You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH
LỚP: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ(221)_02
ĐỀ BÀI: Phân tích case study về quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.

Nhóm 7

Nguyễn Thị Linh Chi 11200614


Trần Thị Hồng Nhung 11203058
Vũ Thị Vân 11208442
Nguyễn Thị Trang 11208087
Cao Đức Hòa 11201545
Lê Thị Lan Anh 11200149

Hà Nội, 2022

1
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT VỤ KIỆN.......................................................................................................................
1. Bối cảnh.....................................................................................................................................

2. Thủ tục.......................................................................................................................................

3. Nhận định của Tòa án:..............................................................................................................

II. MỘT SỐ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ
NGOẠI GIAO................................................................................................................................................
1. Lý luận về Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao - Diplomatic Immunity.....................................

1.1.Khái niệm.................................................................................................................................

1.2.Nguồn luật................................................................................................................................

1.3.Các quyền đối với trụ sở và tài liệu của phái đoàn ngoại giao.................................................

1.4.Các quyền của cá nhân viên chức ngoại giao...........................................................................

2. Lý luận về Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao kéo dài..............................................................

III. PHÂN TÍCH PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN.................................................................

1. Phán quyết của Tòa đối với đơn kiện đầu tiên của Swarna ngày 12/5/2002.............................

2. Phán quyết của Tòa đối với đơn kiện lần thứ hai của Swarna ngày 23/6/2006......................

2.1. Các bị đơn có quyền kháng cáo đối với phán quyết mặc định của Tòa án...........................

2.2. Phán quyết của Tòa án đối với kháng cáo của Al-Awadi.....................................................

3. Phán quyết của Tòa án đối với đơn kiện nhà nước Kuwait của Swarna ngày 13/2/2008
.................................................................................................................................................

3.1 Đối với ngoại lệ ‘’hành vi mang hành hạ’’............................................................................

3.2. Đối với ngoại lệ ‘’hoạt động thương mại của quốc gia nước ngoài thực hiện tại Hoa
Kỳ’’..............................................................................................................................................

KẾT LUẬN

2
I. TÓM TẮT VỤ KIỆN
1. Bối cảnh
- 1995, Swarna rời Ấn Độ để trở thành người lao động của Kuwait và rất hài lòng về sự
sắp xếp này.
- Al-Awadi (Thư ký của Phái đoàn Thường trực Nhà nước Kuwait tại Mỹ trụ sở ở New
York) và vợ là Al-Shaitan đã đề nghị Swarna một vị trí tại đây. 2 người này hứa hẹn sẽ
trả Swarna 2000 USD/tháng để cô có thể trang trải cho chuyến bay về nhà mỗi năm
của mình, đồng thời hứa cô sẽ được nghỉ phép vào mỗi chủ nhật để đến nhà thờ,
Swarna ngay lập tức đồng ý.
- Họ đưa Swarna tới Đại sứ quán Kuwait tại Mỹ để đăng ký visa G-5, chiếc thẻ sẽ cho
phép Swarna làm việc như một người giúp việc của nhà ngoại giao. Trong đơn xin thị
thực, hai vợ chồng sẽ đại diện cho Đại sứ quán Mỹ đã hứa sẽ trả cô 2000 USD/tháng
và cung cấp cho cô đầy đủ những điều kiện hợp pháp để cô có thể làm việc tại đây.
Đơn thị thực của cô được chấp nhận vào 8/9/1996.
- Tuy nhiên trên thực tế, Swarna đã bị đối xử vô cùng tệ trong suốt quá trình cô làm việc
tại đây:
 Bên bị đơn đã tịch thu hộ chiếu và thị thực của Swarna.
 Swarna thực chất chỉ được trả 200 USD và số tiền này được gửi về cho gia đình cô ở
Ấn Độ, vậy nên cô cũng không hề có một khoản tiền riêng cho bản thân ở Hoa Kỳ.
 Swarna đã bị cấm trở về nước hàng năm và bị cấm không được đến nhà thờ vào mỗi
Chủ nhật.
 Swarna thực tế đã làm đến 17 tiếng một ngày, tất cả các ngày trong tuần.
 Bên bị đơn không cho phép Swarna được rời khỏi nơi ở mà không có sự giám sát. Duy
chỉ có một lần Swarna được phép rời nơi ở nhưng bị yêu cầu phải nhìn xuống đất và
không được tiếp xúc bằng mắt với bất cứ ai. Cô thường bị nhốt ở trong nhà, không
được phép dùng điện thoại hoặc nói chuyện với bất cứ ai ngoài gia đình bị đơn. Cô bị
giam trong phòng bất cứ khi nào có người tới.

3
 Bị đơn cũng ngăn cấm Swarna xem các chương trình Tiếng Anh để cô không thể học
được ngôn ngữ này. Bị đơn can thiệp vào tất cả các cuộc điện thoại của cô về nhà, đọc
mọi mail và mọi lá thư của Swarna trước khi cô gửi.
 Swarna không nhận được nhiều thư của gia đình và các bị đơn thường không gửi mail
hoặc không gửi thư của Swarna đi.
 Bên bị đơn liên tục hành hung, lạm dụng Swarna cả về thể chất lẫn tinh thần. Swarna
bị dọa sẽ bị cắt lưỡi và bị kéo đi nhiều lần. Bên bị đơn coi cô như một con vật và ép cô
phải cắt tóc (một thứ rất quan trọng với cô).
 Năm 1998, Swarna từ một người nặng 150 pounds trước khi làm việc, chỉ còn 100
pounds và trong vô cùng ốm yếu.
 Tháng 9/1998, bị đơn đã cưỡng hiếp Swarna và dọa sẽ giết chết cô nếu cô nói với bất
cứ ai đặc biệt là vợ của bị đơn. Sau đó bị đơn còn cưỡng hiếp cô rất nhiều lần sau đó
bất cứ khi nào vợ bị đơn không có nhà.
 Tình trạng bị ngược đãi thường xuyên đã khiến Swarna bị rụng tóc, gặp ác mộng và
suy giảm sức lao động, tới mức tính tới chuyện tự sát.
 Bị đơn đã hành hung Swarna và doạ nếu cô không tiếp tục làm việc cho họ họ sẽ gây
tổn hại đến gia đình cô trong chuyến đi trở lại Kuwait. Bởi họ là gianđình rất có “thế
lực” đối với cảnh sát.
 Swarna sau đó đã chớp lấy cơ hội lấy trộm hộ chiếu của cô bị họ để quên trong phòng
ngủ và lẻn ra khỏi căn hộ. Cô không có tiền và nơi để đi nên đã nhờ 1 tài xế taxi đưa
tới 1 ngôi đền nơi cô tạm trú.
2. Thủ tục
- Swarna đâm đơn kiện cá nhân những người đã ngược đãi cô vào 15/5/2002. Tòa án
nhận định khi đó chưa thể kết tội Al-Awadi bởi khi đó ông ta đang được hưởng miễn
trừ trách nhiệm. Swarna có thể tiếp tục vụ kiện sau khi Nhiệm vụ của Al-Awadi kết
thúc.

4
- Swarna tiếp tục quay lại kiện Al-Awadi vào 23/6/2006 khi quyền miễn trừ của Al-
Awadi đã hết nhưng khi ấy các bị cáo đều đã đang ở Pháp và không ai có sự phản hồi
đối với Swarna.
- 13/2/2008 Swarna tiếp tục đệ đơn để kiện Nhà nước Kuwait và cả các cá nhân đã
ngược đãi cô.
3. Nhận định của Tòa án:
- Tòa án đã nhận đơn kiện của Swarna đối với các cá nhân đã ngược đãi cô bởi nó không
trái với Công ước Viên. Đồng thời, tòa cũng thụ lý đơn kiện với bên bị đơn không có
phản hồi đối với đơn kiện của Swarna
- Tuy vậy, tòa từ chối đơn kiện của Swarna đối với nhà nước Kuwait bởi gặp rào cản khi
tham chiếu bộ Luật FSIA.

II. MỘT SỐ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ
NGOẠI GIAO

1. Lý luận về Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao - Diplomatic Immunity


1.1. Khái niệm
Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là quyền đặc biệt mà nước tiếp nhận dành cho cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan này đóng tại
nước mình nhằm tạo điều kiện để họ hoàn thành chức năng ngoại giao.
1.2. Nguồn luật
Quyền miễn trừ ngoại giao được điều chỉnh bằng các quy định tập quán quốc tế và hai
Công ước: Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao năm 1961 và Công ước Viên về
Quan hệ lãnh sự năm 1963. Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao năm 1961 có hiệu
lực vào năm 1964, hiện có 191 quốc gia thành viên, Việt Nam gia nhập vào năm 1980.
Công ước Viên về Quan hệ lãnh sự năm 1963 có hiệu lực vào năm 1967, hiện có 179
quốc gia thành viên, Việt Nam gia nhập vào năm 1992. 
1.3. Các quyền đối với trụ sở và tài liệu của phái đoàn ngoại giao
 Quyền bất khả xâm phạm của trụ sở phái đoàn
5
Khoản 1 Điều 22 của Công ước Viên năm 1963 quy định trụ sở của phái đoàn ngoại
giao là bất khả xâm phạm (inviolable), không ai được phép vào nếu không có sự đồng
ý của trưởng phái đoàn ngoại giao. Quyền bất khả xâm phạm này đi kèm với nghĩa vụ
của quốc gia tiếp nhận phải “thực hiện tất cả các bước phù hợp để bảo vệ trụ sở của
phái đoàn không bị xâm nhập hay thiệt hại và ngăn chặn bất kỳ hành vi gây rối trật tự
của phái đoàn hoặc gây tổn hại đến danh dự của phái đoàn.”
Quốc gia tiếp nhận cũng không được phép lục soát, tạm giữ, tịch thu hay cưỡng chế đối
với trụ sở, vật dụng hay các tài sản bên trong trụ sở và phương tiện di chuyển của phái
đoàn ngoài giao. Quyền bất khả xâm phạm đối với trụ sở là quyền tuyệt đối, không có
ngoại lệ. Kể cả trong trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn hay nguy hiểm đến tính mạng
con người, việc đi vào trụ sở ngoại giao cũng khó có cơ sở pháp lý, theo cả tập quán
quốc tế và Công ước Viên năm 1961.
 Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu
 Quyền miễn thuế và lệ phí
 Quyền tự do thông tin liên lạc
 Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín ngoại giao
 Quyền treo quốc kỳ, quốc huy
1.4. Các quyền của cá nhân viên chức ngoại giao
 Các cá nhân là đối tượng hưởng quyền miễn trừ, ưu đãi ngoại giao
Điều 1 của Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao năm 1963 quy định viên chức ngoại
giao bao gồm những thành viên phái đoàn ngoại giao (members of the mission), cụ thể
bao gồm: Trưởng phái đoàn (head of mission) và nhân viên phái đoàn ngoại giao (the
members of the staff of the mission). Trong nhân viên của phái đoàn ngoại giao được
chia làm ba nhóm: Viên chức ngoại giao có hàm ngoại giao (members of diplomatic
staff), Nhân viên hành chính và kỹ thuật (members of the administrative and technical
staff), và Nhân viên phục vụ (members of the service staff). Trưởng phái đoàn và các
viên chức ngoại giao được gọi chung là cán bộ ngoại giao (diplomatic agents).

6
 Quyền bất khả xâm phạm và miễn trừ tài phán của viên chức ngoại giao
Điều 29 của Công ước năm 1961 quy định viên chức ngoại giao cũng có quyền bất khả
xâm phạm, không bị bắt giữ hay tạm giữ. Điều 31 trao cho viên chức ngoại giao có
quyền miễn trừ tài phán hình sự. Viên chức ngoại giao cũng được miễn trừ tài phán dân
sự nói chung, trừ trường hợp liên quan đến bất động sản tư nhân, thừa kế, các hoạt
động thương mại, nghề nghiệp. Quyền miễn trừ ngoại giao này cũng áp dụng đối với
các biện pháp cưỡng chế. Điều 30 quy định thêm về quyền bất khả xâm phạm đối với
nơi ở riêng, tài liệu, thư tín và tài sản của viên chức ngoại giao.
 Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan

2. Lý luận về Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao kéo dài


Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao kéo dài được áp dụng với hành vi của một người
trong khi thi hành chức năng của mình với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện
căn cứ theo Khoản 2 Điều 39 Công ước viên năm 19611
Theo đó, một nhà ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ kéo dài đối với quyền tài
phán dân sự và hình sự, trong khi đó thực hiện các chứng năng với tư cách là thành
viên của cơ quan đại diện. Như vậy, để xác định một người có được hưởng quyền ưu
đãi và miễn trừ ngoại giao kéo dài hay không cần xem xét hai khía cạnh tư cách và
hành vi của người đó. Cụ thể:
- Về tư cách, người đó có mang tư cách là thành viên của cơ quan đại diện hay không?
- Về hành vi, hành vi của người đó có là hành vi thi hành chức năng với tư cách là thành
viên của cơ quan đại diện hay không?
Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ chấm dứt thì
thông thường các quyền ưu đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào lúc người đó rời
khỏi Nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ vì mục
đích đó ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, nếu người này có nhiệm vụ phục
1
2. Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ chấm dứt thì thông thường các quyền ưu
đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào lúc người đó rời khỏi Nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý
dành cho họ vì mục đích đó, ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, đối với những hành vi của người này trong
khi thi hành chức năng của mình với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục tồn tại
7
vụ mục đích ngoại giao của nhà nước thì quyền ưu đãi và miễn trừ vẫn sẽ được tiếp tục
và được gọi là quyền ưu đãi và miễn trừ kéo dài. Như vậy, giả dụ người viên chức
ngoại giao vi phạm pháp luật ở nước sở tại nhưng là trong quá trình họ đang phục vụ
cho nước của họ, tức là việc vi phạm đấy có liên quan cụ thể đến nhiệm vụ của họ tại
quốc gia (VD: nhiệm vụ tình báo) thì họ vẫn sẽ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ
kéo dài. Còn trong trường hợp sự vi phạm pháp luật đấy không phục vụ cho nước của
họ mà là phục vụ cho mục đích, yêu cầu của cá nhân họ, những sự vi phạm không liên
quan gì tới nhiệm vụ của họ và nhà nước cử họ đi cũng không mong muốn họ tham gia
vào sự vi phạm pháp luật tại nước sở tại như vậy thì họ sẽ bị truy tố sau khoảng thời
gian nhiệm kỳ.
 Một người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao kéo dài cần hai yếu tố:
Người đó phải mang tư cách là thành viên của cơ quan đại diện và đồng thời phải có
hành vi thi hành chức năng với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện đó.

8
III. PHÂN TÍCH PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN
1. Phán quyết của Tòa đối với đơn kiện đầu tiên của Swarna ngày 15/5/2002
Trong lần khởi kiện đầu tiên, Tòa án đã phản hồi rằng Al-Awadi và Al-Shaitan đang
được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao nên Tòa án sẽ không nhận và giải
quyết đơn kiện này.
Phán quyết này của Tòa án được dựa trên căn cứ pháp lý là Điều 31 2và Khoản 1 Điều
37 3 Công ước Viên năm 1961 . Theo đó, Tòa án đã giải thích và áp dụng các điều luật
này như sau:
 Al-Awadi là một viên chức ngoại giao Kuwait, được cử đi làm việc tại Đại sứ quán
Kuwait tại Mỹ. Vì là một viên chức ngoại giao, Al-Awadi sẽ được hưởng quyền miễn
trừ xét xử về hình sự, dân sự và hành chính khi anh ta đang trong nhiệm kỳ làm việc tại
Mỹ.
 Al-Shaitan là vợ của viên chức ngoại giao đang trong nhiệm kỳ, không phải công dân
của nước Mỹ và sống chung với Al-Awadi, nên Al-Shaitan cũng được hưởng quyền lợi
giống như Al-Awadi.

2
1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận. Họ cũng được hưởng
quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp sau:

a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên chức
ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.

b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người
bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi.

c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở
Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.
3
1. Các thành viên gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với người đó, nếu không phải là công dân Nước
tiếp nhận, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các Điều từ 29 đến 36.
9
2. Phán quyết của Tòa đối với đơn kiện lần thứ hai của Swarna ngày 23/6/2006
Trong lần khởi kiện thứ hai, Tòa án đã nhận đơn khởi kiện của Swarna về hành vi sai
trái của Al-Awadi và vợ anh ta. Có một lưu ý rằng, câu hỏi hai bị cáo có được hưởng
quyền miễn trừ trách nhiệm kèo dài hay không phải được đưa ra trước khi đưa ra phán
quyết mặc định, nếu các bị cáo thực sự được bảo vệ bởi quyền miễn trừ còn lại, thì Tòa
án sẽ không thể đưa ra phán quyết này. Cuối cùng, toà án đã kết luận các bị cáo không
được hưởng quyền miễn trừ kéo dài. Tại đây, Tòa án đã đưa ra phán quyết mặc định
đối với các bị cáo. Sau đó, các bị cáo đã kháng cáo lại phán quyết mặc định này.
2.1. Các bị đơn có quyền kháng cáo đối với phán quyết mặc định của Tòa án
Trong tình huống này, hành động kháng cáo này của các bị đơn là hợp pháp, vì một
phán quyết mặc định, cũng giống như bất kì phán quyết nào khác đều có thể bị kháng
cáo lên Toà án này.
Phán quyết mặc định là phán quyết cuối cùng của một vụ việc và một lệnh có thể
kháng cáo của Toà án. Tuy nhiên, vào thời điểm này, việc đưa ra phán quyết mặc định
của Toà án là có điều kiện, do đó phán quyết này nên được hiểu chính xác hơn là một
sự “mặc định”.
Trong biên bản ghi nhớ và lệnh của toà vào ngày 19/3/2009, Toà án đã đưa ra phán
quyết mặc định. Tuy nhiên vào thời điểm đó, Toà án vẫn chưa giải quyết được vấn đề
số tiền bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn. Do yêu cầu về bồi thường thiệt hại vẫn
đang chờ để xử lí, nên dù được gọi là phán quyết mặc định, nhưng phán quyết này của
Toà án chưa thể coi là phán quyết cuối cùng. Thực tế, phán quyết mặc định ở đây
không hơn gì một lệnh tạm thời của Toà án, bởi vì Toà án đã ghi rõ trong phán quyết
này rằng sẽ có một cuộc điều tra về thiệt hại và chỉ phán quyết đưa ra sau cuộc điều tra
đó mới là phán quyết cuối cùng.
Mặc dù việc đưa ra phán quyết mặc định có điều kiện này là một hành động mang tính
tạm thời và do đó thông thường không thể kháng cáo, nhưng kháng cáo này vẫn có thể
được tiếp nhận với hai lý do như sau:

10
- Thứ nhất, các bị cáo cần xem lại cách giải thích của Tòa án đối với điều khoản của
Công ước Viên 1961 về quyền miễn trừ kéo dài.
- Thứ hai, vấn đề quyền miễn trừ kéo dài có sự gắn bó chặt chẽ với lệnh tạm thời được
đưa ra đối với từng bị đơn. Các bị đơn có quyền kháng cáo lệnh tạm thời này dựa trên
yêu cầu của họ về quyền miễn trừ bị kiện.
2.2. Phán quyết của Tòa án đối với kháng cáo của Al-Awadi
Trong đơn kháng cáo, bị đơn đã đưa ra nhiều lập luận để kháng cáo lại phản quyết của
Tòa. Tuy nhiên, thông qua việc giải thích và áp dụng Công ước viên 1961, Tòa án đã
bác bỏ các lập luận đó như sau:

Bị đơn cho rằng các cáo buộc của Swarna phải bị khước từ bởi quyền miễn trừ
ngoại giao kéo dài
Theo bị đơn, bị đơn có đủ tư cách và hành vi của bị đơn không nằm ngoài phạm vi
chức năng của một nhà ngoại giao, do đó bị đơn vẫn được hưởng quyền miễn trừ ngoại
giao kéo dài theo Điều 39 Công ước Viên năm 1961.
Tòa án đã bác bỏ lập luận này sau khi xem xét tư cách và hành vi của các chủ thể, đối
chiếu với Điều 39 Công ước Viên 1961. Cụ thể:
 Đối với Al-Shaitan:
Al-Shaitan không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao kéo dài vì Al-Shaitan là vợ
của viên chức ngoại giao, và không mang tư cách là thành viên của cơ quan đại diện
Kuwait. Theo đó, Al-Shaitan chỉ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao kể
từ khi Al-Awadi vào lãnh thổ của Mỹ để nhậm chức, và kết thúc khi nhiệm kỳ làm việc
của Al-Awadi tại Mỹ chấm dứt.
 Đối với Al-Awadi:
Al- Awadi không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao kéo dài vì:
- Về tư cách, không thể phủ nhận rằng Al-Awadi là một nhà ngoại giao Kuwait, sau khi
kết thúc nhiệm kỳ tại Mỹ, anh ta tiếp tục nhiệm kỳ của mình tại Pháp. Như vậy, Al-
Awadi mang đủ tư cách là một thành viên của cơ quan đại diện Kuwait.
11
- Về hành vi, hành vi của Al-Awadi đối với Swarna không phục vụ sứ mệnh của một
nhà ngoại giao, mà là phục vụ cho riêng cá nhân các bị đơn. Hành vi này không chỉ
đơn thuần là hành vi vi phạm hợp đồng lao động và các quy định về điều kiện làm việc
hợp pháp. Hành vi của Al-Awadi còn tệ hơn cả thế, cách đối xử của anh ta và gia đình
anh ta dành cho Swarna giống như cách đối xử với một nô lê. Đây là hành vi tuyển
dụng và quản chế một người nào đó để bóc lột sức lao động thông qua việc sử dụng vũ
lực, lừa gạt hoặc cưỡng ép với mục đích ép buộc lao động khổ sai để làm nô lệ. Theo
Báo cáo Nạn buôn người của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội 4, hành vi này được coi là
hành vi buôn người. Và cũng theo Báo cáo này, Swarna mang gần như đầy đủ toàn bộ
các dấu hiệu của nạn nhân của hành vi buôn người, như là bị nắm giữ giấy tờ tùy thân,
bị kiểm soát chặt chẽ trong mọi hoạt động, không thể giao tiếp một cách tự do…
Thêm vào đó, Al-Awadi đã thu được một khoản lợi nhuận cá nhân khá lớn từ việc trả
lương thấp hơn cho Swarna từ 1.700 đến 1.800 USD mỗi tháng so với thỏa thuận trong
vòng 4 năm. Khoản tiền thu được ít nhất từ 80.000 USD.
Bên cạnh đó, buôn người là một hoạt động thương mại hoàn toàn không phù hợp với
một nhà ngoại giao khi 117 quốc gia trên thế giới lên án hành vi buôn người và đó là
hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Hoa Kỳ.
 Bằng các phân tích trên, hành vi của Al-Awadi không thể được coi là hành vi thi
hành chức năng của mình với tư cách là người của cơ quan đại diện để được hưởng
quyền ưu đãi và miễn trừ kéo dài theo Khoản 2 Điều 39 Công ước Viên năm 1961.

Bị đơn cho rằng Tòa án đã lạm dụng quyền quyết định của mình trong việc đưa
ra phán quyết mặc định để chống lại bị đơn
Các bị cáo cho rằng Tòa án đã lạm dụng quyền quyết định của mình trong việc đưa ra
một phán quyết mặc định chống lại họ và sau đó tuân theo quyết định đó khi tiến hành
xem xét lại. Khi xem xét có giải phóng một bên khỏi lỗi hay không, tòa án phải xem

4
Báo cáo Nạn buôn người của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội: https://bitly.com.vn/vvdqw2
12
xét ba yếu tố: (1) lỗi đó cố ý hay không; (2) nếu không xem xét lỗi cố ý đó thì có gây
tổn hại cho Swarna hay không; và (3) liệu có một sự bào chữa chính đáng hay không.
- Đối với “sự cố ý”, Tòa án kết luận rằng sự chậm trễ trong việc trả lời đơn kiện của các
bị cáo là nghiêm trọng và có chủ ý vì (1) họ đã biết về các yêu cầu của Swarna ngay từ
năm 2002, khi cô đệ đơn kiện họ lần đầu tiên; (2) lần kiện đầu tiên đó đã bị bác bỏ mà
không kết án, và do đó, các bị cáo biết trước rằng có thể có đơn kiện lần thứ hai; (3)
các bị cáo đã được tống đạt, do đó đã nhận thức được việc bị kiện ngay sau đó vào
tháng 9 năm 2007; và (4) các bị cáo thông qua luật sư của họ, đã xuất hiện trong vụ
kiện này để nộp một biên bản ghi nhớ phản đối việc đưa ra phán quyết mặc định,
nhưng lại không trả lời đơn kiện.
- Đối với việc nếu không xem xét lỗi cố ý đó thì có gây tổn hại cho Swarna hay không,
phân tích của Toà án về sự chậm trễ này cho rằng Swarna đệ đơn kiện đầu tiên vào
năm 2002, đơn thứ 2 vào năm 2006 và phải đến tận 2007 mới yêu cầu được các bị cáo
ra hầu toà. Thế như không hề có lời giải thích, và không có gì rõ ràng trong hồ sơ về
việc sự chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến các cáo buộc của Swarna như thế nào, cụ thể là ảnh
hưởng đến sự phục hồi của cô ấy hoặc tạo cơ hội lớn hơn cho các bị cáo để thông đồng
và lừa đảo. Do đó, Toà án cho rằng nếu bỏ qua sự cố ý chậm trễ này của bị đơn thì sẽ
gây tổn hại cho Swarna.
- Đối với việc liệu có một sự bào chữa chính đáng hay không, thì các lập luận của bị đơn
về quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao đều đã bị Tòa án bác bỏ.
Tuy vẫn có ý kiến cho rằng các lý lẽ của Tòa án là chưa đủ thuyết phục, nhưng nhìn
chung có thể thấy Tòa án đã không lạm dụng quyền ra quyết định của mình, mà quyết
định được đưa ra dựa trên các tiêu chí, các căn cứ pháp lý xác thực.

13
3. Phán quyết của Tòa án đối với đơn kiện nhà nước Kuwait của Swarna ngày
13/2/2008
Trong đơn khởi kiện này, Swarna đã kiện nhà nước Kuwait về việc không có hệ thống
giám sát và quản lý hệ thống nhân viên ngoại giao của mình gây thiệt hại, tổn thất về
cả thể chất và tinh thần cho cô. Swarna cho rằng nhà nước Kuwait không được hưởng
quyền miễn trừ chủ quyền quốc gia do hành động của Kuwait thuộc trường hợp ngoại
lệ đặc biệt không được hưởng quyền này, cụ thể trong tình huống này là hai ngoại lệ
sau đây: (1) ngoại lệ ‘’hành vi mang tính hành hạ’’ (Tortious activity exception) và (2)
ngoại lệ ‘’ hoạt động thương mại của quốc gia nước ngoài thực hiện tại Hoa Kỳ’’
(Commercial activity exception).
Phán quyết của Tòa án đã bác bỏ lập luận này của Swarna thông qua việc xem xét và
giải thích từng ngoại lệ cụ thể trước khi áp dụng FSIA (Foreign Sovereign Immunities
Act). Theo đạo luật này, chỉ có một cơ sở duy nhất để khởi kiện các quốc gia nước
ngoài, đó là trong trường hợp ngoại lệ đặc biệt.
3.1. Đối với ngoại lệ ‘’hành vi mang hành hạ’’
Hành động của nhà nước Kuwait không được coi là thuộc ngoại lệ đặc biệt này vì:
- Theo như cáo buộc của Swarna, Kuwait không được hưởng quyền miễn trừ do nhân
viên ngoại giao của nhà nước này đã buộc cô vào chế độ nô lệ. Tuy nhiên, hành vi này
không liên quan đến sứ mệnh ngoại giao mà nhà nước Kuwait giao cho anh ta khi công
tác tại Hoa Kỳ, các hành vi này càng không giúp Kuwait có thể thực hiện các mục đích
ngoại giao của mình tại Hoa Kỳ.
Theo luật bang New York, người sử dụng lao động sẽ không có trách nhiệm về những
hành vi sai trái của người lao động nếu những hành vi đó xuất phát từ động cơ cá nhân
và không liên quan đến sự phát triển của người sử dụng lao động, như việc Tòa án ở
New York đã bác bỏ các tuyên bố rằng: một nhà thờ phải chịu trách nhiệm cho hành vi
tấn công tình dục trẻ em của một linh mục, một bệnh viên phải chịu trách nhiệm pháp
lý về hành vi tấn công tình dục bệnh nhân của bác sĩ.

14
Như vậy, Kuwait không có trách nhiệm đối với những hành vi sai trái xuất phát từ
động cơ cá nhân của Al-Awadi.
- Swarna cho rằng Al-Awadi với tư cách là một nhà ngoại giao Kuwait, đã có các hành
vi như nắm giữ hộ chiếu, kiểm soát thư tín và các hoạt động của cô, giống như việc nhà
nước Kuwait đã cấp cho Al-Awadi một chức năng tự quyết để thực hiện các hành vi
này. Tòa án đã dựa vào FTCA để giải thích rõ ràng hơn thuật ngữ ‘’chức năng tự
quyết’’ (Discretionary function) trong cáo buộc của Swarna và đưa ra phản hồi rằng
Swarna không thể đơn thuần dựa vào địa vị của bị đơn để quy kết rằng nhà nước
Kuwait đã cấp cho bị đơn một chức năng tự quyết mà cần phải dựa vào bản chất của
hành vi ấy.
- Trong cáo buộc tiếp theo của mình, Swarna đã quy chụp hết các thành viên thuộc
Chính phủ đều hỗ trợ và tiếp tay cho các hành động của Al-Awadi. Tòa án đã bác bỏ
cáo buộc này bởi trên thực tế, Swarna không nhận diện được hết các nhân viên này, và
nắm một cách rõ ràng về mối liên hệ giữa các thành viên này và Al-Awadi.
 Bằng những lý lẽ trên, Swarna không thể coi việc nhà nước Kuwait không có hệ
thống quản lý nhân viên ngoại giao của mình, là một ngoại lệ đặc biệt và làm miễn
trừ chủ quyền quốc gia của nhà nước Kuwait.

3.2. Đối với ngoại lệ ‘’hoạt động thương mại của quốc gia nước ngoài thực hiện
tại Hoa Kỳ’’
Hành động của nhà nước Kuwait không thuộc trường hợp ngoại lệ đặc biệt này vì:
- Swarna lập luận rằng hành vi trả lương thấp hơn thỏa thuận, bắt cô làm việc nhiều hơn
số giờ quy định là một hoạt động thương mại nhằm tìm kiếm lợi nhuận của Al-Awadi,
và Kuwait phải chịu trách nhiệm cho hành vi xuất phát từ động cơ cá nhân và tìm kiếm
lợi nhuận riêng của một nhà ngoại giao. Tuy nhiên, theo Tòa án, Kuwait hoàn toàn
không phải chịu trách nhiệm với hành vi này.
- Hơn nữa, theo cách Tòa án giải thích và áp dụng ngoại lệ ‘’hoạt động thương mại của
quốc gia nước ngoài thực hiện tại Hoa Kỳ’’, quốc gia đó phải là tác nhân thương mại
chính gây thiệt hại, hậu quả. Trong khi đó, Nhà nước Kuwait không phải là tác nhân
15
thương mại chính, cũng không là quốc gia có động cơ hoạt động thương mại thuộc
trường hợp này.
 Như vậy, Swarna không thể cáo buộc rằng nhà nước Kuwait sẽ không được hưởng
quyền miễn trừ chủ quyền quốc gia do thuộc ngoại lệ ‘’ hoạt động thương mại của
quốc gia nước ngoài thực hiện tại Hoa Kỳ’’.
KẾT LUẬN:
Tóm lại, Tòa án cấp phúc thẩm đã bác bỏ một phần, đồng ý một phần và để ngõ một
phần cho các quy trình tố tụng tiếp theo.

16

You might also like