You are on page 1of 2

Thứ nhất, vụ kiện cá basa coi như đã kết thúc hoặc có thể chưa kết thúc nếu

các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục kiện lên Tòa án Liên bang của Mỹ. Nhưng
chúng ta có thể hiểu một cách rõ ràng rằng thị trường thế giới trong đó lớn
nhất là thị trường Mỹ không hề minh bạch và sòng phẳng như ta tưởng. Đó là
một cái chợ, nơi kẻ giàu ăn hiếp người nghèo, kẻ mạnh áp đặt “luật chơi” lên
người yếu, mọi quan hệ kinh tế nhiều khi chịu thua những “trò chơi chính trị”.
Bước vào cái chợ đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần rất bình tĩnh, và cách
tốt nhất là kiên trì, không mệt mỏi phát huy tối đa nội lực của mình. Mặt khác,
thị trường Mỹ không chỉ đơn giản mang tính chất quốc gia, khu vực mà đây
còn là thị trường quốc tế. Nếu chúng ta có thể “dằn mặt” Mỹ trong trận chiến
này cũng có nghĩa ta đã làm bao đối thủ khác phải khiếp sợ, buộc họ phải
xem xét lại nếu có ý đồ tấn công nước ta bằng các đòn cạnh tranh bất bình
đẳng về kinh tế.

Thứ hai, từ vụ kiện trên có thể thấy, để hội nhập và phát triển, Việt Nam còn
phải đối mặt khốc liệt hơn với sức ép cạnh tranh thiếu công bằng của các nhà
sản xuất, kinh doanh thuỷ sản các nước nhập khẩu trong đó có Mỹ. Nhận
thức được điều này sẽ giúp Việt Nam điều chỉnh chính sách hội nhập kinh tế
của mình cho phù hợp. Qua vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn
rằng muốn đi vào nền kinh tế thị trường thì cần phải biết luật chơi của nó,
muốn chơi với Mỹ thì phải biết luật Mỹ và chơi theo kiểu Mỹ. Cũng như vậy
với các nước khác và khi vào WTO ta phải biết luật chơi chung của thế giới.
Đồng thời cũng phải có giải pháp để đối phó khi bị chơi ép.

Thứ ba, Sự thành công của chiến lược phát triển quốc gia;
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm quốc gia trên trường quốc tế;
Sự hoàn chỉnh của các quy ước quốc tế;
Sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và khu vực.
Là 4 điều kiện, trong đó 2 điều kiện đầu được coi là điều kiện cần, 2 điều kiện
sau là điều kiện đủ để một quốc gia đang và kém phát triển như Việt Nam có
thế thắng thế trong môi trường cạnh tranh quốc tế không bình đẳng.

Thứ tư, mặc dù đã thua trong vụ kiện nhưng kinh nghiệm từ vụ kiện của Mỹ
đối với cá tra, cá basa Việt Nam cho thấy, nếu biết chủ động ứng phó kịp thời,
doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể vượt qua cơn khó khăn.
Chúng ta còn nhớ, sau vụ kiện cá tra, cá ba sa, thị trường xuất khẩu các loại
cá này giảm mạnh, các doanh nghiệp chế biến giảm thu mua, giá cá hạ,
người nuôi nản lòng. Nhiều lãnh đạo các địa phương có nuôi cá tra, cá ba sa
xắn tay cùng doanh nghiệp lên vùng cao, vùng sâu, vùng xa mở rộng thị
trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp chế biến đa dạng hóa mặt hàng, mở rộng
mạng lưới tiêu thụ nội địa, phục vụ hữu hiệu cho bữa ăn hàng ngày của nhân
dân. Kết quả, trước vụ kiện, chúng ta chỉ có 16 nhà máy chế biến cá tra, cá
ba sa, nhưng đến nay đã có gần 30 nhà máy, tăng gấp đôi công suất.

You might also like