You are on page 1of 3

Bài 1

1.1. Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2005? Nếu rõ các hình thức sỡ
hữu trong BLDS.

- Có 6 hình thức sỡ hữu trong BLDS 2005:

+ Sở hữu nhà nước (Điều 200 đến Điều 207, BLDS 2005).

+ Sở hữu tập thể (Điều 208 đến Điều 210, BLDS 2005).

+ Sở hữu tư nhân (Điều 211 đến Điều 213, BLDS 2005).

+ Sở hữu chung (Điều 214 đến Điều 226, BLDS 2005).

+ Sỡ hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Điều 227 đến Điều
229, BLDS 2005).

+ Sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội – nghề nghiệp (Điều 230 đến Điều 232, BLDS 2005).

1.2. Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình thức trong
BLDS.

- Có 3 hình thức sở hữu trong BLDS 2015.

+ Sở hữu toàn dân (Điều 197 đến Điều 204, BLDS 2015).

+ Sở hữu riêng (Điều 205 đến Điều 206, BLDS 2015).

+ Sở hữu chung (Điều 207 đến Điều 220, BLDS 2015).

1.3. Suy nghĩ của anh/ chị về những thay đổi về hình thức sở hữu giữa hai Bộ luật
trên

- Về Sở hữu toàn dân (BLDS 2015) – sở hữu Nhà nước (BLDS 2005).

+ Trong BLDS 2005 quy định: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao
gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi,
sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển,
thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học,
kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy
định”.

+ Còn BLDS 2015 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà
nước đàu tư, quản lý vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài
sản khác do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

=> Ta có thể thấy cả hai hình thức này đều được giải thích theo phong cách giống
nhau tuy nhiên việc thay đổi từ sỡ hữu Nhà nước thành sở hữu toàn dân đã gps
phần làm rõ hơn nội dung, bản chất của các loại hình sở hữu này.

- Về Sở hữu tư nhân, sỡ hữu tập thể, sở hữu của tổ chức được phân chia thành các
mục khác nhau thì tại BLDS 2015, cả 3 loại hình sở hữu này được gộp thành sở
hữu riêng tại Khoản 1, Điều 205, BLDS 2015: “Sở hữu riêng là sở hữu của một cá
nhân hoặc một pháp nhân..”. Về việc gộp chung lại để tạo sự ngắn gọn, tránh
rườm rà, gây trở ngại cho việc áp dụng pháp luật.

- Về Sở hữu của tổ chức, của tập thể, sở hữu chung (BLDS 2005) – sở hữu chung
(BLDS 2015):

+ Trong BLDS 2005, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể mặc dù vẫn có hình thức
thuộc sở hữu chung song lại thuộc mục riêng

+ Trong BLDS 2015, các loại hình thức trên được gộp lại thành hình thcuws sở
hữu chung. Điều này giống như việc gộp sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu
của tổ chức thành sở hữu riêng thì việc gộp sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở
hữu chung thành hình thức sở hữu chung nhằm tạo sự ngắn gọn, trnash rườm rà, dễ
dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật.
2.1. Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di
chúc có giá trị pháp lý không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di chúc
không có giá trị pháp lý.

- Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 652, BLDS 2005 quy định về Di chúc hợp
pháp:

“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối,
đe dọa hoặc cưỡng ép,”.

2.2. Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di
chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết định
như vậy?

- Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di
chúc năm 2005 cụ Như không minh mẫn.

- Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy vì lý do Bệnh xá Công an tỉnh An Giang
không có chức năng khám sức khỏe để lập di chúc.

You might also like