You are on page 1of 9

Câu 1 Nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm

a. Tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm


b. Phát hành gtcg và đi vay
c. a,b đều đúng

Câu 2 Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn :


a. Tính chất ổn định thấp do số dư luôn biến động
b. Khách hàng gửi vào nhằm mục đích thanh toán qua ngân hàng
c. Lãi suất thấp hơn so với tiền gửi có kỳ hạn
d. a,b,c đều đúng

Câu 3 Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn


a. Chủ yếu là tiền nhàn rỗi của dân cư
b. Do nhu cầu chi tiêu không xác định được trước nên khách hàng chỉ gửi không kỳ hạn để
hưởng lãi và đảm bảo an toàn cho khoản tiền nhàn rỗi đó
c. Không có nhu cầu thanh toán qua NH.
d. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 4 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn :


a. Chủ yếu là tiền nhàn rỗi của dân cư
b. Do nhu cầu chi tiêu được xác định trước, có kế hoạch nên khách hàng gửi vào NH với mục
đích chính là để hưởng lãi.
c. Lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
d. a c b đều đúng

Câu 5 Xét theo cách thức trả lãi, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bao gồm mấy phương thức trả lãi
a. Một
b. Hai
c. Ba

Câu 6 Xét về tính chất thì huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng là hình thức huy động vốn :
a. Thường xuyên
b. Không thường xuyên
Câu 7 Huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá được xem là biện pháp tình thế
của ngân hàng chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định khi mà nguồn vốn thường xuyên không
đủ đáp ứng.
a. đúng
b. Sai

Câu 8 Mức lãi suất ngân hàng đưa ra để huy động vốn thông qua hình thức phát hành gtcg
thường cao hơn so với huy động bằng tiền gửi.
a. Đúng
b. sai

Câu 9 Giấy tờ có giá có thời hạn dài, bao gồm :


a. Kỳ phiếu
b. Chứng chỉ tiền gửi
c. Trái phiếu

Câu 10 Các trường hợp phát hành giấy tờ có giá:


a. Phát hành GTCG ngang giá
b. Phát hành GTCG có chiết khấu
c. Phát hành GTCG có phụ trội
d. cả 3 trường hợp trên

Câu 11 Trường hợp phát hành GTCG ngang giá thường xảy ra khi:
a. lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của GTCG phát hành
b. lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa của GTCG phát hành
c. lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của GTCG phát hành

Câu 12 Trường hợp phát hành GTCG có chiết khấu thường xảy ra khi:
a. lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của GTCG phát hành
b. lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa của GTCG phát hành
c. lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của GTCG phát hành

Câu 13 Trường hợp phát hành GTCG có phụ trội thường xảy ra khi:
a. lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của GTCG phát hành
b. lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa của GTCG phát hành
c. lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của GTCG phát hành
Câu 14 Tài khoản 42 – tiền gửi của khách hàng có tính chất số dư :
a. dư có
b. dư nợ

Câu 15 Tên của số hiệu tài khoản 432 là:


a. Mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND
b. Chiết khấu giấy tờ có giá bằng VND
c. Phụ trội giấy tờ có giá bằng VND

Câu 16 Tài khoản 432 “ chiết khấu gtcg bằng VND”có tính chất số dư :
a. dư có
b. dư nợ
c. Vừa dư có vừa dư nợ

Câu 17 Tài khoản 433 “ Phụ trội gtcg bằng VND”có tính chất số dư :
a. dư có
b. dư nợ
c. Vừa dư có vừa dư nợ

Câu 18 Nguyên tắc hạch toán lãi trong nghiệp vụ huy động vốn đảm bảo nguyên tắc:
a. Phù hợp
b. Cơ sở dồn tích
c. Giá gốc

Câu 19 Để đảm bảo nguyên tắc cơ sở dồn tích, kế toán trong nghiệp vụ huy động vốn sử dụng
phương pháp hạch toán:
a. dự chi
b. thực chi
c. a và/hoặc b

Câu 20 Lãi phải trả tính dồn tích thực chất là số tiền lãi:
a. đã ghi nhận vào TK chi phí nhưng chưa trả cho khách hàng
b. chưa ghi nhận vào chi phí nhưng đã chi cho khách hàng
c. a và b

Câu 21 Trường hợp khách hàng nhận lãi tiền gửi định kỳ hàng thàng, việc hạch toán chi phí trả
lãi áp dụng phương pháp kế toán :
a. Thực chi
b. Dự chi
c. a và b

Câu 22 Tài khoản 388 và TK 49 có tính chất và kết cấu ngược nhau nhưng cả hai đều là tài khoản
trung gian được sử dụng hạch toán nhằm đảm bảo nguyên tắc cơ sở dồn tích
a. đúng
b. sai

Câu 23 Đối với tiền gửi không kỳ hạn, việc tính lãi áp dụng phương pháp
a. Phương pháp tích số
b. Phương pháp tính lãi theo món
c. cả a và b

Câu 24 Ngân hàng sẽ hạch toán bút toán thoái chi đối với khoản chênh lệch giữa số tiền lãi đã ghi
nhận vào chi phí và số tiền lãi thực tế phải trả cho khách hàng trong trường hợp rút trước hạn đối
với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, loại trả lãi trước.
a. Đúng
b. Sai

Câu 25 Việc tính và hạch toán lãi tiền gửi không kỳ hạn sẽ được thực hiện theo đúng ngày khách
hàng gửi tiền vào của các tháng sau đó (tính tròn tháng).
a. Đúng
b. Sai

Câu 26 Số tiền lãi đã trả cho khách hàng đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo phương thức trả
lãi trước sẽ làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi ngay tại thời điểm khách hàng nhận tiền lãi.
a. Đúng
b. Sai

Câu 27 Việc hạch toán lãi trong nghiệp vụ huy động vốn áp dụng nguyên tắc kế toán “ Cơ sở dồn
tích” nghĩa là chi phí trả lãi được ghi nhận vào thời điểm phát sinh theo kỳ kế toán chứ không
phải thời điểm thực tế phát sinh luồng tiền.
a. Đúng
b. Sai

Câu 28 Việc phân bổ giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của giấy tờ có giá vào chi phí trả lãi phát
hành giấy tờ có giá từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn của giấy tờ có
a. Đúng
b. Sai
Câu 29 Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn theo phương thức trả lãi sau thì việc tính và
hạch toán lãi được thực hiện vào thời điểm đáo hạn của khoản tiền gửi đó.
a. Đúng
b. Sai

Câu 30 Khoản phụ trội ( trong trường hợp phát hành giấy tờ có giá có phụ trội) được xem là một
khoản thu nhập của ngân hàng.
a. Đúng
b. Sai

Câu 31 Số tiền lãi hàng tháng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn loại lĩnh lãi định kỳ hàng tháng mà
khách hàng không đến nhận sẽ được nhập vào vốn gốc của khách hàng.
a. Đúng
b. Sai
Câu 32 Sau thời gian đáo hạn của giấy tờ có giá, nếu khách hàng không đến nhận lãi và gốc thì
ngân hàng sẽ nhập lãi vào vốn gốc và chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng và áp dụng mức lãi suất
hiện hành cho kỳ hạn mới .
a. Đúng
b. Sai

Câu 1 Ngày 16/10/x, bà Lê nộp sổ tiết kiệm mở ngày 16/04/x, số tiền 100.000.000đ, thời hạn 3
tháng cuối kỳ, lãi suất trên sổ 1%/tháng đề nghị rút tiền mặt. Cho biết ngày 25/7/200x NH công bố
lãi suất TG tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng lãi cuối kỳ là 0,9%/tháng.
NH hạch toán trả lãi ngày 16/10/x: ghi Có TK 1011, ghi
a. Nợ TK 4913: 3.090.000đ
b. Nợ TK 4913: 2.781.000đ
c. Nợ TK 4913: 2.700.000đ
d. Nợ TK 4913: 3.000.000đ

Câu 2 Khách hàng A đến ngân hàng mua kỳ phiếu với số tiền là 260 triệu đồng, ông A yêu cầu
trích tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để thanh toán. Bạn cho biết, khi hoàn thành hạch
toán nghiệp vụ trên thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ:
a. Giảm xuống
b. Không hạch toán
c. Tăng lên
d. Không đổi

Câu 3 Ngày 12/12/x ông Hòa nộp sổ tiết kiệm mở ngày 12/06/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số
tiền 100 trđ, thời hạn 3 tháng cuối kỳ, lãi suất trên sổ 0,8%/tháng. Tổng tiền lãi NH phải trả KH từ
12/6-12/12/x:
a. 2.400.000đ
b. 4.800.000đ
c. 4.906.600đ
d. 4.857.600đ

Câu 4 Bà Hoa đề nghị trích tài khoản tiền gửi để mua 1.000 kỳ phiếu, mệnh giá 1.000.000 đ/ kỳ
phiếu, giá phát hành 1.020.000 đ/kỳ phiếu. Ngân hàng hạch toán TK 4310:
a. Nợ TK 4310: 1.000.000.000 đ
b. Có TK 4310: 1.000.000.000 đ
c. Nợ TK 4310: 1.020.000.000 đ
d. Có TK 4310: 1.020.000.000 đ

Câu 5 Ngày 07/12/x ông Long nộp sổ tiết kiệm mở ngày 07/06/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số
tiền 100 trđ, thời hạn 3 tháng cuối kỳ, lãi suất trên sổ 0,8%/tháng. NH hạch toán tài khoản 1011:
a. Nợ TK 1011: 104.857.600đ
b. Có TK 1011: 104.857.600đ
c. Có TK 1011: 104.800.000đ
d. Nợ TK 1011: 104.800.000đ

Câu 6 Bà Mai nộp sổ tiết kiệm mở ngày 16/07/x, số tiền 50.000.000đ, thời hạn 3 tháng, lãi suất
1%/tháng đầu kỳ đề nghị rút tiền mặt. Biết NH hạch toán dự thu, dự chi, phân bổ lãi vào cuối mỗi
tháng, ngày 16/10/x NH hạch toán:
a. Nợ TK 4913: 1.500.000đ
b. Nợ TK 4913: 500.000đ
c. Không hạch toán lãi
d. Nợ TK 8010: 500.000đ

Câu 7 Ngày 12/12/x ông Bình nộp sổ tiết kiệm mở ngày 12/06/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số
tiền 100 trđ, thời hạn 3 tháng cuối kỳ, lãi suất trên sổ 0,9%/tháng. NH hạch toán tài khoản 4232:
a. Có TK 4232: 100.000.000đ
b. Nợ TK 4232: 102.700.000đ
c. Nợ TK 4232: 100.000.000đ
d. Có TK 4232: 102.700.000đ

Câu 8 Ngày 07/7/x ông An nộp sổ tiết kiệm mở ngày 07/4/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số tiền
100 trđ, thời hạn 3 tháng trả lãi hàng tháng, lãi suất trên sổ 0,7%/tháng. NH hạch toán tài khoản
4232:
a. Nợ TK 4232: 100.000.000đ
b. Có TK 4232: 102.100.000đ
c. Có TK 4232: 100.000.000đ
d. Nợ TK 4232: 102.100.000đ
Câu 9 Ngày 07/12/x ông Long nộp sổ tiết kiệm mở ngày 07/09/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số
tiền 100 trđ, thời hạn 3 tháng nhận lãi hàng tháng, lãi suất trên sổ 0,8%/tháng. NH hạch toán trả
lãi trên tài khoản 4913:
a. Có TK 4913: 800.000đ
b. Nợ TK 4913: 800.000đ
c. Nợ TK 4913: 180.000 đ
d. Nợ TK 4913: 2.400.000đ

Câu 10 Ngày 09/12/x bà Hồng nộp sổ tiết kiệm thời hạn 3 tháng mở ngày 09/09/x đề nghị tất toán.
Nội dung sổ: số tiền 50.000.000đ, lãi suất 0,7%/tháng trả lãi trước. NH hạch toán tài khoản 4232:
a. Nợ TK 4232: 50.070.000đ
b. Nợ TK 4232: 50.000.000đ
c. Nợ TK 4232: 51.050.000đ
d. Nợ TK 4232: 50.350.000đ

Câu 11 Ngày 07/12/x ông Vũ nộp sổ tiết kiệm mở ngày 05/11/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số
tiền 50.000.000đ, thời hạn 3 tháng cuối kỳ, lãi suất trên sổ 0,9%/tháng. Biết lãi suất tiền gửi rút
trước hạn là 0,3%/tháng, NH dự chi vào cuối mỗi tháng. NH hạch toán hoàn nhập dự chi:
a. Nợ TK 4913 / Có TK 8010: 160.000đ
b. Nợ TK 8010 / Có TK 4913: 230.000đ
c. Nợ TK 4913 / Có TK 8010: 290.000đ
d. Nợ TK 8010 / Có TK 4913: 320.000đ

Câu 12 Ngày 03/12/x bà Loan nộp sổ tiết kiệm mở ngày 03/09/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số
tiền 50.000.000đ, lãi suất 0,8%/tháng, thời hạn 3 tháng, nhận lãi hàng tháng. Biết NH dự chi vào
cuối mỗi tháng, NH hạch toán tài khoản 8010:
a. Nợ TK 8010: 400.000đ
b. Nợ TK 8010: 80.000đ
c. Nợ TK 8010: 1.200.000đ
d. Không hạch toán TK 8010

Câu 13 Ngày 15/12/x bà Tý nộp sổ tiết kiệm mở ngày 15/09/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số tiền
50.000.000, lãi suất 0,8%/tháng, thời hạn 3 tháng, nhận lãi hàng tháng. Biết NH dự chi vào cuối
mỗi tháng, NH hạch toán tài khoản 1011:
a. Có TK 1011: 50.400.000đ
b. Nợ TK 1011: 51.200.000đ
c. Nợ TK 1011: 50.400.000đ
d. Có TK 1011: 51.200.000đ
Câu 14 Ngày 06/12/x ông Hải nộp sổ tiết kiệm mở ngày 06/09/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số
tiền 100 trđ, thời hạn 3 tháng nhận lãi đầu kỳ, lãi suất trên sổ 0,9%/tháng. Biết NH phân bổ lãi
vào cuối mỗi tháng, NH hạch toán tài khoản 3880:
a. Nợ TK 3880: 30.000đ
b. Nợ TK 3880: 180.000đ
c. Không hạch toán TK 3880
d. Nợ TK 3880: 900.000đ

Câu 15 Bà Hà nộp sổ tiết kiệm mở ngày 16/07/x, số tiền 100 trđ, thời hạn 3 tháng, lãi suất
1%/tháng cuối kỳ đề nghị rút tiền mặt. BIết NH hạch toán dự thu dự chi vào ngày cuối tháng, tại
ngày 16/10/x NH hạch toán Nợ TK 4913 số tiền:
a. 3.033.333đ
b. 3.066.667đ
c. 2.566.667đ
d. 3.000.000 đ

Câu 16 Ngày 12/12/x ông Bình nộp sổ tiết kiệm mở ngày 12/09/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số
tiền 100 trđ, thời hạn 3 tháng cuối kỳ, lãi suất trên sổ 0,9%/tháng. NH hạch toán tài khoản 4232:
a. Nợ TK 4232: 102.700.000đ
b. Nợ TK 4232: 100.000.000đ
c. Có TK 4232: 102.700.000đ
d. Có TK 4232: 100.000.000đ

Câu 17 Ngày 05/10/x, bà Linh trích tài khoản tiền gửi mua 100 kỳ phiếu chiết khấu trả lãi trước,
thời hạn 3 tháng, lãi suất 0,65%/tháng, mệnh giá kỳ phiếu là 1.000.000đ/KP, số tiền CK
6.000đ/KP. Biết NH hạch toán dự thu dự chi vào ngày cuối mỗi tháng, hãy cho biết NH hạch toán
TK 8030:
a. Nợ TK 8030: 1.950.000đ
b. Không hạch toán TK 8030
c. Nợ TK 8030: 650.000đ
d. Nợ TK 8030: 520.000đ

Câu 18 Ngày 09/12/x ông Long nộp sổ tiết kiệm mở ngày 09/06/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số
tiền 100 trđ, thời hạn 3 tháng nhận lãi đầu kỳ, lãi suất trên sổ 0,8%/tháng. Ngày 09/12/x NH hạch
toán trả lãi trên tài khoản 3880:
a. Có TK 3880: 800.000đ
b. Nợ TK 3880: 2.400.000đ
c. Không hạch toán TK 3880
d. Nợ TK 3880: 800.000đ
Câu 19 Ngày 16/10/x, bà Giang nộp sổ tiết kiệm mở ngày 16/07/x, số tiền 100 trđ, thời hạn 3 tháng,
lãi suất 1%/tháng cuối kỳ đề nghị rút lãi bằng tiền mặt. Biết NH dự chi vào cuối mỗi tháng, NH
hạch toán trả lãi:
a. Nợ TK 1011 / Có TK 8010: 3.000.000đ
b. Nợ TK 1011/ Có TK 4913: 3.000.000đ
c. Nợ TK 8010 / Có TK 1011: 3.000.000đ
d. Nợ TK 4913 / Có TK 1011: 3.000.000đ

Câu 20 Ngày 13/6/x bà Dung nộp sổ tiết kiệm và chứng minh nhân dân đề nghị rút tiền. Nội dung
sổ: ngày mở 13/3/x, số tiền 50.000.000 đ, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 0,8%/tháng cuối kỳ, Ngân hàng
hạch toán trả lãi:
a. Nợ TK 4913: 1.200.000 đ
b. Nợ TK 4913: 400.000 đ
c. Nợ TK 8010: 400.000 đ
d. Nợ TK 8010: 1.200.000 đ

You might also like