You are on page 1of 7

Lý thuyết Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại

I. TÍNH DẺO
Kim loại có tính dẻo.

Nhờ có tính dẻo, kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi,... tạo nên các đồ vật khác
nhau.

Các kim loại khác nhau có độ dẻo khác nhau. Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag,
Al, Cu, ...

II. TÍNH DẪN ĐIỆN


Kim loại có tính dẫn điện.

Nhờ có tính dẫn điện mà một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Các kim loại
khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Những kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu,
Al, Fe,...

Chú ý: Không nên sử dụng dậy điện trần hoặc dây điện đã hỏng lớp bọc cách điện để
tránh bị điện giật hay cháy do chập điện…

III. TÍNH DẪN NHIỆT


Kim loại có tính dẫn nhiệt.

Nhờ có tính dẫn nhiệt mà một số kim loại được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.

Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.

IV. ÁNH KIM


Kim loại có ánh kim (vẻ sáng lấp lánh).

Nhờ có ánh kim mà một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang
trí như vàng, bạc...
Lý thuyết Hóa 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với phi kim


a) Tác dụng với oxi:

Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,..) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ
cao, tạo thành oxit.

Ví dụ:

  

b) Tác dụng với phi kim khác (Cl2, S, ...):

Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.

Ví dụ:

  

2. Tác dụng với dung dịch axit


Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) tạo thành muối và H2.

Ví dụ:

  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2

3. Tác dụng với dung dịch muối


Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ các kim loại phản ứng với nước như Na, K, Ba, Ca...)
tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu


  Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

Bài

1. Tác dụng với phi kim


a) Tác dụng với oxi:

Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,..) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ
cao, tạo thành oxit.

Ví dụ:

  

b) Tác dụng với phi kim khác (Cl2, S, ...):

Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.

Ví dụ:

  

2. Tác dụng với dung dịch axit


Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) tạo thành muối và H2.

Ví dụ:

  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2

3. Tác dụng với dung dịch muối


Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ các kim loại phản ứng với nước như Na, K, Ba, Ca...)
tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:
  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

  Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?
Các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học :

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

II. Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:

1. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.

2. Những kim loại đứng trước Mg là những kim loại mạnh (K, Na, Ba,..), tác dụng với
nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2.

3. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit giải phóng khí H2.

4. Kim loại đứng trước (trừ Na, K...) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhôm là
kim loại nhẹ (D = 2,7 g/cm3), mềm, nóng chảy ở 660°c.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC


1. Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại

a) Phản ứng với oxi và một số phi kim

Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim khác như S,
Cl2 tạo thành muối.

Ví dụ:

  
Chú ý: Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al 2O3 mỏng bền vững,
lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí,
nước.

b) Phản ứng với axit (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng H2.

Ví dụ:

  2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc, nguội,

c) Phản ứng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

Nhôm phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hóa học
yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới.

Ví dụ:

  2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu

2. Nhôm có tính chất hóa học nào khác?

Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.

Ví dụ:

  2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

III. ỨNG DỤNG


Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đồ dùng gia đình,
dây dẫn điện, vật liệu xây dựng....

Đuyra (hợp kim của nhôm) nhẹ và bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô
tô, tàu vũ trụ…

IV. SẢN XUẤT NHÔM


Nguyên liệu: quặng bôxit có thành phần chủ yếu là Al2O3.

Phương trình hóa học:


  

Bài 19: Sắt

I. Tính chất vật lí:


Sắt là kim loại màu trắng xám, khi ở dạng bột có màu đen.

Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm).
Khối lượng riêng D = 7,86g/cm3, nóng chảy ở 1539°C.

Sắt dẻo nên dễ rèn.

II. Tính chất hóa học:


Sắt có những tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với nhiều phi kim

Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối.

Ví dụ:

  

2. Tác dụng với dung dịch axit

Sắt tác dụng với dung dịch axit HCl và H 2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải
phóng H2.

Phương trình hóa học:

  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
Khi sắt phản ứng với HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng sản phẩm thu được chứa muối sắt
(III) và không giải phóng H2.

3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn

Ví dụ:

  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

You might also like