You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------***----------

BÀI TẬP NHÓM KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ DOANH THU VÀ CÁC


KHOẢN PHẢI THU TẠI TẬP ĐOÀN VINGROUP (2021)-
CÔNG TY CP VÀ CTCP TẬP ĐOÀN FLC (2020)

Giảng viên: Ths. Dương Thị Hồng Lợi

Nhóm 7: K60C và K58B

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Mức
độ
Stt Họ và tên Lớp MSSV Công việc hoàn
thành
(%)
Phân tích các chỉ tiêu về
doanh thu và các khoản phải
1 Trần Nguyên Đạt K58B 1913316028 100
thu CTCP Tập đoàn FLC
(2020), thuyết trình về FLC
Phân tích các chỉ tiêu về
doanh thu và các khoản phải
2 Nguyễn Xuân Hải K58B 1913316052 100
thu CTCP Tập đoàn FLC
(2020)
3 Nguyễn Thị Quỳnh Như K58B 1913316124 Làm powerpoint thuyết trình 100
Tổng hợp và hiệu chỉnh file
4 Nguyễn Thị Bích Như K60C 2114813016 100
word
Phân tích các chỉ tiêu về
doanh thu và các khoản phải
5 Lê Thị Kim Liên K60C 2114813010 100
thu Tập đoàn Vingroup
(2021)
Phân tích các chỉ tiêu về
doanh thu và các khoản phải
6 Trần Tiến Phúc K60C 2114813018 100
thu Tập đoàn Vingroup
(2021)
Phân tích các chỉ tiêu về
doanh thu và các khoản phải
7 Nguyễn Thị Anh Thư K60C 2114813026 100
thu Tập đoàn Vingroup
(2021)
Phân tích các chỉ tiêu về
doanh thu và các khoản phải
8 Đặng Quốc Đăng Khoa K60C 2111813038 100
thu CTCP Tập đoàn FLC
(2020)
Thuyết trình sơ lược FLC,
9 Nguyễn Việt Thắng K60C 2114813025 Vingroup và cơ sở lý luận 100
doanh thu, khoản phải thu

MỤC LỤC

1. Giới thiệu về tập đoàn Vingroup và FLC 1


1.1. Giới thiệu về tập đoàn Vingroup 1
1.2. Giới thiệu về tập đoàn FLC 2
2. Cơ sở lý luận về doanh thu và các khoản phải thu 2
2.1. Cơ sở lý luận về doanh thu 2
2.1.1. Khái niệm về doanh thu 2
2.1.2. Vai trò của doanh thu 3
2.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu 3
2.2 Cơ sở lý luận về các khoản phải thu 3
2.2.1 Khái niệm về các khoản phải thu 3
2.2.2 Phân loại 3
2.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích các khoản phải thu 4
3. Phân tích chỉ tiêu về doanh thu của  Công ty CP và CTCP Tập đoàn FLC
(2020) 4
A. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC KHOẢN DOANH THU FLC TRONG NĂM
2020 4
B. NHẬN XÉT ẢNH HƯỞNG TÀI CHÍNH NĂM 2020 CỦA TẬP ĐOÀN FLC
QUA DOANH THU FLC QUA TỪNG QUÝ TRONG NĂM 2020 4
1. Quý I 4
2. Quý II 5
3. Quý III 6
4. Quý IV 6
C. BIẾN ĐỘNG DOANH THU 3 NĂM GẦN NHẤT (2018-2020) CỦA FLC 7
1. Nhận xét Doanh thu FLC qua từng năm trong giai đoạn 2018-2020: 7
2. Nguyên nhân 7
D. NHẬN XÉT 7
4. Phân tích chỉ tiêu về các khoản phải thu của  Công ty CP và CTCP Tập đoàn
FLC (2020) 8
A. SƠ LƯỢC KHOẢN PHẢI THU NĂM 2020 8
B. BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 9
C. NHỮNG ẨN SỐ TRÊN BCTC 9
5. Phân tích chỉ tiêu về doanh thu của  Công ty CP Vingroup (2021) 10
A. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC KHOẢN DOANH THU VINGROUP TRONG
NĂM 2020 10
B. NHẬN XÉT ẢNH HƯỞNG TÀI CHÍNH NĂM 2021 CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP QUA DOANH THU TỪNG QUÝ TRONG NĂM 2021 12
1. Quý I: 12
2. Quý II 12
3. Quý III 12
4. Quý IV: 13
C. BIẾN ĐỘNG DOANH THU 3 NĂM GẦN NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP (2019-2021) 14
6. Phân tích về chỉ tiêu các khoản phải thu của Công ty CP Vingroup (2021) 14
A. SƠ LƯỢC CÁC KHOẢN PHẢI THU NĂM 2021 14
B. BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU GIAI ĐOẠN 2019-2021 15
1. Giới thiệu về tập đoàn Vingroup và FLC
1.1. Giới thiệu về tập đoàn Vingroup
- Vingroup, tiền thân là tập đoàn Technocom, là tập đoàn doanh nghiệp lớn của
Việt Nam. Thành lập vào  ngày 8 tháng 8 năm 1993, bởi những thanh niên trẻ
Việt Nam tại Ukraina, lĩnh vực ban đầu mà doanh nghiệp này hoạt động chính
là thực phẩm. Đánh dấu thành công của doanh nghiệp là tạo nên thương hiệu
nổi tiếng Mivina. Từ năm 2000, Technocom trở về Việt Nam đầu tư với ước
vọng được góp phần xây dựng đất nước. Đến tháng 1/2012, công ty cổ phần
Vincom và công ty cổ phần Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô
hình tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup.
- Vingroup khởi đầu tại Việt Nam với lĩnh vực du lịch và bất động sản. Tập đoàn
đã phát triển mạnh mẽ với hệ sinh thái toàn diện đa ngành từ bất động sản nhà
ở, thương mại, du lịch đến các dịch vụ tiêu dùng gồm bán lẻ, y tế, giáo dục,
nông nghiệp.

- Hiện nay Vingroup đang kinh doanh trên ba nhóm lĩnh vực cốt lõi là Công
nghệ – Công nghiệp và Thương mại – Dịch vụ.
- Sau 10 năm có mặt tại Việt Nam, tập đoàn Vingroup đã đi được một chặng
đường kinh doanh hiệu quả, gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào. Nổi bật
như:
 Thương hiệu Vincom: 4 lần được vinh danh “Top 10 doanh nghiệp
thương mại nhà cung cấp xuất sắc”.
 Thương hiệu Vinpearl: 4 lần được vinh danh “Top 10 khách sạn 5 sao
chất lượng” 
 5 lần được trao giải thưởng “Sao vàng đất Việt”
- Bên cạnh đó, không thiếu những giải thưởng nổi bật trên thị trường quốc tế
như:
 “Nhà phát triển dự án tốt nhất” và “Dự án biệt thự tốt nhất” tại lễ trao
giải “Bất động sản khu vực Đông Nam Á” năm 2012.
 “Giao dịch thị trường vốn tốt nhất tại Việt Nam”

1
 “Nhà đầu cơ buôn bán phải chăng nhất tại Việt Nam”
- Những thành tựu này là cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của cả tập
đoàn, giúp Vingroup trở thành tập đoàn có quy mô lớn nhất tại thị trường kinh
tế Việt và nhận được sự tin tưởng không những từ khách hàng mà còn từ các
nhà đầu tư.          
1.2. Giới thiệu về tập đoàn FLC
- FLC, tiền thân là  Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư, gọi tắt
SMiC. Thành lập vào năm 2001 bởi luật sư Trịnh Văn Quyết, người có nhiều
kinh nghiệm về cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt
Nam cũng như phương thức đầu tư của các tập đoàn kinh tế nước ngoài. Năm
2010, sự sát nhập của các công ty thành viên đã cho ra đời Công ty Cổ phần
Tập đoàn FLC. Đây là đánh dấu bước phát triển về chất của doanh nghiệp.
Đồng thời đặt nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo. 
- Ngay từ khi mới hoạt động và bước đầu là tài chính doanh nghiệp, sau lấn sân
sang lĩnh vực tư vấn đầu tư, đến năm 2010, FLC đã tạo được tiếng vang lớn
trên thị trường khắc nghiệt với chiến lược đầu tư cực kỳ nhạy bén và thông
minh. Bên cạnh đó, cơ chế đa dạng hóa sản phẩm mà FLC xây dựng giúp bất
động sản của tập đoàn mở rộng đến mọi phân khúc và mọi khía cạnh như: bất
động sản du lịch, nhà ở, cho thuê, văn phòng, khu công nghiệp, …
- Không chỉ dừng lại ở đó mà FLC Group còn được biết đến nhiều hơn cả với
các dòng sản phẩm hướng đến nghỉ dưỡng, được xây dựng theo tiêu chuẩn
quốc tế, bao gồm khu khách sạn, nhà phố, khu thương mại, resort, biệt thự, sân
golf ... FLC Hotels & Resorts liên tục khẳng định vị thế là một trong những
thương hiệu nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu Việt Nam khi đạt được hàng loạt
giải thưởng lớn uy tín trong nước và quốc tế, phục vụ hàng triệu lượt du khách
với chất lược dịch vụ ngày càng được cải thiện.
- Đặc biệt vào năm 2019, tập đoàn bắt đầu đưa tên tuổi của mình đến với ngành
vận tải hàng không với sự ra đời của hãng hàng không Bamboo Airways. Chỉ
sau chưa đầy 1 năm đi vào vận hành, hãng hàng không đã nhanh chóng lập nên
nhiều kỳ tích đáng nhớ về tỷ lệ đúng giờ, về hệ số bay an toàn cũng như chất
lượng, dịch vụ: thực hiện hơn 20.000 chuyến bay an toàn tuyệt đối, phục vụ
gần 3 triệu lượt hành khách, nắm giữ 12,3% thị phần với tỷ lệ bay đúng giờ đạt
hơn 94%, cao nhất toàn ngành. Bamboo Airways trở thành hãng hàng không tư
nhân đầu tiên khai thác máy bay thân rộng và là một trong những hãng hàng
không được bình chọn có dịch vụ tốt nhất Việt Nam.
- Sau hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, đến nay FLC đã vươn lên trở thành
tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, đa ngành, đa lĩnh vực lớn nhất Việt Nam. Theo
báo cáo mới nhất của công ty quản lý quỹ Unicap, giá trị của FLC Group đã
vượt ngưỡng 9 tỷ USD, và tiến vào danh sách những tập đoàn tư nhân hàng đầu
châu Á.
2. Cơ sở lý luận về doanh thu và các khoản phải thu
2.1. Cơ sở lý luận về doanh thu
 2.1.1. Khái niệm về doanh thu
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 về Doanh thu và thu nhập khác, khái niệm
doanh thu được trình bày như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh

2
nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.”
2.1.2. Vai trò của doanh thu
Là một trong những chi tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, doanh thu không
những có ý nghĩa lớn với toàn bộ hoạt động doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân, thể hiện rõ qua những vai trò sau đây:
- Đối với doanh nghiệp:
 Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các chi
phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như trả lương cho nhân
viên, mua hàng tồn kho, trả tiền cho nhà cung cấp, đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển, xây dựng bất động sản, nhà máy và thiết bị mới …
  Doanh thu đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất đơn giản cũng
như tái sản xuất mở rộng.
  Doanh thu còn được dùng để đánh giá mức độ hấp dẫn của doanh nghiệp
với các nhà đầu tư và củng cố niềm tin của các chủ nợ.
- Đối với nền kinh tế quốc dân:
 Doanh thu là cơ sở để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và góp phần tích lũy thúc đẩy sản xuất xã
hội. 
 Doanh thu là nền tảng để các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh
doanh, thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước nhà.
2.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu
Phân tích doanh thu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Khi có nó,
doanh nghiệp có thể đảm bảo các kế hoạch và chiến lược của mình không đi chệch
mục tiêu.
- Giúp đưa ra quyết định sáng suốt: Từ phân tích doanh thu, doanh nghiệp có thể học
và hiểu được hoạt động của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, bằng việc cân nhắc từng
năm tài chính và sản xuất trước đó so với năm tiếp theo, doanh nghiệp phát hiện
trọng tâm kinh doanh để khai thác tốt tiềm năng của doanh nghiệp;
- Giúp lập kế hoạch cho tương lai: Bằng việc phân tích doanh thu, chi tiết về các dự
báo cho doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện, giúp dự đoán diễn biến của thị trường trong
thời gian tới. Đây là cơ sở để doanh nghiệp đề ra kế hoạch tăng trưởng doanh thu
trong tương lai;
- Giúp nhận định kế hoạch so với mục tiêu: Phân tích doanh thu giúp cho doanh
nghiệp theo dõi sát sao và đánh giá kế hoạch thực hiện doanh thu qua các kỳ kinh
doanh, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những khoản lợi nhuận tiềm năng
2.2 Cơ sở lý luận về các khoản phải thu
2.2.1 Khái niệm về các khoản phải thu
Các khoản phải thu là một loại tài sản của doanh nghiệp tính dựa trên tất cả các khoản
nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay
khách hàng chưa thanh toán cho doanh nghiệp khi mua hàng hoặc dịch vụ. Các khoản
phải thu được kế toán của doanh nghiệp ghi nhận và phản ánh trên bảng cân đối kế
toán, bao gồm tất cả các khoản nợ doanh nghiệp chưa đòi được, tính cả các khoản nợ
chưa đến hạn thanh toán.
2.2.2 Phân loại

3
- Phân loại theo đối tượng: Khoản 2 Điều 17 Thông tư 200/2014/TT-BTC về
Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định các khoản phải thu bao
gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ và phải thu khác.
- Phân loại theo thời gian: bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn.
2.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích các khoản phải thu
Thông thường, với mục tiêu tăng doanh thu, bộ phận bán hàng sẽ cố gắng dành nhiều
ưu đãi, trong đó có ưu đãi về tín dụng dành cho khách hàng, cụ thể là mở rộng hạn
mức tín dụng cho khách hàng. Việc theo dõi và đánh giá các khoản phải thu có thể
giúp doanh nghiệp cung cấp thêm vốn để hỗ trợ hoạt động và giảm nợ ròng. Ngoài ra,
các khoản phải thu còn giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và thuận tiện trong
việc xem xét, phân tích mức độ hiệu quả từ việc mở rộng tín dụng và thu nợ từ khoản
tín dụng đó, đặc biệt là xem xét hệ số vòng quay khoản phải thu.
Hệ số vòng quay khoản phải thu là một cách tính trong kế toán để kiểm tra độ hiệu
quả của doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu và tiền nợ của khách hàng
hay hiệu quả của việc cấp tín dụng hiện tại của doanh nghiệp đó.
Công thức: 

Trong đó:
- Doanh thu bán chịu ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu bán chịu trong kỳ
trừ đi khoản doanh thu bán chịu đã được khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
- Trung bình khoản phải thu được tính bằng cách tính trung bình cộng của khoản phải
thu đầu kỳ và khoản phải thu cuối kỳ.
3. Phân tích chỉ tiêu về doanh thu của  Công ty CP và CTCP Tập đoàn FLC
(2020)
A. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC KHOẢN DOANH THU FLC TRONG NĂM
2020
- Lũy kế cả năm 2020, FLC ghi nhận doanh thu thuần 13488 tỷ. 
- Tổng doanh thu bán thành phẩm, hàng hóa đạt khoảng 5567 tỷ, doanh thu kinh
doanh bất động sản đạt khoảng 3153 tỷ và doanh thu cung cấp dịch vụ là 4780
tỷ, trừ đi các khoảng giảm trừ doanh thu là 13 tỷ. Trong năm 2020 doanh thu
tài chính của công ty đạt khoảng 5460 tỷ.
Cụ thể doanh thu đến từ các mảng kinh doanh chính của công ty như:
 Đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản.
 Dịch vụ giao dịch, đấu giá bất động sản
 Dịch vụ tư vấn, quảng cáo, quản lý bất động sản
 Các hoạt động kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, quản lý dự án, công trình
 Các hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng, sân golf
 Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, vật liệu xây dựng
 Các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại
 Các dịch vụ vận tải hành khách hàng không, vận tại hàng hóa hàng không
 Các hoạt động khác theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
B. NHẬN XÉT ẢNH HƯỞNG TÀI CHÍNH NĂM 2020 CỦA TẬP ĐOÀN FLC
QUA DOANH THU FLC QUA TỪNG QUÝ TRONG NĂM 2020
1. Quý I

4
- Trong quý I, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn FLC đạt
hơn 911 tỷ đồng, giảm hơn 350 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, tương đương
28%.  
- Doanh thu hoạt động tài chính đạt 77.9 tỷ đồng, giảm 124 tỷ đồng so với cùng
kỳ năm 2019, xấp xỉ 61.6% và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt
8.6 tỷ đồng, giảm 240 tỷ đồng, tương đương 96.5%. 
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý I năm 2020 giảm chủ yếu là do
ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, dẫn đến doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính giảm so với cùng kỳ năm 2019. 
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý I lỗ gần 1.9 nghìn tỷ
đồng, trong khi cũng vào thời điểm này năm ngoái Tập đoàn FLC lãi hơn 8
nghìn tỷ đồng. 
- Theo Tập đoàn FLC, sở dĩ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất
quý I giảm và chuyển từ lãi sang lỗ chủ yếu do ảnh hưởng từ dịch vụ Covid-19
đến hoạt động của các ngành du lịch, hàng không, nghỉ dưỡng và bất động sản. 
- Chính vì vậy, đây là nguyên nhân dẫn đến giá vốn bán hàng tăng mạnh so với
cùng kỳ năm 2019. Trong báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu thuần quý I đạt
xấp xỉ 4.8 nghìn tỷ đồng nhưng giá vốn bán hàng lại tăng so với doanh thu, lên
tới hơn 6.2 nghìn tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ của Tập đoàn FLC lỗ hơn 1.4 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh lỗ gần 1.9 nghìn tỷ đồng. 
2. Quý II
- Kết thúc quý II, doanh thu thuần của FLC giảm tới 47% về còn 1.722 tỷ đồng.
Giá vốn trong kỳ (gồm chi phí nhân công, thuê tàu bay, nhiên liệu, chi phí thuê
văn phòng, căn hộ,... của mảng hàng không, khách sạn, du lịch) giảm gần 25%
so với quý trước song Công ty vẫn chị cảnh kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lỗ
gộp hơn 802 tỷ đồng. 
- Diễn biến dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất tới ngành du lịch -
hàng không và các dịch vụ thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, đây đều là
những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của FLC.

- Tỷ trọng giá vốn tăng mạnh lên 147%(so với mức 104% kỳ trước). Trong kỳ,
các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được công ty tiết giảm
đáng kể lần lượt giảm 67% và 34%, chiếm tỷ trọng lần lượt là 4% và 8% trong

5
doanh thu. Biên độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính giảm xuống âm
58%. 
- FLC đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với 68% nợ phải trả, 32% còn lại tài
trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tổng nợ phải trả cuối quý II tăng 13% so với đầu
năm do nợ ngắn hạn tăng hơn 20%.

- Khả năng thanh toán ngắn hạn dường như không biến động quá mạnh hơn 2
quý qua, ở mức 1.15 lần cuối quý II. FLC đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn,
vay nợ nhiều trong khi hiệu quả sử dụng vốn thấp. 
- Lúc này, cổ phiếu FLC đang giao dịch với giá 3.080 đồng/ cổ phiếu. Gần đó
nhất, FLC chính thức bị HOSE cắt margin cổ phiếu, FLC rơi vào diện không
đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đã lỗ liên
tiếp 6 tháng đầu năm.
3. Quý III
- Tập đoàn BĐS này ghi nhận 3.437 tỷ đồng doanh thu, giảm 34% so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng và bất
động sản.  
- Khoản lãi trước thuế 578 tỷ đồng trong quý, tăng 43% so với cùng kỳ. Lợi
nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp tăng hơn 80%, đạt 577 tỷ. 
- Theo lãnh đạo FLC, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, nên doanh
thu quý III của tập đoàn giảm 34% so với cùng kỳ. Tuy vậy, nhờ doanh thu
hoạt động tài chính tăng 18.2%, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn
tăng hơn 80%. 
- Tính trong 9 tháng đầu năm 2020, tập đoàn của ông Trịnh Văn Quyết ghi nhận
9,927 tỷ đồng doanh thu, giảm 13%. Năm 2020, FLC dự kiến ghi nhận 12,500
tỷ doanh thu và lỗ kế hoạch 1,957 tỷ đồng. Như vậy, sau ¾ năm tài chính, FLC
đã hoàn thành 79% chỉ tiêu doanh thu, nhưng lỗ nhiều hơn 13% kế hoạch. 
- Đáng chú ý, dù thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng từ đầu năm, lưu chuyển tiền thuần
hoạt động kinh doanh của FLC vẫn ghi nhận con số dương trong kỳ. Trong đó,
ngoài lợi nhuận trước thuế âm 2,208 tỷ đồng sau 9 tháng, FLC còn ghi nhận
khoản lỗ từ hoạt động đầu tư 1,521 tỷ đồng. 

6
- Tuy nhiên, nhờ việc tăng các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu
nhập doanh nghiệp phải trả) lên hơn 8,100 tỷ đồng mà dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh của tập đoàn vẫn ghi nhận số dương hơn 2,000 tỷ đồng.
4. Quý IV
- Theo BCTC hợp nhất quý IV năm 2020 công bố, FLC đạt gần 3,500 tỷ đồng
doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. 
- Cùng với doanh thu từ hoạt động tài chính đạt hơn 3,680 tỷ đồng, FLC ghi
nhận lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trong riêng 3 tháng cuối năm gần 2,500
tỷ đồng. 
- Kết thúc quý IV, FLC báo lãi trước thuế hơn 2,500 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so
với cùng kỳ năm trước và trên 4 lần so với quý trước đó. 
- Trong một năm 2020 nhiều biến động, hãng hàng không Bamboo Airways của
FLC được đánh giá là hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam và có lẽ cũng là
hãng hàng không hiếm hoi trên thế giới vẫn đạt được tăng trưởng công suất
khai thác, đội bay, đường bay, nhân lực vượt cùng kỳ năm trước. Hãng giữ
vững tỷ lệ đúng giờ cao nhất toàn ngành từ khi cất cánh (khoảng 96%) và hiện
đang khai thác khoảng 140-150 chuyến bay/ngày, chiếm giữ gần 20% thị phần
hàng không nội địa, tăng gấp gần 2 lần so với năm trước đó. 
- Trong lĩnh vực bất động sản, FLC gần đây đã xúc tiến nhiều dự án đáng chú ý
như khai trương khách sạn quy mô lớn nhất Việt Nam FLC Grand Hotel Quy
Nhon, bàn giao tổ hợp văn phòng, căn hộ khách sạn và trung tâm thương mại
FLC Sea Tower Quy Nhon,... 
- Cùng với đó, FLC cũng tiến hành khởi công giai đoạn 2 quần thể du lịch FLC
Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc) và giai đoạn 2 quần thể du lịch FLC Quảng Bình
(Quảng Bình).
C. BIẾN ĐỘNG DOANH THU 3 NĂM GẦN NHẤT (2018-2020) CỦA FLC
TÓM TẮT BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA FLC
NĂM 2018, 2019, 2020
Năm 2018 2019 2020

Doanh thu (tỷ đồng) 11 695.90 15 780.75 13 488.40


1. Nhận xét Doanh thu FLC qua từng năm trong giai đoạn 2018-2020:
Doanh thu của FLC năm 2019 tăng 34.93% so với doanh thu của năm 2018.
Doanh thu của FLC năm 2020 giảm 14.53% so với doanh thu của năm 2019
nhưng tăng 15.33% so với năm 2018.
2. Nguyên nhân
- Năm 2020 doanh thu suy giảm so với năm 2019 chủ yếu là do bị ảnh hưởng bởi
tác động của đại dịch Covid-19. 
 Ảnh hưởng của Covid-19 đến thị trường đầu tư, giao dịch BĐS của FLC: công
suất của hệ thống phòng FLC giảm còn 20-30%. 
 Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu FLC hiện giao dịch ở mức giá 3.100 đồng/ cổ
phiếu, giảm 34% so với hồi đầu năm 2019.
D. NHẬN XÉT
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trên Báo cáo tài chính
kiểm toán hợp nhất năm 2020

7
Báo cáo Chênh lệch
Báo cáo sau
trước
STT Chỉ tiêu kiểm toán Tỷ
kiểm toán %
2020 đồng
2020

Doanh thu bán hàng và cung cấp


1 13,501.7 13,393.7 108 0.81%
dịch vụ

2 Giá vốn hàng bán 16,660.4 16,626.6 33.8 0.2%

3 Chi phí tài chính 895.9 931.4 (35.5) (3.81%)

4 Lợi nhuận sau thuế TNDN 307.9 183.2 124.7 68%


- Lợi nhuận sau thuế TNDN hợp nhất năm 2020 biến động trên 10% so với năm
2019. Cụ thể:
Báo cáo Báo cáo Chênh lệch
ST
Chỉ tiêu kiểm toán kiểm toán
T Tỷ đồng %
2020 2019

Doanh thu bán hàng và cung (2,425.8 (15.2%


1 13,501.7 15,927.5
cấp dịch vụ ) )

(0.78%
2 Giá vốn hàng bán 16,660.4 16,791.7 (131.3)
)

(2,161.1
3 Lợi nhuận gộp (3,172.0) (1,010.9) 213.7%
)

(1,667.6
4 Chi phí tài chính 5,459.9 3,792.3 43.9%
)

(55.7%
5 Lợi nhuận sau thuế TNDN 307.9 695.9 388
)
Do ảnh hưởng của đại dịch covid trực tiếp đến ngành hàng không, du lịch, khách sạn,
nghỉ dưỡng.
4. Phân tích chỉ tiêu về các khoản phải thu của  Công ty CP và CTCP Tập đoàn
FLC (2020)
A. SƠ LƯỢC KHOẢN PHẢI THU NĂM 2020

8
Khoản phải thu là 20 929.92 tỷ, trong đó:
-  Khoản phải thu ngắn hạn là 14 761.19 tỷ, chiếm tỉ trọng 70.5%
- Khoản phải thu dài hạn: 6 168.72 tỷ, chiến tỉ trọng 29.5%
Khi nhìn vào mục Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn của FLC, nhận thấy:
- Tài sản ngắn hạn là 19 915.58 tỷ, trong đó Khoản phu ngắn hạn là 14 761.19 tỷ,
chiếm tỉ trọng 74%
- Tài sản dài hạn là 17 921.52 tỷ, trong đó Khoản phải thu dài hạn là 6 168.72 tỷ,
chiếm tỉ trọng 34%
- Tổng tài sản là 37 836.83 tỷ, trong đó Khoản phải thu là 20 929.92 tỷ, chiếm tỉ trọng
55%.
Nhận xét:
- Khoản phải thu phần lớn đến từ Khoản phải thu ngắn hạn.
- Khoản phải thu ngắn/dài hạn đều chiếm tỉ trọng lớn trong Tài sản ngắn/dài hạn, đặc
biệt là Khoản phải thu ngắn hạn.
- Khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong Tổng tài sản
B. BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

                  Năm
2018 2019 2020
Chỉ tiêu

Doanh thu 12 015 tỷ 15 927 tỷ 13 501 tỷ

9
Khoản phải thu 13 448 tỷ 15 875 tỷ 20 929 tỷ

Vòng quay khoản phải thu 0.9 1.1 0.7


Nhận xét:
- Hệ số vòng quay khoản phải thu của FLC rất thấp, chứng tỏ tốc độ luân chuyển
nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm và có thể dẫn đến những rủi ro
không thu hồi được nợ.
- Công nợ thu hồi năm 2020 chậm hơn so với 2 năm trước đó. 
- Khoản phải thu tăng lên rất nhanh (hơn 5000 tỷ trong 1 năm) nhưng doanh thu
giảm và vòng quay khoản phải thu chậm đi.
C. NHỮNG ẨN SỐ TRÊN BCTC
- Khoản phải thu của FLC chiếm tỷ trọng lớn trên Tổng tài sản (55%)
- Khoản phải thu ngắn hạn:  74% trên Tài sản ngắn hạn  
- Tiền và tương đương tiền: khoảng 6%.

Khoản phải thu của FLC phần lớn đến từ những mục có chữ “khác”: đối tượng khác,
phải thu ngắn hạn khác, phải thu dài hạn khác. Các con số chiếm tỉ lệ cao và không

10
được thuyết minh một cách rõ ràng cũng đặt một dấu hỏi lớn về tính minh bạch của
báo cáo tài chính.
5. Phân tích chỉ tiêu về doanh thu của  Công ty CP Vingroup (2021)
A. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC KHOẢN DOANH THU VINGROUP TRONG
NĂM 2020
Trong năm 2021, Vingroup có những hoạt động chính như sau:
a. Công nghệ - công nghiệp
- Xe điện (VinFast)
- Nghiên cứu, phát triển và sản xuất pin dành cho xe điện, ứng dụng di chuyển
và các giải pháp về lưu trữ năng lượng (VinES)
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, giải pháp tiên tiến dựa trên Dữ liệu lớn và
Trí tuệ nhân tạo (VinBigData)
- Nghiên cứu chuyên sâu, xây dựng và phát triển các ứng dụng AI (VinAI)
- Cung cấp các sản phẩm ứng dụng AI cho Y tế và cuộc sống thông minh
(VinBrain)
- Nghiên cứu và triển khai các giải pháp phần mềm trong lĩnh vực Điện toán đám
mây, AI và Phân tích dữ liệu (Vantix)
- Cung cấp giải pháp phần mềm quản lý vận hành trong lĩnh vực Lưu trú
(VinHMS)
- Cung cấp dịch vụ an ninh mạng toàn diện và giải pháp xác thực mạnh không
mật khẩu (VinCSS)
b. Thương mại và dịch vụ
- Hệ thống căn hộ biệt thự và nhà phố thương mại (Vinhomes)
- Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ cho thuê cao cấp (Vinhomes Serviced
Residences)
- Hệ thống bất động sản công nghiệp (VHIZ)
- Khu mua sắm, vui chơi giải trí và ẩm thực (Vincom Retail)
c. Dịch vụ xã hội
- Hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế (Vinmec)
- Hệ thống trường liên cấp chất lượng cao (Vinshool)
- Trường đại học (VinUni)
Những hoạt động chính này chính là nguồn cơ sở tạo ra doanh thu cho Vingroup, đặc
biệt là doanh thu từ bất động sản và cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, doanh thu còn đến từ
việc thu nhập từ tiền lãi, thu nhập từ cổ tức, thu nhập từ thanh lý các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn và dài hạn.
CƠ CẤU SẢN PHẨM THEO DOANH THU CỦA VINGROUP 2021

11
Từ biểu đồ, ta thấy bất động sản là ngành chính của VNM xét trên cơ cấu doanh thu, với tỷ
trọng là 63% trên tổng doanh thu chính. Vingroup đạt doanh thu thuần hơn 125.300 tỷ
đồng, tăng 13%. Song lỗ sau thuế hơn 7.500 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lãi hơn 4.500 tỷ
đồng.
Do các đợt giãn cách xã hội kéo dài nên hoạt động kinh doanh bất động sản cho thuê,
nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đều bị ảnh hưởng lớn. Bên cạnh đó, việc quyết định
dừng sản xuất xe xăng để tập trung nguồn lực cho xe điện cũng khiến Vingroup ghi
nhận một khoản chi phí liên quan đến khấu hao nhanh các tài sản dự kiến không sử
dụng và khoản phí trả cho nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng.
Ngoài ra, trong khi dịch diễn biến phức tạp, tập đoàn này còn chi gần 6.100 tỷ đồng để
tài trợ cho các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 và các hoạt động tài trợ khác.
Nếu không tính những khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch như trên, lợi nhuận sau
thuế của Vingroup có thể đạt hơn 4.300 tỷ đồng trong cả năm 2021, tương đương hoàn
thành 97% kế hoạch.
B. NHẬN XÉT ẢNH HƯỞNG TÀI CHÍNH NĂM 2021 CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP QUA DOANH THU TỪNG QUÝ TRONG NĂM 2021
1. Quý I: 
- Trong quý I, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn Vingroup đạt
hơn 23.305 tỷ đồng, tăng hơn 8.165 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, tương đương
56%.  
- Doanh thu hoạt động tài chính đạt hơn 7.128 tỷ đồng, giảm hơn 1.805 tỷ đồng
so với cùng kỳ năm 2020, xấp xỉ 20,2% và 
- Doanh thu quý I năm 2021 bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, khiến
doanh thu từ hoạt động du lịch và vui chơi giải trí đạt 933 tỷ đồng giảm 48% so
với cùng kỳ năm 2020 nhưng doanh thu bán bất động sản  đạt 10.656 tỷ đồng
và hoạt động sản xuất đạt 4.814 tỷ đồng lần lượt tăng 55% và 48% so với cùng
kỳ năm trước.
- Do đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 867 tỷ đồng, tăng 362 tỷ
đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương 71,7%. 

12
2. Quý II
- Tập đoàn Vingroup (VIC) mới công bố báo cáo tài chính quý 2/2021 với doanh
thu thuần hợp nhất trong quý 2 đạt 38.451 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ
năm trước, với hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều tăng trưởng, đặc biệt là lĩnh
vực Bất động sản và Công nghiệp với mức tăng tương ứng 62% và 53%.
- Lợi nhuận trước thuế trong quý 2/2021 đạt 3.618 tỷ đồng, tăng 34% so với
cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 565 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ.
- Luỹ kế 6 tháng đầu năm Vingroup đạt doanh thu thuần 61.745 tỷ đồng, tăng 1,6
lần so với cùng kỳ năm 2020 trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 2%.
- Tại ngày 30/6/2021, tổng tài sản Vingroup đạt 417.881 tỷ đồng. Vốn chủ sở
hữu đạt 144.442 tỷ đồng.
3. Quý III
- Trong quý 3, tập đoàn Vingroup đạt lãi trước thuế gần 3,315 tỷ đồng, giảm
8,1% so với cùng kỳ.
- Doanh thu thuần đạt gần 30,112 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm đến 38%, còn hơn 18,413 tỷ đồng. Do đó,
lợi nhuận gộp tăng 86%, ghi nhận 11,698 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng từ  17.5%
lên 39%.
- Doanh thu hoạt động tài chính giảm 67%, còn 1,536 tỷ đồng, do giảm lãi tiền
gửi, cho vay và các khoản đặt cọc, đồng thời kỳ này không ghi nhận lãi từ
thanh lý các khoản đầu tư tài chính và chuyển nhượng công ty con trong khi
cùng kỳ là 3,887 tỷ đồng.
- Quý này, các chi phí đều được tiết giảm như chi phí lãi vay giảm 11% (còn
2,687 tỷ đồng), chi phí bán hàng giảm 37% (còn 1,289 tỷ đồng).
- Kết quả, lãi trước thuế đạt 3,315 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Vingroup
báo lỗ ròng hơn 351 tỷ đồng trong quý 3, trong khi cùng kỳ lãi ròng hơn 1,540
tỷ đồng.
- Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 22%, đạt hơn 90,848 tỷ đồng;
lãi trước thuế xấp xỉ cùng kỳ, đạt 9,715 tỷ đồng. Lãi ròng 9 tháng đạt gần 3,193
tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ.
- Trước đó, Công ty Cổ phần Vinhomes (Công ty con của Vingroup) cũng đã
công bố báo cáo tài chính quý III với tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong
quý III năm 2021 đạt 13.812 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất sau thuế thuộc về
công ty mẹ đạt 11.167 tỷ đồng, đều tăng trưởng 84% so với cùng kỳ năm 2020.
Lợi nhuận tăng chủ yếu từ việc bàn giao nhiều căn hộ thấp tầng với biên lợi
nhuận cao hơn.
- Tại ngày 30/09/2021, tổng tài sản Vingroup đạt 433,603 tỷ đồng, tăng 3% so
với đầu năm. Vốn chủ sở hữu đạt 164,297 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm,
chủ yếu nhờ tăng lợi nhuận trong kỳ.
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2021 của VIC. Đvt: Tỷ đồng

13
4. Quý IV:
- Trong kỳ, Vingroup ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
xấp xỉ 34.500 tỷ đồng giảm nhẹ khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy giá
vốn hàng bán chênh lệch giảm 13%, lợi nhuận quý IV của Vingroup tăng
khoảng 2.600 tỷ đồng, tương đương 47%. 
- Doanh thu từ hoạt động tài chính ghi nhận giảm 70% còn xấp xỉ 3.200 tỷ đồng,
chủ yếu giảm lãi từ thanh lý các khoản đầu tư tài chính và chuyển nhượng công
ty con, ghi nhận 2.730 tỷ đồng cùng kỳ.
- Nhìn chung, các khoản chi phí trong kỳ tăng cao. Các chi phí như: chi phí quản
lý doanh nghiệp tăng 3.524 tỷ đồng (tăng 52%), chi phí khác tăng 3.865 tỷ
đồng (tăng 3439%).
- Lỗ trước thuế trong quý 4 năm 2021 là 6.369 tỷ đồng. Lỗ sau thuế trong kỳ là
9.249 tỷ đồng. Lũy kế năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 3.346 tỷ đồng, lỗ sau
thuế là 7.523 tỷ đồng. 
- Kết quả, Vingroup báo lỗ hơn 7.500 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lãi hơn 4.500
tỷ đồng.
- Tại ngày 31 tháng 12 năm 2021, tổng tài sản Vingroup đạt 427.324 tỷ đồng,
vốn chủ sở hữu đạt 159.147 tỷ đồng, tăng lần lượt 1% và 17% so với cuối năm
2020.
C. BIẾN ĐỘNG DOANH THU 3 NĂM GẦN NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP (2019-2021)
TÓM TẮT DOANH THU CỦA VINGROUP NĂM 2019-2020-2021
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm 2019 2020 2021
Doanh thu thuần về bán hàng và
130.036.014 110.490.033 125.687.870
cung cấp dịch vụ
Nhận xét:
- Doanh thu thuần năm 2020 giảm khoảng 15% so với năm 2019. Doanh thu
thuần năm 2021 tăng 13,8% so với năm 2020 nhưng giảm 3,3% so với năm
2019.
- Nguyên nhân chủ yếu do tác động của dịch Covid-19 và các đợt giãn cách kéo
dài.

14
6. Phân tích về chỉ tiêu các khoản phải thu của Công ty CP Vingroup (2021)
A. SƠ LƯỢC CÁC KHOẢN PHẢI THU NĂM 2021
Đơn vị: Tỷ VNĐ

Khoản phải thu là 72.785,583  tỷ, trong đó:


- Phải thu ngắn hạn là 72.186,627 tỷ; chiếm 99.17%
- Phải thu dài hạn là 598,956 tỷ; chiếm 0.83%
- Khoản phải thu ngắn hạn chiếm 44.73% Tài sản ngắn hạn
- Khoản phải thu dài hạn chiếm 0.22% Tài sản dài hạn.
- Chiếm 16.99%  trong Tổng tài sản là 428.384,465 tỷ.
Nhận xét:
Các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác (có thể là khách
hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng, vì thế về nguyên tắc quy mô các khoản phải thu
sẽ càng nhỏ càng tốt. Khoản phải thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản.
B. BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU GIAI ĐOẠN 2019-2021

Năm 2019 2020 2021


Doanh thu 130036014 110490033 125687870
Khoản phải thu 65336230 59775576 72785583
Vòng quay khoản phải thu 1.9902589 1.84841436 1.7268237

15
1
Nhận xét:
Hệ số vòng quay khoản phải thu của VIC giam trong giai đoạn từ 2019 - 2021. Cụ thể:
Năm 2019, khoản phải thu quay 1,99 vòng để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. So
với năm 2019, khoản phải thu năm 2020 chỉ quay 1,85 vòng để tạo ra doanh thu cho
doanh nghiệp, chậm hơn với tỷ lệ 7,03%. Năm 2021, khoản phải thu quay 1.73 vòng,
giảm 5,97% so với năm 2018. Nhìn chung quy mô các khoản phải thu tăng lên nhưng
vòng quay các khoản phải thu giảm xuống chứng tỏ tình hình quản lý công nợ tốt, sản
phẩm được tiêu thụ dễ dàng.

16

You might also like