You are on page 1of 17

Hệ thống chữa cháy tự động khí FM-200 (HFC-

227ea)
Hãng sản xuất: Air Fire
Xuất xứ: Italy

I/ Khí FM-200 (HFC227-ea) là gì?


 Công thức hóa học :  1,1,1,2,3,3,3 Heptafluoroproane (CF3CHFCF3)
 Khối lượng phân tử :  03 g/mol
 Nhiệt độ sôi ở 1 atm :   -16 oC
 Nhiệt độ đông :  -131.1 oC
 Khối lượng riêng :  621 kg/m3
 Nhiệt lượng hóa hơi tại điểm sôi :  6 kJ/kg
 Độ nhớt ở nhiệt độ 25oC :  184 centistokes
 Khả năng tác động đến tầng ozone :  0
 Thời gian tồn tại trong thiên nhiên :  (31 – 42) năm

II/ Hệ thống chữa cháy khí sạch FM-200 được dùng để chữa cháy cho
các khu vực như thế nào?
Trước khi xác định hoá chất chữa cháy cho 1 khu vực cần phải dựa vào các yếu tố sau:

 Lớp đám cháy: Class A (lớp A), Class B, Class C, để chọn hóa chất chữa cháy cho hiệu
quả.
 So sánh chi phí giữa các phương án để chọn chi phí tối thiểu nhất có thể đầu tư: hệ thống
chữa cháy nước (chi phí thấp nhất, không chữa cháy được cho các thiết bị điện tử, giấy tờ
có giá trị cao, vì khi phun xả sẽ làm hư thiết bị); bột ABC (chi phí thấp, không chữa cháy
được các thiết bị điện tử vì sẽ làm hư thiết bị); khí CO2 (chi phí thấp, chữa cháy hiệu quả
cho đám cháy liên quan đến điện, gây ngạt và bỏng lạnh khi phun xả), Aerosol Stat-X (chi
phí hợp lý cho phòng máy chủ (server room) trung bình dưới 200m3), FM-200 (chi phí cao
hơn, chữa cho các khu vực đắt tiền, an toàn khi phun xả cho con người, Nitơ (N2) (chi phí
cao, gây ngạt sau khi phun xả khí, nồng độ Oxy dưới 10%).
 Khu vực chữa cháy có những yêu cầu đặt biệt gì? Ví dụ như: khu vực cần chữa cháy là khu
vực có người hoạt động, cần phải lựa chọn chất chữa cháy an toàn cho sức khỏe con người
phòng trường hợp khi phun xả vẫn còn người trong phòng thì không gây nguy hiểm gì cho
người ở trong phòng.
 Kết hợp các yếu tố nêu trên sẽ lựa chọn được phương án chữa cháy tối ưu cho từng khu
vực.
 Khí sạch FM-200 rất linh hoạt có thể sử dụng để chữa cháy cho hầu hết các lớp đám cháy
A, B, C
 Vì vậy hệ thống chữa cháy khí FM-200 có thể được ứng dụng chữa cháy hiệu quả cho rất
nhiều khu vực và được sử dụng rất rộng rãi tại thị trường Việt Nam hiện nay:

– Data center (Trung tâm dữ liệu)


– Telecommunication Facilities (Phòng thiết bị viễn thông)
– Computer Operations (Phòng máy tính)
– Control Rooms (Phòng điều khiển)
– Shipboard (Marine) Systems (Phòng máy cho tàu biển)
– Rare Book Libraries (Thư viện sách quý hiếm)
– Universities and Museums (Viện bảo tàng)
– Art Galleries (Phòng trưng bày nghệ thuật)
– Record & Storage Facilities (Thiết bị ghi hình và kho lưu trữ)
– Petrochemical Installations (Ngành công nghiệp hóa dầu)
– Pharmaceutical & Medical Facilities (Phòng chứa thiết bị y tế)
– Electronics & Data Processing Equipment (Phòng Thiết bị điện tử và kho dữ liệu, kho lưu trữ)
Như vậy các khu vực chứa các thiết bị đắt tiền nêu trên như trung tâm dữ liệu (data center),
kho lữu trữ tài liệu, phòng máy chủ (server room), thư viện….. nên sử dụng hệ thống chữa
cháy khí sạch FM-200.

Hệ thống chữa cháy khí tự động FM-200 cho phòng UPS


 
Hệ thống chữa cháy khí FM-200 cho phòng Server
 
Hệ thống chữa cháy khí FM-200 cho phòng acquy
 
Hệ thống chữa cháy khí FM-200 cho phòng chứa tủ điện

III/ Khí sạch FM-200, hệ thống chữa cháy FM-200 có những ưu điểm gì?
 An toàn: an toàn cho sức khỏe con người, không phá hủy tầng ozone
 Không làm hư hỏng thiết bị khi phun xả
 Nhanh, hiệu quả: thời gian phun xả 5-10s, dập tắt đám cháy trong vòng 10s, không để lại
cặn bã sau khi phun.

IV/ Thiết kế hệ thống chữa cháy khí sạch FM-200 cần chú ý những điểm
gì?

1. Xác định lớp đám cháy:


Class A, class B hay class C (lớp A, lớp B hay lớp C)

2. Chọn tiêu chuẩn thiết kế áp dụng và kết hợp với lớp đám cháy để chọn nồng
độ thiết kế phù hợp:

 NFPA 2001: Tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống khí sạch (nồng độ thiết kế 6.6% cho đám cháy
lớp A), nồng độ thiết kế 8.7%  cho đám cháy lớp B và nồng độ thiết kế 7%  cho đám cháy
lớp C.
 ISO 14520: Gaseous fire- extinguishing systems
 TCVN 7161-9-2002: Hệ thống chữa cháy bằng bình khí
 Dựa vào Bảng 3 của TCVN 7161-9-2002 – Lượng chất chữa cháy toàn bộ HFC227-ea à để
chọn ra hệ số áp dụng (kg/m3) cho từng trường hợp, cơ sở để lựa chọn là nồng độ thiết kế
bao nhiêu và nhiệt độ áp dụng bao nhiêu. Thường sẽ lựa chọn tại nhiệt độ 20oC phù hợp
với nhiệt độ khi nạp sạc khí FM200, xem phần tô đỏ bên dưới:

Thể tích Yêu cầu khối lượng HFC 227-ea trên đơn vị thể tích vùng bảo vệ, m/V (kg/m3)
Nhiệt độ
hơi riêng S Nồng độ thiết kế (theo thể tích)
ToC
m3/kg 6% 7% 8% 9% 10% 11% 12% 13% 1
-10 0,1215 0,5254 0,6196 0,7158 0,8142 0,9147 1,0174 1,1225 1,2301 1,3
-5 0,1241 0,5142 0,6064 0,7005 0,7967 0,8951 0,9957 1,0985 1,2038 1,3
0 0,1268 0,5034 0,5936 0,6858 0,7800 0,8763 0,9748 1,0755 1,1785 1,2
5 0,1294 0,4932 0,5816 0,6719 0,7642 0,8586 0,9550 1,0637 1,1546 1,2
10 0,1320 0,4834 0,5700 0,6585 0,7490 0,8414 0,9360 1,0327 1,1316 1,2
15 0,134 0,4740 0,5589 0,6457 0,7344 0,8251 0,9178 1,0126 1,1096 1,2
20 0,1373 0,4650 0,5483 0,6335 0,7205 0,8094 0,9004 0,9934 1,0886 1,1
25 0,1399 0,4564 0,5382 0,6217 0,7071 0,7944 0,8837 0,9750 1,0684 1,1
30 0,1425 0,4481 0,5284 0,6104 0,6943 0,7800 0,8676 0,9573 1,0490 1,1
35 0,1450 0,4401 0,5190 0,5996 0,6819 0,7661 0,8522 0,9402 1,0303 1,1
40 0,1476 0,4324 0,5099 0,5891 0,6701 0,7528 0,8374 0,9239 1,0124 1,1
45 0,1502 0,4250 0,5012 0,5790 0,6586 0,7399 0,8230 0,9080 0,9950 1,0
50 0,1527 0,4180 0,4929 0,5694 0,6476 0,7276 0,8093 0,8929 0,9784 1,0
55 0,1553 0,4111 0,4847 0,5600 0,6369 0,7156 0,7960 0,8782 0,9623 1,0
60 0,1578 0,4045 0,4770 0,5510 0,6267 0,7041 0,7832 0,8641 0,9469 1,0
65 0,1604 0,3980 0,4694 0,5423 0,6167 0,6929 0,7707 0,8504 0,9318 1,0
70 0,1629 0,3919 0,4621 0,6338 0,6072 0,6821 0,7588 0,8371 0,9173 0,9
75 0,1654 0,3859 0,4550 0,5257 0,5979 0,6717 0,7471 0,8243 0,9033 0,9
80 0,1678 0,3801 0,4482 0,5179 0,5890 0,6617 0,7360 0,8120 0,8898 0,9
85 0,1704 0,3745 0,4416 0,5102 0,5903 0,6519 0,7251 0,8000 0,8767 0,9
90 0,1730 0,3690 0,4351 0,5027 0,5717 0,6523 0,7145 0,7883 0,8638 0,9
95 0,1755 0,3638 0,4290 0,4956 0,5636 0,6332 0,7044 0,7771 0,8616 0,9
100 0,1780 0,3587 0,4229 0,4886 0,5557 0,6243 0,6945 0,7662 0,8396 0,9

3. Tính toán thể tích của khu vực cần chữa cháy
Khu vực sử dụng hệ thống chữa cháy khí sạch FM-200 cần phải được thiết kế là phòng kín khi
phun xả khí, vì vậy nếu phòng có hệ thống quạt hút, máy điều hòa, khe hở thì phải đảm bảo khi có
cháy xảy ra và trước khi hệ thống chữa cháy khí FM200 phun xả thì các thiết bị hoặc các không
gian mở trên cần phải được đóng lại để đảm bảo phòng kín.

4. Tính toán khối lượng khí FM-200

 Thể tích phòng :V= dài x rộng x cao


 Khối lượng khí cần để chữa cháy cho phòng = V(m3) x hệ số (kg/m3) (Hệ số tra ra từ bảng
3)

5. Lựa chọn số đầu phun:


Mỗi đầu phun có diện tích bao phủ 8.6m x 8.6m, cao độ tối đa là 5m, nếu cao độ phòng cao hơn 5m
cần phải thiết kế đầu phun chữa cháy 2 lớp trong phòng.

6. Lựa chọn size bình phù hợp:

 Là size bình có thể chứa đủ lượng khí FM-200 tính ra ở trên và đảm bảo với số lượng đầu
phun ở mục 5 và hệ thống đảm bảo thời gian phun xả khí FM-200 trong vòng 10s.
 Bình chứa khí FM-200 được sản xuất đáp ứng những yêu cầu của DOT cho việc chứa khí
nén và có bộ phận nối với van xả. Tất cả các bình khí FM-200 đều được nén khí nitrogen
(N2). Bình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001, UL Listed:

NAF S 227 Extinguishing Systems


Áp suất bình Khối lượng khí (kg)
Mã hàng
Dung tích bình (lit) Min M
(bar)
Part No.
(nhỏ nhất) (lớn

5 42 bar SH70027410 2.5 5


           13              42 bar      SH70027409        6.5        1
26 42 bar SH70027408 13.0 3
           40      42 bar       SH70027407        19.5     4
67 42 bar SH70027406 32.5 7
75 42 bar SH70027405 36.5 8
100 42 bar SH70027404 48.5 11
120 42 bar SH70027403 58.0 13
240 25 bar SH70027415 115.5 26

7. Đối với phòng có sàn nâng hoặc trần giả (áp dụng đối với cao độ sàn nâng và
trần giả ≥ 0.3m)
Đối với phòng yêu cầu chữa cháy cho 2 khu vực này thì cách tính toán lượng khí FM-200 cũng
tương tự như trên, tuy nhiên tùy theo thể tích của các khu vực này lớn hay nhỏ mà thiết kế bình FM-
200 riêng biệt cho từng khu vực hoặc thiết kế sử dụng chung 1 bình để chữa cháy trong phòng, sàn
nâng và trần giả.

8. Tính toán đường ống chính và đường ống cho đầu phun dựa vào bảng tính
sau:
Khối lượng khí FM-200 Khối lượng khí FM-200 (HFC227-ea)
Size đường ống (HFC227-ea) loại áp lực cao (42 loại áp lực thấp (25 bar) (kg)
bar) (kg)
3/8” 12 9
1/2” 24 15

3/4” 35 27

1” 48 38

1 ¼” 120 59

1 ½” 203 88

2” 318 149

2 ½” 517 263

3” 682 430

IV. Hệ thống chữa cháy bằng khí FM-200 bao gồm  2 thành phần chính
sau:
Hệ thống chữa cháy bằng FM-200 gồm có 2 phần cơ bản:
Phần bình chữa cháy FM-200 và các phụ kiện của bình
Bình chứa khí FM-200
Hệ thống van
Đầu phun xả khí
Hệ thống ống dẫn khí
Bảng cảnh báo
Đồng hồ giám sát áp lực của bình chứa FM-200
NAF S 227 Extinguishing Systems
Áp suất bình Khối lượng khí (kg
Dung tích bình Mã hàng
(lit) (bar) Min Ma
Part No.
(nhỏ nhất) (lớn n
5 42 bar SH70027410 2.5 5.
13              42 bar SH70027409 6.5 15
26 42 bar SH70027408 13.0 30
40 42 bar SH70027407 19.5 46
67 42 bar SH70027406 32.5 77
75 42 bar SH70027405 36.5 86
100 42 bar SH70027404 48.5 115
120 42 bar SH70027403 58.0 138
240 25 bar SH70027415 115.5 268
– Đầu phun xả khí FM-200: được sử dụng để phun xả khí tại khu vực cần chữa cháy
Thiết bị đầu phun có hai loại, loại phun 180° và loại phun 360° với nhiều đường kính trong và kích
thước lỗ phun khác nhau tùy theo vị trí sử dụng và yêu cầu thiết kế.
Đầu phun làm bằng đồng thau hoặc inox
– Hệ thống đường ống dẫn khí FM-200:
Đường ống được sử dụng là ống thép tráng kẽm, thường được sơn màu đỏ
– Bảng cảnh báo FM-200:
Bảng thường được đặt trước khu vực chữa cháy FM-200
2. Phần điều khiển tác động phun xả khí FM200: bao gồm loại thường và loại địa
chỉ
Đối với những khu vực chữa cháy FM-200 cho nhiều phòng, nhiều tầng nên thiết kế phần báo cháy
và điều khiển phun xả khí FM-200 loại địa chỉ, vì có thể giám sát và biết được sự cố cháy đang xảy
ra chính xác ở phòng nào, tầng mấy để có thể tiếp cận và kiểm tra tình hình một cách nhanh chóng
và xử lý hiệu quả đối với trường hợp hệ thống bị sự cố hoặc báo cháy giả.
1. Trung tâm điều khiển xả khí (tủ điều khiển)

Mô tả Số lượng phòng (khu vực cần Mã hàng


chữa cháy)
Tủ  3 zone 1 khu vực 1 phòng (1 khu vực) K11031M2
Tủ 4 zone 2 khu vực 2 phòng gần nhau (2 khu vực) K21042M3
Tủ 8 zone 3 khu vực 3 phòng gần nhau (3 khu vực) K21083M4

Tủ 8 zone 4 khu vực 4 phòng gần nhau (4 khu vực) K21084M4


Tủ địa chỉ – 1 loop 10 phòng (10 khu vực)
2. Nút nhấn kích hoạt xả khí
Nhấn vào nút hệ thống sẽ phun xả khí, tác động bằng tay trong trường hợp thấy phòng có cháy lớn
mà hệ thống tác động tự động chưa phun xả.
3. Nút nhấn trì hoãn xả khí
Nhấn vào nút hệ thống sẽ dừng việc xả khí, dùng trong trường hợp khi thấy hệ thống chuẩn bị đếm
ngược và chờ phun xả nhưng trong phòng còn có nguời hoặc không có đám cháy, hoặc đám cháy
nhỏ đã dập tắt được bằng bình chữa cháy xách tay.

4. Đầu báo khói


Dùng để cảm biến khói trong phòng cần chữa cháy để đưa tín hiệu báo cháy về tủ điều khiển
Lưu ý thiết kế và lắp đặt đầu báo khói như sau theo TCVN 5738:2000

Cao độ phòng Khoảng cách tối đa giữa các Khoảng cách tối đa từ đầu b
đầu báo (m) đến tường nhà (m)
Dưới 3.5m 10 5.0
Từ 3.5 đến 6m 8.5 4.0

Lớn hơn 6m đến 10m 8 4.0

Lớn hơn 10 đến 12m 7.5 3.5

5. Đầu báo nhiệt


Dùng để cảm biến nhiệt độ trong phòng cần chữa cháy để đưa tín hiệu báo cháy về tủ điều khiển
Lưu ý thiết kế và lắp đặt đầu báo khói như sau theo TCVN 5738:2000

Khoảng cách tối đa giữa Khoảng cách tối đa từ đ


Cao độ phòng
các đầu báo (m) báo đến tường nhà (m)
Dưới 3.5m 7,0 3.5
Từ 3.5 đến 6m 5,0 2.5
Lớn hơn 6m đến 9m 8,0 2.0

6. Chuông báo cháy, còi/ đèn báo cháy


 Báo động khi tủ điều khiển nhận diện có cháy ở cấp độ 1 hoặc cấp độ 2
V. Nguyên lý hoạt động của hệ thống FM-200 hoạt động như thế nào?
Nguyên lý chữa cháy của khí FM-200:
FM-200 tác dụng với chất cháy, hấp thụ nhiệt của đám cháy làm ngăn cản phản ứng hóa học của
chuỗi phản ứng cháy, nhưng đặc biệt là không làm giảm lượng oxy trong không khí xuống thấp như
hệ thống CO2, vì vậy trong phòng vẫn còn khí Oxy và không gây ngạt, không gây ảnh hưởng đến
người còn ở lại trong phòng khi hệ thống phun xả.
Sử dụng khí FM-200 chữa cháy rất hiệu quả với các đám cháy class A, B và C.
Khí FM-200 sẽ được nén dưới dạng chất lỏng trong bình áp lực cùng với khí N2 để đảm bảo khi
phun xả khí FM-200 sẽ được đẩy ra ngoài bao phủ hết không gian trong phòng cần chữa cháy
thông qua hệ thống đường ống và đầu phun dạng hở loại 360o hoặc 180o dưới dạng khí.
Lượng khí FM-200 phải được tính toán cẩn thận để bảo đảm mật độ phun cần thiết, không vượt
ngưỡng cho phép đối với khu vực có người là 10%.
Đường kính ống dẫn khí và kích thước vòi phun được tính chính xác nhờ phần mềm hỗ trợ, sao cho
thời gian xả khí của hệ thống không dưới 5 giây và không quá 10 giây.
2. Hệ thống hoạt động ở 2 chế độ: tự động và bằng tay
a) Chế độ tự động: hệ thống sẽ được kích hoạt phun xả sau khi trải qua 2 mức cảnh báo
– Cảnh báo mức 1: Khi 1 trong 2 loại đầu báo hoặc đầu báo khói, hoặc đầu báo nhiệt trong cùng 1
khu vực báo tín hiệu, tủ điều khiển (trung tâm điều khiển) sẽ phát tín hiệu cảnh báo mức 1, lúc này
tủ sẽ tác động đến chuông của khu vực đó với ý nghĩa cảnh báo mọi người có sự cố cháy, đồng
thời lúc này van điện từ của hệ thống bình FM-200 chưa bị tác động. Nên hệ thống FM-200 vẫn
chưa phun xả khí khi hệ thống cảnh báo mức 1.
– Cảnh bảo mức 2:
Khi cả 2 loại đầu báo (đầu báo khói và nhiệt) trong cùng 1 khu vực bị tác động, tủ điều khiển (trung
tâm điều khiển) sẽ phát tín hiệu cảnh báo mức 2, lúc này tủ điều khiển sẽ tác động chuông và còi
đèn của khu vực đó, để báo cho mọi người có sự cố cháy và hệ thống chuẩn bị phun xả khí
Sau một thời gian trễ 30 – 60 giây (người lập trình tủ có thể tùy chỉnh thời gian trễ này) đủ cho mọi
người di tản ra khỏi khu vực nguy hiểm, tủ trung tâm cấp điện cho van điều khiển (solenoid) để kích
hoạt hệ thống bình chứa khí FM-200. Lúc này khí FM-200 được phun ra để dập tắt đám cháy.
Nếu trong thời gian 30 giây (kể từ lúc có cảnh báo cấp 2), nếu phát hiện trong phòng vẫn còn người
hoặc vì lí do nào đó chưa thể phun xả khí FM200, có thể nhấn và giữ nút ABORT của khu vực đó,
để trì hoãn quá trình kích hoạt van điều khiển hệ thống chữa cháy. Khi buông nút nhấn này ra, hệ
thống sẽ bị kích hoạt sau 30 giây.
b) Chế độ bằng tay
Ngoài viêc tác động phun xả khí FM200 một cách tự động như đã nêu ở trên, hệ thống có thể được
tác động phun khí FM-200 bằng tay, khi nút nhấn EXTINGHUISHANT RELEASE, lúc này trung tâm
phát tín hiệu cảnh báo (tác động còi của khu vực đó) xả khí FM-200 vào khu vực cần bảo vệ.
Ngoài việc kích hoạt hệ thống chữa cháy, tủ trung tâm còn cấp tiếp điểm hoặc nguồn 24VDC để cắt
hệ thống quạt thông gió, cắt nguồn cung cấp, giao tiếp với hệ thống báo cháy của toà nhà.
VI. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho hệ thống chữa cháy tự động khí
FM-200:
Dựa vào các luật PCCC về việc “Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC”, các
tiêu chuẩn sau được áp dụng để thiết kế cho hệ thống chữa cháy tự động :
TCVN 2622-1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
TCVN 5760-1993 – Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
TCVN 7161-9-2002 –Hệ thống chữa cháy bằng bình khí – Tính chất thiết kế hệ thống
TCVN 5738-2001 – Hệ thống báo cháy tự động  – Yêu cầu kỹ thuật
NFPA-2001 – Tiêu chuẩn về hệ thống chữa cháy khí sạch
NFPA-70 – Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống điện
NFPA-72 – Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống báo cháy tự động
Tham khảo so sánh giữa các hệ thống chữa cháy tự động FM-200, Novec 1230, Stat-X, Nito –
IG100 và CO2 tại đây.

You might also like