You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN MÔN HỌC

1. Cách chọn đề tài 


Về đề tài: Do giảng viên hướng dẫn đưa ra gợi ý, hoặc do SV tự lựa chọn. Tuy
nhiên, đề tài phải đảm bảo liên quan trực tiếp đến khía cạnh, bộ môn đang học. 

Một đề tài hay, dễ thực hiện bao gồm các yếu tố: 

 Đề tài phù hợp với bộ môn, nội dung đang học, phù hợp với nội dung, yêu
cầu mà giảng viên đề ra. Cần phân tích đề thật kỹ để tránh bị lạc đề. 
 Đề tài phải có tính khả thi: đây là yếu tố khá cần thiết khi thực hiện: phải
khả thi thì mới có thể nghiên cứu được. Độ khả thi ở đây được đánh giá
thông qua kiến thức cũng như các nguồn tài liệu tham khảo về vấn đề đó. 
 Không nên lựa chọn những đề tài quá rộng: Trong khuôn khổ phạm vi bài
luận, bạn chỉ nên lựa chọn những đề tài hẹp để khai thác thật chi tiết. Một đề
tài rộng sẽ khiến bạn nghiên cứu tốn nhiều thời gian (nếu muốn làm chi tiết).
Còn nếu không bỏ nhiều thời gian thì ý nào cũng chỉ nghiên cứu qua loa,
không đi sâu vào vấn đề được. 
 Sinh viên có thể lựa chọn một trong số các chủ đề gợi ý tùy theo sở trường
của bản thân để phát triển đề tài cho bài nghị luận xã hội của mình. 

Yêu cầu của một bài nghị luận: 

 Đi đúng vào trọng tâm của chủ đề: Nêu các luận điểm rõ ràng, trong mỗi
luận điểm sẽ có những luận cứ nào. Những vấn đề nằm ngoài nội dung thì sẽ
xem xét lại và bỏ qua 
 Câu chữ đúng đắn, không lệch lạc. 
 Cấu trúc bài phải có logic. 

2. Một số yêu cầu về cấu trúc nội dung của bài nghị luận
Bài viết phải bao gồm các phần cơ bản sau:

 Mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu (viết ngắn gọn trong
khoảng 0.5 – 1 trang giấy).
 Nội dung chính: Bao gồm 2 phần chính là lý thuyết và vận dụng. Trong các
phần lại chia thành nhiều ý mục nhỏ.
 Kết luận: Tóm lược nội dung chính (viết ngắn gọn khoảng 01 trang)
 Dung lượng bài viết: Từ 6 – 8 trang giấy A4.
 Tài liệu tham khảo

MỘT SỐ CHỦ ĐỀ GỢI Ý:

Dưới đây, bạn có thể tham khảo một số tên đề tài chọn làm chủ đề:

1. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu trong sự phát triển nền
kinh tế số ở Việt Nam.
2. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Mâu thuẫn còn tồn tại và giải pháp
3. Tìm hiểu quy luật giá trị của Mác-Lênin và sự tác động của nó đến Việt Nam
trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay
4. Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ trên thế giới và Việt Nam
5. Quan điểm lý luận cơ bản của các nhà kinh tế học về hàng hóa và các nhân tố
ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa
6. Lý luận về hàng hóa và vai trò của Nhà nước trong điều tiết giá cả hàng hóa
7. Phân tích tác động của điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quy luật
giá trị. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam hiện nay
8. Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam
9. Vận dụng lý luận nhận thức theo quan điểm triết học Mác-Lênin vào nền kinh
tế Việt Nam trước và sau đổi mới
10.Quy luật giá trị và tầm quan trọng của nó trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
tại Việt Nam
11.Lý luận thực tiễn và sự vận dụng lý luận thực tiễn vào quá trình đổi mới kinh tế
ở nước ta
12.Tìm hiểu nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và
sự vận dụng vào đường lối đổi mới đất nước của Đảng ta 
13.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng mối liên hệ phổ biến trong phân
tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở
nước ta hiện nay
14.Phân tích thực trạng, nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện
hay vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác-Lênin
15.Phép biện chứng về mâu thuẫn và biểu hiện của mâu thuẫn biện chứng trong
quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
16.Phân tích những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta
17.Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vai trò của con người trong sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ngày nay
18.Vấn đề đổi mới quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong quá trình CNH -
HĐH ở Việt Nam
19.Vai trò của công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam 
20.Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế của Việt Nam
hiện nay
21.Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng học thuyết kinh tế
- xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam
22.Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Vận dụng
vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam
23.Những vấn đề lý luận về lạm phát. Thực trạng lạm phát và tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam hiện nay
24.Phân tích ảnh hưởng của những chính sách kinh tế - xã hội đến môi trường hoạt
động của các doanh nghiệp tại Việt Nam
25.Tính tất yếu và nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong bối cảnh
nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay 
26.Nội dung lý luận hình thái kinh tế - xã hội. Vận dụng lý luận hình thái kinh tế -
xã hội vào điều kiện nước ta hiện nay

You might also like