You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Phần 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ
THỐNG KÊ

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 1


Nội dung chính

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 2


Các khái niệm cơ bản
• Thống kê (statistics)
• Ngành khoa học thực hiện các nghiên cứu nhằm thu thập, sắp
xếp, tổng hợp, phân tích và đưa ra kết luận từ dữ liệu
• Biến (variable)
• Đặc tính hoặc thuộc tính có thể nhận các giá trị khác nhau
• Dữ liệu (data)
• Các giá trị (phép đo hoặc quan sát) mà các biến có thể giả
định

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 3


Các khái niệm cơ bản

Ví dụ 1

Giới tính Tuổi


Nam  30
Nữ 30 - 49
≥ 50

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 4


Các khái niệm cơ bản
• Tổng thể (population)
• Gồm tất cả các đối tượng (phần tử) đang được nghiên cứu

Ví dụ 2
Muốn tính thu nhập trung bình của một hộ gia đình tại
Tp.HCM, thì
- Tổng thể là tất cả hộ gia đình tại Tp.HCM
- Mỗi phần tử là từng hộ gia đình

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 5


Các khái niệm cơ bản
• Mẫu (sample)
• Là tập hợp con được chọn từ tổng thể theo một phương pháp
lấy mẫu nào đó
Mẫu phải “đại diện” được cho tổng thể
Tổng thể
→ kỹ thuật chọn mẫu là rất quan trọng
Mẫu

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 6


Tại sao phải chọn mẫu?

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 7


Tổng thể vs Mẫu
• Tham số tổng thể (population parameter): các giá trị đặc
trưng cho tổng thể
• Thống kê mẫu (sample statistic): các giá trị đặc trưng cho
mẫu (được tính toán dựa trên dữ liệu mẫu)

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 8


Bài tập vận dụng 1
Có 17.246.372 học sinh trung học tại Mỹ. Một cuộc khảo sát thực
hiện trên 8.505 học sinh với độ tuổi từ 16 trở lên, cho thấy 44,5%
học sinh trả lời có sử dụng điện thoại trong lúc lái xe (theo dữ liệu của
Olsen, Shults, Eaton, Pediatrics, Vol. 131, No. 6)

Hãy xác định dữ liệu nào là tham số hoặc thống kê?

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 9


Các khái niệm cơ bản
• Thống kê mô tả (Descriptive statistics)
• Bao gồm các phương pháp thu thập, trình bày dữ liệu và tính
toán các đặc trưng nhằm mô tả đối tượng nghiên cứu
• Thống kê suy luận (Inferential statistics)
• Bao gồm các phương pháp ước lượng, kiểm định giả thuyết
(hypothesis testing), phân tích mối quan hệ giữa các biến và
đưa ra dự đoán trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu, từ đó
cho ta hiểu biết về tổng thể

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 10


Bài tập vận dụng 2
Hãy xác định trường hợp nào dưới đây sử dụng thống kê mô tả và thống kê
suy luận?
a. Giá trung bình cho một đoạn quảng cáo 30 giây trong chương trình “Giọng
ải giọng ai” là 50 triệu đồng.
b. Phòng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc dự báo dân số Việt Nam vào năm
2030 là hơn 104 triệu người.
c. Kết quả từ một nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa việc hút thuốc lá
và bệnh ung thư phổi.
d. Kết quả lấy ý kiến cử tri ở ba quận (Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức) về tên đơn vị
hành chính cho thành phố mới sáp nhập, đa số đồng ý với tên gọi Tp.Thủ
Đức với tỷ lệ lần lượt ở từng quận là 76,8%; 96% và 97,5%.
Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 11
Bài tập vận dụng 3
Một nghiên cứu được thực hiện tại Trường đại học Y tiết lộ rằng những sinh
viên tham gia lớp học từ 95 đến 100% thời gian thường nhận được điểm A
trong lớp. Những sinh viên đã tham dự lớp học từ 80 đến 90% thời gian
thường nhận được điểm B hoặc C trong lớp. Những sinh viên tham gia lớp
học dưới 80% thời gian thường nhận được điểm D hoặc điểm F.
Dựa trên thông tin này, mức độ tham gia lớp học và điểm số có liên quan
với nhau. Sinh viên càng tham gia lớp học nhiều thì càng có nhiều khả năng
nhận được điểm cao hơn. Nếu sinh viên cải thiện việc đi học, điểm số có
thể sẽ được cải thiện. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, trong
đó một yếu tố mà sinh viên có thể chủ động kiểm soát là việc đi học
thường xuyên.
Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 12
Bài tập vận dụng 3
Câu hỏi:
1. Liệt kê các biến nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu
trên.
2. Dữ liệu gì được sử dụng?
3. Loại thống kê nào đã được sử dụng?
4. Tổng thể nghiên cứu là gì?
5. Mẫu nghiên cứu là gì?
6. Hãy phát biểu mối liên hệ giữa các biến nghiên cứu trong
bài.

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 13


Biến nghiên cứu
• Biến định tính (qualitative variables): là biến được chia
thành các nhóm riêng biệt dựa vào các đặc điểm hay
thuộc tính của đối tượng nghiên cứu
• Biến định lượng (quantitative variables): là biến có thể
đếm hoặc đo lường
• Biến rời rạc (discrete variables): là các giá trị có thể đếm
• Biến liên tục (continuous variables): có thể giả định vô số giá
trị giữa hai giá trị cụ thể bất kỳ, được thu thập qua việc đo
lường, thường bao gồm phân số và số thập phân.

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 14


Bài tập vận dụng 4
Xác định biến liên tục trong các trường hợp dưới đây:
1. Số giờ xem tivi trong một tuần của trẻ em từ 12 – 15
tuổi
2. Số buổi tham dự lớp học của sinh viên trong một học
phần
3. Thu nhập của một sinh viên trong một tuần khi làm
thêm tại cửa hàng tiện lợi
4. Trọng lượng của một vận động viên thể hình khi tham
gia Thế vận hội Olympic

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 15


Các loại thang đo

Định danh

Thứ bậc
Thang
đo
Khoảng

Tỷ lệ
Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 18
Thang đo danh nghĩa
• Thang đo danh nghĩa (nominal scale)
• Là thang đo dùng cho các biến định tính
• Dùng để phân loại dữ liệu thành các nhóm khác nhau, mang
tính chất mã hóa dữ liệu, còn gọi là thang đo định danh
• Các điểm trên thang đo không thể so sánh, không thể thực
hiện các phép tính đại số.

Ví dụ
Khoa:
1. Kế toán; 2. Quản trị kinh doanh; 3. Các khoa khác

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 19


Thang đo thứ bậc
• Thang đo thứ bậc (ordinal scale)
• Là thang đo định danh nhưng các nhóm được sắp xếp theo thứ
tự giảm dần hoặc tăng dần
• Các điểm trên thang đo có thể so sánh nhưng không thể thực
hiện các phép tính đại số
• Còn được gọi là thang đo định hạng
Ví dụ
Bảng xếp hạng các bộ phim có tỉ suất xem cao nhất

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 20


Thang đo khoảng
• Thang đo khoảng (interval scale)
• Là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau
• Các điểm trên thang đo có thể so sánh và thực hiện các phép
tính đại số (cộng, trừ)
• Điểm 0 không có thật, chỉ là quy ước
Ví dụ
Thang đo IQ:
- Người có IQ 100 không có nghĩa thông minh gấp 2 lần người có IQ
50
- Người có IQ = 0 ???

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 21


Thang đo tỷ lệ
• Thang đo tỷ lệ (ratio scale)
• Là thang đo khoảng với điểm 0 có thực
• Các điểm trên thang đo có thể so sánh và thực hiện tất cả
phép tính đại số
Ví dụ
Thang đo trọng lượng:
- Khoảng cách giữa các điểm đo là 1kg
- Người A: 80kg, nặng gấp đôi người B 40kg
- Điểm giá trị 0kg nghĩa là không có trọng lượng

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 22


Các loại thang đo

THANG ĐO TỶ LỆ
Biến định lượng
THANG ĐO KHOẢNG Có gốc 0
Có khoảng cách
THANG ĐO THỨ BẬC
bằng nhau
Biến định tính
THANG ĐO ĐỊNH Có thể so
DANH sánh

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 23


Xác định thang đo cho từng biến
MSSV Giới tính Điểm trung bình Xếp loại
17032901 Nữ 6,0 Trung bình
17049201 Nam 8,0 Giỏi
17011101 Nữ 8,5 Giỏi
17020001 Nữ 9,0 Xuất sắc

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 24


Bài tập vận dụng 5
Hãy xác định loại thang đo cho từng biến dưới đây:
1. Độ tuổi của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ đặt thức ăn
qua các ứng dụng trên điện thoại trong quý 1/2022.
2. Màu sắc sản phẩm áo thun được bày bán tại các siêu
thị.
3. Nhiệt độ cao nhất mỗi ngày trong tháng vừa qua.
4. Xếp hạng các tiết mục thi văn nghệ của sinh viên.

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 25


Bài tập vận dụng 6
Số liệu tử vong do tai nạn giao thông trong một năm được
thể hiện ở bảng dưới đây:
Phương tiện giao thông Số ca tử vong
Đường bộ 968
Đường sắt 44
Đường thủy 52
Đường hàng không 151

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 26


Bài tập vận dụng 6
Câu hỏi:
a. Xác định các biến nghiên cứu trong dữ kiện trên.
b. Biến nào là biến định lượng/biến định tính?
c. Biến nào là biến định lượng rời rạc/liên tục?
d. Xác định thang đo cho từng biến nghiên cứu
e. Từ bảng số liệu, có thể kết luận di chuyển bằng phương tiện đường
sắt thì an toàn hơn các phương tiện khác không?
f. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương tiện di chuyển
của một người?
g. Hãy đưa ra các nhận xét về mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu.
Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 27
Kỹ thuật chọn mẫu
• Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (mẫu xác suất)
• Mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling)
• Mẫu ngẫu nhiên hệ thống (systematic sampling)
• Mẫu theo khối (cluster sampling)
• Mẫu phân tầng (stratified sampling)
• Phương pháp chọn mẫu phi xác suất
• Mẫu thuận tiện
• Mẫu phán đoán
• Mẫu chỉ định

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 28


PP chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
• Lập danh sách các phần tử và đánh số thứ tự → chọn
ngẫu nhiên các phần tử từ danh sách (có thể quay số
hoặc dùng phần mềm máy tính)
• Ưu điểm: cách làm đơn giản, tính đại diện cao
• Hạn chế: các phần tử có thể phân tán trong quần thể, do
đó việc thu thập số liệu tốn kém và mất thời gian
• Ví dụ: kiểm tra chất lượng sản phẩm trong dây chuyền
sản xuất hàng loạt

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 29


PP chọn mẫu hệ thống
• Cách làm tương tự như pp chọn ngẫu nhiên, nhưng các
phần tử được chọn cách nhau 1 khoảng đều nhau

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 30


PP chọn mẫu theo khối
• Sắp xếp tổng thể theo từng khối (các khối được xác định
tùy thuộc vào tiêu thức nghiên cứu)
• Chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra các khối đó
• Áp dụng pp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ các
đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 31


PP chọn mẫu phân tầng
• Chia tổng thể theo một hoặc nhiều tiêu thức có liên quan đến mục
tiêu nghiên cứu
• Trong từng tổ, dùng pp chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc hệ thống để
chọn ra các đơn vị của mẫu
• Tỷ lệ mẫu lấy trong từng tổ bằng với tỷ lệ tổ đó trong tổng thể

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 32


Thiết kế thử nghiệm
• Nghiên cứu quan sát (observational studies)
• Nhà nghiên cứu chỉ quan sát những gì đang xảy ra hoặc những
gì đã xảy ra trong quá khứ và cố gắng đưa ra kết luận dựa trên
những quan sát này.
• Nghiên cứu thực nghiệm (experimental studies)
• Nhà nghiên cứu thao tác một trong các biến số và xác định
xem thao tác đó ảnh hưởng như thế nào đến các biến số khác,
kết quả sẽ hỗ trợ việc bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết.
Phương pháp này còn gọi là kiểm định giả thuyết.

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 33


Ví dụ
Kem và tỷ lệ chết đuối
Kết quả thu thập dữ liệu cho thấy, vào mùa nắng nóng,
doanh số tiêu thụ kem lạnh tăng cao, đồng thời số trường
hợp tử vong do chết đuối cũng tăng hơn. Từ đó, kết luận
việc ăn kem có tác động đến tỷ lệ người chết đuối.

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 34


Thiết kế thử nghiệm
• Biến độc lập (Independent variable)
• Là biến số tác động tới biến số khác trong một mô hình kinh tế
• Là các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối tượng nghiên
cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu
• Biến phụ thuộc (Dependent variable)
• Là biến số chịu ảnh hưởng của một biến số khác trong mô hình

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 35


Bài tập vận dụng 7
Phân biệt biến độc lập và biến phụ thuộc trong các nghiên
cứu sau:
1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người lựa chọn dịch
vụ đặt đồ ăn trực tuyến đa phần có độ tuổi dưới 25, giới
tính nữ, làm việc văn phòng.
2. Kết quả từ một cuộc khảo sát học sinh cấp 3 tại TP.HCM
cho thấy quyết định chọn nghề học bị chi phối bởi ý
kiến của phụ huynh, tâm lý ‘đám đông’ từ bạn bè, mức
độ ‘hot’ của nghề nghiệp tương lai.
Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 36
Hoạt động nhóm
1. Thu thập danh sách 5 bài hát gồm các thông tin: tác giả, năm
phát hành, độ dài, thể loại, xếp hạng (dựa trên lượt nghe/view).
2. Thu thập danh sách 5 cầu thủ đá bóng/vận động viên cầu
lông/bơi lội gồm các thông tin: tuổi, câu lạc bộ/đội tuyển đang
tham gia, số trận đấu đã tham dự, số bàn thắng/số giải thưởng.
3. Thu thập danh sách các kỳ thế vận hội mùa hè/mùa đông từ
năm 2004 đến nay gồm các thông tin: quốc gia đăng cai, số
môn thi đấu, số quốc gia tham dự, quốc gia có số huy chương
nhiều nhất.

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 37


Hoạt động nhóm
4. Thu thập danh sách sinh viên trong nhóm gồm các thông tin:
quê quán, chiều cao, cân nặng, nhóm máu, sở thích.
5. Dựa trên kết quả tổng điều tra dân số Việt Nam
2018/2019/2020, thu thập dữ liệu để so sánh giữa thành thị và
nông thôn, gồm: quy mô dân số, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết
của trẻ em dưới 1 tuổi.
6. Thu thập thông tin kết quả tuyển sinh của các ngành thuộc khối
ngành kinh tế/ngành kỹ thuật của IUH từ năm 2017 đến nay
gồm: tên ngành, mã ngành, bậc đào tạo, điểm chuẩn.
Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 38
Hoạt động nhóm
Với dữ liệu đã thu thập được, hãy xác định các yếu tố sau:
1. Phương pháp chọn mẫu sử dụng
2. Các biến nghiên cứu trong tình huống
3. Loại thang đo của từng biến nghiên cứu

Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyễn Thị Phương Thúy 39

You might also like