You are on page 1of 8

Field Trip 1

Tìm hiểu quy trình đo đánh giá mức phát thải của ô tô đang
lưu hành tại Việt Nam ở các trạm đăng kiểm
1. Các quy chuẩn áp dụng cho phương tiện khi đăng kiểm
- Để đo đánh giá được mức phát thải của ô tô đang lưu hành tại trạm đăng kiểm xe cơ
giới, hiện nay chúng ta đang áp dụng theo TT 02/2023/BGTVT. Trong đó, quy trình kiểm
tra khí thải đối với xe sử dụng động cơ cháy cưỡng bức đáp ứng theo TCVN 6204, đối
với động cơ cháy nén là TCVN 7663.

2. Nguyên lý làm việc của thiết bị kiểm tra khí thải


1.1 Động cơ diesel: thiết bị đo MDO2
Nguyên lý hoạt động
- Kỹ thuật đo dựa trên sự che phủ của mẫu khí thải trong phạm vi đo từ mức 0% đến
100%. Mức 0% được nhận diện là không có khói trong buồng đo, mức 100% được nhân
diện là bị che phủ hoàn toàn.
- Nguồn phát là đèn LED ( Diode phát ) phát quang màu xanh với bước sóng 567nm,
nguồn hấp thụ ánh sáng là con diode nhận.
Nguyên lý làm việc của MDO2
1 – Đầu đo khí thải; 2 – Kẹp cố định; 3 – Diode phát; 4 – Vỏ cách ly với môi trường; 5 – Cửa
đóng mở; 6 - Lớp cách nhiệt; 7 – Thấu kính hội tụ; 8 – Diode nhận; 9 – Quạt trung hòa
- Chu trình đo khí xả ở chế độ gia tốc tự do gồm 5 giai đoạn là “ Nghỉ - Đạp ga tăng tốc –
Quá trình động cơ tăng tốc – Giữ ổn định ở tốc độ lớn nhất – Trở về tốc độ nhỏ nhất ”
1.2 Động cơ xăng: MGT5

- Nguyên lý hoạt động


- Kiểm tra khí thải với thiết bị MGT5 được tiến hành:
• Sau lọc khí sẽ đi vào bình ngưng xuống đáy và được bơm ra ngồi. Khí thải sau
bình ngưng sẽ được một bơm khác chuyển sang hệ thống đo.
• Việc đo các thành phần: CO, CO2, HC sử dụng công nghệ NDIR (Non Dispersive
InfraRedlight).
- Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp khí “không”. Ghi kết
quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục.
- Sai số tuyệt đối cho phép như sau:

CO: ± 0,03% thể tích


CO2 : ± 0,5 % thể tích
HC: ± 0,001% thể tích
• Tia hồng ngoại không tán sắc, hay còn gọi là nguyên lý đo kiểu hấp thụ ánh sáng.
Phần còn lại được dẫn ra ngồi bằng đường ống trên đó có lắp cảm biến O2 để xác
định thành phần O2. Tuy nhiên, khi kiểm tra xe xăng đang lưu hành chỉ đo CO và
HC, không kiểm tra O2, được thực hiện ở chế độ không tải

3. Các bước tiến hành kiểm tra khí xả xe ô tô vào kiểm định
- Kiểm tra khí thải phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức thực hiện bằng phương pháp
phân tích mẫu khí thải khi động cơ ở chế độ vòng quay không tải nhỏ nhất được quy định
trong TCVN 6204:1996
- Kiểm tra khí thải phương tiện lắp động cơ cháy do nén được thực hiện bằng phương
pháp đo mẫu thải theo chu trình khi động cơ ở chế độ gia tốc tự do được quy định trong
TCVN 6438:2005, TT02:2023
- Các bước thực hiện đo kiểm tra:
Step 1
Chuẩn bị phương tiện

Step 2
Chuẩn bị thiết bị đo và nhập thông tin cần thiết

Step 3
Kiểm tra, xác nhận trước khi đo

Step 4
Thực hiện đo

Step 5
Xử lý kết quả đo

4. Thu thập dữ liệu kết quả kiểm tra khí xả và phân tích, đánh
giá của các xe vào đăng kiểm
4.1 Tiêu chuẩn khí thải khi đăng kiểm động cơ cháy cưỡng bức (động cơ xăng)

Tiêu chí đánh giá MD MaD DD


Nồng độ CO lớn hơn 4,5 % thể tích đối với các xe sản xuất x
trước năm 1999 hoặc lớn hơn 3,5 % thể tích đối với các xe sản
xuất từ năm 1999 trở về sau.
Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương): x

- Đối với động cơ 4 kỳ: lớn hơn 1200 phần triệu (ppm) thể tích
đối với các xe sản xuất trước năm 1999 hoặc lớn hơn 800 phần
triệu (ppm) thể tích đối với các xe sản xuất từ năm 1999 trở về
sau;
- Đối với động cơ 2 kỳ: lớn hơn 7800 phần triệu (ppm) thể tích;
- Đối với động cơ đặc biệt: lớn hơn 3300 phần triệu (ppm) thể
tích

Số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong phạm vi x
quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút.

4.2 Tiêu chuẩn khí thải khi đăng kiểm động cơ cháy nén (động cơ diesel)
Tiêu chí đánh giá MD MaD DD
Chiều rộng dải đo khói chênh lệch giữa giá trị đo lớn x
nhất và nhỏ nhất vượt quá 10% HSU
Kết quả đo khói trung bình của 3 lần đo lớn hơn 72% HSU đối x
với các xe sản xuất trước năm 1999 hoặc lớn hơn 60% HSU
thể tích đối với các xe sản xuất từ năm 1999 trở về sau.
Số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong phạm vi x
quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút.
Thời gian tăng tốc từ số vòng quay nhỏ nhất đến lớn nhất vượt x
quá 5 giây.
Giá trị số vòng quay lớn nhất của động cơ nhỏ hơn 90% số x
vòng quay ứng với công suất cực đại theo quy định của nhà sản
xuất, trừ trường hợp đặc biệt (theo thiết kế của nhà sản xuất
khống chế tốc độ vòng quay không tải lớn nhất ở giá trị nhỏ
hơn 90% tốc độ vòng quay ứng với công suất cực đại).

4.3 Kết quả kiểm tra và đánh giá

- Thực tế kiểm tra 10 xe sử dụng đông cơ xăng có bảng số liệu như sau:
STT xe Nồng độ CO (% thể tích) Nồng độ HC (ppm)
1 2,95 274
2 0,08 39
3 0,03 33
4 0,27 179
5 9,47 669
6 0,15 323
7 0,01 4
8 0,08 23
9 0,07 23
10 0,09 28
Bảng số liệu đo chất lượng khí thải xe sử dụng động cơ xăng
10 800

9
700
8
600
7
500
6

5 400

4
300
3
200
2
100
1

0 0
Xe 1 Xe 2 Xe 3 Xe 4 Xe 5 Xe 6 Xe 7 Xe 8 Xe 9 Xe 10

Nồng độ CO (% thể tích) Nồng độ HC (ppm)

Biểu đồ thông số đo xe sử dụng động cơ xăng

Từ bảng số liệu trên ta có thể kết luận: Các xe trên hầu hết đều đạt tiêu chuẩn khí thải
theo TT 02:2023, duy nhất chỉ có chiếc xe số 5 có nồng độ CO vượt quá mức quy chuẩn
3,5% nên xe đó không đạt tiêu chuẩn khí thải.

- Thực tế kiểm tra 10 xe sử dụng đông cơ diesel có bảng số liệu như sau:
STT xe Độ khói TB (% HSU) Dải đo khói (% HSU)
1 54,6 5
2 55 4,7
3 66,1 4
4 76,3 2,8
5 47,6 2,6
6 65,9 3,2
7 48,3 3,5
8 50,4 4,6
9 53 3,2
10 48,3 3,5
Bảng số liệu đo chất lượng khí thải xe sử dụng động cơ Diesel
90 6

80
5
70

60 4

50
3
40

30 2

20
1
10

0 0
Xe 1 Xe 2 Xe 3 Xe 4 Xe 5 Xe 6 Xe 7 Xe 8 Xe 9 Xe 10

Độ khói TB (% HSU) Dải đo khói (% HSU)

Biểu đồ thông số đo xe sử dụng động cơ Diesel

Từ bảng số liệu trên ta có thể kết luận:


- Các xe số 1,2,5,7,8,9,10 đều đạt tiêu chuẩn khí thải theo TT 02:2023.
- Các xe số 3,4,6 không đạt tiêu chuẩn khí thải theo TT 02:2023 do có độ khói TB lớn

You might also like