Đánh giá về triển vọng lạm phát năm 2022 ở Việt Nam

You might also like

You are on page 1of 4

Đánh giá về triển vọng lạm phát năm 2022 ở Việt Nam

Năm 2021 giá cả hàng hóa Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm so với thế giới.
Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2021, chỉ số CPI chỉ có tháng 2 tăng mạnh
(1,52%) còn lại 9 tháng chỉ tăng hoặc giảm nhẹ trong khoảng -0,2% đến 0,6%,
CPI bình quân 10 tháng chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2020 và cả năm
2021 dự báo ở mức 2,1-2,3%, là mức thấp nhất trong vòng 6 năm. Với CPI tăng
thấp trong bối cảnh tăng trưởng GDP năm 2021, Việt Nam tránh được nguy cơ
“lạm phát đình đốn” (stagflation).
Tuy nhiên Năm 2022 Nguy cơ rủi ro lạm phát đối với Việt Nam đang hiện hữu
và còn chịu áp lực tăng trong bối cảnh giá cả thế giới chưa sớm hạ nhiệt, lạm
phát toàn cầu còn ở mức cao.

Biến động của giá nhiên liệu (xăng dầu, LPG) trên thị trường thế giới ở mức
cao. Dịch bệnh COVID-19 vẫn có những diễn biến phức tạp trên toàn cầu đặc
biệt là sự xuất hiện của biến chủng mới omicron khiến các nước phải đóng cửa
biên giới ảnh hưởng đến chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu
tác động tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tình hình rủi ro về thiên tai và thời tiết bất lợi có thể làm tăng giá cục bộ một
số mặt hàng trong năm...
Thậm chí, nếu tình hình dịch bệnh lại tiếp tục diễn biến phức tạp dẫn đến phải
áp dụng các biện pháp dãn cách ở cấp độ cao thì sản xuất, lưu thông hàng hóa sẽ
bị gián đoạn, tình trạng thiếu hụt cục bộ.

“Như vậy, ngay từ đầu năm áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn, nhất là
khi Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 diễn ra sớm nên chỉ số giá tiêu dùng tháng
1 và tháng 2 có thể ở mức cao theo quy luật khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao thời
điểm cận Tết,” đại diện Cục quản giá cho biết.

Kèm theo đó là Tâm lý lo ngại “nhập khẩu lạm phát” có thể đẩy kỳ vọng lạm
phát tăng, nhất là khi Việt Nam là nước có tổng kim nghạch xuất nhập
khẩu/tổng sản phẩm nội địa là 200%
Bên cạnh đó, việc kiểm soát lạm phát đối mặt với nhiều áp lực kết hợp từ cả yếu
tố cầu kéo và chi phí đẩy như: xu hướng tăng của giá nguyên, nhiên, vật liệu thế
giới; khả năng phục hồi của giá thực phẩm, đặc biệt là thịt gia súc và gia cầm
tươi sống trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục ở mức cao; chuỗi cung
ứng trong nước và thế giới phục hồi chậm so với tốc độ tăng của tổng cầu khiến
giá cả hàng hóa tăng nhanh; kinh tế nếu phục hồi trong năm 2022 dưới tác động
của các gói hỗ trợ khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá
cả.
Áp lực lạm phát tiềm ẩn trong dài hạn nếu các chỉ tiêu về chất lượng, hiệu quả
tăng trưởng như năng suất lao động, hiệu suất đầu tư công, cơ cấu lại nền kinh
tế chậm cải thiện. Nguồn lực không được sử dụng hiệu quả, tăng trưởng dưới
tiềm năng, trong khi cung tiền không giảm hoặc gia tăng, cũng sẽ là những yếu
tố tác động lên lạm phát trung – dài hạn.

Để kiểm soát được lạm phát trong năm 2022, đầu tiên phải kiểm soát được dịch
bệnh COVID-19; kiểm soát sự lây lan để không dẫn đến bùng phát mà phương
pháp hữu hiệu nhất hiện nay là tiêm chủng đầy đủ mà việc này phải đến từ ý
thức của người dân, người dân không nên có suy nghĩ phân biệt vacxin để sớm
có miễn dịch cộng đồng. Từ đó ổn định sản xuất, thị trường, bình ổn giá cả các
mặt hàng. Tăng trưởng GDP sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định
nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các DN và các tầng lớp dân
cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần
tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế thế giới, chủ động điều hành linh hoạt lãi
suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái, từng
bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam để làm cơ sở cho việc kìm giữ
CPI. việc thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ cần cân nhắc kỹ, bởi gói hỗ trợ
lớn sẽ phát sinh lo ngại về lạm phát. Tuy hiện nay người dân rất cần các gói hỗ
trợ sau những ảnh hưởng do đại dịch, nhưng các gói hỗ trợ, gói kích thích kinh
tế phải ở mức độ phù hợp, bảo đảm lượng tiền tệ lưu hành trên thị trường ở mức
an toàn. Ngoài ra, cũng cần tính toán để không kéo dài thời gian hỗ trợ, gói hỗ
trợ không quá nhiều bởi điều này sẽ gây áp lực cho lạm phát.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn An Lương, Một số nhìn nhận về nguyên nhân lạm phát Việt Nam.
2. Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành. Các nhân tố vĩ mô quyết định
lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: các bằng chứng và thảo luận.
3. luatdaiviet, Cùng các chuyên gia phân tích nguyên nhân về lạm phát hiện
nay.
4. Phan Thị Cúc, Diễn biến lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiềm chế linh
hoạt.
5. Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, và Nguyễn Đình Chúc

THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI: Nguyên nhân và giải pháp

6. file:///C:/Users/Admin/Downloads/Nh%C3%ACn%20l%E1%BA%A1i
%20n%E1%BB%81n%20kinh%20t%E1%BA%BF%20Vi%E1%BB
%87t%20Nam%202008%20ph%E1%BA%A3i%20trong%20b%E1%BB
%91i%20c%E1%BA%A3nh%20kh%E1%BB%A7ng%20ho%E1%BA
%A3ng%20t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh%20th%E1%BA%BF%20gi
%E1%BB%9Bi%20-%20T%E1%BA%A1p%20ch%C3%AD%20C
%E1%BB%99ng%20s%E1%BA%A3n.pdf
7. Trần Văn Thọ, Trần Lê Anh, Khủng khoảng tài chính Mỹ và những ảnh
hưởng.
8. file:///C:/Users/Admin/Downloads/Nh%C3%ACn%20l%E1%BA%A1i
%20n%E1%BB%81n%20kinh%20t%E1%BA%BF%20Vi%E1%BB
%87t%20Nam%202008%20ph%E1%BA%A3i%20trong%20b%E1%BB
%91i%20c%E1%BA%A3nh%20kh%E1%BB%A7ng%20ho%E1%BA
%A3ng%20t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh%20th%E1%BA%BF%20gi
%E1%BB%9Bi%20-%20T%E1%BA%A1p%20ch%C3%AD%20C
%E1%BB%99ng%20s%E1%BA%A3n%20(1).pdf
9. Thanh Thu, Thanh Thảo, Kinh tế Việt Nam năm 2008 từ CPI và GDP.
10. H.Dương, Năm 2021, lạm phát dự kiến chỉ khoảng 2%.
11. Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2009.
12. Thùy Dương, Dự báo lạm phát của nền kinh tế Việt Nam năm 2022 trong
tầm kiểm soát.
13. Doan Thien Thu, Phân tích tình hình và biện pháp giải quyết lạm phát ở
Việt Nam năm 2009-2011 – Tài chính tiền tệ P.1.
14.file:///C:/Users/Admin/Downloads/283418%20(2).pdf
15.https://documents1.worldbank.org/curated/ar/122361468125967139/pdf/
583800WP0VIETN1LIC1010December02010.pdf
16. Anh Quân, Ngọc Diệp, Lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 là 6.88%.
17. Nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách Phát triển:
PGS.TS. Đào Hùng, TS.Nguyễn Thạc Hoát, TS. Nguyễn Trọng Nghĩa,ThS.
Nguyễn Thế Vinh,ThS. Nguyễn Việt Anh.

Nhìn lại chính sách tiền tệ ( 2011-2012 ) gợi ý chính sách tiền tệ những
năm tiếp theo.

18. TS. Nguyễn Văn Lâm

Nhìn lại lạm phát năm 2010 : Tìm nguyên nhân và giải pháp kiềm chế hiệu
quả.

19.http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuchien?
categoryId=10000520&articleId=10047956
20. NGÂN HÀNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM, Báo cáo thường niên 2011.
21. TS.Nguyễn Thị Kim Thanh, Diễn biến giá cả năm 2012 và xu hướng năm
2013.
22. https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/03/Chuyen-de-3.pdf
23. Tư Hoàng, Nguyễn nhân nào của vòng xoáy lạm phát cao ?
24. Mai Chi, Kiềm chế lạm phát vẫn là mục tiêu ưu tiên số 1
25. coin68
Lạm phát là gì ? 6 nguyên nhân lạm phát hiện nay.

26. nhatkychucuoi

Sản lượng tiềm năng.

27.file:///C:/Users/Admin/Downloads/283418%20(3).pdf
28.file:///C:/Users/Admin/Downloads/1644382.PDF
29.file:///C:/Users/Admin/Downloads/24640_InflationFinalReport-V-
formatx%20(3).pdf
30. Trường ĐH Công Nghiệp TP HCM, Nguyên nhân lạm phát 2010-2011 tại
Việt Nam.
31. Lưu Hiệp, Áp lực lạm phát của năm 2022 đối với kinh tế đang hiện hữu.
32. Duy Cường, Ủy ban giám sát tài chính đặt kịch bản lạm phát 8-9% năm
2012.
33. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Diễn biến giá cả năm 2012 và xu hướng năm
2013.
34. Trần Yến, Lạm phát năm 2022 được dự báo ở mức 2-3%.
35. Cấn Văn lực, Áp lực lạm phát 2021-2022 và khuyến nghị.
36.file:///C:/Users/Admin/Downloads/Nh%C3%ACn%20l%E1%BA%A1i
%20n%E1%BB%81n%20kinh%20t%E1%BA%BF%20Vi%E1%BB
%87t%20Nam%202008%20ph%E1%BA%A3i%20trong%20b%E1%BB
%91i%20c%E1%BA%A3nh%20kh%E1%BB%A7ng%20ho%E1%BA
%A3ng%20t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh%20th%E1%BA%BF%20gi
%E1%BB%9Bi%20-%20T%E1%BA%A1p%20ch%C3%AD%20C
%E1%BB%99ng%20s%E1%BA%A3n%20(2).pdf
37. Trần Thị Thanh Hòa, Các yếu tố gia tăng lạm phát năm 2010.

You might also like