You are on page 1of 3

HOÁ 8 – BÀI 13

PHẢN ỨNG HOÁ HỌC


I. PHẢN ÚNG HOÁ HỌC
- Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học.
+ Chất ban đầu, bị biến đổi là chất phản ứng.
+ Chất mới sinh ra là sản phẩm.
- PHƯƠNG TRÌNH CHỮ của PHẢN ỨNG HOÁ HỌC:
điều kiện
Tên chất phản ứng → Tên các sản phẩm
t0
Ví dụ: Sulfur + Iron → Iron (II) sulfide
(Đọc là: Sulfur tác dụng (phản ứng) với Iron tạo ra Iron (II) sulfide)
t0
Đường → Than + Nước
(Đọc là: Đường bị nhiệt phân huỷ thành than và nước)
- Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC:
- Trong phản ứng hoá học:
+ Các nguyên tử được bảo toàn (Nguyên tử không bị chia nhỏ, số nguyên tử mỗi nguyên tố
không thay đổi)
+ Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
+ Phân tử này biến thành phân tử khác (chất này biến thành chất khác)
III. ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA:
Để phản ứng hoá học xảy ra cần:
1. Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau
2. Có thể cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó
3. Có thể cần chất xúc tác (chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không
biến đổi sau khi phản ứng kết thúc) .
IV. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA:
Nhận biết phản ứng xảy ra khi:
1. Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng.
2. Có sự toả nhiệt và phát sáng.
BÀI TẬP:
• Bài tập 1: Viết phương trình chữ của các phản ứng hoá học sau và chỉ rõ điều kiện xảy ra
phản ứng:
1. Đốt cháy bột aluminium trong không khí (có khí oxygen), tạo ra aluminium oxide.
………………………………………………………………………………………………….
2. Nung nóng đá vôi thành vôi sống và khí carbonic.
………………………………………………………………………………………………….
3. Zinc tác dụng với hydrochloric acid tạo thành zinc chloride và khí hydrogen.
………………………………………………………………………………………………….
4. Điện phân nước, ta thu được khí hydrogen và khí oxygen.
………………………………………………………………………………………………….
• Bài tập 5/51 SGK:
Bỏ quả trứng vào dung dịch hydrochloric acid tháy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng hydrochloric
acid đã tác dụng với calcium carbonate (chất có trong vỏ trứng) tạo ra calcium chloride, nước và
khí carbonic thoát ra. Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình
chữ của phản ứng.
- Phương trình chữ của phản ứng:
…………………………………………………………………………………………
- Dấu hiệu nhận biết phản ứng xảy ra:
…………………………………………………………………………………………
• Bài tập 6/ 51 SGK:
Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hoá học giữa than và khí oxygen.
a. Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào bếp lò, sau đó, dùng que lửa
châm vào rồi quạt mạnh đến khi than cháy bén cháy thì thôi.
b. Ghi lại phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là khí carbonic.
+ Giải thích:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
+ Phương trình chữ của phản ứng:
……………………………………………………………………………………………………
• BTVN 1:
Iron để lâu ngày thường bị gỉ (Do iron tác dụng với khí oxygen tạo thành Iron (II,III) oxide).
1. Viết phương trình chữ của phản ứng.
………………………………………………………………………………………………….
2. Dấu hiệu nào chứng tỏ phản ứng xảy ra?
………………………………………………………………………………………………….
3. Điều kiện để phản ứng xảy ra là gì?
………………………………………………………………………………………………….
4. Phản ứng trên có lợi hay có hại cho con người?
…………………………………………………………………………………………………
5. Muốn hạn chế phản ứng trên xảy ra, chúng ta đã tiến hành các biện pháp nào?
…………………………………………………………………………………………………
• BTVN 2:
Quá trình quang hợp của cây xanh (Học ở Sinh học lớp 6) cũng là phản ứng hóa học.
1. Điều kiện để phản ứng xảy ra là gì?
…………………………………………………………………………………………………
2. Viết phương trình chữ của phản ứng.
…………………………………………………………………………………………………
3. Phản ứng trên có lợi hay có hại? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………..
4. Để giúp cây trồng quang hợp tốt chúng ta cần có biện pháp gì?
………………………………………………………………………………………………..
• BTVN 3: Khi nhai cơm kĩ ta thấy có vị ngọt trong miệng. (Tham khảo: Sự tiêu hóa ở
miệng (trang 81 SGK Sinh 8)
1. Trong hiện tượng trên, có xảy ra phản ứng hóa học không? Viết PT chữ (nếu có)
……………………………………………………………………………………………...
2. Hãy cho biết điều kiện để xảy ra phản ứng?
…………………………………………………………………………………………….
3. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra?
…………………………………………………………………………………………….
4. Phản ứng trên có lợi hay có hại? Vì sao?
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….

You might also like