You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
MÃ ĐỀ:
02

HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ XUÂN TIÊN


MSSV: 050607190534
LỚP: DH35TC02
SĐT: 0343212370
Email: 050607190534@st.buh.edu.vn

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

1
MỤC LỤC

Câu 1 ............................................................................................................................................... 3
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................................. 3
1.2 Giải quyết vấn đề................................................................................................................... 3
1.3 Kết luận ................................................................................................................................. 5
Câu 2 ............................................................................................................................................... 6
2.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................................. 6
2.2 Giải quyết vấn đề................................................................................................................... 6
2.3 Kết luận ................................................................................................................................. 7
Câu 3 ............................................................................................................................................... 8
3.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................................. 8
3.2 Giải quyết vấn đề................................................................................................................... 8
3.3 Kết luận ................................................................................................................................. 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 10

2
Câu 1
1.1 Đặt vấn đề
Quản lý tài sản ngắn hạn là một công việc quan trọng, luôn được ưu tiên hàng đầu
và cần được thực hiện nghiêm túc và khoa học. Vì tài sản ngắn hạn ảnh hưởng đến tính
thanh khoản và hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Với vị trí là nhà quản lý tài
chính, ta cần thông qua cách thức phân tích dòng tiền và chu kỳ kinh doanh nhằm tìm ra
phương thức quản lý tài sản ngắn hạn một cách tối ưu nhất cho doanh nghiệp T&H.
1.2 Giải quyết vấn đề
Do doanh thu bán chịu hằng năm của T&H chiếm tỷ trọng 80% của doanh thu hằng
năm nên ta được các bảng tính toán sau:
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020
Hàng tồn kho bình quân 150,365 182,655
Giá vốn hàng bán bình quân 4,060 4,639
Khoản phải thu bình quân 163,736 183,808
Doanh thu trung bình 6,004 5,976
Nợ phải trả bình quân 79,824 83,866
Doanh số mua vào bình quân 4,171 4,705

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Trung bình ngành


Thời gian tồn kho 37.0 39.4 34
Thời gian thu tiền 27.3 30.8 15
Thời gian trả tiền 19.1 17.8 25
Chu kỳ tiền 45.2 52.3 24
Chu kỳ kinh doanh 64.3 70.1 49
Nhìn chung, chu kỳ tiền và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp T&H luôn ở mức
cao hơn so với trung bình của ngành.
Chu kỳ tiền: chu kỳ tiền của năm 2020 tăng 16% so với năm 2019 và đạt 52.3 ngày.
Con số này cao hơn 2.18 lần so với mức trung bình của ngành bán lẻ là 24 ngày. Mức tăng
của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến từ việc gia tăng thời gian tồn kho, thời gian thu tiền và
giảm thời gian trả tiền.

3
Chu kỳ kinh doanh: chu kỳ kinh doanh của T&H đã ghi nhận mức tăng cao và cao
hơn so với mức trung bình của ngành. Mức tăng này đến từ việc gia tăng cả thời gian tồn
kho và thời gian phải thu khách hàng của doanh nghiệp.
Phân tích:
Thời gian tồn kho tăng do tốc độ gia tăng hàng tồn kho bình quân trong doanh
nghiệp cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán bình quân. Mức thời gian hàng tồn kho
DIO cao hơn trung bình ngành chứng tỏ hiệu quả xử lý hàng tồn kho của doanh nghiệp
kém và cần nhiều thời gian hơn các doanh nghiệp khác để bán hết các sản phẩm. Điều này
dẫn đến doanh nghiệp tích trữ quá nhiều hàng trong kho và tạo nên các chi phí không đáng
có như chi phí kho bãi, bảo quản và chi phí cơ hội do không xoay vòng được dòng vốn. Và
đặc biệt, nếu lượng hàng tồn kho quá cao, trong tình trạng dịch bệnh còn tiếp diễn như hiện
nay có thể khiến doanh nghiệp gặp các vấn đề về thanh khoản và có khả năng mất vốn do
không thể bán được hàng hoặc hết vòng đời của sản phẩm.
Đề xuất, do là một doanh nghiệp thuộc ngành bán lẻ, mức lợi nhuận ròng trung bình
của ngành rơi vào khoản 5%, nên T&H cần tính toán lại mức tồn kho của mình nhằm giảm
thời gian tồn kho xuống mức tối ưu. Thời gian tồn kho cần giảm xuống về gần mức trung
bình trong thời gian ngắn vì tình trạng diễn biến của dịch nếu không tối thiểu các chi phí,
doanh nghiệp sẽ không có thể tiếp tục xoay được dòng tiền vào hoạt động kinh doanh được.
Đề xuất doanh nghiệp sử dụng mô hình Just In Time và mô hình Lean Manufacturing để
giúp quản lý lưu kho đủ đáp ứng nhu cầu thị trường và cắt giảm các chi phí như lưu kho
bãi, bảo quản… để gia tăng biên lợi nhuận ròng và giảm thời gian lưu kho. T&H cũng có
thể tham khảo thêm phương thức chiết khấu thương mại để đẩy nhanh tốc độ bán hàng tồn.
Thời gian thu tiền cũng gặp tình trạng tương tự. Doanh thu trung bình trong năm
2020 giảm nhẹ 0.45%, không đủ để làm giảm thời gian thu tiền trong khi khoản phải thu
bình quân tăng đến 12%. Dòng vốn của T&H đang không thể thu hồi trong thời gian ngắn.
Nếu trung bình các đối thủ của doanh nghiệp chỉ cần 15 ngày là có thể nhận tiền từ khách
hàng, thì đối với T&H, doanh nghiệp đang phải bán “gối đầu” với thời hạn 30 ngày. Điều
này là khá rủi ro cho doanh nghiệp, dòng vốn của doanh nghiệp đang xoay vòng chậm hơn
gấp 2 lần so với bình thường, sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận của T&H.
Đề xuất, doanh nghiệp nên giảm thời gian các khoản phải thu này xuống gần mức
trung bình ngành. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang phải bán chịu hàng hóa ở mức cao, chiếm
80% doanh thu cần phải có các biện pháp vừa giữ chân các mối quan hệ làm ăn vừa giảm

4
được thời gian cho khách hàng chậm trả. Nên doanh nghiệp chỉ có thể khuyến khích các
khách hàng của mình thông qua phương thức thu hẹp chính sách bán chịu bằng một số cách
như tăng chiết khấu thanh toán, nhằm khuyến khích khách hàng chuyển sang phương thức
thanh toán ngay hoặc giảm thời gian thanh toán xuống, hoặc dùng các chính sách thương
mại nhằm tăng doanh thu bán hàng. T&H cũng cần phân tích khả năng tín dụng của khách
hàng, cũng như theo dõi các khoản phải thu để có được những biện pháp kịp thời xử lý các
khoản nợ khi đến hạn.
Thời gian trả tiền là khoản mục âm duy nhất trong công thức tính chu kỳ tiền (hay
còn gọi là vòng quay tiền mặt) do liên quan đến dòng tiền ra của doanh nghiệp. Tại đây,
thời gian doanh nghiệp phải trả tiền cho các nhà cung cấp đã giảm kể từ năm 2019, và luôn
thấp hơn mức trung bình chung của ngành bán lẻ. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp đã
không giữ được tiền lâu trong doanh nghiệp, làm giảm các cơ hội đầu tư sinh lời của T&H.
Doanh nghiệp đã không “deal” được các hợp đồng cũng như chính sách thanh toán với nhà
cung cấp, và các nhà cung cấp vì tình hình dịch bệnh nên cắt giảm thời gian thanh toán của
doanh nghiệp xuống mức thấp hơn làm giảm thời gian trả tiền xuống.
Đề xuất, doanh nghiệp nên có các chiến lược về các chính sách thương mại và chiết
khấu thanh toán với nhà cung cấp. Như việc chuỗi Cơm tấm Phúc Lộc Thọ từng kéo dài
thời gian thanh toán với các nhà cung cấp bằng cách ưu tiên đặt hàng các nguyên liệu của
họ với số lượng lớn, nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn để có thể mở rộng quy mô một cách
nhanh chóng trong thời gian ngắn.
1.3 Kết luận
Tình hình quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp T&H theo cách thận trọng
hiện không phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh hiện tại và không hiệu quả. Doanh
nghiệp đã quá bảo thủ, dẫn đến việc giảm mức tăng trưởng của tài sản ngắn hạn, và chu kỳ
tiền cũng như chu kỳ kinh doanh cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác trong
ngành. Cần có sự thay đổi kết hợp với một số biện pháp tác giả đưa ra để có được một
chiến lược hợp lý hơn.

5
Câu 2
2.1 Đặt vấn đề
Do khoản phải thu chiếm đến 80% doanh thu của T&H, nên doanh nghiệp cần tìm
một nguồn tài trợ để giải quyết vấn đề vốn lưu động và quản lý lại ngân quỹ của công ty.
Có hai phương án được đưa ra: Dịch vụ bao thanh toán (factoring) từ ngân hàng
Vietcombank và Vay doanh nghiệp thế chấp khoản phải thu đến từ ngân hàng Woori Bank.
Cả hai phương thức này đều có những ưu khuyết điểm nhất định, và cần tìm ra được phương
án tối ưu nhất cho doanh nghiệp tại thời điểm này.
2.2 Giải quyết vấn đề
2.2.1. So sánh hai phương thức tài trợ
2.2.1.1. Dịch vụ bao thanh toán từ ngân hàng Vietcombank
Dịch vụ này được Vietcombank tung ra nhằm thu hút các đối tượng là các doanh
nghiệp có phát sinh các khoản phải thu từ các hợp đồng mua bán trả chậm (trừ mua bán
theo hình thức L/C trả chậm) trong và ngoài nước.
Hạn mức Không có hạn mức tối đa, nhưng được ứng trước đến 90% giá trị của khoản
phải thu ngay khi xuất trình hóa đơn
Đối tượng Doanh nghiệp bán hàng và Doanh nghiệp mua hàng với phương thức thanh
toán T/T trả chậm trong vòng 90 ngày
Phí 200,000 VND/ 1 hóa đơn với bao thanh toán trong nước
Thời hạn Thỏa thuận nhưng không vượt quá 30 ngày
Tài sản đảm bảo Hóa đơn, chứng từ phải thu có thời gian thanh toán dưới 120 ngày
Ưu điểm Giúp khách hàng theo dõi khoản phải thu, ứng trước số tiền phải thu cho khách
hàng, thu nợ giúp khách hàng và bảo đảm rủi ro tín dụng của bên mua hàng
Ưu điểm của doanh nghiệp bán hàng khi sử dụng dịch vụ: mở rộng thị trường khi
có thể an tâm thực hiện các hợp đồng mua bán chịu, bổ sung vốn lưu động tới 90% giá trị
các khoản phải thu, được bồi hoàn 100% giá trị hóa đơn nếu bên khách hàng mất khả năng
thanh toán, tiết kiệm được chi phí, thời gian, và nhân lực trong quy trình quản lý và thu hồi
các khoản phải thu.
2.2.1.2. Vay doanh nghiệp thế chấp khoản phải thu của ngân hàng Woori Bank
Nhằm phục vụ cho các khách hàng muốn vay phục vụ cho vốn ngắn hạn muốn thế
chấp bằng các khoản phải thu nên ngân hàng WooriBank cho ra mắt dịch vụ khoản B2B
loan này.

6
Hạn mức Theo hạn mức tín dụng không vượt quá 5 tỷ đồng, với 80% giá trị khoản phải thu
Tài sản đảm bảo Khoản phải thu từ Doanh nghiệp đối tác
Phương thức Lãi trả tại thời điểm giải ngân, Gốc được trả vào ngày thanh toán khoản phải thu từ
trả nợ Doanh nghiệp đối tác
Lãi suất 4.5%/ năm
Thời hạn Tối đa 12 tháng
Ưu điểm  Lãi suất cho vay thấp, cạnh tranh, hồ sơ vay vốn đơn giản, không cần tài sản đảm
bảo là tài sản cố định
Ưu điểm cho khách hàng: đây là dịch vụ cho vay ngắn hạn, có thể giúp doanh nghiệp
xoay sở nguồn vốn lưu động tạm thời dưới 5 tỷ VND. Đồng thời, nhờ phương thức là vay
nên doanh nghiệp cũng có thể được hưởng lợi từ hiệu ứng lá chắn thuế.
2.2.2. Lựa chọn phương thức phù hợp
Cả hai đều là những phương thức tài trợ rất hữu ích cho doanh nghiệp vào lúc này.
Doanh nghiệp nên lựa chọn phương thức bao thanh toán đến từ ngân hàng Vietcombank.
Một trong những lý do chính là doanh nghiệp T&H là một doanh nghiệp thuộc lĩnh
vực bán lẻ có mô hình kinh doanh là B2B. Nên khoản phải thu của doanh nghiệp có số
lượng hóa đơn ít và có giá trị cao. Mô hình kinh doanh của T&H đang đi theo phương thức
giống với của Công ty cổ phần Thế giới số - Digiworld, chủ yếu nhập hàng và cung cấp
chính cho các chuỗi bán hàng lớn như Thế giới di động và FPT. Việc sử dụng phương thức
bao thanh toán giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, so với chi trả
lãi vay đến từ phương thức còn lại. Phương thức vay thế chấp các khoản phải thu thì hạn
mức vay tối đa quá nhỏ, chỉ chiếm 2.5% so với tổng khoản phải thu trong năm 2020 của
doanh nghiệp. Điều này phù hợp với tình hình vốn lưu động cần thiết có trong kế hoạch dự
báo cho năm 2021.
Xét về vĩ mô, tình hình dịch bênh còn căng thẳng, khả năng thanh toán của các
khách hàng của T&H gặp nhiều khó khăn. Gói cung cấp bảo đảm tín dụng với mức bồi
hoàn 100% của Vietcombank làm giảm bớt rủi ro mất vốn cho doanh nghiệp.
2.3 Kết luận
Vậy nên, theo phân tích, T&H nên lựa chọn dịch vụ bao thanh toán từ Vietcombank
với mức phí 200,000 đồng/ hóa đơn để giảm thiểu các chi phí liên quan đến việc quản lý
khoản phải thu và giảm rủi ro thanh toán cho doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp doanh
nghiệp có được nguồn vốn lưu động ngắn hạn phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

7
Câu 3
3.1 Đặt vấn đề
Việc phân tích AFN rất cần thiết. Trong năm 2021 tới đây, dự kiến doanh nghiệp
T&H của chúng tôi sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu là 2% và tỷ lệ lợi nhuận đạt 40%.
Chúng tôi cần phải đưa ra một số đề xuất để mức AFN đạt mức 0. Nghĩa là chúng tôi không
cần phải huy động thêm bất kỳ nguồn vốn nào hay còn dòng tiền nào được sử dụng không
hiệu quả nơi doanh nghiệp.
3.2 Giải quyết vấn đề
Tỷ lệ Dự kiến Mức tăng/giảm năm
Chỉ tiêu 2020
%/ DT 2021 2021 so năm 2020
Doanh thu thuần 2,726,769 100% 2,781,304 54,535
Tài sản ngắn hạn liên quan đến
435,678 16% 444,392 8,714
doanh thu
Nợ ngắn hạn không phải trả lãi 168,273 6% 171,638 3,365
Lợi nhuận sau thuế 61,570 2% 62,801 1,231
AFN -19,772 -20,168 - 395
Nhìn vào bảng tính toán trên, T&H đều có mức AFN âm trong cả năm 2020 và năm
dự phóng 2021. Doanh nghiệp hiên đang có nhiều vốn hơn các mức cần thiết. Để đưa chỉ
số AFN về mức 0, doanh nghiệp được đề xuất 3 phương án như sau:
Phương án 1: Tăng đầu tư tài sản ngắn hạn liên quan đến doanh thu
Đây là phương án doanh nghiệp tập trung đầu tư tài sản ngắn hạn trong năm 2021,
nhằm giải quyết bớt lượng vốn còn dư thừa nhiều trong doanh nghiệp.
Mức tài sản ngắn hạn được đề xuất là 1,452,787.02 triệu đồng. Tương ứng, doanh
thu thuần của doanh nghiệp phải đạt được ít nhât 9,092,528 triệu đồng, cao hơn rất nhiều
lần so với doanh thu thuần ước tính nếu tốc độ tăng trưởng doanh thu là 2%. Đây là phương
thức khá rủi ro và hầu như không thể áp dụng được đối với tình hình doanh nghiệp hiện tại
Phương án 2: Trả bớt nợ ngắn hạn
Phương án này, thay vì doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì doanh
nghiệp tập trung cho việc trả bớt các khoản mục phải trả trong ngắn hạn.
Tại phương thức này, doanh nghiệp sẽ trả hết nợ và trả trước cho nhà cung cấp một
khoản tương ứng với 836,757 triệu đồng. Đây là một phương án mà doanh nghiệp có thể
áp dụng, tuy nhiên vẫn chưa được tối ưu hóa cho tình hình tài chính của doanh nghiệp

8
Phương án 3: Giảm mức lợi nhuận giữ lại bằng cách gia tăng mua lại cổ phiếu
Phương án này sử dụng cách thức gia tăng mua lại các cổ phiếu quỹ của công ty
thay vì dùng tiền để trả nợ hoặc tập trung đầu tư ngắn hạn.
Phương án này là phương án không khả thi nhất, và là một phương án tệ nhất cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chi một con số khổng lồ, cao vượt qua rất nhiều lần so
với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hiện có.
Phương án 4: Kết hợp của cả 3 phương án trên
Đây là phương án mà doanh nghiệp vừa đầu tư cho tài sản ngắn hạn, vừa trả bớt
một khoản nợ, cũng như gia tăng lượng cổ phiếu mà doanh nghiệp đang sở hữu.
Đề xuất, mức đầu tư tài sản ngắn hạn liên quan đến doanh thu nên tăng thêm 70%,
tương ứng đạt giá trị 755,466 triệu đồng vào năm 2021. Bằng cách tăng tiền mặt, tăng
khoản phải thu cũng như gia tăng lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Lợi nhuận sau
thuế đạt mức 87,992 triệu đồng ở năm dự phóng 2021. Và mức nợ ngắn hạn sẽ giảm về -
525,683 triệu đồng, tương ứng với trả hết nợ ngắn hạn và trả trước cho nhà cung cấp
525,683 triệu đồng.
Đây là phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp, vừa có thể làm tăng tài sản ngắn
hạn liên quan đến doanh thu vừa có thể tập trung giảm nợ, làm giảm gánh nặng tài chính
vừa có thể làm cô đặc lại cổ phiếu của công ty.
3.3 Kết luận
Doanh nghiệp có một lượng vốn tồn đọng trong công ty quá nhiều, vượt qua mức
trung bình của ngành bán lẻ. Doanh nghiệp nên tập trung quản lý dòng vốn này và có thể
tham khảo phương án 4 được đề xuất.

9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bao thanh toán. (2018). Vietcombank.
https://portal.vietcombank.com.vn/Corporate/BusinessCustomers/TTTM-TTQT/Pages/Bao-
Thanh-Toan.aspx?devicechannel=default
2. Biểu phí dịch vụ bao thanh toán Vietcombank. Tham khảo ngày 19/11/2021.
http://vcb.com.vn/Corp/Documents/BAO%20THANH%20TOAN_BIEU%20PHI%20DV%20K
HDN.pdf
3. Dịch vụ bao thanh toán. (n.d.). Ngân Hàng Online. http://www.nganhangonline.com/bao-
thanh-toan-29/dich-vu-bao-thanh-toan-337.html
4. Sản phẩm bao thanh toán. (2020). Ngân hàng Doanh nghiệp.
http://nganhangdoanhnghiep.com/bao-thanh-toan/
5. Sản phẩm bao thanh toán. (2020b). Ngân hàng Doanh nghiệp.
http://nganhangdoanhnghiep.com/bao-thanh-toan/
6. Tài trợ vay vốn dựa trên khoản phải thu. (2020). Ngân hàng Doanh nghiệp.
http://nganhangdoanhnghiep.com/tai-tro-vay-von-dua-tren-khoan-phai-thu/
7. Vay B2B loan (thế chấp khoản phải thu) - wooribankvn. (2021). Woori Bank.
https://www.wooribankvn.com/blogs/post/Vay-von-luu-dong-Doanh-nghiep-the-chap-khoan-
phai-thu

10

You might also like