You are on page 1of 5

Chuyện người con gái Nam Xương

I. Kiến thức cần nhớ


- Tác giả: Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Hải Dương.

- Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện nằm trong
tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ: “Truyền kì mạn lục”.

- Thể loại: Truyện truyền kì (những truyện kì lạ được lưu truyền). Viết bằng chữ
Hán.

- Chủ đề: “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với
số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt
Nam dưới chế độ phong kiến

- Giá trị hiện thực:


+ Chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền,
chà đạp lên số phận người phụ nữ
(Đại diện là nhân vật Trương Sinh).

+ Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận người phụ nữ: chịu nhiều oan
khuất và bế tắc.

- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên miên, làm
cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc.

- Nghệ thuật dựng truyện: Trên cơ sở có sẵn, tác giả đã sáng tạo thêm và sắp xếp
các tình tiết làm cho diễn biến của truyện hợp lí, tự nhiên, tăng kịch tính, hấp dẫn
và sinh động.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được khắc hoạ tâm lí và tính cách thông
qua lời nói (đối thoại) và lời tự bạch (độc thoại). (Khác với nhân vật trong truyện
cổ tích)

- Sử dụng yếu tố truyền kì (kì ảo): làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

- Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm (trữ tình) làm nên một áng
văn xuôi trữ tình sống mãi với thời gian.
Chị em Thuý Kiều
I. Kiến thức cần nhớ
- Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

Vị trí đoạn trích:


- Đoạn trích thuộc phần đầu"Gặp gỡ và đính ước", từ câu số 15 - 38.
- Thể loại: truyện thơ Nôm viết theo thể lục bát
- Giá trị nội dung:
+ Đoạn trích đã gợi tả vẻ đẹp và khắc họa rõ nét bức chân dung chị em Thúy Kiều.
+ Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc
mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ tượng trưng.
+ Sử dụng điển cố, điển tích.

II. Viết đoạn văn


Viết đoạn văn Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo
Bài làm
Tác phẩm “Người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ, đã cho ta thấy Vũ
Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình yêu thương. Chưa vun vén
được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì
nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Khi chồng đi lính, nàng vừa phụng
dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng
vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già
yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc
mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ
chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy
trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu
hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh
người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Qua đoạn trích “chuyện người con gái Nam Xương”, ta thấy Vũ Nương
là 1 người phụ nữ có đức hạnh nhưng lại bất hạnh trong XHPK. Qua đó
em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về người con gái trong XHPK.
Bài làm
Đoạn trích “chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ đã cho ta
thấy Vũ Nương là 1 người con gái đức hạnh nhưng lại bất hạnh trong cuộc sống.
Qua tác phẩm trên đã phản ánh về người phụ nữ trong XHPK thật bất công. Trong
xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền
quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã chà
đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền "năm thê bảy
thiếp", được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái
bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng
con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Thân phận họ cũng chỉ là vật
giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Người
phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tục, quan niệm phong kiến bao đời
hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định cuộc đời của
chính mình. Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè
nén. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên
quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay. Nhưng dù trong hoàn
cảnh nào đi nữa thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp. Tất cả những
vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, đáng trân trọng
và nâng niu.

Đoạn văn phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều.
Bài làm
Đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" của tác giả Nguyễn Du, đã cho người đọc thấy
Thuý Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được
tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", hoa,
liễu để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi
mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói
và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu
gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn
"nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên
khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen
thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều,
vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không
thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng
thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp
nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành,
Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức
lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt
nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người.
Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung
đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng
lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng 12 câu thơ, Nguyễn Du đã
không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước
được tương lai của nhân vật.

Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân

Trong đoạn trích "chị em Thuý Kiều" của tác giả Nguyễn Du. Bằng bút pháp nghệ
thuật ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người,
Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp Thúy Vân. Ngay từ những câu thơ đầu tiên
trong đoạn trích, Nguyễn Du đã khái quát vẻ đẹp của "hai ả tố nga": "Mai cốt cách,
tuyết tinh thần", đó là vẻ đẹp của sự duyên dáng, thanh cao và trong trắng của
người thiếu nữ. Sau đó tác giả đi vào phác họa chân dung vẻ đẹp của Thúy Vân.

"Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang"

Câu thơ trên vừa là lời giới thiệu, vừa là lời khẳng định, nhấn mạnh vẻ đẹp thanh
cao, trang trọng, quý phái của Thúy Vân. Tác giả đã cho người đọc thấy Thuý Vân
là thiếu nữ toát lên vẻ đẹp phúc hậu, tròn đầy qua khuôn mặt như ánh trăng rằm,
nét lông mày nở nang như ngài.

"Hoa cười ngọc thốt đoan trang


Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

2 câu thơ tiếp theo nói lên vẻ đẹp thanh tú, tao nhã của nàng Vân, nụ cười của nàng
như bông hoa đang nở, giọng nói của nàng trong trẻo ví như "ngọc thốt". Ở nàng
toát lên vẻ đẹp của một người con gái, người phụ nữ trang nghiêm, đứng đắn.
Những thứ đẹp đẽ của tự nhiên đã phải cúi đầu chào thua trước vẻ đẹp của nàng.
Mây cũng phải thua mái tóc đen óng ả bồng bềnh, tuyết xin nhường màu trắng của
làn da nàng. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho tự nhiên phải tìm cách hòa hợp,
nhường nhịn trong êm đềm, điều đó cho thấy dự cảm về cuộc đời nàng sẽ là một
cuộc đời bình lặng, êm ấm, hạnh phúc.

You might also like