidro trong một phân tử vinyl axetat?
A. 4. B. 10. C. 6. D. 8.
Câu 5: Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2. B. CnH2nO. C. CnH2n + 2O2. D. CnH2n + 2O.
Câu 6: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của este?
A. Tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc khí. B. Nhẹ hơn nước.
C. Tan nhiều trong nước. D. Thường có mùi thơm đặc trưng.
Câu 7: Thủy phân este X bằng dung dịch NaOH, thu được natri axetat và ancol etylic. Công
thức của X là
A. C2H3COO–C2H5. B. CH3COO–C2H5.
C. CH3COOCH3. D. C2H5COO–CH3.
Câu 8: Xà phòng hóa hỗn hợp: CH3COO–CH3 và CH3COO–C2H5 thu được sản phẩm có
A. Hai muối và một ancol. B. Hai muối và hai ancol.
C. Một muối và hai ancol. D. Một muối và một ancol.
Câu 9: Este nào sau đây không được điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng?
A. Phenyl axetat. B. Metyl axetat. C. Etyl fomat. D. Metyl fomat.
Câu 10: Khi xà phòng hóa 0,1 mol CH3COO–C2H5 thì thu được bao nhiêu gam ancol?
A. 6,0. B. 8,2. C. 3,2. D. 4,6.
Câu 11: Tên gọi của este no, đơn chức và tham gia phản ứng tráng gương là
A. Metyl axetat. B. Etyl fomat. C. Vinyl fomat. D. Vinyl axetat.
Câu 12: Thực hiện phản ứng este hóa giữa 4,6 gam ancol etylic với lượng dư axit axetic,
thu được 4,4 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa trên là bao nhiêu?
A. 30%. B. 50%. C. 60%. D. 25%.
Câu 13: Cho axit axetic tác dụng với ancol no đơn chức, mạch hở X, thu được este Y.
Trong Y, oxi chiếm 36,36% về khối lượng. Công thức của Y là
A. C2H5COO–CH3. B. CH3COO–CH3. C. CH3COO–C2H5. D. HCOO–C2H5.

Au – Trang 1
Trường THPT Trần Phú THPT quốc gia năm 2022–2023

Câu 14: Ứng với công thức C3H6O2, có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch NaOH?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 15: Metyl metacrylat không tham gia phản ứng nào sau đây?
A. Cộng H2. B. Trùng hợp. C. Xà phòng hóa. D. Tráng gương.
Câu 16: Este X có công thức C4H8O2. Cho 8,8 gam X tác dụng với 0,25 mol KOH. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được 18,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COO–C2H5. B. C2H5COO–CH3. C. HCOO–C3H7. D. HCOO–C2H5.
Câu 17: Cho các nhận xét sau:
(a) Este no, đơn chức có công thức chung là CnH2nO2.
(b) Mọi este đơn chức đều tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1.
(c) Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
(d) Phản ứng thủy este trong môi trường bazo là phản ứng 1 chiều.
(e) Các este của axit fomic tham gia phản ứng tráng gương.
Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét trên?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức là đồng phân của nhau
cần dùng 15,68L khí O2, thu được 13,44L khí CO2. Cho toàn bộ lượng X trên tác
dụng với dung dịch KOH dư, thì thu được 17,92 gam hỗn hợp hai muối. Các khí đo ở
đktc. Khối lượng (gam) của este có gốc axit với số cacbon ít hơn trong X là
A. 8,88. B. 8,8. C. 17,76. D. 5,92.
Câu 19: Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp gồm este X (C3H6O2) và este Y (C7H6O2) cần dùng vừa
đủ 250mL dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn
hợp Z gồm hai muối (trong đó, có một muối của axit cacboxylic). Giá trị của m là
A. 27,6. B. 31,0. C. 19,4. D. 16,0.
Câu 20: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl propionat theo các bước sau đây:
– Bước 1: Cho 1mL C2H5OH, 1mL C2H5COOH và 5 giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
– Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy khoảng 7 – 8 phút ở 65 – 70oC.
– Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2mL dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Có bao nhiêu ý đúng trong các phát biểu dưới đây?
(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất phản ứng.
(b) Ở bước 2 có thể tiến hành đun sôi trực tiếp hỗn hợp.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và C2H5COOH.
(d) Hỗn hợp thu được sau bước 3 có mùi thơm của chuối chín.
(e) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(g) Có thể dùng H2SO4 loãng thay cho H2SO4 đặc.
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5.
Cho KLNT của: H = 1; C = 12; O = 16; Ca = 40; Ba = 137
–––––––––––HẾT––––––––––

Au – Trang 2

You might also like