You are on page 1of 4

BÀI 5: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC (1945 - 1946)

I. Mục tiêu bài học:

Bài học này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nội
dung đường lối "kháng chiến, kiến quốc", thể hiện trong chỉ thị "Kháng chiến, kiến quốc" ngày 25 – 11 –
1945, ý nghĩa đường lối "kháng chiến, kiến quốc" và kết quả, ý nghĩa sự chỉ đạo của Đảng thời kì 1945 –
1946, bài học kinh nghiệm trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương "kháng chiến, kiến quốc" giai
đoạn 1945-1946.

Cụ thể:

 Giúp sinh viên hiểu được hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách mạng Tháng Tám
 Trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về chủ trương "kháng chiến, kiến quốc" của Đảng
(ngày 25-11-1945); Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của chủ trương "kháng chiến, kiến
quốc" của Đảng (ngày 25-11-1945).

II. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách mạng Tháng Tám:

1. Thuận lợi:

a) Quốc tế:

Hệ thống XHCN được hình thành với trụ cột là Liên bang Xô Viết.

Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh, trở thành dòng thác cách mạng.

Phong trào hòa bình dân chủ lên cao (nhất là các nước Tư Bản, các nước dân tộc chủ nghĩa)

b) Trong nước:

Có sự lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh.

Có chính quyền cách mạng.

Nhân dân ủng hộ cách mạng.

2. Khó khăn:

Chính quyền non trẻ phải đôi đầu với nguy cơ “giặc ngoại xâm”, “giặc đói”, “giặc dốt”.

 Giặc ngoại xâm: sau cách mạng tháng Tám 20 vạn quân Tưởng kéo vào mien Bắc Việt Nam, quân
Mỹ đứng đằng sau hậu thuẫn quân Tưởng. Miền Nam, quân Anh và quân Pháp với tư cách đại diện
cho lực lượng đồng minh kéo vào Việt Nam để giải giáp vũ khí quân Nhật. Sau đó quân Anh hỗ trợ
quân Pháp tái chiếm mien Nam Việt Nam lần thứ 2, mở cửa tù thả 5 vạn quân Nhật trang bị vũ khí
cho chúng để hỗ trợ quân Pháp trong việc tái chiếm này. Ngoài ra, còn lực lượng phản động trong
nước là Việt Quốc, Việt Cách cũng nổi dạy hỗ trợ quân Tưởng ở mien Bắc.
 Giặc đói: với chiến dịch nhổ lúa trồng đay của Nhật trong những năm 1945 đã làm cho 1/20 dân số
Việt Nam thời kỳ này chết đói. Không có ngành kinh tế nào phát triển được thời kỳ này.
 Giặc dốt: 90% dân số Việt Nam mù chữ thời kỳ này.

Như vậy, trong video này các bạn đã được giới thiệu về bối cảnh đất nước sau khi Cách mạng tháng Tám;
chủ trương kháng chiến kiến quốc trong giai đoạn 1945 -1946. Từ đó, giúp các bạn thấy được tình hình nước
ta sau Cách mạng Tháng Tám: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm là những hiểm họa đối với chế độ mới,
làm cho vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc", Tổ quốc lâm nguy.

Link video: https://youtu.be/-1MMYA4hDdE

III. Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng:

1. Nội dung đường lối kháng chiến kiến quốc, thể hiện trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc ngày
25/11/1945:

Về tư tưởng chỉ đạo chiến lược: Xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc này là "dân tộc giải phóng".
Khẩu hiệu của Đảng và toàn dân lúc này vẫn là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", nhưng không phải là
giành độc lập mà là giữ vững độc lập.

Về xác định kẻ thù: Vạch rõ thái độ của từng tên đế quốc đối với vấn đề Đông Dương và chỉ rõ: "kẻ thù
chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng".

Về phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu lên 4 nhiệm vụ chủ yếu về đối nội và nguyên tắc, chỉ đạo cụ thể về
đối ngoại là: "củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời
sống nhân dân".

2. Ý nghĩa của chủ trương kháng chiến kiến quốc:

Xác định đúng kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược.

Đề ra hai nhiệm vụ chiến lược mới: xây dựng đi đối với bảo vệ đất nước.

Nêu lên những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại.

Link video: https://youtu.be/-1MMYA4hDdE

IV. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:

1. Kết quả:

Trong xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam dân chủ Cộng hòa

Trong kinh tế, văn hoá

Trong xây dựng lực lượng vũ trang

Trong đấu tranh chống thù trong giặc ngoài bảo vệ chính quyền cách mạng

2. Ý nghĩa:

Đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn hiểm nghèo, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền; xây dựng
được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà; chuẩn bị
được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.

3. Nguyên nhân thắng lợi:

Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám như: kịp thời đề ra chủ trương kháng
chiến, kiến quốc; xây dựng và phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc; lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng
ngũ kẻ thù.
4. Bài học kinh nghiệm:

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có
nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể.

Tận dụng khả năng hoà hoãn, đàm phán để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân; đồng thời
vẫn đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.

Link video: https://youtu.be/-1MMYA4hDdE

V. Đọc giáo trình:

Để củng cố thêm kiến thức cho video bài giảng, mời sinh viên đọc giáo trình đường lối cách mạng của Đảng
cộng Việt Nam từ trang 77 đến trang 82 để có cái nhìn tổng quát nhất về chủ trương xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng của Đảng ta (1945-1946).

Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nội
dung đường lối kháng chiến kiến quốc, thể hiện trong chỉ thị Kháng chiến kiến quốc ngày 25 – 11 – 1945.
Từ đó thấy được kết quả, ý nghĩa, sơ đồ chỉ đạo của Đảng thời kì 1945 – 1946, bài học kinh nghiệm trong
hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc giai đoạn 1945-1946.

Nguồn tài liệu: giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng Việt Nam của Bộ giáo dục đào tạo, Nxb
Chính trị quốc gia, HN năm 2013.

VI. Tài liệu tham khảo thêm:

Những ngày đầu của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám.

https://news.zing.vn/nhung-ngay-dau-cua-chinh-phu-sau-cach-mang-thang-tam-post771341.html

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng với chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (Ngày 25-11-1945).

http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/tu-chi-thi-vua-khang-chien-vua-kien-quoc-den-chien-luoc-xay-
dung-va-bao-ve-to-quoc-%E2%80%93-cuong/2928.html

VII. Tổng kết bài học:

Như vậy, sinh viên vừa theo dõi Bài 5: Đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
và hiểu được những kiến thức cơ bản về hoàn cảnh  lịch sử ở nước ta sau Cách mạng Tháng Tám 1945; Nội
dung đường lối "kháng chiến kiến quốc", thể hiện trong chỉ thị "kháng chiến kiến quốc" ngày 25 – 11 –
1945, ý nghĩa đường lối "kháng chiến kiến quốc" và kết quả, ý nghĩa của sự chỉ đạo của Đảng thời kì 1945 –
1946, bài học kinh nghiệm trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương "kháng chiến, kiến quốc" giai
đoạn 1945-1946.

Sau đây mời sinh viên chuyển sang bài học tiếp theo về Đường lối kháng chiến chống pháp (1946- 1954) -
kiến thức về quá trình hình thành và nội dung kháng chiến của Đảng trong quá trình chỉ đạo đấu tranh kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954)
**Quiz:

You might also like