You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


---------------------------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ


HỌC KỲ
MÔN:TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 7: Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng và ý nghĩa trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sinh
viên hiện nay.

Nhóm: 05

Giảng viên hướng dẫn:Nguyễn Thị Thu

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021


Danh sách nhóm 5
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh Ca: 1,2 Thứ: 7

STT MSSV Họ và tên Ghi chú


25 B1900124 Phạm Hoàng Long Nhóm trưởng
26 B1900351 Trần Thị Hồng Lụa
27 B1900133 Trần Lê Quỳnh Mai
28 51900817 Lê Trần Thái My
29 61900455 Trần Thanh Trà My
30 71900940 Trần Hoàng Nam

Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan Báo cáo cuối kỳ do nhóm 5 nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả Báo cáo cuối kỳ là trung thực và không sao chép từ bất kỳ báo cáo của
nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong Báo cáo cuối kỳ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Hoàng Long

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................3
Phần I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC...........................................3
1.1.Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo đức.............................3
1.2.Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng..................................4
1.3.Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức trong thời đại hiện
nay.......................................................................................................................... 6
Phần II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG VÀ Ý NGHĨA TRONG TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC SINH
VIÊN HIỆN NAY.....................................................................................................8
2.1.Đặt vấn đề........................................................................................................8
2.2.Thực trạng và nguyên nhân về tu dưỡng rèn luyện đạo đức của sinh viên
hiện nay.................................................................................................................. 9
2.3.Nội dung tu dưỡng và rèn luyện đạo đức đối với sinh viên hiện nay.........11
2.4.Ý nghĩa trong việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức đối với sinh viên hiện
nay........................................................................................................................ 12
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................16
PHẦN MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người mẫu mực trong đạo đức
cách mạng, luôn là người nói đi đôi với làm, giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách
thống trị của thực dân. Đối với Người, Đạo đức luôn là gốc, là nền tảng để tồn tại của
mỗi người còn việc rèn luyện đạo đức kể cả trong cách mạng hay trong cuộc sống
thường ngày là nhu cầu tất yếu của từng con người trong xã hội chúng ta. Ngày nay,
với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, tầm hiểu biết cũng như trí tuệ của
chúng ta ngày càng được nâng cao, nhưng đạo đức của con người thì đang có xu
hướng ngày càng đi xuống. Có những mâu thuẫn xảy ra giữa người với người trước
một lý do rất bình thường mà cũng khiến xảy ra những vụ án thảm khốc, hay bằng sự
tiếp cận với các trang mạng xã hội ngày nay, con người chúng ta không phân biệt được
đúng sai phải trái, mà phán xét đối xử nhau rất tệ, thậm chí còn buông ra những lời
bình luận thô tục ép người khác vào đường cùng. Mỗi người trong chúng ta đều được
dạy rằng: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thậm chí là tư
tưởng về đạo đức cách mạng trong từng người dân chúng ta đều được hình thành từ
những giây phút đầu và mà bây giờ trong nhà nước, rất nhiều vụ tham ô được diễn ra,
cách hành xủ của những vị công chức, mà người chịu khổ lại chính là nhân dân.
Những sự suy đồi đạo đức này đã đi ngược lại với những quan điểm về đạo đức trong
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tất cả mọi lĩnh vực nói chung và về cách mạng nói riêng.
Vì lẽ đó, chúng ta cần phải tìm tòi, nghiên cứu và khắc phục từ những - Sinh viên -
tầng lớp được coi là tương lai của đất nước sau này.

Bằng việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong cách mạng và ý
nghĩa trong tu dưỡng rèn luyện đạo đức sinh viên ngày nay, nhóm chúng tôi đã phân
tích, khẳng định rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, quan điểm về những
chuẩn mực đạo đức cách mạng và những quan điểm về nguyên tắc xây dựng đạo đức
trong thời đại hiện nay. Đồng thời nghiên cứu nhiều mặt đối với tầng lớp sinh viên, về
vấn đề, hiện trạng, nguyên nhân, điều tích cực, tiêu cực cũng như là nêu ra những giải
pháp, ý nghĩa trong việc thực hiện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh để góp phần

1
tuyên truyền, và đóng góp cải thiện những mặt tiêu cực trong đạo đức của tầng lớp
sinh viên hiện nay nói riêng và tất cả mọi người nói chung.

Chúng tôi tiến hành phân tích những cơ sở lý luận có sẵn, tham khảo được từ
giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với các bài báo, các bài viết của những tác
giả nổi tiếng, hay các bài báo trên những diễn đàn là cơ quan nghiên cứu uy tín của
Việt Nam. Chúng tôi kế thừa, phát triển và vận dụng tất cả những kiến thức vào thực
tiễn để phát huy tốt đẹp việc tuyên truyền, rèn luyện và thực hiện đạo đức theo Tư
tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.

2
PHẦN NỘI DUNG

Phần I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1.1.Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo đức

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh trong sáng, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, suốt đời
tranh đấu cho Đảng, cho cách mạng.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao
động lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc
với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình
thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
Người chỉ ra những yếu tố tích cực của đạo đức Nho giáo như: dân là gốc của
nước; dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Người nhắc đến những mệnh đề
“nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, tứ hải giai huynh đệ” và đề cao thuyết “đại đồng” của
Nho giáo. Người cho rằng, “đạo đức của Khổng tử là hoàn hảo” (Nguyễn, 2019)
nếu chúng ta muốn tự hoàn thiện mình, chúng ta cần phải tích cực tìm tòi học hỏi
tinh thần và văn hoá của những bậc vĩ nhân đi trước, học tinh thần thì đọc Khổng
Tử, học về cách mạng thì đọc các tác phẩm của Lênin.

Đối lập với những điều tích cực đấy, theo Hồ Chí Minh cũng có những điều
tiêu cực như Khổng giáo căn bản là sự bình yên trong xã hội, không bao giờ thay
đổi. Học thuyết về đạo đức của Nho giáo nghiêng về việc đáp ứng quyền lợi cho
giai cấp phong kiến, trái ngược với điều tất nhiên là tiến hoá của lịch sử và lợi ích
của nhân dân. Thế nên ta có thể thấy giữa tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh
và Nho giáo sẽ có nhiều khác biệt.

Đồng thời, trong nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu ra hai
quanđiểm rất quan trọng gồm Đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người
cách mạng và Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.

3
1.2.Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, Chí công vô tư; Yêu
thương con người, sống có tình nghĩa; Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
đều là những quan điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác từng viết: “Cũng như
sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”1, qua đó thể hiện được tầm
quan trọng của đạo đức trong tư tưởng của Hồ chủ tịch. Bác xem đạo đức là điều
thiết yếu và nền tảng để xây dựng nên người cách mạng.

1.2.1.Trung với nước, hiếu với dân

Đây là nội dung cực kì quan trong trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người làm
cách mạng cũng vì mục đích muốn đem lại hòa bình, ấm no cho nhân dân. Theo
từng thời kì, mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng luôn khác nhau, song tinh thần
“Trung với nước, hiếu với dân” trước nay vẫn không thay đổi. Do đó, trong quá
trình xây dựng Đảng, Bác luôn nhắc nhở về việc trung, hiếu, nâng cao tinh thần
trung hiếu cho từng người dân nói chung và cán bộ Đảng viên nói riêng.

1.2.2.Cần kiệm, liên chính, chí công vô tư

Bác xem các đức tính của mỗi người cũng như bốn mùa, bốn phương của
đất trời, không thể nào không tồn tại. Các đức tính phải được rèn giũa, tô luyện
mỗi ngày.

 CẦN: nghĩa là lao động cần cù, không ngai gian nan vất vả, lao động hăng sai, nhiệt
tình, sáng tạo trong công việc, không lười biếng, ỷ lại. Lao động là hạnh phúc. Từ đó
từng bước tiếng gần mục tiêu.

1https://hocluat.vn/quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-nhung-chuan-muc-dao-duc-cach-
mang/

4
 KIỆM: nghĩa là tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm nguyên liệu,
không hoang phí của cải, vật chất. Cần, kiệm là phẩm chất cần thiết của người lao
động.
 LIÊM: nghĩa là trong sạch, không tham ô, hối lộ, giữa của chung thành của riêng,
không tham lam địa vị, tiền bạc. Đây là tính chất cần có ở cán bộ Đảng viên nói riêng
và tất cả mọi người nói chung.
 CHÍNH: nghĩa là ngay thẳng, chính trực, có thái độ chân thành, khiêm tốn, không dối
trá.
 CHÍ CÔNG: nghĩa là công bằng, vô tư không được có lòng riêng. “Khi làm bất cứ việc
gì cũng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”2.

1.2.3.Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

Kế thừa truyền thống yêu thương dân tộc, đồng bào cùng với việc tiếp thu
tinh thần nhân văn qua nhiều thập kỷ, Bác đã cho thấy được tầm quan trọng của
việc yêu thương con người, điều đó được thể hiện thông qua thực tiễn. Tinh thần
tương thân tương ái, tình đồng đội đồng chí, yêu thương lẫn nhau là điều quan
trọng trong tư tưởng của Người.

1.2.4.Tinh thần quốc tế trong sáng

Đó là tinh thần của cách mạng vô sản, tình đoàn kết giữa người với người,
giữa các dân tộc bị áp bức, bóc lột. Đoàn kết cùng nhau đạt được mục tiêu lớn đề
ra. Đây là một chuẩn mực đạo đức cách mạng

1.3.Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức trong thời đại hiện nay

1.3.1.Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong 3 nguyên tắc về xây dựng đạo đức.
Sở dĩ nó quan trọng nhất vì chúng ta đang sống trong nền kinh tế thị trường, hội
2http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonv/Pages/TU-TUONG-HO-CHI-MINH-
VE-CAN,-KIEM,-LIEM,-CHINH,-CHI-CONG-VO-TU.aspx

5
nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ cho nên con người chúng ta thường chú tâm vào
lối sống vật chất mà quên đi những giá trị về mặt đạo đức. Vì vậy mọi người vần
phải chú ý đến vấn đề đạo đức đặc biệt là đối với các cán bộ Đảng viên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức cho các thế hệ
chúng ta và mai sau phải học hỏi. Cả cuộc đời của Người làm nhiều hơn nói bởi
người hiểu rõ rằng chỉ có những hành động thiết thực thì mới đem lại lợi ích thiết
thực cho nhân dân, được nhân dân yêu thương và tín nhiệm, còn những ai nói
nhiều làm mà làm thì ít thì đó chỉ là những lời nói sáo rỗng cũng như người từng
nói: "Nói thì phải làm" "Có lòng bày vẽ cho người"3.

Bên cạnh việc nói đi đôi với làm thì Bác Hồ còn chú ý một điều nữa đó là
nêu gương đạo đức đặc biệt là đối với cán bộ Đảng viên cũng như Người từng nói:
"Đảng viên đi trước, làng nước theo sau" 4. Một nền đạo đức chỉ vững chắc khi
những chuẩn mực đạo đức trở thành những hành vi đạo đức trong đời sống hằng
ngày vì vậy những gương về đạo đức có vai trò như một chất xúc tác lan tỏa hành
vi đạo đức để nó thấm vào cộng đồng.

Bác Hồ rất xem trọng việc nêu gương đạo đức dù là những hành vi nhỏ
nhất, chính những điều nhỏ bé mà làm nên những điều lớn lao hơn. Lấy 1 ví dụ
điển hình về hành vi đạo đức trong đại dịch covid 19 hiện nay đó chính là những
bác sĩ tình nguyện ở tuyến đầu chống dịch. Tinh thần ấy như một tấm gương để
mọi người noi theo, nó thúc đẩy mọi người làm những việc tốt, những việc có ích
cho xã hội đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.

1.3.2. Xây đi đôi với chống

Mọi việc trên đời này đều có hai mặt của vấn đề, có những người tích cực
xây dựng một nền đạo đức mới thì cũng có những người phá hoại nền đạo đức ấy.

3Đường kách mệnh

4 Tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân

6
Bác Hồ đã từng căn dặn: "Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao
đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và
kỷ luật"5.

Giáo dục chính là công cụ tốt nhất để xây dựng nền đạo đức mới, phải giáo
dục những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những chuẩn mực đạo đức và phải giáo dục
từ nơi gần gũi nhất chính là là gia đình. Từ gia đình ta mới giáo dục từ trường lớp
và cuối cùng là xã hội. Từ giáo dục thì con người ta mới nhận thức được tầm quan
trọng của đạo đức trong đời sống để từ đó sống đúng với những chuẩn mực đạo
đức trong xã hội.

Bên cạnh việc xây dựng nền đạo đức mới thì chúng ta phải cảnh giác,
phòng chống những hành vi phi đạo đức. Có những người vì lợi ích cá nhân mà
sẵn sàng làm những chuyện trái với những chuẩn mực đạo đức của xã hội vì vậy
Đảng và toàn dân phải đấu tranh chống lại những hành vi này. Đây là một cuộc
chiến lâu dài bời vì những điều tốt luôn luôn đi kèm với những điều xấu, có tích
cực sẽ có tiêu cực cho nên mọi người cần phải lưu ý vấn đề này đặc biệt là cán bộ
Đảng viên.

1.3.3.Tu dưỡng đạo đức suốt đời

Đạo đức không thể tu dưỡng nó một ngày hai ngày mà phải tu dưỡng nó
suốt đời, không được chủ quan mà nghĩ rằng đạo đức của ta sẽ theo ta mãi mãi.
Bác Hồ từng nói: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu
tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong"6.

Có những người cán bộ cách mạng khi gặp khó khăn họ thể hiện tinh thần
đạo đức cách mạng của mình rất là tốt nhưng khi an nhan nhàn họ lại là những

5Hồ Chí Minh toàn tập - tập 12 Tr439 - NXB CTQG - HN- 1996

6Hồ Chí Minh toàn tập - tập 9 Tr293 - NXB CTQG - HN- 1996

7
người ngăn cản cách mạng, làm hại dân hại nước. Sở dĩ có tình trạng này là vì
những người cán bộ ấy không thường xuyên tu dưỡng đạo đức nên vô tình chủ
nghĩa cá nhân ăn sâu vào trong họ, làm biến chất phẩm chất đạo đức cách mạng
của họ một cách âm thầm mà ngay chính bản thân họ cũng không nhận ra.

Theo Bác mỗi con người đều có cái tốt và cái xấu, tuy nhiên chúng ta phải
nhìn rõ con người của bản thân mình. Phải nhìn thấy được bản thân tốt ở chỗ nào,
xấu ở chỗ nào, phát huy cái tốt, khắc phục cái xấu đó mới là cách làm đúng đắn.
Để làm được điều này bản thân mỗi người phải tu dưỡng đạo đức xuyên suốt cả
cuộc đời, áp dụng những cái tu dưỡng vào thực tiễn, không ngừng học tập tiếp thu
những tinh hoa nhân loại nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc để từ đó đủ năng lực
để phụng sự cho đất nước đặc biệt là các cán bộ Đảng viên.

Phần II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG VÀ Ý NGHĨA TRONG TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
SINH VIÊN HIỆN NAY

2.1.Đặt vấn đề

(Vì sao sinh viên cần tu dưỡng rèn luyện đạo đức trong thời đại ngày nay)

Dù trong bất kỳ thời đại nào, đạo đức vẫn luôn là vấn đề được quan tâm và
đặt lên hàng đầu trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà
không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi, nhưng lại đi đến thụt
két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã
hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng
không có ích gì cho loài người...”7. Điều đó cho thấy việc rèn luyện đạo đức và chỉ
có đạo đức mới chính là yếu tố giúp chúng ta sống thật thành công và trở nên thật
hữu ích. Một xã hội nghèo đói thì có thể khắc phục được, nhưng một xã hội không
có đạo đức thì sẽ sớm lụi tàn. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang
dần chuyển hướng thành nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vì thế việc

7Trích bài nói chuyện tại Đại hội sinh niên lần thứ nhất, 7-5-1958

8
phát triển các giá trị đạo đức truyền thống của nước ta càng trở nên cần thiết hơn
bao giờ hết. Xã hội càng phát triển, càng có thêm nhiều mặt trái. Thực tế hiện nay
cho thấy đã có không ít những biểu hiện về một lối sống không lành mạnh, tiêu
cực đang dần hình thành ở một số sinh viên nói riêng. Lối sống lành mạnh, có lý
tưởng và lối sống tiêu cực, thực dụng vẫn luôn đấu tranh trong cuộc sống chúng ta
mỗi ngày. Đặc biệt Hồ Chí Minh đã từng khằng định: “Một năm khởi đầu từ mùa
Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội” 8. Vì vậy hãy
để “Tuổi trẻ trở thành mùa xuân” như Người đã từng kỳ vọng. Từ đó ta có thể thấy
việc sinh viên cần tu dưỡng rèn luyện đạo đức trong thời đại ngày nay là rất cần
thiết.

2.2.Thực trạng và nguyên nhân về tu dưỡng rèn luyện đạo đức của sinh viên hiện
nay

2.2.1. Tích cực

Thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói
riêng đã và đang rèn luyện đạo đức rất tốt. Một số bạn sinh viên đã nỗ lực dùng trí
tuệ và tài năng của mình mang vinh quang, tự hào về cho Tổ Quốc trong những
cuộc thi quốc tế như Olympic Toán, Vật Lý quốc tế. Thể hiện rõ được trách nhiệm
và tinh thần xung phong cống hiến của mình đối với Đất nước. Đáng quý hơn hết,
trong số đó là những hoàn cảnh rất khó khăn nhưng với nghị lực phi thường vẫn
cố gắng vượt qua, vươn tới tri thức.

Bên cạnh đó không thể không kể đến các cá nhân đã quên mình, hy sinh
bản thân, đặt lợi ích của xã hội lên trên bản thân mình. Dùng sức mình để mang lại
hạnh phúc cho nhiều người, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay,
điều đó thể hiện rất rõ qua việc tình nguyện tham gia chống dịch. Qua đó đã góp
phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cá nhân mình và người dân về dịch
bệnh. Những người đã không ngại nắng mưa, thời tiết khắc nghiệt, luôn xuất hiện
giúp đỡ khi mọi người cần. Các bạn chính là những người đã tiếp thu và thực hiện

8Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H, 2011, t.4, tr.194

9
đúng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì các bạn làm không màng đến lợi ích mà
chính là làm với tất cả những gì xuất phát từ trái tim, một trái tim đại diện câu hát:
“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm
nay”.

Ngoài ra còn rất nhiều tấm gương về đạo đức trong xã hội đáng để chúng ta
học tập và noi theo mỗi ngày. Là một sinh viên, đại diện cho thế hệ trẻ, chúng ta
hãy sống có mục đích, lý tưởng và sống thật có ích, không ngừng rèn luyện đạo
đức để góp phần đóng góp cho công cuộc xây dựng Đất nước.

2.2.2. Tiêu cực

Bên cạnh những điều tích cực, đâu đó vẫn còn tồn tại rất nhiều tiêu cực
xoay quanh vấn đề đạo đức trong sinh viên hiện nay.

Đó là những hình ảnh về các bạn sinh viên đánh nhau, thậm chí còn có những
clip sinh viên cãi lại giảng viên, hành hung giảng viên, rồi con đánh cha mẹ, anh em
trong nhà chém giết lẫn nhau.

Vì cuộc sống hiện nay, mọi người với nhau càng cởi mở, mà việc sống thử và
quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng trở nên phổ biến. Đồng thời, tình trạng nạo
phá thai cũng đang tăng lên hằng ngày. Theo số liệu từ Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt
Nam, nước ta có khoảng 300.000 ca nạo phá thai mỗi năm. Trong đó, 20-30% là phụ
nữ chưa kết hôn, 60-70% còn là học sinh, sinh viên có độ tuổi từ 15 đến 19.

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ đang bị cuốn vào những văn hóa phẩm đồi trụy
và nhiều bạn sinh viên cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây mà chọn trở thành
“Sugar Baby” cho những cô chú lớn hơn 20-30 tuổi chỉ để nhận được tiền chu cấp
hằng tháng. Không những thế, một số bạn sinh viên nữ còn chọn cách ăn mặc hở hang,
không đúng thuần phong mỹ tục rồi chụp ảnh đưa lên các trang mạng xã hội.

10
Ngoài ra, một số các bạn sinh viên khác lại nghiện game bỏ học, tham gia cá
độ, đánh bài. Hay bị các thành phần xấu lôi kéo mà trở thành công cụ làm việc cho
chúng như vận chuyển ma túy, đòi nợ thuê,...

2.3.Nội dung tu dưỡng và rèn luyện đạo đức đối với sinh viên hiện nay

2.3.1. Sinh viên cần hiểu rõ vai trò của đạo đức

Bác Hồ từng yêu cầu mỗi sinh viên phải lấy đạo đức làm gốc. Có đạo đức làm
nền tảng, sinh viên mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ học tập, trang bị đầy đủ các
phẩm chất để tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

2.3.2. Mỗi sinh viên cần tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất đạo đức cơ bản

“Yêu nước, thương dân”: Theo Bác, cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân
dân đều là những việc cần phải làm. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân
dân, chúng ta cần kiên quyết chống lại. Người luôn răn dạy thanh niên, sinh viên
trong cả nước lúc nào cũng phải yêu thương nhân dân, yêu thương con người.

“Cần, kiệm, liêm, chính”: “Cần” đối với sinh viên chính là siêng năng,
chăm chỉ học tập và rèn luyện. Khi “cần” thì mọi việc dù khó khăn bao nhiêu vẫn
có thể vượt qua và người siêng năng thì mau tiến bộ. “Kiệm” ở sinh viên chính là
tiết kiệm tiền sinh hoạt, tiết kiệm thời gian và cả sức lực, tránh dùng nó vào những
việc lãng phí. “Liêm” và “Chính” trong sinh viên ở đây có nghĩa sinh viên cần có
ý thức tôn trọng, tuân theo những quy định ở nơi học tập, luôn ngay thẳng, trung
thực, không gian lận.

“Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”: Trong quá trình học tập, rèn
luyện sinh viên nên hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhau để cùng tiến bộ. Giúp đỡ những
bạn học yếu hay những bạn có hoàn cảnh khó khăn để các bạn có thể thuận lợi đến
trường.

11
“Yêu lao động, có ý thức tổ chức kỷ luật”: Lao động ở sinh viên thể hiện ở
chỗ luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện để có được kết quả tốt nhất. Cũng như mỗi
sinh viên cần tôn trọng kỷ luật nơi sinh viên đang sinh sống và học tập.

2.3.3. Sinh viên Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho bao thế hệ
không chỉ cán bộ, công chức mà còn là học sinh, sinh viên Việt nam về lối sống
đạo đức, đầy yêu thương của một vị lãnh tụ vĩ đại, một vĩ nhân được thế giới công
nhận. Bác là tấm gương gần gũi nhất, chân chính nhất về đạo đức mà bất cứ người
con Việt Nam nào cũng có thể học tập và noi theo:

 Trong học tập, sinh hoạt sinh viên cần rèn luyện bản thân mỗi ngày, năng nổ trong
những hoạt động đoàn, hội, chăm chỉ học tập, tu dưỡng, luôn cố gắng nỗ lực với
những mục tiêu của bản thân.
 Mỗi sinh viên xây dựng cho mình tính kiên nhẫn, tiết kiệm, đức tính trung thực, nói đi
đôi với làm. Đặc biệt là dám thừa nhận lỗi sai bản thân, sửa chữa, đồng thời phê phán,
lên án các việc làm xấu, có hại cho xã hội, cho đất nước.
 Là một sinh viên, cũng là đoàn viên, thanh niên Việt Nam, sinh viên cần xác định rõ
trách nhiệm của bản thân với đất nước, luôn trên tinh thần sẵn sàng xung phong, hy
sinh vì lợi ích dân tộc.

2.4.Ý nghĩa trong việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức đối với sinh viên hiện nay.

Sinh viên là một bộ phận trí thức, là thế hệ trẻ, có sức khỏe và trình độ văn
hóa, nhạy cảm với cái mới, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, ưa tìm tòi, khám
phá, giàu ước mơ, hoài bão, tích cực tham gia các hoạt động xã hội,.... Sinh viên
được coi là nguồn dự trữ, là tài sản quý báu của đất nước. Vì họ là được xem là
những nhân chủ trong tương lai của đất , họ là người tiếp thêm sức chó cách mạng,
đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ măng non. Ngày nay, vấn đề rèn

12
luyện, tu dưỡng và trau dồi đạo đức rất quan trọng đối với con người Việt Nam
đặc biệt đối với thế hệ thanh niên thì càng thiết yếu.

Việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức giúp chăm lo đời sống giáo dục về lý
tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho sinh viên, hình thành nên những
phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và tâm huyết hành động, có trách nhiệm với Tổ
quốc, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Giúp sinh viên hội nhập quốc tế trở thành công dân tốt có trách nhiệm với xã
hội, có lối sống tình nghĩa, lành mạnh, cần cù, sáng tạo, có chí,…và luôn phấn đấu
cho sự nghiệp giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của đất nước.

Việc học tập theo đạo đức của Hồ Chí Minh giúp sinh viên có ý chí độc lập tự
cường, kiên trì không khuất phục trước khó khăn, thử thách, cống hiến sống hết
mình vì đất nước.

Giúp sinh viên có sự vun đắp tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm với Tổ quốc
thân yêu. Duy trì bản lĩnh vững vàng, tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng, phấn
đấu vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Giúp sinh viên có lòng nhân ái, khoan dung, có lòng yêu thương con người và
tin vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng vì nước vì dân.

Sinh viên phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế.

Giúp thế hệ trẻ dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Họ dám nhận
nhiệm vụ và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết sức mình để hoàn
thành nhiệm vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ cho người khác hoặc đổ lỗi do
hoàn cảnh. Sẵn sàng đứng ra nhận lỗi lầm của bản thân và gánh chịu hậu quả của
mình làm ra.

Ngoài ra, việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức giúp sinh viên chống: tha hóa về
tư tưởng, lối sống trong Đảng, phai nhạt niềm tin, lý tưởng, không có chí lập thân,

13
lập nghiệp; chạy theo lối sống thực dụng, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và
xã hội, sa vào nhiều vấn đề tiêu cực,…

PHẦN KẾT LUẬN

Đạo đức có vai trò đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn
hàng đầu của người cách mạng. Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người và thiếu đạo đức thì không thể thành người, là cơ sở tạo nên sức mạnh lãnh
đạo, uy tín của Đảng. Đạo đức là nền tảng tinh thần của con người, giúp cho con
người vững vàng không lùi bước trước mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh
cho sự nghiệp cách mạng. Đạo đức có nội hàm sức mạnh to lớn, đó là sức mạnh
của con người. Đạo đức còn được xem là vũ khí sắc bén phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng, là nhân tố làm tăng thêm sức mạnh của Đảng và chế độ xã hội chủ
nghĩa và giúp cho người cán bộ chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Ngoài ra, đạo đức
còn là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.

Đối với sinh viên, đạo đức giúp hội nhập quốc tế, xây dựng ý chí độc lập tự
cường, kiên trì không khuất phục trước khó khăn, thử thách, cống hiến cho đất
nước, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, phát huy chủ nghĩa yêu nước,
tinh thần đoàn kết, trở thành công dân tốt có trách nhiệm với xã hội, có lối sống
tình nghĩa, lành mạnh, luôn phấn đấu cho sự nghiệp giàu mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh của đất nước.

Với việc nghiên cứu đề tài này, giúp sinh viên chúng em nhận thức sâu sắc
hơn về vài trò của đạo đức trong học tập cũng như trong lối sống sinh hoạt. Đề tài
giúp chúng em hiểu rõ và sâu hơn về tư tưởng của Người qua đó học tập và làm
theo tư tưởng của Người. Hiểu rõ tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc sống và
từ đó thường xuyên rèn luyện trao dồi đạo đức của bản thân.

Đạo đức là vấn đề hàng đầu được mọi người làm quen từ khi còn bé như
câu “Tiên học lễ...”. Và cả ngay khi lớn lên vấn đề đạo đức luôn là thước đo hàng
đầu đánh giá nhân cách của một người. Vì thế, đề tài này là một trong những đề tài

14
được nhiều sinh viên quan tâm nó giúp sinh viên chúng em trao dồi kiến thức về
đạo đức cũng như kĩ năng để rèn luyện bản thân có đạo đức tốt, lối sống tốt và một
công dân tốt. Hướng nghiên cứu này giúp làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc tu
dưỡng và rèn luyện đạo đức trong cuộc sống, công việc và cả học tập.

Vấn đề suy thoái trong chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu
cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Sự xuống cấp của đạo đức thể
hiện qua những vụ án hình sự và nhiều vụ án kinh tế mà nhiều người chịu sự trừng
phạt của pháp luật lại nằm trong “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Đạo đức xã hội xuống cấp còn thể hiện ở
những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực
học đường... đến bạo lực nơi công cộng. Lòng tham, sự ích kỷ và thói vô cảm
ngày lan rộng trong cộng đồng, phản lại thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nhiều
người xem trọng đồng tiền một cách mù quáng, họ coi tiền là trên hết và sử dụng
mọi thủ đoạn để có nhiều tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng tiền phát
huy, ….

Nghiên cứu đạo đức của tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy vai trò, ý nghĩa và
giá trị lý luận to lớn của đạo đức đối với xã hội đặc biệt là đối với thế hệ sinh viên
ngày nay để từ đó có những biện pháp để khắc phục những yếu điểm và phát triển
đạo đức trong tương lai.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] Quan điểm Hồ Chí Minh về Cần Kiệm Liêm Chính Chí công vô tư:
http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonv/Pages/TU-TUONG-HO-CHI-
MINH-VE-CAN,-KIEM,-LIEM,-CHINH,-CHI-CONG-VO-TU.aspx
[2] Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng:
https://hocluat.vn/quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-nhung-chuan-muc-dao-duc-
cach-mang/
[3] Báo Nhân dân, 2021, Tin tức xã hội: https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/60-70-
cac-ca-pha-thai-la-sinh-vien-va-hoc-sinh-643226/
[4] hcma.vn, 2019, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY:
https://hcma.vn/content/tintuc/lists/news/Attachments/29458/T%C3%B3m%20t
%E1%BA%AFt%20TV%20L%C6%B0%C6%A1ng%20Th%E1%BB%8B%20Th
%C3%BAy%20Nga.pdf
[5] hoatieu.vn, 2020, Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh:https://www.google.com/amp/s/hoatieu.vn/sinh-vien-hoc-tap-va-
lam-theo-tu-tuong-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh-122499%3fmode=amp
[6] Nguyễn Thành Lê, Hiểu Khổng Mạnh để vận dụng vào cuộc sống mới – Một
nét phong cách Hồ Chí Minh, Tạp chí Quân đội Văn nghệ điện tử
(2019):http://vannghequandoi.com.vn/binh-luan-van-nghe/hieu-khong-manh-de-
van-dung-vao-cuoc-song-moi-mot-net-phong-cach-ho-chi-minh_10246.html

16
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành)

1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

1.1. Thời gian: 20h ngày 12/8/2021

1.2. Địa điểm: Hình thức trực tuyến

1.3. Thành phần tham dự:

+ Chủ trì: Phạm Hoàng Long

+ Tham dự:

Phạm Hoàng Long

Trần Thị Hồng Lụa

Trần Lê Quỳnh Mai

Lê Trần Thái My

Trần Thanh Trà My

Trần Hoàng Nam

+ Vắng: 0

2. Nội dung cuộc họp

17
2.1.Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành viên như
sau:
STT Đánh giá
Họ tên
MSSV Nhiệm vụ hoàn Mức độ Điểm
thành
25 Hoàn
Làm phần 1.3,
B190012 thành tốt
Phạm Hoàng Long chỉnh sửa nội A
4 nhiệm vụ
dung bài báo cáo
được giao
26 Hoàn
B190035 Làm phần 2.4 và thành tốt
Trần Thị Hồng Lụa A
1 phần kết luận nhiệm vụ
được giao
27 Hoàn
B190013 Làm phần 2.1 và thành
Trần Lê Quỳnh Mai B
3 phần 2.2.1 nhiệm vụ
được giao
28 Hoàn
Làm phần 2.3 và thành tốt
Lê Trần Thái My 51900817 A
phần 2.2.2 nhiệm vụ
được giao
29 Hoàn
Làm phần 1.2,
thành tốt
Trần Thanh Trà My 61900455 chỉnh sửa hình A
nhiệm vụ
thức bài báo cáo
được giao
30 Hoàn
Làm phần mở đầu thành
Trần Hoàng Nam 71900940 B
và phần 1.1 nhiệm vụ
được giao

18
2.2. Ý kiến của các thành viên:

Phạm Hoàng Long: không có ý kiến

Trần Thị Hồng Lụa: không có ý kiến

Trần Lê Quỳnh Mai: không có ý kiến

Lê Trần Thái My: không có ý kiến

Trần Thanh Trà My: không có ý kiến

Trần Hoàng Nam: không có ý kiến

2.3. Kết luận cuộc họp

Cả nhóm thống nhất về nội dung đề tài, thời gian hoàn thành công việc và đồng ý đánh
giá mức độ hoàn thành của các thành viên. Các thành viên trong nhóm đều có thái độ
tích cực trong quá trình làm bài báo cáo.

Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 21 giờ 00 phút cùng ngày.

Thư ký Chủ Trì

Trần Thanh Trà My Phạm Hoàng Long

19
20

You might also like