You are on page 1of 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU UYÊN

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TRÊN


CƠ SỞ ALGINATE ĐỂ XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG TRONG
NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

HÀ NỘI - 11/2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU UYÊN

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TRÊN


CƠ SỞ ALGINATE ĐỂ XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG TRONG
NƯỚC
Chuyên ngành: Hóa Môi trường
Mã số: 8440120

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Thị Lan


TS. Vũ Xuân Minh

HÀ NỘI - 11/2021
CẤU TRÚC LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước
1.1.1 Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng
1.1.2 Tác hại của ô nhiễm kim loại nặng đối với môi trường
1.2 Các phương pháp phân tích kim loại nặng trong nước
1.2.1 Phương pháp quang phổ hấp phụ phân tử UV-VIS
1.2.2 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
1.2.3 Phương pháp khối phổ - plasma cảm ứng ICP-MS
1.3 Các phương pháp xử lí ion kim loại nặng trong nước (trọng tâm)
1.3.1 Phương pháp hấp phụ
1.3.2 Phương pháp điện hóa
1.3.3 Phương pháp oxy hóa – khử
1.3.4 Phương pháp trao đổi ion
1.4 Các vật liệu hấp phụ kim loại nặng
1.4.1 Vật liệu tổng hợp
1.4.2 Vật liệu tự nhiên
(Hỏi lại thầy phần này)
1.5 Tổng quan về vật liệu trên cơ sở Alginate và ứng dụng (trọng tâm)
1.5.1 Sự ra đời và phát triển của vật liệu Alginate
1.5.2 Cấu trúc và tính chất vật lí của vật liệu Alginate
1.5.3 Tổng hợp vật liệu composite trên cơ sở Alginate
1.5.4 Ứng dụng

1
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Hóa chất và thiết bị
2.1 Quy trình tổng hợp vật liệu
2.2 Phương pháp phân tích đặc trưng cấu trúc của vật liệu (SEM, EDX, BET,
IR)
2.2.1 Phương pháp phân tích phổ hồng ngoại IR
2.2.2 Phương pháp hiển vi điện tử quét SEM
2.2.3 Phương pháp phân tích thành phần EDX
2.3.4 Phương pháp xác định diện tích bề mặt riêng của vật liệu BET
2.3 Phương pháp nghiên cứu khả năng hấp phụ ion kim loại nặng trong nước
(hấp phụ tĩnh, hấp phụ động)
2.3.1 Phương pháp hấp phụ tĩnh
2.3.2 Phương pháp hấp phụ động
2.4 Nghiên cứu giải hấp, tái sử dụng vật liệu
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả phân tích đặc trưng cấu trúc của vật liệu
3.2 Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ tĩnh, động
3.3. Kết quả nghiên cứu giải hấp và tái sử dụng vật liệu

2
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, ô nhiễm nước đang là vấn đề mà cả thế giới phải đối mặt [1]. Ở
nhiều nơi trên thế giới, nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm chủ yếu bởi nước thải từ
các khu công nghiệp như các hóa chất độc hại, các ion kim loại nặng, thuốc nhuộm,
thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa…Các ion kim loại nặng có thể được hấp thụ bởi các sinh
vật sống và xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Khi nồng độ ion kim loại nặng trong cơ thể
con người vượt quá mức cho phép, chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng
tới sức khỏe con người như ung thư, tổn thương các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng
tới hệ thần kinh, tử vong…Do đó, việc đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong
nước và xử lý nguồn ô nhiễm là việc hết sức cần thiết, quan trọng đối với đời sống của
con người [2].

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ ion kim loại nặng trong nước
thải như: keo tụ, kết tủa hóa học, điện hóa, hấp thụ, tách màng, trao đổi ion, hấp phụ,
…Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm về hiệu suất xử lí, loại hình xử lí, chi phí
dây chuyền xử lí, độ hoàn nguyên vật liệu sau xử lí. Tuy nhiên, hấp phụ là một trong
số những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để loại bỏ chất ô nhiễm khỏi nước
thải. Với quy trình đơn giản, chi phí thấp, hấp phụ giúp loại bỏ hiệu quả màu, mùi, các
chất độc ra khỏi môi trường mà các phương pháp khác không xử lí triệt để được.
Chính vì thế, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu để tìm ra chất hấp phụ mới với
khả năng hấp phụ cao, diện tích bề mặt lớn, dễ thu hồi, chi phí thấp và tối ưu hóa quy
trình hấp phụ [3].

Alginate là một polysacarit được tìm thấy trong thành tế bào bên ngoài của
rong nâu – loài rong phân bố chủ yếu ở dọc bờ biển của Việt Nam từ Bắc vào Nam
với trữ lượng lớn. Vật liệu composite dựa trên alginate đã được nghiên cứu rộng rãi
cho các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, dệt
may,… và cả trong lĩnh vực xử lý môi trường. Alginate có đặc tính tương thích sinh
học tốt, không độc hại, trong cấu trúc có chứa nhóm chức carboxyl và hydroxyl nên
có khả năng hấp phụ hiệu quả đồng thời có khả năng giải hấp, tái sử dụng. Vật liệu
này có thể loại bỏ các ion kim loại, màu của thuốc nhuộm, mùi của nước thải hiệu quả
3
thông qua cơ chế hấp phụ, trao đổi ion giữa các cation liên kết ngang và các chất ô
nhiễm [4-7]. Chính điều đó mà hiện nay, vật liệu composite trên cơ sở alginate kết
hợp với các thành phần khác nhau được nghiên cứu chuyên sâu để loại bỏ các chất ô
nhiễm khỏi nước ô nhiễm [8,9]. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm ứng dụng rộng rãi vật
liệu composite vào xử lí kim loại nặng trong môi trường nước vẫn còn những giới hạn
nhất định như chi phí sản xuất, quy trình tối ưu và hiệu quả của xử lí.

Xuất phát từ thực tế và những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu chế tạo vật liệu
composite trên cơ sở alginate để xử lý kim loại nặng trong nước” đã được tôi tiến
hành và là nội dung nghiên cứu chính đặt ra cho luận văn.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Xây dựng được quy trình chế tạo vật liệu composite trên cơ sở Alginate có diện
tích bề mặt riêng lớn, có khả năng hấp phụ tốt các ion kim loại nặng trong nước và có
thể tái sử dụng nhiều lần. Xác định được điều kiện hấp phụ tốt nhất đối với các ion
kim loại nặng của vật liệu tổng hợp được.

3. Nội dung nghiên cứu


- Nghiên cứu quy trình chế tạo, tổng hợp vật liệu composite trên cơ sở
Alginate, chất tạo bọt SLS (Sodium Lauryl Sulfate) và AC (Cacbon) bằng phương
pháp gel-ion trong dung dịch có chứa Ca(NO 3)2. Dự kiến tỉ lệ Alginate : SLS : AC = 1
: 0,1 : 0,5. Phân tích đặc trưng tính chất và hình thái cấu trúc của vật liệu.

- Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp phụ trên cơ sở khảo sát các yếu tố như:
thời gian, pH dung dịch, khối lượng vật liệu, nồng độ của các ion kim loại.

- Nghiên cứu mô hình hấp phụ: Langmuir và Fendlich.

- Nghiên cứu đánh giá giải hấp các ion kim loại nặng của vật liệu trên cơ sở các
tác nhân khử hấp: nước, HCl, NaOH, NaCl, CaCl2, cồn.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học cập nhật về quy
tình tổng hợp vật liệu composite dựa trên cơ sở Alginate.

4
- Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp thêm dữ liệu vào xu hướng nghiên
cứu mới về vật liệu xử lý môi trường hiệu quả có nguồn gốc từ tự nhiên, thân thiện
môi trường.

5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước


1.1.1. Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng
Kim loại nặng là những kim loại nặng có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm 3, có
số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng [Lê Văn Cát,
2002, Hấp phụ và trao đổi ion trong kĩ thuật xử lý nước và nước thải, Nhà xuất bản
thống kê Hà Nội]. Trong quá trình trao đổi chất, kim loại nặng đóng một vai trò quan
trọng nếu ở hàm lượng thấp, tuy nhiên khi hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép thì
nó sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể người.

Bảng 1.1. Bảng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCQG 01-1:2018/ BYT về Chất
lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

1 Hàm lượng niken mg/l 0,07

2 Hàm lượng đồng mg/l 1

3 Hàm lượng cadimi mg/l 0,003

4 Hàm lượng chì mg/l 0,01

5 Hàm lượng mangan mg/l 0,1

6 Hàm lượng thủy ngân mg/l 0,001

Ô nhiễm kim loại nặng gây ra chủ yếu từ các hoạt động của con người như khai
thác kim loại, các xưởng đúc, giao thông vận tải, bãi chôn lấp, bãi thải và các ngành
công nghiệp khác dựa trên kim loại. Sử dụng kim loại nặng trong lĩnh vực nông
nghiệp là nguồn thứ cấp gây ô nhiễm kim loại nặng, chẳng hạn như sử dụng thuốc trừ
sâu, thuốc diệt côn trùng, phân bón… Các nguyên nhân tự nhiên cũng có thể làm tăng
ô nhiễm kim loại nặng như hoạt động núi lửa, ăn mòn kim loại, bốc hơi kim loại từ đất
và nước và tái huyền phù trầm tích, xói mòn đất, phong hóa địa chất. Phần lớn, các

6
kim loại nặng rất khó loại bỏ bằng các biện pháp thông thường, nên khi chúng xâm
nhập vào cơ thể người và động vật theo chu trình thức ăn, hô hấp chúng sẽ có những
tác động xấu đến sức khỏe. [0-11]

[0] Lê Văn Cát, 2002, Hấp phụ và trao đổi ion trong kĩ thuật xử lý nước và
nước thải, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội].

[1] V. Masindi, K.L. Muedi, Environmental contamination by heavy metals, in:


Heavy Metals, InTech, 2018.

[2] C.H. Walker, R.M. Sibly, S.P. Hopkin, D.B.P., in: Principles of
Ecotoxicology; Group, T. And F., Ed.; 4th Edition, CRC Press, 2012.

[4] P.K. Gautam, R.K. Gautam, M.C. Chattopadhyaya, S. Banerjee, M.C.


Chattopadhyaya, J.D. Pandey, Heavy metals in the environment: fate, transport,
toxicity and remediation technologies Thermodynamic profiling of pollutants View
project Materials for Solid oxide fuel cells View project Heavy Metals in the
Environment: Fate, Transport, Toxicity And Rem, 2016.

[5] P.B. Tchounwou, C.G. Yedjou, A.K. Patlolla, D.J. Sutton, Heavy metal
toxicity and the environment, In EXS 101 (2012) 133–164.

[9] S. Shallari, Heavy metals in soils and plants of serpentine and industrial
sites of Albania, Sci. Total Environ. 209 (1998) 133–142.

[10] N. Herawati, S. Suzuki, K. Hayashi, I.F. Rivai, H. Koyama, Cadmium,


copper, and zinc levels in rice and soil of Japan, Indonesia, and China by soil type,
Bull. Environ. Contam. Toxicol. 64 (2000) 33–39.

[11] Z.L. He, X.E. Yang, P.J. Stoffella, Trace elements in agroecosystems and
impacts on the environment, J. Trace Elem. Med. Biol. 19 (2005) 125–140.

Hiện nay, trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm kim loại nặng
ở các vùng ven biển, cửa sông do sự phát triển về công nghiệp và sự gia tăng dân số
nhanh chóng. Điều này đe dọa tới sự sống của các loài động vật thủy sinh, sức khỏe
của con người. Ô nhiễm chì, kẽm, asen, cadimin là một trong những điều đáng lo ngại
ở các nước Úc, Anh, Pháp với hàm lượng rất cao. Các kim loại nặng này chủ yếu có

7
nguồn gốc từ công nghiệp xăng dầu, luyện kim. [Bryan và cộng sự (1985) trích
trong Bryan & Langston (1992)] [Langstone, 1985 trích trong Bryan &
Langston, 1992]

Việt Nam là một trong số những nước đang phát triển công nghiệp với tốc độ
nhanh chóng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần to lớn trong việc
phát triển kinh tế chung của đất nước, tuy vậy tốc độ phát triển không đi đôi với bảo
vệ môi trường là một trong số những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ô nhiễm
môi trường như không khí, đất và đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Kim loại nặng độc
hại phát tán vào trong môi trường ngày càng tăng trong khi nguồn nước thải của các
cơ sở sản xuất, nước thải sinh hoạt của người dân chưa được xử lý hoặc xử lý không
triệt để vẫn đang hàng ngày thải ra môi trường nước. Các khu công nghiệp luyện gang
thép, kim loại màu, kim loại mạ, khai thác mỏ hoạt động…và hàng trăm các làng nghề
thủ công như đúc đồng, nhôm, chì, nhuộm vải…gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi
trường. Theo đó, tình trạng nước bị nhiễm kim loại nặng đang diễn ra ngày càng trầm
trọng, việc xử lý kim ô nhiễm các kim loại nặng trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay.

1.1.2. Tác hại của ô nhiễm kim loại nặng đối với môi trường
Ô nhiễm kim loại nặng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người
và môi trường. Các tác hại của kim loại nặng bao gồm kìm hãm sự tăng trưởng và
phát triển, ung thư, tổn thương các cơ quan, tổn thương hệ thần kinh và có thể tử
vong. Khi tiếp xúc trực tiếp với một số kim loại như thủy ngân hoặc chì sẽ gây ra bệnh
khớp như viêm khớp dạng thấp, các bệnh về thận, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

a. Tình trạng ô nhiễm và độc tính của niken

Niken là một kim loại có màu trắng bạc, dễ dát mỏng, dễ uốn và dễ kéo thành
sợi. Ở điều kiện bình thường, niken ổn định trong không khí và trơ với oxi nên được
sử dụng rất nhiều để làm hợp kim. Khoảng 65% niken được sử dụng làm thép không
gỉ, 12% niken được sử dụng làm siêu hợp kim, còn lại được sử dụng trong công nghệ
luyện thép, pin sạc, chất xúc tác trong những phản ứng hóa học,…Với nồng độ cao,
chúng sẽ gây hại tới cây trồng, các vi sinh vật như giảm tốc độ tăng trưởng. Con người
khi tiếp xúc lâu dài với niken có thể bị vàng da và xuất hiện dị ứng. Nếu bị ngộ độc

8
niken, sẽ dẫn tới các triệu chứng như khó chịu, buồn nôn, rối loạn tim, hen suyễn khi
kéo dài sẽ ảnh hưởng tới phổi và hệ thần kinh trung ương. [Hà Quang Ánh (2016).
Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng vật liệu mới cấu trúc nano trên cơ sở graphen ứng
dụng trong xử lý môi trường. Luận án tiến sỹ. Học viện khoa học và công nghệ- Viện
hàn lâm và công nghệ Việt Nam.] [Nguyễn Kế Quang (2014), Nghiên cứu tổng hợp
graphen oxit , graphen và ứng dụng làm chất hấp phụ màu, Luận văn thạc sĩ. Trường
Đại học bách khoa Hà Nội.]

b. Tình trạng ô nhiễm và độc tính của đồng

Đồng được sử dụng cách đây hàng nghìn năm vì chúng tồn tại dưới dạng kim
loại trong tự nhiên, con người có thể sử dụng luôn thay vì khai thác từ quặng. Đồng là
kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao, do đó chúng được sử dụng nhiều để làm
vật dẫn nhiệt, dẫn điện, vật liệu xây dựng và hợp kim như sản xuất mô tơ điện, động
cơ điện, máy thu thanh, vô tuyến truyền hình, các thiết bị điện tử, đồ gia dụng.
[Bielmyer, G.K., Grosell, M., Bhagooli, R., Baker, A.C., Langdon, C., Gillette, P. and
Capo, T.R. (2010) Differential Effects of Copper on Three Species of Scleractinian
Corals and Their Algal Symbionts (Symbiodinium spp.). Aquatic Toxicology, 97,
125-133.] Nguồn thải chính của đồng trong nước thải công nghiệp đi từ quá trình mạ,
rửa, ngâm trong bể chứa đồng. Các ion đồng tan trong nước có tác dụng diệt khuẩn,
diệt nấm và có tác dụng như chất bảo quản gỗ. Với hàm lượng đủ, đồng là nguyên tố
vi lượng cần thiết đối với sự phát triển của thực vật, động vật và con người. Nếu cơ
thể người thiếu đồng, hoạt tính của hệ men giảm đi, quá trình trao đổi protein bị chậm
lại, do đó các mô xương chậm phát triển, thiếu máu và suy nhược cơ thể. Tuy nhiên
nếu hàm lượng đồng trong cơ thể lớn thì cơ thể sẽ bị nhiễm độc và có thể gây một số
bệnh về thần kinh, gan, thận; lượng lớn đồng hấp thụ qua đường tiêu hóa có thể gây tử
vong.

c. Tình trạng ô nhiễm và độc tính của cadimi

Cadimin là kim loại tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh, có độc tính.
Cadimin thường tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu trong các loại
pin, trong hợp kim đồng, sơn, chất dẻo. [Chen BY, Chen CY, Guo WQ. Fixed-bed

9
biosorption of cadmium using immobilized Scenedesmus obliquus CNW-N cells on
loofa (Luffa cylindrica) sponge. Bioresour Technol. 2014;160:175–181. ]. Chính vì
thế, cadimi thường xuất hiện trong nước ngầm, một số ít xuất hiện trong nước rò rỉ từ
bãi rác, nước từ đường ống tráng kẽm, nước thải công nghiệp khai thác mỏ. Cadimi
thường xâm nhập vào cơ thể con người qua ba đường chính là chuỗi thức ăn, hô hấp
và nước uống. Với nồng độ cadimi cao, có thể gây rối loạn chuyển hóa canxi, các
bệnh về xương như loãng xương, đau nhức xương khớp…đồng thời cũng ảnh hưởng
tới hệ hô hấp gây viêm mũi, mất nhận biết khứu giác.

d. Tình trạng ô nhiễm và độc tính của chì

Chì được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng công nghiệp quan trọng,
chẳng hạn như pin lưu trữ, sản xuất, bột màu in, nhiên liệu, vật liệu chụp ảnh và sản
xuất chất nổ [Jalali R, Ghafourian H, Asef Y, Davarpanah SJ, Sepehr S (2002)
Removal and recovery of lead using non-living biomass of marine algae. J Hazard
Mater 92:253–262]. Nguyên nhân khiến nguồn nước nhiễm chì chủ yếu do nước thải
công nghiệp của các nhà máy cơ khí, nhà máy sản xuất, ắc quy và gốm sứ. Tiếp xúc
với chì gây yếu các ngón tay, cổ tay và mắt cá chân. Ảnh hưởng của nhiễm độc chì rất
rộng và bao gồm suy giảm tổng hợp máu, tăng huyết áp, đau bụng dữ dội, tổn thương
não, thận và thậm chí có thể gây sẩy thai ở phụ nữ có thai [Toxicological profile for
lead (1999) US Department of Health and Human Services, Public Health Services
(Agency for Toxic Substances and Diseases Registry). Atlanta ]. Khi hàm lượng của
chì trong máu trên 0,3mg/l, nó sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa glucose tạo ra năng
lượng duy trì sự sống, nhưng nếu hàm lượng chì trong máu trên 0.8mg/l sẽ gây thiếu
máu do thiếu hụt hemoglobin.

e. Tình trạng ô nhiễm và độc tính của thủy ngân

Thủy ngân là kim loại tồn tại ở thể lỏng, có màu bạc và độc và thường xuất
hiện nhiều ở những nơi xảy ra hiện tượng phun trào núi lửa, phong hóa đất, đá. Mặc
dù có những lo ngại về độc tính của thủy ngân nhưng nó vẫn được sử dụng nhiều
trong nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, công tắc thủy ngân, đèn huỳnh quang và các thiết bị
khác. [M. Tuzen and M. Soylak , Bull. Environ. Contam. Toxicol., 2005, 74 , 968 —

10
972]. [F. Aboufazeli , H. Reza Lotfi Zadeh Zhad , O. Sadeghi , M. Karimi and E.
Najafi , J. Macromol. Sci., Part A: Pure Appl. Chem., 2013, 50 , 18 —24]. Thủy ngân
hiếm khi tồn tại trong nước, tuy nhiên các muối của thủy ngân được dùng trong công
nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước. Thủy ngân có thể xâm nhập
vào cơ thể người thông qua đường hô hấp, da và chuỗi thức ăn. Khi cơ thể người
nhiễm độc thủy ngân, các cơ quan như thận, hệ thần kinh sẽ bị rối loạn, với hàm lượng
cao có thể gây tử vong.

1.2. Các phương pháp phân tích kim loại nặng trong nước
1.2.1. Phương pháp quang phổ hấp phụ phân tử UV-VIS
Phổ hấp phụ phân tử UV-VIS là phổ do sự tương tác giữa các điện tử hóa trị
trong các liên kết p, d và đôi điện tử n ở trong phân tử hay nhóm phân tử của các chất
với chùm tia sáng kích thích thích hợp tạo ra.

Phổ phân tử UV-VIS là phổ đám có các cực đại và cực tiểu của phổ nằm ở
những bước sóng xác định tùy thuộc vào cấu trúc và loại liên kết trong phân tử hay
nhóm nguyên tử. Vùng sóng: 200nm – 800nm.

Khi chiếu một chùm sáng có bước sóng phù hợp đi qua một dung dịch chất
màu, các phân tử hấp thụ sẽ hấp thụ một phần năng lượng của chùm sáng, một phần
ánh sáng sẽ truyền qua dung dịch. Từ đây, ta có thể xác định được cường độ chùm
sáng truyền qua và suy ra nồng độ dung dịch.

Theo định luật Lambert-Beer, độ hấp phụ quang được xác định theo phương
trình:

A = ɛ.l.C (1.1)

[Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.]

Trong đó:

ɛ: Hệ số hấp thụ phụ thuộc vào bản chất màu và bước sóng của áng sáng tới

11
l: Chiều dày cuvet

C: Nồng độ chất phân tích

Điều kiện để áp dụng định luật Lambert-Beer:

- Thiết bị phải có khả năng tạo ra chùm tia có độ đơn sắc nhất định

- Chất thử phải bền trong dung dịch và bền dưới tác dụng của tia UV-VIS

- Dung dịch phải nằm trong khoảng nồng độ thích hợp

- Dung dịch phải trong suốt để hạn chế các hiện tượng quang học khác.

Một số phương pháp định lượng bằng phép đo phổ UV-VIS:

a. Phương pháp đường chuẩn [Phạm Luận (1994), Cơ sở lý thuyết của phép đo
phổ hấp phụ phân tử UV- VIS, Trường ĐHTH Hà Nội.]

Đây là phương pháp xác định chính xác nồng độ dung dịch và thực hiện được
nhiều lần. Các bước chuẩn bị:

- Bước 1: Chuẩn bị từ dãy dung dịch chuẩn (trong khoảng tuân theo định luật
Beer).

- Bước 2: Thực hiện phản ứng màu với thuốc thử.

- Bước 3: Đo độ hấp thụ quang A của dung dịch ở max so với các dung dịch so
sánh được chuẩn bị giống như dung dịch tiêu chuẩn nhưng không chứa ion cần xác
định. Với mỗi nồng độ thu được một giá trị mật độ quang xác định

- Bước 4: Biểu diễn sự phụ thuộc A theo C theo đồ thị A = f(C). Viết phương
trình hồi quy tuyến tính A= aC + b (a và b là hệ số cần tìm của phương trình hồi quy –
tương quan).

- Bước 5:Pha dung dịch mẫu thử và đo độ hấp phụ quang của mẫu.

- Bước 6: Căn cứ vào phương trình hồi quy tuyến tính của dãy chuẩn và A x để
xác định nồng độ chất X trong mẫu thử.

12
Hình 1.1. Đường chuẩn A = f(C)

b. Phương pháp thêm chuẩn [Phạm Luận (1994), Cơ sở lý thuyết của phép đo
phổ hấp phụ phân tử UV- VIS, Trường ĐHTH Hà Nội.]

Đây là phương pháp để xác định các chất có hàm lượng vi lượng hoặc siêu vi
lượng, loại bỏ ảnh hưởng của chất lạ. Có thể sử dụng phương pháp sử dụng công thức
và phương pháp đồ thị.

- Phương pháp sử dụng công thức:

Ax (1.2)
C x =C a .
A x+a− A x

Trong đó:

Ax: Độ hấp thu của dung dịch xác định tương ứng với thể tích Vx.

Ax+a: Độ hấp thu của dung dịch có thêm chuẩn.

Ca: Nồng độ chất chuẩn thêm vào.

13
Cx: Nồng độ chất cần xác định trong thể tích Vx

Công thức được thiết lập từ:

A x =  × l × Cx (1.3)

A(x+a) =  × l × (Cx + Ca) (1.4)

Cx được biểu diễn theo đơn vị của Ca.

Cách thực hiện: Lấy 3 lần của dung dịch cần xác định nồng độ cho vào 3 bình
định mức có thể tích VmL.

Bình 1: Thêm thuốc thử và các chất để tạo môi trường pH cho dung dịch, dung
dịch gọi là dung dịch xác định Cx, độ hấp thu quang tương ứng là Ax.

Bình 2: Thêm một lượng chính xác dung dịch tiêu chuẩn đã biết chính xác
nồng độ Ca, tiến hành phản ứng tạo màu giống như bình 1. Dung dịch có độ hấp thu
tương ứng là A(x+a).

Bình 3: chỉ thêm các chất để tạo pH cho dung dịch, lấy dung dịch này làm dung
dịch so sánh.

- Phương pháp đồ thị:

Để thực hiện xác định nồng độ chất bằng phương pháp này, cần thực hiện theo
các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị ít nhất 3 dung dịch thêm chuẩn.

Bước 2: Lấy ít nhất 4 lần của dung dịch cần xác định nồng độ cho vào 4 bình
định mức V(mL).

Bước 3: Sau đó thêm chính xác một lượng V 1, V2, V3 mL dung dịch tiêu chuẩn
có nồng độ tương ứng CA1, CA2, CÁ3 vào 3 bình định mức trên.

Bước 4: Tiến hành phản ứng tạo màu. Bình còn lại để làm dung dịch so sánh,
cũng chuẩn bị giống như phương pháp công thức.

Độ hấp thu của các dung dịch thêm so với dung dịch so sánh.

14
Hình 1.2. Tương quan của phương pháp thêm chuẩn sử dụng đồ thị

c. Phương pháp so sánh 1 chuẩn [Phạm Luận (1994), Cơ sở lý thuyết của phép
đo phổ hấp phụ phân tử UV- VIS, Trường ĐHTH Hà Nội.]

Để xác định nồng độ chất bằng phương pháp này, ta thực hiện theo những bước
sau:

- Pha một dung dịch chuẩn có Ctc

- Tiến hành đo độ hấp thụ quang A của dung dịch chuẩn so với dung dịch so
sánh (Atc)

- Theo định luật Lambert-Beer: Atc = ε x l x Ctc (1.5)

- Pha dung dịch mẫu với nồng độ cần xác định Cx (chưa biết)

- Tiến hành đo độ hấp thụ quang A của dung dịch mẫu so với dung dịch so
sánh (Ax)

- Theo định luật Lambert-Beer: Ax = ε x l x Cx


(1.6)

- Khi dung dịch cần xác định và dung dịch chuẩn có cùng bản chất, ε có thể
Ax
xem như nhau và l = const. Vậy: C x = (1.7)
A tc x C tc

15
1.2.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử là phương pháp dựa trên nguyên lý
hấp thu của hơi nguyên tử. Các nguyên tử ở trạng thái tự do dưới dạng những đám hơi
nguyên tử sẽ hấp thu và bức xạ năng lượng, còn nếu ở trạng thái bình thường thì điều
này sẽ không xảy ra. Mỗi nguyên tử chỉ hấp thu những bức xạ nhất định đặc trưng với
những bức xạ của nó. Khi nguyên tử nhận năng lượng chúng chuyển lên mức năng
lượng cao hơn, gọi là trạng thái kích thích. Quá trình đó gọi là quá trình hấp thu năng
lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ của nguyên tử đó. Phổ sinh ra
trong quá trình này gọi là phổ hấp thu nguyên tử.

Đây là một phương pháp rất quan trọng để xác định hàm lượng kim loại nặng ở
dạng đa lượng và vi lượng, phù hợp cho việc xác định hàm lượng kim loại nặng trong
nước. Để xác định theo phương pháp này, ta làm tiến hành theo các nguyên tắc sau
đây: [Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội].

- Nguyên tắc 1: Lựa chọn các điều kiện và thiết bị hỗ trợ phù hợp với mẫu để
chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu thành trạng thái hơi của nguyên tử tự do.

- Nguyên tắc 2: Tiến hành chiếu chùm tia sáng với bức xạ tương ứng của
nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa tạo ra.

- Nguyên tắc 3: Thu toàn bộ chùm sáng, phân li và chọn một vạch hấp thụ của
nguyên tố cần nghiên cứu để đo được tín hiệu hấp thu của vạch phổ hấp thu nguyên
tử.

Phương pháp này bao gồm các kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu khác nhau như: Kỹ
thuật nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa (F-AAS); kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu không
ngọn lửa (GF-AAS) và kỹ thuật Hydrua hóa.

Ta sử dụng kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa để xác định nồng độ
Cd2+ (F-AAS: Flame – Atomic Absorption Spectrophotometry). Với nguyên tắc: dùng
năng lượng nhiệt của ngọn lửa đèn khí để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích.

16
Ngọn lửa có nhiệm vụ hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu, chính vì thế, ngọn lửa cần đạt
những tiêu chí, yêu cầu sau:

- Làm nóng đều mẫu, hóa hơi nguyên tử hóa mẫu phân tích với hiệu suất cao,
bảo đảm phép phân tích đạt độ chính xác và độ nhạy cao.

- Ngọn lửa cần có nhiệt độ đủ lớn, có khả năng điều chỉnh, ổn định với thời
gian, có thể lặp lại trong các lần phân tích khác nhau.

- Ngọn lửa cần thuần khiết, không sinh ra vạch phổ phụ hoặc tạo phổ nền quá
lớn. Có quá trình ion hóa và phát xạ không đáng kể.

- Bề dày của ngọn lửa cần đủ lớn và có thể thay đổi để tăng độ nhạy của phép
đo và thay đổi khi cần thiết.

- Ngọn lửa tiêu tốn ít mẫu phân tích.

1.2.3. Phương pháp khối phổ - plasma cảm ứng ICP-MS


Phổ khối – Plasma kết hợp cảm ứng (ICP-MS) là kĩ thuật kết hợp khối phổ với
nguồn ion hóa là Plasma kết hợp cảm ứng. Nguyên lý cơ bản của sự hình hình ICP-
MS:

- Nguồn ICP chuyển các nguyên tử của nguyên tố trong mẫu thành các ion. Sau
đó, những ion này được phân tách và phát hiện bằng thiết bị khối phổ dòng điện được
cấp cho cuộn cao tần từ bộ phát cao tần, dao động điện trường và từ trường sẽ được
tạo thành ở cuối đuốc ICP. Khi dòng khí argon được đánh lửa qua đuốc ICP, các điện
tử sẽ được tách khỏi nguyên tử Argon để tạo thành ion Argon. Những ion này bị bắt
lại trong các trường dao động và va chạm với các ion khác tạo thành Plasma.

17
Hình 1.3. Đuốc ICP cho thấy sự biến đổi của mẫu

- Mẫu được đưa vào đuốc Plasma ICP dưới dạng sol khí, sau đó mẫu sẽ bị đề
solvat và các nguyên tố trong sol khí sẽ được chuển thành các nguyên tử khí rồi được
ion hóa tại phần cuối của đuốc Plasma.

- Khi các nguyên tố trong mẫu được chuyển thành ion, những ion này được đưa
vào thiết bị khối phổ qua vùng trung gian hình nón. Sau đó, các ion trong dòng mẫu
argon ở áp suất (1 – 2 torr) được chuyển tới vùng có áp suất thấp (<10 x 10-5 torr) của
thiết bị khối phổ.

- Các ion từ nguồn ICP sau đó được hội tụ lại bởi các thấu kính tĩnh điện trong
hệ thống. Các hệ thống ICP-MS khác nhau có các hệ thống thấu kính khác nhau. Mỗi
hệ thống quang ion được thiết kế riêng để hoạt động với một hệ thống khối phổ và bộ
phận kết nối khác nhau.

- Khi các ion đi vào các thiết bị khối phổ, chúng được phân tách theo tỉ lệ khối
lượng – điện tích (m/z). Loại thiết bị khối phổ thông dụng nhất là bộ lọc khối tứ cực
quadrupole.

18
1.3. Các phương pháp xử lí ion kim loại nặng trong nước
1.3.1. Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là sự tăng nồng độ của chất khí (hơi hoặc lỏng) trên bề mặt phân cách
pha (khí – rắn, lỏng – rắn, khí – lỏng, lỏng – lỏng). [Nguyễn Hữu Phú (2003), Hoá lý
và hoá keo, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.] [Nguyễn Hữu Phú (1998),
Giáo trình hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vật liệu và vô cơ mao quản, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.]. Chất có bề mặt trên đó xảy ra sự hấp phụ gọi là chất
hấp phụ, chất được tích lũy trên bề mặt chất hấp phụ gọi là chất bị hấp phụ. Hấp phụ
được chia thành hai kiểu: hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. Hấp phụ vật lý xảy ra
bởi các lực tương tác yếu và thuận nghịch giữa các phân tử và các tâm hấp phụ trên bề
mặt than hoạt tính. Trong hấp phụ vật lý, các phân tử của chất bị hấp phụ và chất hấp
phụ không tạo thành hợp chất hoá học (không tạo thành các liên kết hóa học) mà chất
bị hấp phụ chỉ ngưng tụ trên bề mặt phân chia pha và bị giữ lại trên bề mặt chất hấp
phụ. Do vậy, trong quá trình hấp phụ vật lý không có sự biến đổi đáng kể cấu trúc
điện tử của cả chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Hấp phụ hóa học xảy ra bởi các liên
kết hóa học như liên kết ion, cộng hóa trị, liên kết phối trí…Vì vậy cấu trúc điện tử
của cả chất hấp phụ và chất bị hấp phụ đều có sự biến đổi sâu sắc trong hấp phụ hóa
học.

Hấp phụ là một trong số những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để loại
bỏ chất ô nhiễm khỏi nước thải đặc biệt có thể giữ lại các chất hữu cơ, các ion kim
loại với hiệu quả cao chính vì thế sự hấp thụ đóng một vai trò quan trọng trong việc
cải thiện chất lượng nước (Tài liệu tham khảo). Quá trình hấp phụ kim loại nặng xảy
ra giữa bề mặt lỏng của dung dịch chứa kim loại nặng và bề mặt rắn.

[1] B.C. PAN, Y. XIONG, Q. SU, A.M. LI, J.L. CHEN, Q.X. ZHANG, Chemosphere,
51, pp. 953–962, 2003. [2] J. HUANG, K. HUANG, C. YAN, J. Hazard Mater. 167,
pp. 69–74, 2009.

[3] A. LI, Q. ZHANG, G. ZHANG, J. CHEN, Z. FEI, F. LIU, Chemosphere, 47, pp.
981–989, 2002.

19
[4] B.C. PAN, X. ZHANG, W.M. ZHANG, J.Z. ZHENG, B.J. PAN, J.L. CHEN, Q.X.
ZHANG, J. Hazard Mater., 121, pp.233–41, 2005.

[5] K. YAMADA, T. TAMURA, Y. AZAKI, A. KASHIWADA, Y. HATA, K.


HIGASHIDA, Y. NAKAMURA, J. Polym. Environ., 17, pp. 95–102, 2009.

[6] S.H. LIN, R.S. JUANG, J. Environ. Management, 90, pp. 1336–1349, 2009.

Cân bằng hấp phụ đạt được khi tốc độ hấp phụ bằng tốc độ giải hấp. Trong quá
trình hấp phụ, các phần tử chất bị hấp phụ khi đã hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ
vẫn di chuyển ngược lại pha mang vì thế đây là quá trình thuận nghịch. Theo thời
gian, lượng chất hấp phụ bị hấp phụ tích tụ trên bề mặt chất rắn càng nhiều thì tốc độ
di chuyển ngược trở lại pha mang càng lớn đến khi đạt cân bằng hấp phụ.

Dung lượng hấp phụ cân bằng là khối lượng chất bị hấp phụ trên một đơn vị
khối lượng chất hấp phụ tại trạng thái cân bằng dưới điều kiện nồng độ và nhiệt độ
cho trước. Dung lượng hấp phụ phụ thuộc vào lực tương tác giữa chất hấp phụ và bị
hấp phụ. Trong môi trường nước, quá trình hấp phụ phụ thuộc vào pH, thời gian tiếp
xúc, các ion…Trong đó pH là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng, khi pH thay đổi sẽ dẫn
đến sự thay đổi về bản chất của chất bị hấp phụ (các chất có tính axit yếu, bazơ yếu
hay trung tính phân li khác nhau ở các giá trị pH khác nhau) và làm ảnh hưởng đến
các nhóm chức trên bề mặt chất hấp phụ. [Lê Văn Cát (2002), Hấp phụ và trao đổi ion
trong kĩ thuật xử lí nước và nước thải, Nxb Thống kê, Hà Nội.] [Nguyễn Đình Huề
(1982), Giáo trình hóa lí, Nxb Giáo dục, Hà Nội.]

Hiện nay, việc tìm kiếm các loại vật liệu hấp phụ với giá thành rẻ, hiệu quả cao
hay sử dụng từ phế phẩm nông nghiệp, công nghiệp đang được quan tâm hàng đầu.
Một số chất hấp phụ được quan tâm trong xử lý nước bao gồm than hoạt tính, nhựa
trao đổi ion, nhựa hấp phụ, oxit kim loại, hiđroxit và muối cacbonat, đất sét, và các
chất rắn khác lơ lửng trong hoặc tiếp xúc với nước.

Động học hấp phụ

20
Quá trình hấp phụ xảy ra chủ yếu trên bề mặt của chất hấp phụ khi ở trong môi
trường nước theo các giai đoạn kế tiếp nhau: [Lê Văn Cát, Hấp phụ và trao đổi ion
trong kỹ thuật xử lý nước và nước thải. 2002, Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội.]

- Giai đoạn khuếch tán trong dung dịch: các chất bị hấp phụ chuyển động tới bề
mặt chất hấp phụ.

- Giai đoạn khuếch tán màng: phân tử chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt
ngoài của chất hấp phụ chứa các hệ mao quản.

- Giai đoạn khuếch tán trong mao quản: chất bị hấp phụ khuếch tán vào bên
trong hệ mao quản của chất hấp phụ.

- Giai đoạn hấp phụ thực sự: các phân tử chất bị hấp phụ được gắn vào bề mặt
chất hấp phụ.

Trong tất cả các giai đoạn đó, quá trình khuếch tán thường chậm nên sẽ quyết
định hay khống chế chủ yếu toàn bộ quá trình hấp phụ. Hiện nay, để xác định các
tham số động học hấp phụ người ta thường xử dụng phương trình động học biểu kiến.

- Phương trình động học bậc 1 được đề xuất bởi Lagergren:

dqt (1.8)
= k 1( qe −q t )
dt

- Phương trình động học bậc 2 được đề xuất bởi Lagergren:

dqt (1.9)
= k 2( qe −q t )2
dt

Trong đó:

k1: hằng số tốc độ phản ứng theo mô hình động học bậc 1 (thời gian-1).

k2: hằng số tốc độ phản ứng theo mô hình động học bậc 2 (g/mg.phút).

21
qe, qt: dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng và thời điểm t (mg/g).

Đẳng nhiệt hấp phụ

Phương trình đẳng nhiệt Langmuir

Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ đối với sự hấp phụ chất tan trong dung dịch trên bề
mặt chất hấp phụ rắn:

K L Ce (1.10)
q=q max
1+ K L C e

Dạng tuyến tính:

Ce 1 1 (1.11)
= C+
q qmax e qmax K L

Trong đó:

q: dung lượng hấp phụ cân bằng của chất bị hấp phụ (lượng chất bị hấp phụ/ 1
đơn vị chất hấp phụ)

qmax: dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g)

KL: hằng số hấp phụ Langmuir (L/mg)

Ce: nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ (mg/L)

Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir được xây dựng trên cơ sở lí thuyết:

- Tiểu phân bị hấp phụ liên kết với bề mặt tại những trung tâm xác định.

- Mỗi trung tâm chỉ hấp phụ một tiểu phân.

22
- Bề mặt chất hấp phụ là đồng nhất, nghĩa là năng lượng hấp phụ trên các trung tâm là
như nhau và không phụ thuộc vào sự có mặt của các tiểu phân hấp phụ trên các trung
tâm bên cạnh.

Hình 1.4. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Hình 1.5. Đồ thị sự phụ thuộc của Ccb/q
Langmuir vào Ccb

Từ đồ thị sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb dễ dàng tính được qmax và hằng số K (
1 1
OM =¿
K . q max qmax = tgα)
;

Phương trình đẳng nhiệt Freundlich

Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich áp dụng cho sự hấp phụ trên bề mặt
không đồng nhất có dạng như sau:

1
(1.12)
q=K F Cen

Dạng tuyến tính:

1 (1.13)
lg q = lg KF + lg Ce
n

Trong đó:

q: dung lượng hấp phụ cân bằng của chất bị hấp phụ trên một đơn vị khối
lượng chất hấp phụ (mg/g);

Ce : nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ (mg/L);

qmax: dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g);

23
KF: hằng số Frendlich đặc trưng cho dung lượng hấp phụ và lực hấp phụ;

n: hằng số thực nghiệm

Các tham số KF và n có thể xác định được thông qua đồ thị tương quan giữa lgq
và lgCe từ các dữ liệu thực nghiệm bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Nếu C e = 1
đơn vị thì q = KF tức là KF chính là dung lƣợng hấp phụ tại Ce = 1, vậy nó là đại lượng
có thể dùng để đặc trưng cho khả năng hấp phụ của hệ. n là bậc mũ của biến C e luôn
nhỏ hơn 1, nó đặc trưng định tính cho bản chất lực tương tác của hệ, nếu n nhỏ thì hấp
phụ thiên về dạng hóa học, còn n lớn thì bản chất lực hấp phụ thiên về dạng vật lý, lực
hấp phụ yếu.

1.3.2. Phương pháp điện hóa


Phương pháp điện hóa giúp loại bỏ và thu hồi kim loại nặng dựa vào quá trình
oxi hóa – khử trên điện cực. Phản ứng cơ bản xảy ra là sự khử các kim loại ở các trạng
thái oxi hóa khác nhau thành trạng thái oxi hóa bằng không (trạng thái nguyên tố của
kim loại) ở cực âm khi có dòng electron chạy qua mạch từ cực dương. Ở anot, nước
và các ion clorua bị oxi hóa dẫn đến sự hình thành O 2, O3, Cl2 và các gốc là tác nhân
oxi hóa các chất hữu cơ trong dung dịch. Ở catot diễn ra quá trình khử điện hóa các
hợp chất hữu cơ hoặc các ion kim loại ở các trạng thái oxi hóa khác nhau thành trạng
thái oxi hóa bằng không kết hợp với phản ứng oxi hóa điện hóa và quá trình tuyển nổi,
keo tụ điện hóa dẫn đến hiệu suất xử lý kim loại và màu cao.

Phương trình điện cực:

Catot xảy ra quá trình oxi hóa phát ra các electron: A-  A + e

Anot xảy ra quá trình khử thu các electron: C+ + e  C

Sự phụ thuộc của thế điện cực cũng như sức điện động của pin theo nồng độ
được mô tả định lượng bằng phương trình Nernst:

RT A (1.14)
E0 =E00 + ln ⁡( 0 x )
nF A red

Trong đó:

24
E0: Thế cân bằng điện cực

0
E0 : Thế cân bằng điện cực trong điều kiện tiêu chuẩn.

R: hằng số mol của khí lí tưởng

F: Hằng số Faraday

T: Nhiệt độ (K0)

n: Số electron dùng trong quá trình điện hóa.

Aox: Hoạt tính của chất oxi hóa

Ared: Hoạt tính của chất khử

Phương pháp điện hóa đã được sử dụng để loại bỏ Cr, Zn, As, Cu, Ni, Mn…
trong công nghiệp. Với quy trình đơn giản, lượng bùn hình thành thấp và không tạo
thành các sản phẩm phụ trong quá trình phản ứng đã làm phương pháp này trở nên
ngày càng thông dụng. Tuy nhiên phương pháp điện hóa có hạn chế là với giá thành
cao do tiêu tốn năng lượng và kim loại làm điện cực.

1.3.3. Phương pháp oxy hóa – khử


Phương pháp oxi hóa – khử được sử dụng để loại bỏ các chất độc hại như CN -,
đồng, kẽm…mà phương pháp vi sinh không xử lí được. Nguyên tắc của phương pháp
này dựa trên quá trình cho electron (chất khử) và nhận electron (chất oxi hóa) để
chuyển chất từ dạng này sang dạng khác. Quá trình khử là quá trình ngược lại với quá
trình oxi hóa vì thế quá trình oxy khử là hai quá trình trong một phản ứng. Nếu có một
chất sau phản ứng bị oxi hóa thì chất còn lại sẽ là chất khử. Khả năng mất electron của
các chất trong phản ứng càng mạnh thì khả năng bị oxi hoá càng cao.

Phản ứng oxi hóa khử:

Chất khử  chất oxi hóa + ne Chất oxi hóa + ne  chất khử

Căn cứ vào thế oxi hóa – khử và hoạt tính của hai dạng bị oxi hóa và bị khử có
thể xác định được khả năng tương tác, tốc độ phản ứng và hiệu suất phản ứng.

Từ dãy thế điện cực (thế khử) chuẩn người ta có thể:

25
- Xác định sức điện động chuẩn của pin điện hóa và thế điện cực chuẩn của cặp
oxi hóa khử: E0 (của pin) = E¿ ¿+ E¿ ¿.

- So sánh tính oxi hóa-khử và xác định chiều của phản ứng oxi hóa khử ở điều
kiện chuẩn: Khi cặp oxi hóa khử có E 0 càng lớn thì tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng
mạnh, có E0 càng nhỏ thì tính khử của dạng khử càng mạnh. Và dạng oxi hóa của cặp
oxi hóa-khử có E0 lớn hơn có thể oxi hóa được dạng khử của cặp oxi hóa khử có E 0
nhỏ hơn.

1.3.4. Phương pháp trao đổi ion


Trao đổi ion là một quá trình hóa học mà trong đó các ion hòa tan trong dung
dịch trao đổi với các ion trên bề mặt của chất rắn có điện tích tương tự khi tiếp xúc với
nhau. Trao đổi ion có thể được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước thải để trao đổi
ion này cho ion khác nhằm mục đích khử khoáng. Có hai loại hệ thống trao đổi ion,
một loại sử dụng nhựa anion và một loại khác là nhựa trao đổi cation. Các vật liệu có
thể được chia nhỏ thành từng nhóm riêng lẻ tùy thuộc vào việc nó là cation bazơ
mạnh, cation axit yếu, anion bazơ mạnh hay anion bazơ yếu. Việc lựa chọn vật liệu
trao đổi ion chọn lọc có nghĩa quan trọng cho thu hồi kim loại quý hiếm. Khi các vật
liệu này đạt trạng thái bão hòa, ta tiến hành tái sinh hoặc thay chúng.

Có hai phương pháp sử dụng trao đổi ion là trao đổi ion với lớp nhựa chuyển
động, vận hành và tái sinh liên tục; và trao dổi ion với lớp nhựa trao đổi đứng yên, vận
hành và tái sinh gián đoạn. Trong đó trao đổi ion với lớp nhựa tĩnh là phổ biến.

Nhựa trao đổi ion còn gọi là ionit, các ionit có khả năng hấp thu các ion dương gọi
là cationit, ngược lại các ionit có khả năng hấp thu các ion âm gọi là anionit. Còn các
ionit vừa có khả năng hấp thu cation, vừa có khả năng hấp thu anion thì được gọi là
ionit luỡng tính.

Hiệu quả của trao đổi ion trong xử lý nước có thể bị hạn chế do đóng cặn khoáng,
tắc nghẽn bề mặt và các vấn đề khác góp phần gây ra tắc nghẽn nhựa. Các quy trình
tiền xử lý như lọc hoặc bổ sung hóa chất có thể giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa
những vấn đề này.

26
Trong số các phương pháp hóa lý ứng dụng xử lý nước thải mạ, trao đổi ion đang
dần dần được chú ý trong những năm gần đây do thích hợp với xử lý nước thải chứa
nhiều ion kim loại với nhu cầu năng lượng thấp, có khả năng thu hồi các cấu tử có giá
trị mà không tạo ra các chất thải thứ cấp. Tuy nhiên phương pháp này có giá thành xử
lý cao, yêu cầu vận hành chặt chẽ, và đòi hỏi tái sinh vật liệu trao đổi.

1.4. Vật liệu hấp phụ kim loại nặng


Các ion kim loại nặng được thải ra từ các hoạt động công nghiệp của các nhà
máy, xí nghiệp hay các hoạt động sản xuất của con người. Nước bị ô nhiễm kim loại
nặng như Ni(II), Cu(II), Pb(II), Cd(II)…có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và cả
sức khoẻ của con người. Do đó, việc nghiên cứu, xử lí, loại bỏ ion kim loại nặng trong
nước thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong nhiều thời gian vừa
qua.

Gần đây, nhiều phương pháp tiếp cận đã được nghiên cứu để phát triển các
chất hấp phụ rẻ và hiệu quả. [7–20] [7] Erdem, E., Karapinar, N., and Donat, R.
(2004) J. Colloid Interface Sci., 280: 309–314. [8] Amarasinghe, B.M.W.P.K. and
Williams, R.A. (2007) Chem.Eng. J., 132: 299–309. [9] Ouhadi, V.R., Yong, R.N.,
and Sedighi, M. (2006) Appl. Clay Sci., 32: 217–231. [10] Baskaralingam, P.,
Pulikesi, M., Elango, D., Ramamurthi, V., and Sivanesan, S. (2006) J. Hazard. Mater.,
B128:138–144. [11] Gotoh, T., Matsushima, K., and Kikuchi, K. (2004)
Chemosphere, 55: 135–140. [12] Reddad, Z., Gerente, C., Andres, Y., Thibault, J.F.,
and Cloirec, P. (2003) Water Res., 37: 3983–3991. [13] Ajmal, M., Rao, R.A.K.,
Ahmad, R., Ahmad, J., and Rao, L.A.K. (2001) J. Hazard. Mater., B87: 127–137.
Nhiều chất hấp phụ với chi phí thấp như các vật liệu tự nhiên, chất hấp phụ sinh học,
chất thải từ các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Những vật liệu này có thể được
sử dụng làm chất hấp phụ để loại bỏ thuốc nhuộm, kim loại nặng và các chất ô
nhiễm hữu cơ từ nước thải. Các loại khoáng sét, các loại polyme thiên nhiên, vật
liệu composite xốp được chế tạo trên cơ sở alginate…được sử dụng như vật liệu
hữu hiệu để loại bỏ ion kim loại nặng trong nước.

Các vật liệu hấp phụ có nguồn gốc vô cơ như khoáng sét, bentonite… có
ưu điểm là giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ dàng khai thác trong tự

27
nhiên. Tuy nhiên nếu khai thác quá nhiều sẽ dẫn tới mất cân bằng tự nhiên, ảnh
hưởng xấu tới môi trường. Các vật liệu polime thiên nhiên có ưu điểm khi không
độc hại, tự phân huỷ sinh học và đạt hiệu suất hấp phụ cao. Tuy nhiên các vật liệu
polime có giá thành cao nên vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong xử lí nước
thải tại các khu công nghiệp.

Trong những năm gần đây, nghiên cứu tổng hợp vật liệu composite trên cơ sở
alginate được các nhà khoa học quan tâm vì alginate là một polisaccarit có nguồn gốc
và trữ lượng lớn trong thiên nhiên. Với những ưu điểm vượt trội về khả năng hấp phụ
ion kim loại nặng, màu, mùi và khả năng tự phân huỷ sinh học đã khiến vật liệu này
được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như thực phẩm, công nghiệp, dược phẩm…
Để tăng hiệu quả xử lí thực tế, cần biến tính và tạo độ xốp cho vật liệu này thông qua
than hoạt tính (AC), than sinh học (C), ống nano cacbon (CNT), khoáng sét…

1.5. Tổng quan về vật liệu hấp phụ trên cơ sở Alginate và ứng dụng
1.5.1. Sự ra đời và phát triển của vật liệu Alginate
Alginate là một polysaccharide được tìm thấy trong thành tế bào của tảo nâu –
một loại tảo có trữ lượng lớn ở vùng biển của Việt Nam. Alginate được nghiên cứu lần
đầu tiên bởi nhà hóa học người Anh E.C Stanford vào cuối thế kỉ XIX. Từ rất lâu,
người ta biết sử dụng loại rong này làm phân bón, thuốc ngâm để uống hay cho gia
súc. Việc sử dụng các polyme từ tự nhiên để làm chất hấp thụ hoặc chất làm sạch cho
nước thải đã nhận được sự quan tâm đáng kể trong năm gần đây. Với chi phí sản xuất
thấp và tính chọn lọc tuyệt vời, các chất tạo màng sinh học là một giải pháp thay thế
tốt cho các vật liệu thông thường để loại bỏ các chất cation và anion ô nhiễm [9] J.M.
LI, X.G. MENG, C.W. HU, J. DU, Bioresource Technol., 100, pp. 1168–1173, 2009.
[10] S. BABEL, T.A. KURNIAWAN, J. Hazard. Mater., 97, pp. 219–43, 2003]. Các
nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các chất ô nhiễm nitrophenolic từ nước thải có thể
được giữ lại thành công bằng phức hợp gel alginate [[11] A. ELY, M. BAUDU, J.P.
BASLY, M. KANKOU, J. Hazard. Mater., 171, pp. 405–409, 2009. [12] S. PERETZ,
O. CINTEZA, Rev. Chim., 58, pp. 1129–1133, 2007]. Hiện nay, alginate là một trong
những chất tạo màng sinh học được sử dụng rộng rãi để loại bỏ các chất ô nhiễm
anion và cation khỏi các dung dịch nước. [13] D. ZENG, D. HU, J. CHENG, J.

28
Environ. Protection, 2, pp. 1370–1374, 2011. [15] M. IORGULESCU, M. FLOREA-
SPIROIU, O. CINTEZA, C. PETCU, I. NITA, Annals Univ. Bucharest, XVI, pp. 59–
67, 2007.]

Hình 1.6. Rong nâu

1.5.2. Phân loại, cấu trúc của Alginate


Cấu tạo của Algiante là các chuỗi phân tử acid β-D-mannuronic (M) và acid
α-L-guluronic (G) liên kết với nhau bằng liên kết 1-4 glucoside. Có 3 loại liên kết
có thể gặp trong 1 phân tử alginate để tạo thành các khối (block) liên kết ngẫu nhiên
trong mạch: (M-M-M), (G-G-G), (M-M-G). [18] A. HAUG, B. LARSEN, O.
SMIDSROD, Acta Chem. Scand., 20, pp. 183–190, 1966. [19] A. HAUG, B.
LARSEN, O. SMIDSROD, T. PAINTER, Acta Chem. Scand., 23, pp. 2955– 2962,
1969]. Các nghiên cứu bằng phương pháp thủy phân từng phần và khảo sát bằng
phương pháp quang phổ 13C-NMR đã tiết lộ rằng các gốc monome không phân bố
ngẫu nhiên, xảy ra trong các khối khoảng 20 đơn vị. Axit D-mannuronic được kết
nối trong cấu hình β thông qua các vị trí 1- và 4- và axit L-guluronic là liên kết α-1,
4- trong polyme. Do hình dạng đặc biệt của các monome và liên kết của chúng
trong polyme, hình học của khối G, khối M và các vùng xen kẽ về cơ bản là khác
nhau. Cụ thể, các khối G bị vênh trong khi các khối M có hình dạng được gọi là dải
băng kéo dài. Nếu hai vùng khối G được căn chỉnh cạnh nhau, tạo ra một lỗ hình

29
thoi. Lỗ này có kích thước lý tưởng cho sự liên kết hợp tác của các ion canxi [20] H.
GRASDALEN, B. LARSEN, O. SMIDSROD, Carbohydr. Res., 56, pp. 11–15,
1977.

Hình 1.7. Cấu trúc phân tử của natri alginate.

Khi axit alginic tạo muối với các ion kim loại khác nhau sẽ tạo nên các muối
alginate khác nhau. Một số dạng muối alginate hay gặp như: natri alginate
((C5H7O4COONa)n), kali alginate ((C5H7O4COOK)n), canxi alginate
(((C5H7O4COO)2Ca)n)…

1.5.3. Tính chất vật lí, tính chất hóa học của Alginate
Natri alginate không độc hại, ổn định trong môi trường với khả năng tạo keo,
tạo màng và tạo phức mạnh mẽ. Gel natri alginate mềm và hòa tan trong dung dịch
kiềm. Tuy nhiên, tính chất vật lí của alginate bị ảnh hưởng bởi thành phần (tỉ lệ M/G),
chiều dài của khối (block) G, trình tự của khối và trọng lượng phân tử. Phân tử
alginate càng dài thì khi hòa algianate vào nước, độ nhớt sẽ càng cao. Đồng thời,
alginate được chiết xuất từ các nguồn khác nhau sẽ có cấu trúc hóa học khác nhau như
alginate sản xuất từ vi khuẩn Azotobater dưới dạng exopolysaccharide có hàm lượng
G cao và gel của nó có độ cứng tương đối cao [Kelly A. Langert, Bruktawit Goshu,
Evan B., Stubbs Jr. (2017), Attenuation of Experimental Autoimmune Neuritis with
Locally Administered Lovastatin-Encapsulating PLGA Nanoparticles, J Neurochem.;
140 (2), 334-346.]

Natri alginate tạo thành gel với các lỗ liên kết với nhau bằng quá trình tạo gel
ionotropic với sự có mặt của các cation hóa trị hai hoặc ba [21] Z. WANG, Q.
ZHANG, M. KONNO, S. SAITO, Biopolymers, 33, pp. 703–711, 1993.] Ví dụ, khi
thêm Ca2+ vào dung dịch natri alginate, Ca2+ sẽ thay thế một phần H + và Na+ để tạo
30
thành gel canxi alginate. Cation canxi hóa trị hai có khả năng phù hợp với cấu trúc
guluronate giống như liên kết hộp trứng. [22] E. SCHETTINIA, G. SANTAGATA,
M. MALINCONICO, B. IMMIRZI, G.S. MUGNOZZA, G. VOX, Resources,
Conservation and Recycling, 70, pp. 9–19, 2013.]

Hình 1.8. Cấu trúc phân tử hộp trứng của canxi alginate.

Alginate đã được đánh giá bằng thử nghiệm in vitro và in vivo về khả năng
tương thích sinh học tuyệt vời của nó, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh luận về tác động
của các hợp chất alginate mà một trong số nguyên nhân chính liên quan tới độ tinh
khiết của nó. Otterlei và cộng sự của mình đã chỉ ra rằng những alginate có hàm lượng
M cao có khả năng miễn dịch và mạnh hơn khoảng 10 lần so với alginate có G cao
trong việc sản xuất cytokine (Cytokine là các protein hay glycoprotein không phải
kháng thể được sản xuất và phóng thích bởi các tế bào bạch cầu viêm và một số tế bào
khác không phải bạch cầu. Các protein này hoạt động trong vai trò là các chất trung
gian điều hòa giữa các tế bào trong cơ thể) [Otterlei M, Ostgaard K, Skjakbraek G,
Smidsrod O, Soonshiong P, Espevik T. (1991), Induction of cytokine production from
human monocytes stimulated with alginate. Journal Immunother 10:286-91]. Trong
khi Zimmermann tìm thấy ít hoặc không có phản ứng miễn dịch khi cấy ghép sử dụng
alginate [ Zimmermann U, Klock G, Federlin K, Haning K, Kowaslski M, Bret- zel
RG, Horcher A, Entenmann H, Siebers U, Zekorn T. (1992) Production of mitogen

31
contamination free alginates with variable ratios of mannuronic to guluronic acid by
free flow electrophoresis. Electrophoresis 13:2, 69-74.].

1.5.4. Vật liệu composite trên cơ sở Alginate


Vật liệu tổng hợp dựa trên alginate hữu cơ và vô cơ đã được tổng hợp để tăng
cường độ ổn định cơ học và nhiệt, cũng như các tính chất của gel alginate nguyên chất
[Vijayalakshmi, K., Gomathi, T., Latha, S., Hajeeth, T., & Sudha, P. (2016). Removal
of copper (II) from aqueous solution using nanochitosan/sodium
alginate/microcrystalline cellulose beads. International Journal of Biological
Macromolecules, 82, 440–452. doi: 10.1016/j.ijbiomac.2015.09.070]. Các vật liệu
tổng hợp này có những đặc tính hóa lý độc đáo và khả năng tương thích sinh học tuyệt
vời. Trong thời gian qua, vật liệu tổng hợp dựa trên alginate kết hợp gel alginate và
các polyme khác, các hạt nano tự nhiên và nhân tạo, vi sinh vật được nghiên cứu
chuyên sâu để loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi môi trường nước. [Allaboun, H., Fares,
M. M., & Abu Al-Rub, F. A. (2016). Removal of uranium and associated
contaminants from aqueous solutions using functional carbon nanotubes-sodium
alginate conjugates. Minerals, 6(1), 9. doi:10.3390/min6010009.]

[Ali, I., Al-Othman, Z. A., & Sanagi, M. M. (2015). Green synthesis of iron nano-
impregnated adsorbent for fast removal of fluoride from water. Journal of Molecular
Liquids, 211, 457–465.]

[Wang, Q., Wang, B., Lee, X., Lehmann, J., & Gao, B. (2018). Sorption and
desorption of pb(ii) to biochar as affected by oxidation and ph. Science of the Total
Environment, 634, 188–194]

Quá trình tổng hợp vật liệu alginate ảnh hưởng lớn tới tính chất và ứng dụng
tiềm năng của nó. Có một số các phương pháp phổ biến để ứng dụng tổng hợp vật liệu
alginate: [Mane, S., Ponrathnam, S., & Chavan, N. (2015). Effect of chemical cross-linking on
properties of polymer microbeads: A review. Can. Chem. Trans, 3, 473–485.], [[Akhtar, M. F., Hanif,
M., Ranjha, N. M. (2016). Methods of synthesis of hydrogels: A
review. Saudi Pharmaceutical Journal, 24(5), 554–559.] [ Paques, J. P., Van Der Linden, E., Van Rijn, C. J.
M., & Sagis, L. M. C. (2014). Preparation
methods of alginate nanoparticles. Advances in Colloid and Interface Science, 209,
163–171. doi:10.1016/j.cis.2014.03.009.]

32
- Phương pháp liên kết chéo ion

- Nhũ tương hoá

- Tạo phức tĩnh điện

- Tự lắp ráp

Các hydrogel liên kết chéo về mặt vật lý được tổng hợp bằng cách tương tác
ion, kết tinh, hình thành stereocomplex, poly-saccharide được hydrophob hóa, tương
tác với protein và liên kết hydro. Ngược lại, các hydrogel liên kết ngang về mặt hóa
học được tổng hợp bằng cách trùng hợp. [Maitra, J., & Shukla, V. K. (2014). Cross-linking in
hydrogels: A review. American Journal of Polymer Science, 4, 25–31.]

Sodium natri alginat chứa nhiều các nhóm chức khác nhau như nhóm
hydroxyl, cacboxyl và có thể được biến đổi về mặt hóa học bằng cách liên kết chéo
hóa học, este hóa và etilen hóa. Quá trình cơ bản liên quan đến sự hình thành gel là sự
tương tác giữa natri alginat và các cation hóa trị hai (như ion canxi) hoặc các polyme
cation. Natri alginat có nhóm -COO- trong phân tử, khi một cation hóa trị hai được
thêm vào sẽ phản ứng với natri alginat tạo thành cấu trúc hộp trứng. Các cation khác
nhau sẽ có ái lực khác nhau đối với alginat, khả năng của natri alginat liên kết với các
cation đa hóa trị tuân theo trình tự sau [Russo, R., Malinconico, M., & Santagata, G. (2007). Effect
of cross-linking with calcium ions on the physical properties of alginate films. Biomacromolecules, 8(10),

3193–3197.]:

Pb2+> Cu2+> Cd2+> Ba2+> Sr2+> Ca2+> Co2+> Ni2+> Zn2+> Mn2+
Các yếu tố như: nồng độ dung dịch, pH, nồng độ ion kim loại đều ảnh hưởng tới
quá trình liên kết chéo này nên ảnh hưởng lớn tới hình dạng và cấu trúc của các hạt
gel. [Chan, L. W., Jin, Y., & Heng, P. W. S. (2002). Cross-linking mechanisms of calcium and
zinc in production of alginate microspheres. International Journal of Pharmaceutics,
242(1–2), 255–258. doi:10.1016/S0378-5173(02)00169-2.]
Đặc điểm của các hạt alginate có thể đóng vai trò như một chất nền ổn định cho các loại chất
hấp thụ khác có kích thước hạt quá mịn và quá khó tách khỏi dung dịch nước. Những chất hấp
thụ này thường dựa trên carbon, chẳng hạn như AC, than sinh học, GO. [Mohammadi, N., Khani, H.,
Gupta, V. K., Amereh, E., & Agarwal, S. (2011). Adsorption
process of methyl orange dye onto mesoporous carbon material–kinetic and thermodynamic studies. Journal of

Colloid and Interface Science, 362, 457–462.]. Ngoài ra, chế tạo hạt nano alginate và ứng dụng

33
công nghệ từ tính vào vật liệu tổng hợp được giúp tăng hiệu suất hấp thụ và thân thiện
với môi trường. Công nghệ nano và công nghệ từ tính ngày càng được sử dụng rộng
rãi trong xử lý nước và nước thải [Qu, X., Alvarez, P. J., & Li, Q. (2013). Applications of
nanotechnology in water and wastewater treatment. Water Research, 47(12), 3931–3946.] [Theron, J., Walker,
J., & Cloete, T. (2008). Nanotechnology and water treatment:
Applications and emerging opportunities. Critical Reviews in Microbiology, 34(1), 43–69.

doi:10.1080/10408410701710442 .]. Ngoài ra, alginate còn được ứng dụng như chất mang vi
sinh vật để tối ưu hóa các quy trình vi sinh vật cho các ứng dụng nông nghiệp và môi
trường [Cohen, Y. (2001). Biofiltration-the treatment of fluids by microorganisms immobilized into the filter
bedding material: A review. Bioresource Technology, 77(3), 257–274. doi:
10.1016/S0960-8524(00)00074-2]. [De-Bashan, L. E., Moreno, M., Hernandez, J.-P., & Bashan, Y. (2002).
Removal of ammonium and phosphorus ions from synthetic wastewater by the microalgae chlorella vulgaris
coimmobilized in alginate beads with the microalgae growth-promoting bacterium
Azospirillum brasilense. Water Research, 36(12), 2941–2948. doi:10.1016/S0043-

1354(01)00522-X]. So với hệ thống dinh dưỡng thông thường, vật liệu tổng hợp vi sinh
alginate cung cấp vô số ưu điểm, chẳng hạn như sinh khối cao, hoạt động trao đổi chất
cao và khả năng chống lại các hóa chất độc hại mạnh mẽ [An, T., Zhou, L., Li, G., Fu, J., &
Sheng, G. (2008). Recent patents on immobilized microorganism technology and its engineering application in
wastewater treatment. Recent

Patents on Engineering, 2(1), 28–35. doi:10.2174/187221208783478543]. Hơn nữa, vi sinh vật cố định
có thể được sử dụng nhiều lần mà không bị mất hoạt tính đáng kể [Rhee, S.-K., Lee, G., &
Lee, S.-T. (1996). Influence of a supplementary carbon source on
biodegradation of pyridine by freely suspended and immobilized Pimelobacter sp.

Applied Microbiology and Biotechnology, 44, 816–822. doi:10.1007/BF00178624 ]. Do đó, công nghệ vi
sinh vật cố định alginate đã nhận được sự quan tâm đáng kể để xử lý nước thải [An, T.,
Zhou, L., Li, G., Fu, J., & Sheng, G. (2008). Recent patents on immobilized microorganism technology and its
engineering application in wastewater treatment. Recent
Patents on Engineering, 2(1), 28–35. doi:10.2174/187221208783478543].

1.5.5. Ứng dụng


Alginae được ứng dụng rất nhiều trong môi trường vì có các nhóm chức bề mặt
phong phú. Các nhóm cacboxyl và hydroxyl trong alginate có thể thu giữ các ion kim
loại hoặc cation thông qua trao đổi ion giữa các cation liên kết ngang và các chất ô
nhiễm như kim loại nặng hoặc thuốc nhuộm. [Salisu, A., Sanagi, M. M., Abu Naim,
A., Abd Karim, K. J., Wan Ibrahim, W. A., & Abdulganiyu, U. (2016). Alginate graft

34
polyacrylonitrile beads for the removal of lead from aqueous solutions. Polymer
Bulletin, 73(2), 519–537]. Do đó, chúng được sử dụng để loại bỏ ion kim loại nặng,
màu và mùi trong nước hiệu quả. Ngoài ra, vật liệu từ alginate còn được sử dụng để
đóng gói các hợp chất hóa học và sinh học với nhiều ứng dụng trong nông nghiệp,
công nghệ thực phẩm, dược mỹ phẩm, hóa chất.

Trong lĩnh vực y sinh, vật liệu alginate được sử dụng để làm nguyên liệu cho
bộ khung dây chằng và kỹ thuật mô trong nhoa khoa [Kong H., Mooney D. (2005),
Polysaccharide- based hydrogels in tissue engineering, in Polysacharides. Structural
diversity and functional versatility, 2d edition (ed. Dumitriu, S.) 817-837 (Marcel
Dekker, New York, 2005).] Đồng thời, nó cũng được sử dụng để mang thuốc, hỗ trợ
giải phóng thuốc [Yong.-Moo Lee, Yoon-Jeong Park, Seung.-Jin Lee, Young Ku,
Soo-Boo Han, Perry R. Klokkevold, Chong-Pyoung Chung (2000), The Bone
Regenerative Efect of Platelet-Derivated Growth Factor - Derivared with a
Chitosan/Tricalcium Phosphate Sponge Carrier, Journal Periodontol. 71 (3), 418-424.]
và làm chất trị bệnh nhiễm phóng xạ, tăng hiệu quả chữa bệnh của penicillin. Trong
công nghệ bào chế thuốc, natri alginate được sử dụng làm chất ổn định, nhũ tương hóa
hay chất tạo đặc cho dung dịch, làm vỏ bọc thuốc, làm phụ gia cho các loại thức ăn
kiêng. Các đặc tính hấp thụ của băng gạc alginate đã được phân tích và kết quả cho
thấy băng alginate có khả năng cầm máu cũng như khả năng thúc đẩy chữa lành vết
thương.

Trong lĩnh vực chế tạo vật liệu, alginate có thể đóng vai trò như một chất nền
ổn định cho các loại chất hấp thụ khác có kích thước hạt quá mịn và quá khó tách khỏi
dung dịch nước. Những chất hấp thụ này thường dựa trên carbon, chẳng hạn như AC,
than sinh học, CNTs và GO [Mohammadi, A., Daemi, H., & Barikani, M. (2014). Fast
removal of malachite green dye using novel superparamagnetic sodium alginate-
coated Fe3O4 nanoparticles. International Journal of Biological Macromolecules, 69,
447–455.] Việc đóng gói các vật liệu cacbon này thành hydrogel hoặc hạt alginate
giúp dễ dàng phân tách và tái sinh để xử lý nước hoặc nước thải [Wan, S. L., He, F.,
Wu, J. Y., Wan, W. B., Gu, Y. W., & Gao, B. (2016). Rapid and highly selective
removal of lead from water using graphene oxide-hydrated manganese oxide

35
nanocomposites. Journal of Hazardous Materials, 314, 32–40.] [Wan Ngah, W. S.,
Teong, L. C., & Hanafiah, M. A K. M. (2011). Adsorption of dyes and heavy metal
ions by chitosan composites: A review. Carbohydrate Polymers, 83(4), 1446–1456.]

36
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Karnitz, Jr., O., Gurgel, L.V.A., Melo, J.C.P., Botaro, V.R., Melo, T.M.S.,
Gil, R.P.F., and Gil, L.F. (2007) Bioresour. Technol., 98: 1291–1297.
[2]. Hà Quang Ánh (2016). Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng vật liệu mới cấu trúc
nano trên cơ sở graphen ứng dụng trong xử lý môi trường. Luận án tiến sỹ. Học viện
khoa học và công nghệ - Viện hàn lâm và công nghệ Việt Nam

[3]. Nguyễn Thị Vương Hoàn, Nguyễn Ngọc Minh, Lê Thị Thanh Thúy (2015). Khả
năng hấp phụ chì trong dung dịch nước của vật liệu nano compozit Fe3O4/Graphene
oxit tổng hợp theo phương pháp gián tiếp, Phần 2: Nghiên cứu động học hấp phụ, Tạp
chí xúc tác hấp phụ, T4 (N0 .3), 91-96

[4]. Baba, K., Yonese, M., and Kishimoto, H. (1992) Bull. Chem. Soc. Jpn., 65:
121–128.
[5]. D. Zeng, D. Hu, J. Cheng, J. Environ. Protection, 2, pp. 1370–1374, 2011.
[6]. L.K. Jang, D. Nguyen, G.G. Geesey, Water Res., 29, pp. 307–313, 1995.
[7]. M. Iorgulescu, M. Florea-Spiroiu, O. Cinteza, C. Petcu, I. Nita, Annals Univ.
Bucharest, XVI, pp. 59–67, 2007.
[8]. Ali, I., Al-Othman, Z. A., & Al-Warthan, A. (2016a). Molecular uptake of congo
red dye from water on iron composite nano particles. Journal of Molecular Liquids,
224, 171–176
[9]. Wan, S., Wu, J., Zhou, S., Wang, R., Gao, B., & He, F. (2018). Enhanced lead
and cadmium removal using biochar-supported hydrated manganese oxide (HMO)
nanoparticles: Behavior and mechanism. Science of the Total Environment, 616,
1298–1306.

38

You might also like