You are on page 1of 1

Mới nhất Thời sự Góc nhìn Thế giới Video Podcasts Kinh doanh Khoa học Giải trí

ọc Giải trí Thể thao Pháp luật Giáo dục Sức khỏe Đời sống Du lịch Tất cả

Thứ sáu, 24/12/2021 Mới nhất International Tìm kiếm Đăng nhập

Sức khỏe Tư vấn Thứ tư, 22/12/2021, 05:03 (GMT+7)

Khỏi chủng Delta vẫn có thể tái nhiễm


Omicron
Người khỏi Covid vẫn có thể tái nhiễm biến chủng khác, khi ấy kết quả giải trình tự
gene virus cho kết quả hai bộ gene khác nhau.

Bác sĩ Trần Quang Bính (Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP
HCM, nguyên trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy) chia sẻ thông tin
trên, ngày 21/12 và cho biết thêm để chẩn đoán người bệnh tái dương hay tái
10 nhiễm cần làm rất nhiều xét nghiệm, trong đó bắt buộc phải giải trình tự gene virus.
Nếu hai bộ gene virus của hai lần dương tính giống nhau thì đây là ca tái dương.
Còn kết quả hai bộ gene virus khác nhau (có thể có một thay đổi trên bộ gene hoặc
là hai biến chủng khác nhau) và nuôi cấy thấy virus còn sống thì chắc chắn là tái
nhiễm.

Ví dụ, một người nhiễm virus chủng Delta đã khỏi bệnh, vẫn có thể tái nhiễm chủng
Omicron. Đây là lý do Bộ Y tế rút ngắn khoảng cách tiêm vaccine mũi ba sau mũi
hai còn 3 tháng thay vì 6 tháng như trước; đồng thời người đã khỏi Covid sẽ tiêm
vaccine ngay thay vì chờ 6 tháng như lâu nay. Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn
Trường Sơn, việc rút ngắn khoảng cách này nhằm tăng kháng thể để phòng chống
lây nhiễm biến chủng Omicron.
Xem nhiều
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM)
cho biết một số ca tái nhiễm đã được ghi nhận tại Hong Kong, Ấn Độ, Mỹ..., song
chưa phát hiện ở Việt Nam. Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay chưa thống nhất
mốc thời gian để tính là tái nhiễm, cũng như tỷ lệ tái nhiễm chung, song nhiều
chuyên gia nhận định tỷ lệ này là khá thấp.

Ông Tiến dẫn một nghiên cứu của Mỹ công bố hồi tháng 3, cho thấy xét nghiệm
Covid-19 trên 150.325 người, có 8.845 mẫu dương tính (5,9%) và 141.480 (94,1%)
mẫu âm tính. Trong số các mẫu dương tính, xét nghiệm lại sau 90 ngày phát hiện Phản ứng thường gặp sau tiêm mũi 3

62 trường hợp tái nhiễm (0,7%). Trong đó, 31 bệnh nhân có các triệu chứng như vaccine Covid-19

khó thở, sốt, ho, đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu, nôn ói, tiêu chảy, nghẹt mũi, mất vị
Các loại liều tiêm và vaccine được tiêm trộn
giác; 18 người tái nhiễm phải nhập viện nhưng không ai trở nặng, cần nhập hồi sức mũi 3 10
(ICU) hay tử vong.
Dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm giun
Nghiên cứu này cũng đưa ra định nghĩa tái nhiễm là tình trạng người từng mắc
Covid-19 bị mắc lại sau 90 ngày, kể từ lần lây nhiễm đầu tiên. Thời gian trung bình
để tái nhiễm là 90-295 ngày. Còn tái dương là người bệnh có kết quả âm tính -
dương tính lẫn lộn nhiều lần trong 90 ngày, kể từ lần mắc bệnh đầu tiên.

Nhân viên y tế giải trình tự gene virus tại phòng xét nghiệm sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP
HCM, tháng 2/2021. Ảnh: Hữu Khoa

Hiện trường hợp tái dương khá phổ biến, xảy ra khi người bệnh mới điều trị
xong, test nhanh cho kết quả âm tính nhưng sau một vài tuần test lại hoặc làm RT-
PCR cho kết quả dương tính. Điều này có nghĩa là virus có thể tồn tại trong cơ thể
vài tuần, thậm chí vài tháng. Tuy nhiên khi nuôi cấy thì virus này không hoạt động,
chỉ là xác virus. Đến nay chưa ghi nhận các trường hợp tái dương tính nào lây
nhiễm cho người khác, bác sĩ Bính cho hay.

"Tái nhiễm cũng giống như tiêm vaccine, giúp tạo ra các loại kháng thể chống lại
nhiều biến chủng Covid-19 khác nhau", bác sĩ Bính nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi
đồng 1) cho rằng các triệu chứng bệnh khi tái nhiễm Covid-19 nếu có sẽ rất nhẹ
và nhanh chóng mất đi, thậm chí không cần bàn đến. Khả năng tái nhiễm Covid-19
nhiều lần tương tự các bệnh truyền nhiễm khác. Đơn cử một người có nguy cơ bị
sốt xuất huyết 4 lần trong đời, do 4 chủng virus sốt xuất huyết khác nhau; hoặc có
thể bị mắc cúm nhiều lần trong năm vì các chủng virus cúm A/H3N2, A/H1N1, cúm
B...

Các chuyên gia y tế giải thích, sau khi khỏi Covid-19 hoặc tiêm đủ hai mũi vaccine,
cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập tiếp theo của virus. Mặc
dù vậy, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa,
bệnh nền... Do đó, nếu kháng thể không đủ mạnh, người đã khỏi bệnh chủ quan
không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.

Người càng lớn tuổi, người bị suy giảm chức năng miễn dịch như HIV, ung thư, đái
tháo đường, tim mạch mạn tính, cấy ghép tạng... thì khả năng tái nhiễm cao hơn
người trẻ tuổi, khỏe mạnh. Ngoài ra, những người chưa tiêm vaccine Covid-19 có
nguy cơ tái nhiễm cao gấp 2,34 lần so với người đã tiêm đủ hai mũi, theo công bố
ngày 6/8 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, bác sĩ
Tiến nêu.

Để ngăn chặn Covid-19, bao gồm cả tình trạng tái nhiễm các biến chủng mới, bảo
vệ những người thuộc nhóm nguy cơ cao, Việt Nam và nhiều quốc gia đã triển khai
tiêm mũi vaccine thứ ba. Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân
thủ nghiêm nguyên tắc 5K, nhất là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế
đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Ăn uống, sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, uống nhiều
nước, thường xuyên tập luyện thể thao, là biện pháp hiệu quả để nâng cao sức đề
kháng, phòng tái nhiễm.

Thư Anh

Người khỏi Covid-19 có tái nhiễm không?

Tái nhiễm nCoV quá mới, còn nhiều bí ẩn

Miễn dịch do vaccine hay miễn dịch do mắc Covid-19 mạnh hơn?

Người không tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm cao gấp đôi

Lưu Chia sẻ

Ý kiến (10)

Ý kiến của bạn

Quan tâm nhất Mới nhất

Người Phán Xét Cái này là chuyện bình thường vì Các nhà khoa học từng tuyên bố: Người đã
nhiễm Covid biến chủng Denta vẫn có khả năng bị tái nhiễm biến chủng Denta. Huống chi là một
biến chủng khác có bộ zen khác hẳn
25 Trả lời Chia sẻ 07:46 22/12

Don Qzx Vaccin đã chích đủ 2 mũi rồi, thuốc điều trị cũng có rồi, ngành y tế nên đưa Covid-19
thành 1 bệnh truyền nhiễm thông thường nhưng dễ lây, tổ chức lại công tác chống lây nhiễm
trong cơ sở y tế và mọi người có thể tiếp tục cuộc sống bình thường.
17 Trả lời Chia sẻ 09:24 22/12

L Lê Hoài Bão Bao giờ tôi mới được hít thở không khí trong lành, lúc nào cũng đeo cái khẩu
trang khi ra đường đây?
14 Trả lời Chia sẻ 06:43 22/12

9 'bóng hồng' chăm sóc y tế 50.000 dân


Trạm y tế phường Định Công, quận Hoàng Mai, có 9 y bác sĩ, đều là nữ,
phụ trách 50.000 dân tại phường, hàng ngày làm việc từ lấy mẫu xét
nghiệm, hướng dẫn F0, tiêm chủng...

Sức khỏe

Nhật Bản ngược dòng làn sóng Omicron 'không


thể lý giải'
Khi biến chủng Omicron lây lan khắp thế giới, số ca nhiễm và tử vong tại
Nhật Bản vẫn giảm mạnh một cách bí ẩn.

Sức khỏe

Học viên thẩm mỹ tử vong sau nâng mũi, hút


mỡ bụng
Cô gái 31 tuổi, ngụ quận 8, đến một cơ sở thẩm mỹ học việc, được bà chủ
nâng mũi, hút mỡ bụng, vài giờ sau thì tím tái, khó thở, tử vong khi vào viện
cấp cứu.

Sức khỏe

Hà Nội thêm 200.000 viên molnupiravir điều trị


F0
Sở Y tế Hà Nội ngày 23/12 tiếp nhận 200.000 viên thuốc molnupiravir 200
mg, giao Bệnh viện đa khoa Đống Đa quản lý, cấp phát cho các viện và F0
tại nhà.

Sức khỏe

Giảm thiểu tiểu đêm do phì đại tiền liệt tuyến


giảm
BoniMen nhập khẩu Mỹ đẩy lùi phì đại tuyến tiền liệt và giảm thiểu tiểu đêm
nhiều lần

BoniMen - USA

Mỹ phê duyệt thuốc molnupiravir điều trị


Covid-19
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tối 23/12 phê duyệt khẩn
cấp thuốc viên molnupiravir để điều trị tại nhà cho người mắc Covid-19.

Sức khỏe

Người dân TP HCM sẽ tiêm xong mũi 3 trước Tết


Nguyên đán
Sở Y tế TP HCM dự kiến hoàn tất việc tiêm các mũi vaccine nhắc lại, mũi bổ
sung cho người dân, F0 khỏi bệnh trong tháng 1/2022 - trước Tết Nguyên
đán.

Sức khỏe

Thêm 16.377 ca Covid-19, tổng số ca lên 1,6


triệu
Trong 16.377 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 23/12 có 16.367 ca tại 62 tỉnh
thành; Hà Nội ngày thứ ba dẫn đầu các địa phương; 280 ca tử vong - cao
nhất kể từ khi "bình thường mới".

Sức khỏe

Điện thoại phát nổ cháy xém chân thiếu niên


Nam thiếu niên 17 tuổi ngồi cạnh bếp lò dùng điện thoại, bất ngờ điện thoại
nóng lên phát nổ.

Sức khỏe

'Cho con học lập trình sớm là quyết định đúng


đắn của tôi'
Học lập trình sớm giúp con phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy
logic

https://kids.mindx.edu.vn

Liều 3 vaccine AstraZeneca hiệu quả chống


Omicron
AstraZeneca ngày 23/12 cho biết liệu trình ba liều vaccine của hãng hiệu
quả chống lại biến chủng Omicron.

Sức khỏe

Hơn 24.000 người nhóm nguy cơ ở TP HCM chưa


tiêm vaccine
Sau 15 ngày "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", TP HCM ghi nhận
24.420 người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vaccine, chiếm tỷ lệ
4,2%.

Sức khỏe

Khối bê tông đổ đè bé trai chấn thương


Bé trai 16 tháng tuổi, trong lúc chơi đã níu tay vào cột bê tông cũ, bị khối bê
tông đổ sập vào người, chấn thương nghiêm trọng.

Sức khỏe

Mỹ thử nghiệm vaccine ngừa tất cả biến chủng


nCoV
Quân đội Mỹ đang thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine phổ quát, hy vọng
ngăn ngừa tất cả biến chủng nCoV hiện có và nhiều virus corona khác.

Sức khỏe 13

Giảm thiểu tiểu đêm do phì đại tiền liệt tuyến


giảm
BoniMen nhập khẩu Mỹ đẩy lùi phì đại tuyến tiền liệt và giảm thiểu tiểu đêm
nhiều lần

BoniMen - USA

Trang chủ Thời sự Thể thao Khoa học Rao vặt Tải ứng dụng

Video Góc nhìn Pháp luật Số hóa Shop VnExpress VnExpress International

Podcasts Thế giới Giáo dục Xe Startup Liên hệ


Tòa soạn Quảng cáo
Ảnh Kinh doanh Sức khỏe Ý kiến Mua ảnh VnExpress
Hợp tác bản quyền
Infographics Giải trí Đời sống Tâm sự Vhome

Du lịch Hài eBox Đường dây nóng


Mới nhất 083.888.0123 082.233.3555
(Hà Nội) (TP. Hồ Chí Minh)
Xem nhiều

Tin nóng

RSS Theo dõi VnExpress trên

Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất Tổng biên tập: Phạm Hiếu © 1997-2021. Toàn bộ bản quyền thuộc VnExpress
Thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà FPT, 17 phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Số giấy phép: 06/GP-BTTTT ngày 03/01/2014 Điện thoại: 024 7300 8899 - máy lẻ 4500

You might also like