You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học Số báo danh:13
Mã số đề thi: 08 Lớp: 2239HCMI0121
Ngày thi: 02/06/2022 Tổng số trang: 06 Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….
………………………......

GV chấm thi 2: …….


………………………......

BÀI LÀM

Câu 1:

*Hai phương diện để xác định giai cấp công nhân theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác:

Dù diễn đạt bằng những khái niệm khác nhau, song giai cấp công nhân được các
nhà kinh điển xác định trên hai phương diện cơ bản: kinh tế - xã hội và chính trị -
xã hội.

- Về phương diện kinh tế - xã hội:

Giai cấp công nhân với phương thức lao động công nghiệp ngày càng hiện đại
trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với những đặc điểm nổi bật: sản xuất bằng máy
móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao và tạo ra những tiền
đề của cải vật chất cho xã hội mới; là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp
vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã
hội hóa cao.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hằng - Mã LHP: 2239HCMI0121

Trang 1/6
Ví dụ: Năm 2003, Công ty TNHH MTV Định Khuê đã đầu tư lắp đặt dây chuyền
sản xuất hiện đại nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, không ngừng đổi mới
công nghệ cho nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Định Khuê nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm. Từ công suất 150 tấn thành phẩm/ngày đã tăng lên
hơn 280 tấn/ngày, đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, từng bước mở rộng thị
trường xuất khẩu. Trong đó, giai cấp công nhân chính là những người lao động trực
tiếp vận hành các công cụ sản xuất nâng cao sản lượng.
- Về phương diện chính trị - xã hội:

Thứ nhất, giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là giai
cấp của những người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.

Thứ hai, họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản. Đối lập với nhà tư bản, công
nhân là những người lao động tự do, với nghĩa là tự do bán sức lao động của mình
để kiếm sống. Chính điều này khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối
kháng với giai cấp tư sản.

Thứ ba, giai cấp công nhân bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Mâu thuẫn cơ bản
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã
hội hóa ngày càng rộng lớn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ
tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Về mặt xã hội đó là mâu thuẫn giữa lợi
ích giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Sự giàu có của giai cấp tư sản chủ yếu
nhờ vào việc bóc lột ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư – lao động sống của công
nhân.Ví dụ, nhà tư bản chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời
gian của ngày lao động, rút ngắn thời gian lao độn xã hội cần thiết để sản xuất từng
sản phẩm và tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư.

* Trong giai đoạn hiện nay cách xác định đó còn nguyên giá trị tuy nhiên cần
được bổ sung thêm nhiều nhận thức lý luận mới, vì một số lý do sau:

- Về phương diện kinh tế - xã hội:

+) Theo C. Mác: “ Giai cấp công nhân là sản phẩm và chủ thể của đại công
nghiệp”. Tuy nhiên hiện nay sự phát triển của công nhân gắn liền với hội nhập
kinh tế thế giới, chẳng hạn, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu từ lợi thế và chấp
nhận hợp tác, hội nhập quốc tế. Quá trình sản xuất hàng hóa công nghiệp của công
nhân buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, đáp ứng những nhu cầu

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hằng - Mã LHP: 2239HCMI0121

Trang 2/6
“khó tính” của thị trường... Do vậy công nhân hiện đại mang tính chủ động hơn, tư
duy năng động và đa diện hơn.

+) Lao động công nghiệp tăng lên mạnh mẽ, tỷ lệ lao động bằng phương thức công
nghiệp hiện nay chiếm trên 60% số lao động toàn cầu.

+)  Kinh tế thị trường là tạo ra một không gian rộng mở hơn cho sự phát triển về
nhiều mặt của giai cấp công nhân với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia quá
trình công nghiệp hóa: hiệu quả sản xuất  - kinh doanh, năng suất lao động, lợi ích
của người lao động, người sử dụng lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,
chuỗi giá trị toàn cầu, chủ động hội nhập, tổ chức chính trị   - xã hội của công nhân
trong bối cảnh mới.

-Về phương diện chính trị - xã hội:

+) Giai cấp công nhân thời C. Mác là giai cấp lao động làm thuê, bị bóc lột và xuất
thân chủ yếu từ nông dân và nông thôn. Nhưng từ những năm 80 của thế kỷ XX trở
lại đây, xu thế đô thị hóa và đông đảo cư dân đô thị đã bổ sung một lượng lớn vào
nguồn nhân lực của giai cấp công nhân.

+) Về bản chất giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột bởi chủ nghĩa tư bản mặc dù đã có
những bước phát triển mới, biến đổi về mặt lượng và chất cục bộ. Ngày nay, phần
lớn giá trị thặng dư mà những người lao động tạo ra chủ yếu nằm trong tay một
nhóm ít người trên thế giới.

+) Tư bản không chỉ bóc lột công nhân lao động cơ bắp, mà chủ yếu là bóc lột công
nhân trí thức. Tỷ suất giá trị thặng dư ngày càng tăng lên và bóc lột rất tinh vi, bằng
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là chủ yếu, đồng thời với việc nâng
cao mức sống của người lao động cả về vật chất và tinh thần. Suy cho cùng, giai cấp
công nhân ngày nay không những vẫn bị bóc lột mà còn bị bóc lột một cách tinh vi
hơn, nặng nề hơn…

Câu 2:

*Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hằng - Mã LHP: 2239HCMI0121

Trang 3/6
Như mọi loại hình thức dân chủ khác, dân chủ vô sản, theo V.I Lênin, không phải
là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người; nó chỉ là dân chủ đối với quần chúng lao
động và bị bóc lột; dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số.

Với tư cách đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ, dân chủ xã hội chủ
nghĩa có bản chất cơ bản:

-Bản chất chính trị:

+) Đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công nhân ( đảng Mác
– Lênin) mà trên lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện
các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thỏa mãn ngày càng cao hơn các
nhu cầu và lợi ích của nhân dân.

+) Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không phải chỉ để thực hiện
quyền lực và lợi ích riêng của giai cấp công nhân mà chủ yếu là để thực hiện quyền
lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân.

+) Nhân dân lao động là những người làm chủ những quan hệ chính trị trong xã
hội. Họ có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung
ương đến địa phương, tham gia đống góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật,
xây dựng bộ máy và cán bộ, nhân viên nhà nước. Quyền được tham gia rộng rãi
vào công việc quản lý nhà nước của nhân dân chính là nội dung dân chủ trên lĩnh
vực chính trị.

Ví dụ, Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có
quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử.... Nhân dân là người
nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, được ủy
quyền, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân
dân. Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà
nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã
hội.

Do vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất so với nền dân chủ tư sản.

-Bản chất kinh tế:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hằng - Mã LHP: 2239HCMI0121

Trang 4/6
+) Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu
sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng
sản xuất dựa trên cơ sở khoa học – công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng
cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.

+) Dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện là sự đảm bảo về lợi ích kinh tế, phải
coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất. Lao động, việc làm
và phân phối tương ứng với kết quả lao động là nội dung kinh tế của dân chủ, đây
cũng là nội dung mà quyền dân chủ được thể hiện một cách rộng rãi, trực tiếp.

+) Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân
loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm
hãm,…các chế độ kinh tế trước đó nhất là bản chất tưu hữu, áp bức bóc lột đối với
nhân dân.

Do vậy, khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ
phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.

-Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội:

+) Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác Lênin – hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội
mới.

+) Kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những
giá trị tư tưởng – văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội,...mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả
các quốc gia, dân tộc…

Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân,
lợi ích tập thể và lợi ích toán xã hội. Ở đó ra sức động viên, thu hút tiềm năng sáng
tạo, tính tích cực của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

Với những ý nghĩa đó, V.I. lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục
tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: “ Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế
độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”.

* Liên hệ đến bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hằng - Mã LHP: 2239HCMI0121

Trang 5/6
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) đã khẳng định: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là bản
chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”.

- Bản chất chính trị:

+) Đảng và Nhà nước ta luôn tuân thủ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Đảng
Cộng sản Việt Nam giữ vai trò độc tôn lãnh đạo công cuộc phát triển nền dân chủ
XHCN ở nước ta.

+)  Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của Nhân dân và có cơ chế để nhân dân
thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, tham gia quản lý xã hội.

+) Đảng và Nhà nước luôn thúc đẩy công cuộc phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta lấy dân làm gốc, quán triệt sâu sắc quan điểm dân biết, dân làm, dân bàn,
dân kiểm tra.

-Bản chất kinh tế:

+) Đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa có đặc trưng cơ bản và thuộc tính quan trọng là “phải gắn kinh tế với xã
hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và
trong suốt quá trình phát triển”. 

+) Quá trình dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế ngày càng mở rộng. Phát triển đa
dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp...
Công bằng trong phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an
sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

- Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội:

+) Chúng ta coi “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động
lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hằng - Mã LHP: 2239HCMI0121

Trang 6/6
hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản
của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam”.

+) Trong môi trường dân chủ, mọi cá nhân được nói, phát huy sáng kiến, đóng góp
trí tuệ và sức mạnh…

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hằng - Mã LHP: 2239HCMI0121

Trang 7/6

You might also like