You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM


KHOA KINH TẾ
----------

BÀI BÁO CÁO


ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG INTERNET BANKING CỦA SINH VIÊN
TẠI TP.HCM

Môn học : Phương Pháp Nghiên Cứu


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân
Mã môn học : RMET220406_22_1_05
Nhóm thực hiện : Nhóm 4

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022


THÔNG TIN CHUNG:

ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG


INTERNET BANKING CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM

NHÓM 4 gồm có 8 thành viên:


Phần trăm
Họ và tên thành viên - MSSV Nội dung đóng góp
đóng góp
Tìm 2 bài nghiên cứu có liên quan, liệt kê
Lưu Như Thảo – 21132199 các yếu tố ảnh hưởng có trong 2 bài đó, viết 100%
tay 3 bài của phần TLTK, tổng hợp word.

Tìm 2 bài nghiên cứu có liên quan, liệt kê


Nguyễn Văn Quốc Anh - 21132005 100%
các yếu tố ảnh hưởng có trong 2 bài đó.

Tìm ra bài nghiên cứu gốc, tìm 2 bài nghiên


cứu có liên quan, liệt kê các yếu tố ảnh
Nguyễn Đoàn Anh Kha - 21151250 100%
hưởng có trong 2 bài đó, tạo bìa bài báo cáo,
làm một số bài của TLTK bằng phần mềm.

Tìm 2 bài nghiên cứu có liên quan, liệt kê


Đinh Phát - 21132158 100%
các yếu tố ảnh hưởng có trong 2 bài đó.

Tìm 2 bài nghiên cứu có liên quan, liệt kê


Trần Như An - 21132001 100%
các yếu tố ảnh hưởng có trong 2 bài đó.

Tìm 2 bài nghiên cứu có liên quan, liệt kê


Nguyễn Hà Sơn - 21132186 các yếu tố ảnh hưởng có trong 2 bài đó, 100%
làm một số bài của TLTK bằng phần mềm.

Tìm 2 bài nghiên cứu có liên quan, liệt kê


Lê Bảo Ngọc - 21132132 100%
các yếu tố ảnh hưởng có trong 2 bài đó.

Tìm 2 bài nghiên cứu có liên quan, liệt kê


Thạch Thị Thu Hương - 21132298 100%
các yếu tố ảnh hưởng có trong 2 bài đó.
I. KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU
1.1. Bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Sơn và cộng sự, 2021 (Bài gốc):
1.1.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học
Công nghiệp TPHCM.
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng thang đo Likert và phương pháp hồi
quy.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ ba yếu tố: nhận thức hữu ích, ảnh hưởng
từ xã hội và niềm tin vào ví điện tử Momo có tác động đến biến phụ thuộc. Kế
thừa từ các mô hình nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên
cứu ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo bao gồm: nhận thức hữu
ích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức riêng tư/ bảo mật, ảnh hưởng xã hội và
niềm tin vào ví điện tử Momo.
1.1.2. Mô hình nghiên cứu:
Dựa trên lý thuyết của mô hình lý thuyết hành động hành lý (TRA- Theory
of Reasoned Action), thuyết hành vi dự định (TPB- Theory of Planned Behavior)
và các mô hình nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng ví điện tử, nhóm tác giả
đề xuất mô hình nghiên cứu gồm năm yếu tố: (1) nhận thức hữu ích; (2) nhận
thức dễ sử dụng; (3) nhận thức riêng tư/ bảo mật; (4) ảnh hưởng xã hội và (5)
niềm tin vào ví điện tử Momo:

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất của Nguyễn Văn Sơn và cộng sự, 2021

1
1.2. Bài nghiên cứu của Bùi Nhất Vương, 2021:
1.2.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá ra những yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử thông qua vai trò trung gian của thái độ đối
với sử dụng sản phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập là 201 đáp viên có hiểu biết về
ví điện tử Momo, ZaloPay, AirPay, ViettelPay tại thành phố Cần Thơ, đã được phân
tích để cung cấp bằng chứng.
- Kết quả nghiên cứu: mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất một
phần (PLS-SEM) chỉ ra rằng nhận thức uy tín, điều kiện thuận lợi, hiệu quả kỳ vọng và
ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử. Bên cạnh đó,
nghiên cứu này đã đề xuất cách tiếp cận mới để dự đoán biến ý định sử dụng ví điện tử
thông qua vai trò trung gian của thái độ của khách hàng để dự đoán ý định sử dụng ví
điện tử của người tiêu dùng. Cụ thể, biến hiệu quả mong đợi và ảnh hưởng xã hội chỉ
tác động gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử; nhận thức uy tín đã tác động trực tiếp
và gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử, và điều kiện thuận lợi chỉ tác động trực tiếp
đến ý định sử dụng ví điện tử. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số hàm ý
quản trị để nâng cao ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Cần Thơ.
1.2.2. Mô hình nghiên cứu:
Dựa vào các mô hình lý thuyết, các nghiên cứu trước liên quan (Peña-García et
al.,2020; Wijaya et al., 2020) và kết quả thảo luận nhóm, nghiên cứu này đã được đề
xuất các nhân tố ảnh hưởng đến YD sử dụng ví điện tử gồm: HQKV, NLKV, AHXH,
ĐKTL, TD đối với sản phẩm và nhận thức uy tín (NTUT):

Hình 1.2: Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được đề xuất của Bùi Nhất Vương,
2021

2
1.3. Bài nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2022:
1.3.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: là nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng dịch vụ Agribank E-Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại tỉnh Trà Vinh.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu định tính được thực hiện để xác định các nhân tố ảnh hưởng và phát
triển thang đo của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu.
+ Phương pháp định lượng thông qua khảo sát 219 khách hàng cá nhân vào quý II
năm 2021 tại tỉnh Trà Vinh, công cụ phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố và kiểm
định mô hình hồi quy Binary logistic được thực hiện để đo lường mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy: hình ảnh ngân hàng, nhận thức rủi ro, tính dễ dàng
sử dụng, tính linh hoạt, hiệu quả mong đợi và ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng dịch vụ Agribank E-Mobile Banking của khách hàng cá nhân, trong
đó tính linh hoạt khi sử dụng dịch vụ có mức tác động cao nhất. Nghiên cứu cũng đề
xuất các hàm ý góp phần nâng cao dịch vụ và gia tăng khả năng quyết định lựa chọn
dịch vụ Agribank E-Mobile Banking đối với khách hàng cá nhân tại tỉnh Trà Vinh.
1.3.2. Mô hình nghiên cứu:

Nguồn: tác giả đề xuất dựa trên tổng quan nghiên cứu

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất của Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị
Thanh Xuân, 2022

3
1.4. Bài nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Trần Kim Châu, 2020:
1.4.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng dịch vụ smart banking tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Sài Gòn (BIDV-BSG).
- Phương pháp nghiên cứu: khảo sát 235 khách hàng cá nhân của Chi nhánh. Nghiên
cứu sử dụng công cụ SPSS 20 để phân tích độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy tuyến tính bội.
- Kết quả nghiên cứu: cho thấy các nhân tố tác động tích cực, sắp xếp theo độ mạnh
giảm dần, bao gồm: Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận sự hữu ích, Cảm nhận sự tin
tưởng tới quyết định sử dụng Smart banking của khách hàng. Trong khi đó, các nhân
tố tác động tiêu cực, sắp xếp theo độ mạnh giảm dần, bao gồm: Cảm nhận về rủi ro,
Cảm nhận về chi phí. Kết quả cũng giúp cho các nhà quản trị nhận thấy được tầm quan
trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của khách hàng cá nhân, và
từ đó có những điều chỉnh chiến lược và hành động phù hợp trong quá trình cạnh tranh
khốc liệt hiện nay đối với các ngân hàng.
1.4.2. Mô hình nghiên cứu:
Các mô hình nghiên cứu gần đây về smartbanking áp dụng thành công ở trong
và ngoài nước phần lớn đều xuất phát từ mô hình TAM của Davis (1989) và mô hình
TAM mở rộng (Extended TAM) của Luarn và Lin (2005). Do đó, nhóm tác giả đã đề
xuất sử dụng mô hình TAM mở rộng, có chọn lọc và bổ sung thêm một số nhân tố phù
hợp với điều kiện của Việt Nam từ nghiên cứu của Nguyễn Thế Phương (2014) và Lê
Tô Minh Tân (2013). Từ đó, kết hợp với khảo lược các nghiên cứu có liên quan, nhóm
tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu:

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất dựa trên mô hình TAM mở rộng và các nghiên cứu trong nước
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của Hà Nam Khánh Giao và Trần Kim
Châu, 2020
4
1.5. Bài nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Dung và cộng sự, 2021:
1.5.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: trên nền tảng lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng
công nghệ, mô hình chấp nhận công nghệ, lý thuyết hành vi có kế hoạch, nghiên cứu
này khám phá mối quan hệ của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến yếu tố niềm tin và
tác động sau cùng là ý định sử dụng thanh toán di động của người dân. Thêm vào đó,
mối quan hệ này còn được xem xét dựa trên hai kiểu người dùng: Chấp nhận sớm và
chấp nhận muộn.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Định
tính
và định lượng, và xem xét sự phù hợp bằng mô hình cấu trúc tuyến tính.
- Kết quả nghiên cứu thu được từ 300 người dùng thanh toán di động đã khẳng
định mối quan hệ tích cực giữa tính di động, khả năng tiếp cận, tính tương thích, sự
thuận tiện, sự đổi mới cá nhân, kiến thức về thanh toán di động đến nhận thức dễ dàng
sử dụng và nhận thức về sự hữu ích, tác động tích cực sau cùng là ý định sử dụng thanh
toán di động của người dân, cũng như khẳng định mối quan hệ tích cực giữa nhận thức
dễ dàng sử dụng và nhận thức về sự hữu ích.
1.5.2. Mô hình nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm của hệ thống thanh toán di động và khả
năng sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ, các chuẩn chủ quan và nhận thức
kiểm soát hành vi. Không chỉ vậy, ba yếu tố chính của mô hình lý thuyết hành vi có kế
hoạch có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động của người dùng. Vì vậy,
nhóm tác giả vận dụng ba lý thuyết nền tảng gồm: (1) Lý thuyết thống nhất và chấp
nhận sử dụng công nghệ (UTAUT), (2) mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), và (3)
lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển mô hình
nghiên cứu. Trong bối cảnh nghiên cứu thanh toán di động cho thấy lý thuyết hành vi
có kế hoạch khẳng định sự khác biệt cá nhân, đặc điểm của hệ thống thanh toán di động
tác động gián tiếp đến ý định sử dụng thanh toán di động của người dân thông qua nhận
thức kiểm soát hành vi (“nhận thức kiểm soát hành vi” của lý thuyết hành vi có kế
hoạch giống như “nhận thức dễ dàng sử dụng” của mô hình chấp nhận công nghệ).
Nhưng lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ và lý thuyết thống nhất và chấp nhận
sử dụng công nghệ khẳng định thêm về việc nhận thức dễ dàng sử dụng và nhận thức
về sự hữu ích tác động trực tiếp đến ý định sử dụng thanh toán di động của người dân
(“kỳ vọng kết quả thực hiện” của lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ
giống như “nhận thức về sự hữu ích” của mô hình chấp nhận công nghệ và “kỳ vọng
nỗ lực” của lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ giống như “nhận
thức dễ dàng sử dụng” của mô hình chấp nhận công nghệ). Do đó, mô hình nghiên cứu

5
được nhóm tác giả đề xuất gồm 9 thành phần chính yếu: Sự khác biệt cá nhân gồm (1)
Sự đổi mới cá nhân; (2) Kiến thức về thanh toán di động; Các đặc điểm của hệ thống
thanh toán di động gồm: (3) Tính di động, (4) khả năng tiếp cận, (5) tính tương thích,
(6) sự thuận tiện, (7) nhận thức dễ dàng sử dụng, (8) nhận thức về sự hữu ích, (9) ý
định sử dụng thanh toán di động, và được đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau:

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề nghị của Nguyễn Ngọc Dung và cộng sự, 2021

1.6. Bài nghiên cứu của Ths. Lê Châu Phú và PGS. TS. Đào Duy Huân, 2019:
1.6.1. Khảo lược:
- Mục tiêu của nghiên cứu này là để khám phá ra yếu tố chính tác động đến quyết
định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Agribank Cần Thơ.
- Phương pháp nghiên cứu: lấy dữ liệu khảo sát đã thu thập từ 340 khách hàng cá
nhân đã đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Agribank Cần Thơ
đã được phân tích để cung cấp bằng chứng.
- Kết quả nghiên cứu từ phân tích hồi quy bội bởi sử dụng phần mềm SPSS đã tiết
lộ rằng có 6 yếu tố và mức độ tác động giảm dần đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân
hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại Agribank Cần Thơ như là: Hiệu quả mong
đợi; Rủi ro trong giao dịch; Cảm nhận dễ sử dụng; Sự ưa thích cảm nhận; Ảnh hưởng
xã hội; Thương hiệu ngân hàng.

6
1.6.2. Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu của tác giả Ths. Lê Châu Phú và PGS. TS. Đào
Duy Huân đề xuất, 2019

1.7. Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương và cộng sự, 2021:
1.7.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: nhằm trình bày tổng quát nội dung về ví điện tử, nhu cầu
sử dụng ví điện tử và các nhân tố làm ảnh hưởng đến ý định thanh toán online tại Việt
Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: khảo sát được thực hiện tại 3 miền của Việt Nam trong
khoảng từ tháng 12-2020 đến tháng 2-2021.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng ví điện tử chịu ảnh hưởng bởi niềm
tin của người dùng, khả năng đổi mới sáng tạo cá nhân về công nghệ thông tin (PIIT)
Nhưng chưa tìm được bằng chứng kết luận ảnh hưởng của mối lo ngại về quyền riêng
tư đến ý định sử dụng ví điện tử trong bối cảnh nghiên cứu của Việt Nam. Ngoài ra
ảnh hưởng của ba biến độc lập giải thích được 19% sự biến thiên của ý định sử dụng
ví điện tử, do đó khẳng định được ảnh hưởng đáng kể của chúng đến ý định, ngoài các
biến tiền đề của ý định từ mô hình Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB). Tại bài viết
này, nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng ví điện tử là niềm tin của
người dùng, sau đó là PIIT.

7
1.7.2. Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất của Nguyễn Thị Liên Hương và cộng sự,
2021

1.8. Bài nghiên cứu của Trần Thu Thảo và cộng sự, 2021:
1.8.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
dịch vụ Mobile Banking(M-Banking) của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng 2 phương pháp định tính và
định lượng, tiến trình thực hiện: Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ; Giai đoạn 2: Nghiên
cứu chính thức; Giai đoạn 3: Xử lý dữ liệu và kết luận. Bài nghiên cứu đã khảo sát 307
người dân từ 18 tuổi đến 60 tuổi tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, đồng thời sử dụng
phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA); phân
tích tương quan và phân tích hồi quy kiểm định giả thuyết dưới sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS 20.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động trực tiếp đến ý định sử dụng
dịch vụ bao gồm: ảnh hưởng xã hội, hình ảnh nhà cung cấp, nhận thức sự hữu ích, cảm
nhận về chi phí và nhận thức dễ sử dụng. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng xã hội có tác
động tích cực và mạnh nhất đến ý định sử dụng M-Banking của ngân hàng TMCP Sài
Gòn.

8
1.8.2: Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.8: Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất của Trần Thu Thảo và
cộng sự, 2021

1.9. Bài nghiên cứu của Hoang Ba Huyen LE và cộng sự, 2019:
1.9.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng dịch vụ ngân hàng di động của khách hàng tại Việt Nam, một nghiên cứu điển
hình tại đại bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu: dựa trên các khuôn khổ lý thuyết của Mô hình Chấp
nhận Công nghệ (TAM) và Lý thuyết Thống nhất về Chấp nhận và Sử dụng
Technology (UTAUT), nghiên cứu đã được thực hiện với 370 bảng câu hỏi cho những
người tiêu dùng chưa sử dụng và hiện đang sử dụng điện thoại di động ngân hàng trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố đã được đánh giá là quan trọng hơn
những yếu tố khác, trong đó, ảnh hưởng xã hội là mạnh nhất, thứ hai là tính tương thích
và một số yếu tố khác như mức độ cảm nhận dễ dử dụng, nhận thức tin tưởng, vv, tất
cả đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng di động tại Thanh Hóa. Dựa
trên những kết quả quan trọng này, bài báo đề xuất một số khuyến nghị: (i) Khai thác
lợi thế của ảnh hưởng xã hội đối với việc gia tăng ý định sử dụng; (ii) Tăng khả năng
tương thích và giảm thiểu chi phí cho khách hàng khi sử dụng Mobile Banking; (iii)
Phát triển chiến lược để tăng mức độ dễ dàng nhận thấy của người dùng khi sử dụng
dịch vụ ngân hàng dịch vụ; (iv) Ban hành chính sách tăng cường bảo mật hệ thống

9
Mobile Banking để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; và (v) Phát triển một hệ thống
quản lý khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.9.2. Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.10: Mô hình nghiên cứu đề xuất của Hoang Ba Huyen LE và cộng sự, 2019

1.10. Bài nghiên cứu của Rehman và Shaikh, 2020:


1.10.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: nhằm kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi
của khách hàng Malaysia đối với ngân hàng di động.
- Phương pháp nghiên cứu: một đánh giá tài liệu chi tiết đã được tiến hành để
xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến người dùng ngân hàng di động. Mô
hình nghiên cứu dựa trên Mô hình Chấp nhận Công nghệ, điều tra rủi ro nhận thức
bổ sung. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 384 khách hàng thế hệ Y của ngân hàng.
Mô hình hóa phương trình cấu trúc thông qua Smart-PLS được sử dụng để phân tích
dữ liệu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định hành vi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng
đáng kể và tích cực bởi sự hữu ích và dễ sử dụng, trong khi mối quan hệ tiêu cực
đáng kể được tìm thấy giữa ý định hành vi của người tiêu dùng và rủi ro nhận thức.
Các phát hiện cũng cho thấy mối quan hệ làm trung gian giữa thái độ hữu ích, dễ sử
dụng và rủi ro và ý định hành vi sử dụng ngân hàng di động. Nghiên cứu cung cấp
các hướng dẫn thích hợp cho các ngân hàng Malaysia và các nhà phát triển ứng dụng
ngân hàng di động để triển khai và thiết kế hiệu quả các dịch vụ ngân hàng di động.

10
1.10.2. Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.10: Mô hình nghiên cứu của Rehman và Shaikh, 2020

1.11. Bài nghiên cứu của Cuong Nguyen và cộng sự, 2020:
1.11.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví
điện tử MoMo của người tiêu dùng Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: khảo sát 280 người tiêu dùng Ví điện tử MoMo.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích nhân tố
khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính.
- Kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán điện
tử MoMo của người tiêu dùng, bao gồm: nhận thức về việc sử dụng hiệu quả, nhận
thức về tính dễ sử dụng, tác động xã hội, độ tin cậy và nhận thức về giá cả. Các đề
xuất của ban quản lý đối với Ví điện tử MoMo đã được thảo luận để phục vụ nhu cầu
của người tiêu dùng tốt hơn cũng như thúc đẩy sự phát triển của thiết bị điện tử ngành
thanh toán tại Việt Nam.

11
1.11.2. Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất của Cuong Nguyen và cộng sự, 2020

1.12. Mô hình nghiên cứu của Nguyen Ngoc Duy PHUONG và cộng sự, 2020:
1.12.1. Khảo lược:
- Mục đích nghiên cứu: xác định các tiền đề về ý định tiếp tục sử dụng ví di động
tại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: bảng câu hỏi tự quản lý đã được phân phối để thu thập
dữ liệu từ tổng số 276 người được hỏi. Mô hình phương trình cấu trúc bình phương
nhỏ nhất từng phần được sử dụng để phân tích dữ liệu. Năm tính năng của ví điện thoại
di động - chất lượng ứng dụng di động, tính quen thuộc của ví điện thoại di động, tính
bình thường của tình huống, bảo mật thanh toán và cơ chế phản hồi - được giới thiệu
như các yếu tố cơ bản, ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví di động của khách
hàng trong Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ứng dụng chất lượng di động và sự quen thuộc có
thể ảnh hưởng đáng kể đến tính dễ sử dụng (PEOU) và nhận thức về tính hữu ích (PU),
nhưng tính bình thường của tình huống chỉ có tác động đến PEOU. PEOU và PU có
liên quan tích cực đến sự hài lòng. Trên mặt khác, bảo mật thanh toán và cơ chế phản
hồi ảnh hưởng tích cực đến lòng tin của khách hàng. Kết quả là, những tác động tích
cực mà sự hài lòng và sự tin tưởng có ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng. Các phát
hiện có thể được sử dụng để tư vấn cho các nhà cung cấp ví di động cải thiện thiết kế
nền tảng và dịch vụ của họ để giữ chân người dùng. Là một đóng góp về mặt lý thuyết,
nghiên cứu này kết hợp Chấp nhận Công nghệ Mô hình, Lý thuyết thống nhất về chấp
12
nhận và sử dụng công nghệ để điều tra các yếu tố quyết định chính về ý định tiếp tục
trong bối cảnh của ví điện tử tại Việt Nam.
1.12.2. Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.12: Mô hình nghiên cứu của Nguyen Ngoc Duy PHUONG và cộng sự,
2020

1.13. Mô hình nghiên cứu của Van Tuan Pham và cộng sự, 2021:
1.13.1. Khảo lược:
- Mục đích nghiên cứu: nhằm kiểm tra tác động của nhận thức rủi ro và nhận thức
giá trị đối với việc sử dụng Ví điện tử Momo của những người từ 18 đến 35 tuổi trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện với 409 người trả lời đã và
đang sử dụng ví điện tử Momo. Dữ liệu được xử lý và xác minh bằng phần mềm SPSS
20 (kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA) và phần mềm AMOS 20 (phân tích nhân tố xác nhận CFA và phân tích mô hình
cấu trúc tuyến tính SEM).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng Ví điện tử Momo bị ảnh hưởng tích
cực bởi nhóm giá trị cảm nhận và không bị ảnh hưởng bởi nhóm nhận thức rủi ro.

13
1.13.2. Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.13: Mô hình nghiên cứu của Van Tuan Pham và cộng sự, 2021

1.14. Bài nghiên cứu của El-Qirem, 2013:


1.14.1. Khảo lược:
- Mục đích chính của nghiên cứu hiện tại này là tiến hành điều tra các yếu tố ảnh
hưởng đến sự chấp nhận của Ngân hàng điện tử bởi những khách hàng có quyền truy
cập Internet và lấy ý kiến của những người không sử dụng Internet về Ngân hàng điện
tử.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Dân số của nghiên cứu sẽ bao gồm tất cả các chủ tài khoản ngân hàng sử
dụng E-Banking ở Jordan.
+ Một mẫu thuận tiện gồm 3000 người trả lời sẽ được chọn để có được dữ
liệu sơ cấp cần thiết.
+ Nghiên cứu của công cụ dụng cụ sẽ là một bảng câu hỏi tự quản lý sẽ được
phát triển và sử dụng để đạt được mục tiêu của nghiên cứu hiện tại.

14
- Kết quả nghiên cứu: mô hình đề xuất đặt ra rằng hiệu suất tuổi thọ, sự thuận
tiện, khả năng tiếp cận, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, bảo mật, quyền riêng tư, sự
tin cậy, nội dung, thiết kế và tính đơn giản của trang web ngân hàng cũng như sự lo
lắng, thiếu độ tin cậy, phí và lệ phí và chất lượng dịch vụ điện tử có tác động trực tiếp
đến hành vi dự định áp dụng các dịch vụ tài chính.
1.14.2. Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.14: Mô hình chấp nhận ngân hàng điện tử của El-Qirem, 2013

1.15. Mô hình nghiên cứu của TUGADE et al, 2021:


1.15.1. Khảo lược:
- Mục tiêu nghiên cứu: cung cấp những hiểu biết về các thành phần có ảnh hưởng
đến việc sử dụng ngân hàng kỹ thuật số và cách cải tiến cũng như sử dụng những lợi
thế trong tương lai và đánh giá ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số.
- Phương pháp nghiên cứu: tổng số 226 người được hỏi đã được chọn theo ngẫu
nhiên để phân tích dữ liệu thu thập được.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các thành phần: Lợi ích; Dễ dàng sử dụng;
Rủi ro nhận biết; Niềm tin; Sự tiện lợi có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng ngân
hàng kỹ thuật số. Trong khi nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, thu nhập hàng tháng và
trình độ học vấn không có bất kỳ ý nghĩa nào đối với ý định sử dụng ngân hàng số.
Mức độ phù hợp của nghiên cứu có thể được sử dụng cho các chiến lược tiếp thị và tài

15
chính để tăng ý định sử dụng ngân hàng kỹ thuật số và góp phần nâng cao sử dụng
công nghệ liên quan đến ngân hàng kỹ thuật số.
1.15.2. Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.15: Mô hình hoạt động của nghiên cứu của TUGADE et al, 2021

1.16. Bài nghiên cứu của Putritama, 2019:


1.16.1. Khảo lược:
- Mục tiêu của nghiên cứu để xác định các yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng
đến ý định sử dụng liên tục thanh toán Fintech trên điện thoại di động ở Indonesia.
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu này sử dụng phương pháp hỗn hợp tuần
tự khám phá với bảng câu hỏi làm công cụ nghiên cứu đầu tiên, sau đó là các cuộc
phỏng vấn bán cấu trúc. Bài khảo sát đã nghiên cứu 113 người ở Indonesia.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy cả nhận thức về lợi ích và nhận thức về rủi ro đều
ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng liên tục thanh toán Fintech trên điện thoại di
động ở Indonesia, nhưng nhận thức về lợi ích có tác động mạnh hơn nhận thức về rủi
ro. Sự tiện lợi (Convenience) có tác động tích cực đáng kể đến nhận thức về lợi ích,
điều này đã làm tăng ý định sử dụng liên tục Fintech để thanh toán trên điện thoại di
động. Rủi ro tài chính (Financial risk) có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức về rủi ro,
điều này đã làm giảm ý định sử dụng liên tục Fintech để thanh toán trên điện thoại di
động.

16
1.16.2. Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.16: Mô hình nghiên cứu của Putritama, 2019

17
II. Bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến ý định sử dụng qua các nghiên cứu
liên quan trong nước và ngoài nước:
1. Trong nước:

Tên tác giả, năm 1 2 3 4 5 6 7 8

Tính dễ dàng sử dụng X X X X X


Tính hữu ích X X X X
Ảnh hưởng xã hội X X X X X
Sự tin tưởng X X X
Nhận thức về rủi ro X X X
Hiệu quả mong đợi X X
Cảm nhận về chi phí X X
Tính linh hoạt X
Hiệu quả kỳ vọng X
Điều kiện thuận lợi X
Nhận thức uy tín X
Đổi mới sáng tạo cá nhân về X
công nghệ thông tin
Sự ưa thích trong cảm nhận X
Hình ảnh ngân hàng X
Thương hiệu ngân hàng X
Hình ảnh nhà cung cấp X
Chú thích:
1. Nguyễn Văn Sơn và cộng sự, 2021.
2. Bùi Nhất Vương, 2021.
3. Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2022.
4. Hà Nam Khánh Giao và Trần Kim Châu, 2020.
5. Nguyễn Ngọc Dung và cộng sự, 2021.
6. Ths. Lê Châu Phú và PGS. TS. Đào Duy Huân, 2019.
7. Nguyễn Thị Liên Hương và cộng sự, 2021.
8. Trần Thu Thảo và cộng sự, 2021.

18
2. Ngoài nước:

Tên tác giả, năm 9 10 11 12 13 14 15 16

Tính dễ sử dụng X X X X X X
Tính hữu ích X X X X X
Sự tin cậy X X X X
Sự thuận tiện X X
Ảnh hưởng xã hội X X
Cảm nhận rủi ro X X
Nhận thức về hiệu quả sử dụng X
Cảm nhận chi phí X
Hiệu suất tuổi thọ X
Khả năng tương thích X
Giá trị kinh tế X
Dịch vụ nhanh chóng X
Bảo mật, quyền riêng tư X
Khả năng tiếp cận X
Nội dung, thiết kế và tính đơn giản X
Sự lo lắng, thiếu tin cậy X
Phí và lệ phí X
Chú thích:
9. Hoang Ba Huyen LE và cộng sự, 2019.
10. Rehman và Shaikh, 2020.
11. Cuong Nguyen và cộng sự, 2020.
12. Nguyen Ngoc Duy PHUONG và cộng sự, 2020.
13. Van Tuan Pham và cộng sự, 2021.
14. TUGADE et al, 2021.
15. El-Qirem, 2013.
16. Putritama, 2019.

19
III. Tài liệu tham khảo:
[1.1] (Nguyễn Văn Sơn và cộng sự, 2021). Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví
điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học Công Nghiệp TP.HCM.
Journal of Science and Technology - IUH, 50(02).
https://doi.org/10.46242/jst-iuh.v50i08.946

[1.2] (Bùi Nhất Vương, 2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của
người dân tại thành phố Cần Thơ: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM. Can
Tho University Journal of Science, 57(5), 242–258.
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.162

[1.3] (Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2022). Các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng dịch vụ Agribank E-Mobile banking của khách hàng cá nhân tại
tỉnh Trà Vinh. 36–49.

[1.4] (Hà Nam Khánh Giao và Trần Kim Châu, 2020). Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng dịch vụ Smartbanking – Nghiên cứu thực nghiệm tại BIDV – Chi nhánh Bắc Sài
Gòn. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 220.

[1.5] (Nguyễn Ngọc Dung và cộng sự, 2021). Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng thanh toán di động trong thời đại số hóa của người dân tại Việt Nam. Tạp Chí
Nghiên Cứu Kinh Tế và Kinh Doanh Châu Á Năm Thứ, 32, 66–98.
www.jabes.ueh.edu.vnhttp://www.emeraldgrouppublishing.com/services/publishing/jabes
/

[1.6] (Lê Châu Phú và Đào Duy Huân, 2019). Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng
dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank - chi nhánh Cần
Thơ. Tạp Chí Công Thương, 17(November), 240–250.

[1.7] (Nguyễn Thị Liên Hương và cộng sự, 2021). Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng ví điện tử của người dùng Việt Nam. Tạp chí Tài chính – Quản trị kinh doanh,
22.

[1.8] (Trần Thu Thảo và cộng sự, 2021). Nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ
Mobile Banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Tạp chí Khoa học
Công nghệ và Thực phẩm, 21(3), 100-114

[1.9] (Hoang Ba Huyen Le và cộng sự, 2020). Factor affecting customers’ decision to use
mobile banking service: A case of Thanh Hoa province, Vietnam. Journal of Asian
Finance, Economics and Business, 7(2), 205–212.
https://doi.org/10.13106/jafeb.2020.vol7.no2.205

20
[1.10] (Rehman, Z. U., & Shaikh, F. A. (2020). Critical Factors Influencing the
Behavioral Intention of Consumers towards Mobile Banking in Malaysia. Engineering,
Technology & Applied Science Research, 10(1), 5265–5269.
https://doi.org/10.48084/etasr.3320

[1.11] (Cuong Nguyen và cộng sự, 2020). The Determinants of Consumer’s Intention to
Use E-wallet: The Case Study of MoMo in Vietnam. International Journal of Advanced
Science and Technology, 29(3), 14284–14293.
https://ssrn.com/abstract=3945218

[1.12] (Nguyen Ngoc Duy Phuong và cộng sự, 2020). Examining customers’ continuance
intentions towards e-wallet usage: The emergence of mobile payment acceptance in
Vietnam. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(9), 505–516.
https://doi.org/10.13106/JAFEB.2020.VOL7.NO9.505

[1.13] (Van Tuan Pham và cộng sự, 2021). Effect of Perceived Risk, Perceived Value to
Intention to Use Momo E-Wallet. 4(1), 50–60

[1.14] (Christian, T. & et al. (2021). Components Affecting Intention to Use Digital
Banking Among Generation Y and Z: An Empirical Study from the Philippines. Journal
of Asian Finance, 8(12), 509–0518.
https://doi.org/10.13106/jafeb.2021.vol8.no12.0509

[1.15] (El-Qirem, I. A. (2013). Critical Factors Influencing E-Banking Service Adoption


in Jordanian Commercial Banks: A Proposed Model. International Business Research,
6(3), 229–236.
https://doi.org/10.5539/ibr.v6n3p229

[1.16] (Putritama, A. (2019). The Mobile Payment Fintech Continuance Usage Intention
in Indonesia. Jurnal Economia, 15(2), 243–258.
https://doi.org/10.21831/economia.v15i2.26403

21

You might also like