You are on page 1of 6

Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ) - Federal Reserve System

1/ Giới thiệu
Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed) hay Ngân hàng
Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, được thành lập năm
1913 theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ. Fed thực hiện năm chức năng chung để thúc đẩy
hoạt động hiệu quả của nền kinh tế Hoa Kỳ:
● Điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia để thúc đẩy việc làm, ổn định giá cả
và lãi suất dài hạn trong nền kinh tế Hoa Kỳ;
● Duy trì sự ổn định trong nền kinh tế Mỹ: tìm cách giảm thiểu và ngăn chặn rủi
ro hệ thống thông qua giám sát và tham gia tại Mỹ và nước ngoài;
● Duy trì sự an toàn và lành mạnh của các tổ chức tài chính riêng lẻ, giám sát tác
động của chúng đối với hệ thống tài chính nói chung;
● Tăng cường sự an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán và giải quyết thông
qua các dịch vụ cho ngành ngân hàng và chính phủ Hoa Kỳ nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các giao dịch và thanh toán bằng đô la Mỹ;
● Bảo vệ người tiêu dùng và phát triển cộng đồng thông qua giám sát và kiểm tra
tập trung vào người tiêu dùng, nghiên cứu và phân tích các vấn đề, xu hướng
tiêu dùng mới nổi, các hoạt động phát triển kinh tế cộng đồng và việc quản lý
luật và quy định về người tiêu dùng.
Fed được coi là độc lập vì các quyết định của nó không phải được tổng thống hoặc
bất kỳ quan chức chính phủ nào khác phê chuẩn. Fed không nhận bất kỳ nguồn kinh
phí nào do Quốc hội Hoa Kỳ phân bổ. Các thành viên trong hội đồng làm việc với
nhiệm kỳ 14 năm Tuy nhiên, nó vẫn phải chịu sự giám sát của Quốc hội và phải hoạt
động trong khuôn khổ các mục tiêu chính sách kinh tế và tài khóa của chính phủ. Tính
độc lập của FED nhằm giảm sự can thiệp sâu của chính trị đến quá trình quản lý và
thực thi các chính sách tiền tệ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguồn thu nhập chính của Fed là phí lãi đối với một loạt chứng khoán của chính
phủ Hoa Kỳ mà họ đã mua được thông qua các hoạt động thị trường mở (OMO) . Các
nguồn thu nhập khác bao gồm lãi đầu tư bằng ngoại tệ, lãi cho vay các tổ chức lưu ký
và phí dịch vụ – chẳng hạn như thanh toán bù trừ séc và chuyển tiền – được cung cấp
cho các tổ chức này. Sau khi thanh toán các khoản chi phí, Fed chuyển phần còn lại
của khoản thu nhập của mình cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ .
2/ Cấu trúc tổ chức
Dự trữ Liên bang Mỹ gồm Hội đồng thống đốc, Ủy ban Thị trường mở (FOMC),
các ngân hàng dự trữ liên bang. So với các ngân hàng trung ương khác tại các quốc
gia khác thì Cục dữ trự Liên bang Mỹ có một cấu trúc không bình thường nhất. Fed có
một cấu trúc phi tập trung, nguyên nhân là khi thành lập Hệ thống Dự trữ Liên bang,
Hoa Kỳ được chia về mặt địa lý thành 12 Quận, mỗi Quận có một Ngân hàng Dự trữ
được hợp nhất riêng biệt. Ranh giới quận dựa trên các khu vực thương mại phổ biến
tồn tại vào năm 1913 và các cân nhắc các vấn đề kinh tế liên quan, vì vậy chúng
không nhất thiết phải trùng với các ranh giới của tiểu bang.
Hội đồng Thống đốc của Fed là cơ quan độc lập với chính phủ liên bang. Bao
gồm 7 thành viên được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và Quốc hội phê chuẩn.
Thành viên của hội đồng làm việc trong nhiệm kỳ 14 năm và chỉ rời chức vụ khi mãn
hạn (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ. Hội
đồng không nhận tài trợ của Quốc hội và bảy thành viên của Hội đồng theo cơ chế dân
chủ. Thành viên của Hội đồng là độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ
thống lập pháp cũng như hành pháp. Hội đồng thống đốc chịu trách nhiệm giám sát và
quy định hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ
nói chung
Thống đốc: Jerome Powell (2/2018 – hiện tại)
Trụ sở: Eccles Building, Washington, D.C.

(Cơ cấu tổ chức của FED và 5 nhiệm vụ chính)


12 Ngân hàng dự trữ liên bang hoạt động độc lập nhưng có sự giám sát. Các
ranh giới của Khu Dự trữ Liên bang dựa trên những cân nhắc về kinh tế; các Bang
hoạt động độc lập nhưng dưới sự giám sát của Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên
bang.
(12 Ngân hàng dự trữ liên bang)
Trong ba thực thể đã nói ở trên, thì Ủy ban thị trường mở (FOMC) là thực
thể đáng quan tâm nhất. FOMC thường họp 8 lần trong 1 năm (khoảng 6 tuần 1 lần)
và ra các quyết định về việc chỉ đạo các nghiệp vụ thị trường mở xây dựng chính sách
lãi suất, lãi suất liên bang – lãi suất vay qua đêm. Trên thực tế, nói đến FOMC là nói
đến FED khi phát ngôn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. FOMC gồm 12
thành viên: 7 thành viên của Hội đồng thống đốc, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ Liên
bang New York và các chủ tịch của 4 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực khác.
Mỗi vùng trong 12 vùng dự trữ Liên bang có một ngân hàng dự trữ liên bang
chính, một vài ngân hàng này có chi nhánh ở các thành phố khác trong vùng. Ba ngân
hàng dự trữ lớn nhất xét về tập tài sản là New York, Chicago và San Francisco. Ngân
hàng New York chiếm 1/4 tổng tài sản là ngân hàng quan trọng nhất trong các ngân
hàng dự trữ liên bang này. Tất cả 12 chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ đều tham dự các
cuộc họp của FOMC và tham gia vào các cuộc thảo luận của FOMC, nhưng chỉ những
chủ tịch là thành viên Ủy ban vào thời điểm đó mới có quyền biểu quyết về các quyết
định chính sách. Các ngân hàng thành viên bầu ra 6 giám đốc cho mỗi ngân hàng dự
trữ liên bang khu vực 3 người nữa chỉ định bởi hội đồng thống đốc, những giám đốc
của một ngân hàng khu vực điện chia ra làm 3 loại A, B và C. 3 giám đốc loại A được
bầu bởi các ngân hàng thành viên là những người làm nghề ngân hàng chuyên nghiệp,
3 giám đốc loại B cũng do các ngân hàng thành viên bầu, là những lãnh đạo quan
trọng từ các ngành công nghiệp, lao động, nông nghiệp hoặc khu vực tiêu dùng. 3
giám đốc loại C, những người được chỉ định bởi hội đồng thống đốc, đại diện cho
quyền lợi công chúng, không được phép làm viên chức những người làm thuê hoặc cổ
đông của các ngân hàng. Những giám đốc này kiểm soát hoạt động của ngân hàng
nâng liên bang khu vực. Tuy nhiên, hoạt động quan trọng nhất của họ là chỉ định ra
chủ tịch của ngân hàng khu vực theo sự phê chuẩn của Hội đồng thống đốc.
Theo luật, FOMC xác định tổ chức nội bộ của riêng mình và theo truyền thống,
FOMC bầu Chủ tịch Hội đồng Thống đốc làm chủ tịch và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ
Liên bang New York làm phó chủ tịch. Các cuộc họp của FOMC thường được tổ chức
tám lần mỗi năm tại Washington, D.C., và vào những thời điểm khác khi cần thiết.
FOMC chịu trách nhiệm giám sát “hoạt động thị trường mở”, công cụ chính mà
Cục Dự trữ Liên bang thực hiện chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, kiểm soát cung tiền.
Các hoạt động này ảnh hưởng đến tỷ lệ quỹ liên bang, do đó ảnh hưởng đến các điều
kiện tiền tệ và tín dụng tổng thể, tổng cầu và toàn bộ nền kinh tế. FOMC cũng chỉ đạo
các hoạt động do Cục Dự trữ Liên bang thực hiện trên thị trường ngoại hối và trong
những năm gần đây, đã cho phép các chương trình hoán đổi tiền tệ với các ngân hàng
trung ương nước ngoài.
3/ Mục tiêu trong điều hành hoạt động
Mục tiêu trong điều hành hoạt động gồm 5 mục tiêu chính như trên, tuy nhiên
tại đây sẽ chỉ tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất, đó là thực hiện chính sách tiền
tệ, kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Nhiệm vụ này thì gồm 2 mục
tiêu đó là thúc đẩy việc làm và kiểm soát lạm phát.
Cục Dự trữ Liên bang đặt ra chính sách tiền tệ để thúc đẩy việc làm tối đa và
giá cả ổn định trong nền kinh tế Hoa Kỳ. (nguồn: federalreserve.gov)
Thúc đẩy việc làm: FOMC đã công nhận đây là mục tiêu bao trùm đến các
quyết định của cơ quan này. Tuy nhiên mục tiêu này không thể đo lường một cách
trực tiếp và thay đổi theo thời gian vì những lý do không liên quan đến chính sách tiền
tệ. Do đó, Ủy ban này không đặt ra mục tiêu cố định về việc làm mà các quyết định
chính sách của mình trong ngắn hạn dựa trên các đánh giá về tình trạng thiếu việc làm
từ mức tối đa của mình. Ủy ban sẽ xem xét một loạt các chỉ số trong việc đưa ra các
đánh giá này.
Lạm phát: Được đo bằng sự thay đổi hàng năm (YoY) trong chỉ số giá đối với
chỉ số tiêu dùng cá nhân (CPI). Ủy ban lưu ý kỳ vọng lạm phát dài hạn được duy trì
tốt ở mức 2% sẽ thúc đẩy sự ổn định giá cả và lãi suất dài hạn vừa phải và nâng cao
khả năng của Ủy ban trong việc thúc đẩy việc làm tối đa khi đối mặt với những xáo
trộn kinh tế đáng kể. Để duy trì kỳ vọng lạm phát dài hạn hơn ở mức này, Ủy ban lưu
ý rằng họ tìm cách đạt được mức lạm phát trung bình 2% theo thời gian.
Hướng tới hai mục tiêu này: Trong việc thiết lập các chính sách tiền tệ, FOMC
sẽ luôn tìm cách giảm thiểu tình trạng thất nghiệp theo thời gian từ đánh giá của Ủy
ban về mức tối đa và sự sai lệch của lạm phát so với mục tiêu dài hạn của mình. Hầu
hết thời gian, các mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang về việc làm và lạm phát là bổ
sung cho nhau. Tuy nhiên, FOMC có thể phải đối mặt với các tình huống mà các mục
tiêu kéo chính sách theo các hướng ngược lại. Trong những trường hợp này, Ủy ban
chỉ ra rằng nó sẽ tính đến sự thiếu hụt việc làm và độ lệch lạm phát cũng như các
khoảng thời gian tiềm ẩn khác nhau mà việc làm và lạm phát được dự báo sẽ trở lại
mức mong muốn của họ.
4/ Mâu thuẫn giữa FED và Tổng thống Donald Trump:
Theo Yahoo Finance ngày 10/4/2019, chính sách siết chặt này đã được FED
bắt đầu từ năm 2015, khoảng 13 tháng trước khi cựu tổng thống Barack Obama
kết thúc nhiệm kỳ. Kể từ đó, FED đều đặn tăng lãi suất ở mức thấp đến hết
tháng 12-2018. Đến năm 2019, lãi suất ngắn hạn của FED đã dừng lại gần mốc
2,5%. Mức lãi suất này được cho là vẫn chưa thấm vào đâu so với những kỷ lục
trong lịch sử Mỹ. Thế nhưng nó vẫn đang là quá cao đối với ông Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/6/2019 đã chỉ trích FED khi duy trì
quan điểm thúc đẩy kinh tế thông qua việc không cắt giảm lãi suất. Phát biểu
trên trang mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ ví FED như một "đứa trẻ ngang
bướng", trong khi nước này cần cắt giảm và nới lỏng lãi suất thì FED lại tạo
dựng những thứ mà các nước đang dùng để chống lại Washington. Theo ông,
FED "không biết đang làm gì" và đã nâng lãi suất quá nhanh và nếu không có
các động thái của FED, nền kinh tế đầu tàu thế giới có thể tăng trưởng hằng
năm 4 hoặc 5% trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones sẽ tăng thêm hàng
nghìn điểm.
Khi còn là doanh nhân, ông Donald Trump thích lãi suất thấp để kinh doanh
dễ dàng hơn. Khi trở thành tổng thống, ông cũng muốn duy trì lãi suất thấp để
thu hút phiếu bầu cho đợt tái tranh cử vào năm 2020.
Chính sách lãi suất thấp mà ông Trump thích - điều có thể đem lại lợi ích ngắn
hạn nhưng tác hại về lâu dài. Lãi suất thường kích thích hoạt động vay và cho
vay, dẫn đến tăng tiêu dùng. Các doanh nghiệp sẽ đầu tư mạo hiểm hơn khi họ
có thể vay với chi phí thấp hơn. Nhìn chung, lãi suất thấp có thể tăng nguồn
việc làm và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Thế nhưng mức lãi suất quá
thấp được duy trì quá lâu có thể đẩy lạm phát ra ngoài tầm kiểm soát, cũng như
bơm phồng bong bóng ở một số lĩnh vực. Nói cách khác, về lâu dài thì đây là
một chính sách lợi bất cập hại.

Trước đó, ngày 19/6/2019, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan
hoạch định chính sách của FED, đã quyết định duy trì lãi suất cơ bản ở mức từ
2,25-2,5%. Đây là lần thứ tư trong năm 2019, FED không thay đổi lãi suất và
ngân hàng này đang phát tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất như Tổng thống Mỹ
mong muốn. Các chuyên gia của FED lưu ý rằng thị trường lao động Mỹ "vẫn
vững mạnh" và hoạt động kinh tế "đang gia tăng ở mức độ hài hòa" kể từ hồi
tháng 5. FOMC sẽ giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình kinh tế và sẽ hành động
một cách thích đáng để duy trì đà tăng trưởng cùng với thị trường lao động
vững mạnh và lạm phát gần với mục tiêu cân đối ở mức 2%.

Tài liệu tham khảo:


1. Giáo trình LTTC&TT
2. federalreserve.gov: About the Federal Reserve System
3. PUBLIC EDUCATION & OUTREACH: sThe Fed Explained: What the
Central Bank Does

You might also like