You are on page 1of 22

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN NHÓM

Môn học: TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

NGHIÊN CỨU VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG

Giảng viên hướng dẫn: LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO

Sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Lớp: D01

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Đỗ Phương Hà Tô Thị Hồng Hạnh
030135190123 030135190138

Nguyễn Phạm Thu Hậu Nguyễn Quang Lâm


030135190162 030135190254

Lương Thị Liên Lê Nguyễn Tuyết Linh


030135190262 030135190267

Tôn Nữ Kim Ngân Huỳnh Thiên Nhã


030135190358 030135190383

Nguyễn Thị Yến Nhi Nguyễn Thị Ngọc Quyền


030135190405 030135190478
Mức độ
STT Họ và tên Nhiệm vụ hoàn
thành

Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh của công


1 Đỗ Phương Hà 100%
ty + Thiết kế Powerpoint

Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh


2 Tô Thị Hồng Hạnh 100%
của công ty + Tổng hợp và thiết kế Word

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát


3 Nguyễn Phạm Thu Hậu 100%
triển công ty

Nghiên cứu tình huống rủi ro toàn cầu đặc


4 Nguyễn Quang Lâm 100%
thù của công ty

Nghiên cứu tình huống rủi ro quốc gia đặc


5 Lương Thị Liên 100%
thù của công ty + Thuyết trình

Nghiên cứu tình huống rủi ro tỷ giá của


6 Lê Nguyễn Tuyết Linh 100%
công ty

Đưa ra nhận xét và kết luận về công ty +


7 Tôn Nữ Kim Ngân 100%
Thuyết trình

Nghiên cứu tình huống rủi ro doanh nghiệp


8 Huỳnh Thiên Nhã 100%
đặc thù của công ty

Nghiên cứu động cơ, mục đích, lý do, hoàn


9 Nguyễn Thị Yến Nhi cảnh thành lập công ty + Thiết kế 100%
Powerpoint

Nguyễn Thị Ngọc Nghiên cứu hoạt động kinh doanh chủ yếu
10 100%
Quyền và thị phần của công ty

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


(Ký, ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
I. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của công ty Samsung.................................1
1.1. Quá trình hình thành............................................................................................1
1.2. Quá trình phát triển.............................................................................................2
II. Động cơ, mục đích, lý do và hoàn cảnh thành lập công ty Samsung..............................3
III. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu, thị phần của công ty.............................................3
3.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty Samsung...................................3
3.2. Thị phần của công ty Samsung............................................................................4
IV. Các đối thủ cạnh tranh của công ty...............................................................................6
V. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty samsung........................................7
5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trên thế giới..........................................................7
5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.........................................................8
VI. Rủi ro tỷ giá của công ty Samsung...............................................................................9
VII. Rủi ro doanh nghiệp đặc thù công ty Samsung..........................................................10
VII. Rủi ro quốc gia đặc thù công ty Samsung.................................................................11
IX. Rủi ro toàn cầu đặc thù công ty Samsung...................................................................12
X. Nhận xét, kết luận về công ty Samsung.......................................................................13
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết
Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
tắt

Đại dịch gây bởi virus Corona gây hội


Covid-19 -
chứng hô hấp cấp tính

CTĐQG - Công ty đa quốc gia

PC Personal Computer Máy tính cá nhân

TV Television Ti vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
ST Tran
Bảng Tên bảng
T g

Top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới năm
1 Hình 4.1
2020

Tran
Biểu đồ Tên biểu đồ
g

Biểu đồ
2 Thị phần smartphone Việt Nam giai đoạn 11/2019-11/2020
3.1

Tran
Hình Tên hình
g

3 Hình 1.1 Công ty Samsung từ những năm 1938-1960

4 Hình 3.2 Năm nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới quý II/2021

5 Hình 5.1 Doanh thu của các nhà máy Samsung tại Việt Nam
I. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của công ty Samsung

1.1. Quá trình hình thành

Tập đoàn Samsung, dịch theo Hán Việt là "Tam Tinh", nghĩa là "3 ngôi sao". Đây
là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính đặt tại Samsung Town, Seoul.
Tập đoàn có nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung. 

Hình 1.1: Công ty Samsung từ những năm 1938-1960

Nguồn: Google hình ảnh

Ngày 1/3/1938, ngày bắt đầu hình thành nên tập đoàn Samsung. Đó là một công ty
buôn bán nhỏ với 40 công nhân nằm ở Su-dong, buôn bán các mặt hàng tạp hóa và mì sợi
do công ty sản xuất. Trong số các mặt hàng Samsung Sanghoe kinh doanh có cả cá khô
xuất khẩu sang Mãn Châu và Bắc Kinh.

Năm 1954, sáng lập nhà máy len sợi lớn nhất nước và công ty đã tiến thêm một
bước để trở thành một công ty lớn. Samsung đa dạng hóa trong nhiều lĩnh vực và trở
thành công ty đi đầu trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, bán lẻ.

Vào cuối thập kỉ 60, Samsung tham gia vào ngành công nghiệp điện tử. Samsung
thành lập một số công ty chuyên về lĩnh vực điện tử như Samsung Electronics Devices,
Samsung Electro-Mechanics, Samsung Corning, Samsung Semiconductor &
Telecommunication, chế tạo sản phẩm tại Suwon. Sản phẩm đầu tiên của công ty là TV
đen trắng.
1
1.2. Quá trình phát triển

 Giai đoạn từ 1970-1980

Vào giai đoạn này Samsung đã gặp khá nhiều biến cố, đầu tiên là sự sát nhập của
các công ty con. Năm 1987, Samsung đón nhận sự ra đi của Lee Byung Chul. Nên
Samsung đã tách ra thành 4 tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Cả 4 đều hoạt
động riêng biệt theo từng lĩnh vực khác nhau cho đến tận hôm nay. Cùng trong khoảng
thời gian này, Samsung đã thực hiện những chiếc lược vươn ra tầm quốc tế về công nghệ
điện tử và có nhiều thành công nhất định. 

 Giai đoạn từ 1980-2000

Đây là khoảng thời gian vươn lên của tập đoàn Samsung ra thị trường thế giới với
3 lĩnh vực: điện tử, xây dựng và hóa chất. Vào năm 1992, Samsung đã vượt qua nhiều đối
thủ để trở thành nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất thế giới. Ba năm tiếp theo, Samsung
tiếp tục ra mắt màn hình tinh thể lỏng lần đầu tiên. Trở thành bước đệm cho những siêu
phẩm về sau. Vượt qua cuộc khủng hoảng năm 1997, Samsung đã mở rộng lĩnh vực
thương mại sang chế tạo máy bay.

 Giai đoạn từ 2000-2015

Giai đoạn này được xem là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ của Samsung trên
thị trường quốc tế. Thành tựu vô cùng huy hoàng và trở thành nhà cung cấp chính cho
nhiều đơn vị sản xuất hàng đầu thế giới. Samsung chính thức cạnh tranh với các hãng
công nghệ trong việc sản xuất chip điện tử, vi bán dẫn. Cũng trong giai đoạn này,
Samsung tập trung phát triển mọi lĩnh vực kể cả vệ tinh và khám phá không gian, vũ trụ.

 Giai đoạn từ 2016 đến nay

Từ năm 2016 đến nay, Samsung vẫn luôn dẫn đầu hàng loạt bảng xếp hạng về sức
ảnh hưởng trên thị trường Châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Với nhiều phát minh
công nghệ đột phá, Samsung trở thành thương hiệu đắt giá. Một thương hiệu toàn cầu lớn
nhất Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới. Vào năm 2020, Samsung vượt qua nhiều tên tuổi
lớn trở thành thương hiệu được yêu thích nhất Châu Á trong 9 năm liền.

2
II. Động cơ, mục đích, lý do và hoàn cảnh thành lập công ty Samsung

Lee Byung Chul là người sáng lập ra tập đoàn Samsung, một trong những người đi
tiên phong có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong suốt quá trình phục hồi, vươn mình của nền
kinh tế Hàn Quốc. Năm 25 tuổi, ông bắt tay vào sự nghiệp kinh doanh đầu tiên với một
nhà máy xay lúa. Sau đó là chuỗi ngày ông lăn lộn kinh doanh, thất bại và làm lại, dấn
thân và thử nghiệm, để rồi gầy dựng nên Samsung.

Năm 1934, Lee Byung Chul quyết định kinh doanh. Ở Hàn Quốc thời bấy giờ, việc
đời sau của các địa chủ giàu có kế thừa tài sản của gia đình rồi đầu tư vào lĩnh vực kinh
doanh không phải là hiếm. Tuy nhiên, không nhiều người có thể thành công từ những tài
sản đã được kế thừa đó và càng ít người có thể thành công đột phá.

Năm 1938, Lee Byung Chul đã thành lập Samsung với số vốn là 30.000 won,
tương đương khoảng 5 triệu USD ở thời điểm hiện tại. Xuất phát chỉ là một doanh nghiệp
vận tải, sau đó kiêm thêm buôn bán nhỏ lẻ với các mặt hàng do chính công ty sản xuất,
Samsung có được khởi đầu thuận lợi khi nhanh chóng làm ăn phát đạt.

Sau đó, Lee đã có một quyết định cực kỳ can đảm và thông minh vào năm 1947 là
chuyển trụ sở của Samsung đến thủ đô Seoul. Đối với ông, đây là nơi duy nhất có thể đưa
Samsung bước lên con đường thành công và danh vọng.

Sự nghiệp của Lee Byung Chul lúc lên lúc xuống, cuộc đời của ông cũng chẳng
thiếu những tai tiếng nhưng không thể phủ nhận những gì ông đóng góp cho đất nước Hàn
Quốc. Chính vì vậy, đối với mỗi người dân Hàn Quốc, cái tên Tập đoàn Samsung và
người thành lập ra nó Lee Byung-Chul, luôn là một niềm tự hào.

III. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu, thị phần của công ty

3.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty Samsung

Samsung hiện sở hữu rất nhiều công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng cùng các văn
phòng đại diện trên phạm vi toàn cầu, hầu hết đều đang hoạt động dưới tên thương hiệu
Samsung. Sau hơn ba thập kỷ hình thành và phát triển, tập đoàn Samsung dần đa dạng
hóa các ngành nghề bao gồm: chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán, bất
động sản và bán lẻ.
3
Samsung bắt đầu tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập niên 60,
xây dựng các nhà máy đóng tàu vào giữa thập niên 70. Từ thập niên 90, Samsung mở
rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển chiến lược
nhiều nhất vào lĩnh vực công nghệ cao và điện tử tiêu dùng, cụ thể là các mảng điện thoại
di động, TV, chip điện tử và chất bán dẫn. Kết quả, nhiều lĩnh vực trên dần trở thành mũi
nhọn quan trọng bậc nhất, có sự đóng góp ngày càng lớn và chiếm một tỷ lệ cao, đến mức
gần như không thể thay thế vào tổng doanh thu chung của cả tập đoàn.

Samsung hoạt động rất đa dạng với nhiều ngành nghề trong các lĩnh vực bao gồm
xây dựng, điện tử tiêu dùng, dịch vụ tài chính, đóng tàu và dịch vụ y tế. Những công ty
con đáng chú ý khác của Samsung bao gồm Samsung Electronics (công ty điện tử - công
nghệ), Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu), Samsung Engineering và Samsung
C&T. Những công ty con quan trọng khác bao gồm Samsung Life Insurance (công ty bảo
hiểm), Samsung Everland (quản lý Everland Resort, công viên chủ đề lâu đời nhất ở Hàn
Quốc), Samsung Techwin (công ty khám phá không gian vũ trụ, sản xuất thiết bị giám
sát, bảo vệ, thiết bị quân sự,...) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo).

3.2. Thị phần của công ty Samsung

Tháng 11 năm 2020, Samsung với thị phần đạt mức 33,7% tiếp tục vượt qua Apple
(30,2%) để đứng số 1 - dẫn đầu thị trường Smartphone tại Mỹ sau ba năm (2017, 2018,
2019) xếp thứ 2. Samsung đã và đang có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển kinh
tế, chính trị, truyền thông, văn hóa, đời sống xã hội ở Hàn Quốc, doanh thu của tập đoàn
đã từng chiếm tới 17% trong tổng quy mô GDP 1,100 tỷ USD của nền kinh tế Hàn Quốc
năm 2013. Samsung đã có những thành công nhất định trên thị trường thế giới nói chung,
thị trường Việt Nam nói riêng. Năm 2020, các nhà máy của tập đoàn Samsung tại Việt
Nam đã đạt doanh số xuất khẩu 57 tỷ USD. Nhiều năm gần đây, Samsung luôn giữ vị trí
top 1 tại thị phần Việt Nam. Theo báo cáo của GFK - nhà cung cấp dữ liệu và phân tích
hàng đầu thế giới cho ngành hàng tiêu dùng, tại thị trường Việt Nam nói chung, lượng
máy bán ra của Samsung cũng sụt giảm theo xu hướng chung khoảng 10% so với 2019.
Nhưng xét về thị phần dựa trên giá trị thì Samsung vẫn giữ vị trí top 1 với hơn 35.7%, tiếp
theo là Apple với thị phần khoảng 22.3%.

4
Hình 3.1: Thị phần smartphone Việt Nam giai đoạn 11/2019-11/2020

Nguồn: GFK

Hiện tại, Samsung là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới với 19% thị phần,
doanh số tăng 15% so với một năm trước. Apple trượt xuống vị trí thứ ba, đứng sau
Xiaomi, do doanh số Apple chỉ tăng 1%. Oppo và Vivo lần lượt xếp thứ tư và năm với
10% thị phần.

Hình 3.2: Năm nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới quý II/2021

Nguồn: Canalys

5
IV. Các đối thủ cạnh tranh của công ty

Samsung mở rộng quy mô hoạt động ra toàn cầu với lĩnh vực điện tử tiêu dùng bao
gồm Sản phẩm & Dịch vụ: Camera, Điện thoại thông minh, laptop, Máy quay phim,
TV, PC… Để giữ được vị trí nhất nhì toàn thế giới thì cũng không ít khó khăn, rủi ro khi
luôn đối mặt với các đối thủ cạnh tranh vô cùng lớn mạnh. Lấy dòng smartphone làm dẫn
chứng thì trong lĩnh vực kinh doanh smartphone toàn cầu, không thể thiếu đến Samsung,
Huawei và Apple, những tập đoàn công nghệ luôn dẫn đầu về doanh số smartphone tiêu
thụ trên thế giới.

Bảng 4.1. Top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới năm 2020

Nhà cung Doanh thu Thị phần Doanh thu Thị phần Tăng
cấp 2019 2019 (%) 2020 2020 (%) trưởng (%)

Samsung 296,194.0 19.2 253,025.0 18.8 -14.6

Apple 193,475.1 12.6 199,847.3 14.8 3.3

Huawei 240,615.5 15.6 182,610.2 13.5 -24.1

Xiaomi 126,049.2 8.2 145,802.7 10.8 15.7

OPPO 118,693.2 7.7 111,785.2 8.3 -5.8

Khác 565,630.0 36.7 454,799.4 33.7 -19.6

Tổng 1,540,657.0 100.0 1,347,869.8 100.0 -12.5

Nguồn: Dịch từ Gartner 

Ta thấy được năm 2020, Samsung đã trải qua mức giảm 14,6% so với cùng kỳ năm
ngoái. Nhưng điều này không ngăn cản Samsung giữ vững được vị trí là nhà cung cấp
điện thoại thông minh số 1 trên toàn cầu với số lượng bán ra 253 triệu smartphone. Mặc
dù đứng thứ nhì, nhưng với gần 200 triệu smartphone bán ra trên toàn thế giới, Apple vẫn
6
tăng trưởng dương 3.3% và không ngừng tăng lên. Không chỉ vậy, trong quý IV/2020
Apple tăng mạnh so với mức 22.2 tỷ USD cùng kỳ năm 2019. Ở những vị trí kế tiếp là
cuộc cạnh tranh của ba thương hiệu: Huawei, Xiaomi và Oppo. Nhưng Xiaomi tiếp tục
đứng thứ 3 toàn cầu về lượng điện thoại thông minh xuất xưởng với 10,8% thị phần, gần
146 triệu smartphone bán ra, tăng trưởng dương với 15.7%, đạt mức tăng trưởng so với
cùng kỳ năm ngoái. Cao nhất trong số 5 công ty điện thoại thông minh hàng đầu toàn cầu.

Tuy nhiên, Samsung khá phụ thuộc vào thị trường Mỹ với đối thủ của hãng là
Apple (cả hai luôn tranh giành vị trí số 1 trên toàn thế giới). Họ cần mở rộng thị trường ra
quốc tế và tập trung chủ yếu vào lục địa Châu Á đang phát triển với tốc độ vượt trội. Thị
trường điện tử tiêu dùng nói chung và thị trường smartphone nói riêng, Samsung luôn có
ưu và nhược điểm của mình. Với các đối thủ nặng ký, trong môi trường cạnh tranh khốc
liệt, Samsung vẫn là thương hiệu dẫn đầu trên toàn cầu cùng với lợi thế rõ ràng là công ty
thuộc hàng top về sản xuất chip và điện thoại thông minh cho đến thời điểm hiện tại. Nó
luôn luôn duy trì đủ doanh thu và lợi nhuận khi phát triển trong tương lai.

V. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty samsung

5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trên thế giới

Năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu toàn cầu lớn nhất tại khu vực châu Á
nói riêng và đồng thời xếp hạng 4 trên thế giới. Tháng 7 năm 2020, Samsung một lần nữa
tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu được yêu thích nhất châu Á trong 9
năm liên tiếp do các công ty hàng đầu, chuyên về nghiên cứu thị trường là Campaign
(Asia-Pacific) và Nielsen Media Research thực hiện. Tháng 10 năm 2020, theo công bố
của Interbrand, Samsung vượt qua nhà sản xuất xe hơi để trở thành thương hiệu đắt giá
nhất châu Á, xếp hạng 5 toàn cầu sau Google, Microsoft, Amazon và Apple. Cũng trong
năm 2020, Brand Finance - hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập của
Vương quốc Anh công bố kết quả báo cáo về thương hiệu quốc gia, theo đó, trị giá
thương hiệu Samsung được định giá xấp xỉ 95 tỷ đô la Mỹ - đứng số 1 châu Á, thứ 5 trên
thế giới, xếp trên nhiều tên tuổi lớn như Facebook, Volkswagen, Walmart, Toyota,
Huawei,... và chỉ sau 4 tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ (Amazon, Google, Apple và
Microsoft). Sang tới năm 2021, con số trên tiếp tục tăng thêm, lên mức 102,6 tỷ USD
7
nhưng Samsung vẫn giữ hạng 5 toàn cầu, ngoài ra, Samsung còn là 1 trong 16 công ty
công nghệ sáng tạo nhất thế giới với vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng của Boston
Consulting Group (giảm 1 hạng so với năm 2020).

5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ở Việt Nam

Hiện tại ở Việt Nam, Samsung Electronics đang sở hữu 4 công ty con là: 

 Samsung Display Vietnam (SDV) tại tỉnh Bắc Ninh, chuyên sản xuất màn hình;
 Samsung Electronics Vietnam (SEV) cũng tại tỉnh Bắc Ninh, chuyên sản xuất thiết
bị điện tử;  
 Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (SEVT) tại tỉnh Thái Nguyên, chuyên
sản xuất thiết bị viễn thông;
 Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) tại TP Hồ Chí Minh, chuyên
sản xuất và kinh doanh thiết bị điện tử.

Hình 5.1. Doanh thu của các nhà máy Samsung tại Việt Nam

Đơn vị tính: tỷ USD

Nguồn: Vietnambiz

Doanh nghiệp lớn nhất và đóng góp nhiều nhất vào kết quả kinh doanh của
Samsung Việt Nam là SEVT tại Thái Nguyên với doanh thu gần 26 tỷ USD và lợi nhuận
gần 2 tỷ USD. SEV và SDV tại Bắc Ninh cùng có doanh thu khoảng 18 tỷ USD nhưng lợi
nhuận của SEV cao hơn SDV tới 160%. SEHC tại TP Hồ Chí Minh có quy mô khiêm tốn
8
nhất nhưng cũng ghi nhận doanh thu 5,7 tỷ USD, tương đương trên 131.000 tỷ đồng; lợi
nhuận khoảng 400 triệu USD, tức 9.200 tỷ đồng.

Sau 13 năm, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy SEV, hiện
Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư đã tăng gấp 26
lần, lên tới 17,5 tỷ USD. Trong năm 2020, Samsung Việt Nam ghi nhận 67 tỷ USD doanh
thu và khoảng 4 tỷ USD lợi nhuận. Năm ngoái, GDP danh nghĩa của Việt Nam là khoảng
270 tỷ USD, như vậy doanh thu của Samsung tương đương 25% GDP của cả nước. Vào
thời điểm cuối năm 2020, tổng tài sản của 4 công ty con của Samsung Electronics tại Việt
Nam là 34,7 tỷ USD, tăng gần 7% so với năm 2019. 

VI. Rủi ro tỷ giá của công ty Samsung

Rủi ro tỷ giá là khi tỷ giá thay đổi dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động của công ty
theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Rủi ro tỷ giá gồm 3 loại: rủi ro giao dịch, rủi ro
kinh tế và rủi ro chuyển đổi

Đối với các công ty đa quốc gia, trong đó có Samsung, sự ảnh hưởng của biến
động tỷ giá đến tình hình hoạt động của công ty là điều không thể tránh khỏi. Theo như
Thuyết minh báo cáo tài chính, ngày 11 tháng 5 năm 2015, công ty phát hành trái phiếu
đô la thời hạn 10 năm với giá trị là 400 triệu USD. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, 400
triệu USD có trị giá tương đương 463.120 triệu KRW với tỷ giá 1157,8 KRW/USD
nhưng chỉ sau một năm 400 triệu USD chỉ bằng 435.200 triệu KRW với tỷ giá 1088
KRW/USD, trong trường hợp này tỷ giá giảm nên khoản nợ giảm 27.920 triệu KRW do
đó, công ty tiết kiệm được 27.920 triệu KRW khi quy đổi sang USD, nhưng nếu đến ngày
đáo hạn tỷ giá tăng lên công ty sẽ gặp bất lợi rủi ro giao dịch

Bên cạnh đó, ngày 27 tháng 11 năm 2015, công ty phát hành trái phiếu mệnh giá
EURO với thời hạn 7 năm với giá trị 350 triệu EUR. Với tỷ giá 1297,42 KRW/EUR, ngày
31 tháng 12 năm 2019, tổng số tiền 350 triệu EUR có trị giá tương đương 454.100 triệu
KRW nhưng đến cuối năm 2020, biến động tỷ giá dẫn đến số tiền 350 triệu EUR có giá trị
bằng 468.383 triệu KRW tăng 14.283 triệu KRW dẫn đến công ty gặp bất lợi khi chuyển
đổi từ KRW sang EUR, nếu tỷ giá tiếp tục tăng cho đến ngày trả lãi và ngày đáo hạn công
ty sẽ phải chi trả nhiều KRW hơn trong việc chuyển đổi từ KRW sang EUR. Để hạn chế,
9
phòng tránh rủi ro tỷ giá trong giao dịch, công ty đã chia các khoản vay thành nhiều đồng
tiền khác nhau.

VII. Rủi ro doanh nghiệp đặc thù công ty Samsung

Rủi ro quản trị chủ yếu do mâu thuẫn giữa mục tiêu của CTĐQG (công ty con của
CTĐQG) với mục tiêu của chính phủ nơi công ty con đặt trụ sở. CTĐQG cần kiểm soát
hiệu quả hoạt động của công ty con trong môi trường pháp lý và chính trị của nước sở tại.

Sự thành công trong mảng di động của Samsung bắt đầu gây ra những trục trặc
trong nội bộ giữa chi nhánh tại Mỹ và hội sở ở Hàn Quốc. Một nguồn tin cho biết, càng
đạt được nhiều thành công, mối quan hệ với hội sở tại Hàn Quốc của chi nhánh tại Mỹ
càng trở nên phức tạp. Thay vì được tán dương những thành tích đạt được, chi nhánh Mỹ
cảm thấy họ đang bị vùi dập. Các nhân viên tại văn phòng ở Dallas (Mỹ) bị buộc tội làm
giả mạo doanh số bán hàng, hối lộ truyền thông và hàng loạt hành động vi phạm đạo đức
khác. Sau 3 tuần làm việc, các nhân viên kiểm toán tới từ Hàn Quốc không tìm ra được
sai phạm nào tại văn phòng Mỹ. Tuy nhiên, động thái này đã gây ra ảnh hưởng vô cùng
lớn. Đáng lo ngại hơn, hội sở tại Hàn Quốc vẫn một mực cho rằng dù công ty đạt được
thành công nhưng đội ngũ nhân viên tại Mỹ vẫn không tốt.

Thực tế, trong suốt buổi gặp mặt với các chi nhánh toàn cầu tại trụ sở của Samsung
ở Hàn Quốc, ban lãnh đạo đã yêu cầu đại diện chi nhánh Mỹ đứng lên trước hàng trăm
đồng nghiệp của họ, yêu cầu mọi người vỗ tay vì đây là nhóm duy nhất gây... thất vọng
cho toàn công ty mặc dù với hầu hết mọi người, sự thật hoàn toàn ngược lại. Việc này đã
ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược kinh doanh tại chi nhánh Mỹ. Họ đã có thể tiếp tục
quảng bá thương hiệu Samsung tới Bắc Mỹ, nhưng việc đó đã không xảy ra và thông điệp
toàn cầu của Samsung không được tiếp tục mở rộng.

Samsung cần thiết lập quy trình quản lý rủi ro trong quá trình thiết kế chiến lược
doanh nghiệp, xác định những giao dịch, sự kiện có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng đến
doanh nghiệp đồng thời quản lý rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đạt được mục tiêu
của doanh nghiệp. Cần phải quy định rõ người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc đánh
giá và quản lý rủi ro. Đặc biệt cần tôn trọng các nguyên tắc kiểm soát nội bộ trong phân

10
công, phân nhiệm, cần rà soát và xây dựng các quy chế về quản lý nhằm cụ thể hoá, phân
định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.  

VII. Rủi ro quốc gia đặc thù công ty Samsung

Rủi ro quốc gia đặc thù đó chính là những rủi ro gây ảnh hưởng đến tất cả các công
ty cư trú trong quốc gia đó. 

 Rủi ro văn hóa: Sự khác biệt trong cách thức quản lý nguồn nhân sự của Samsung

Tại Hàn Quốc, người nhân viên muốn được thăng chức phải có thâm niên kinh
nghiệm. Về lãnh đạo, phong cách lãnh đạo gia trưởng gắn liền với những quy tắc mà mọi
thành viên trong công ty, kể cả lãnh đạo phải tuân theo. Họ luôn hướng đến các yếu tố
văn hóa truyền thống vì nó giúp họ thành công trong việc quản lý và điều hành công ty.
Về bổn phận cá nhân, người Hàn Quốc làm việc với tinh thần rất cao, luôn đi sớm về trễ.
Khi Samsung gia nhập vào thị trường Việt Nam, họ phải đối mặt với một cách thức quản
lý nhân sự hoàn toàn khác. Tại Việt Nam, người nhân viên được thăng tiến theo tỷ lệ đóng
góp vào thành công của công ty. Xu hướng lãnh đạo của người Việt thân thiện, thoải mái,
lắng nghe ý kiến từ nhân viên. Về phía nhân viên, họ quen với cường độ lao động
8h/ngày, vì thế năng suất yêu cầu làm việc tại Samsung gây trở ngại cho nhân viên. Chính
sự khác biệt làm cho các nhà lãnh đạo tại Hàn Quốc mất một khoảng thời gian để tiếp cận
và làm quen với việc quản lý. Nhân sự tại Việt Nam phải tập thích nghi với những nguyên
tắc và năng suất lao động.

 Rủi ro thể chế

Tại thị trường Trung Quốc, Samsung gặp khó khăn khi Trung Quốc tuyên bố phải
kiểm soát thị trường công nghệ tại nước ngoài. Ngoài ra, Trung Quốc áp dụng nhiều
chính sách khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm Smartphone nội địa như là:
Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi. Những hãng này được chính quyền Trung Quốc đa dạng
hóa hệ sinh thái cũng như ưu tiên các kênh bán hàng và phân phối có độ bao phủ lớn. Thể
chế này gây sức ép đến các nhà máy Samsung tại Trung Quốc. Vì vậy trong quý 2/2019,
Samsung chỉ bán được 700.000 chiếc Smartphone tại Trung Quốc, chiếm 0.7% thị phần.

11
Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho Samsung di dời các nhà máy sang Việt Nam và
Ấn Độ.

Samsung có thể áp dụng chiến lược quản trị rủi ro như chia sẻ quyền sở hữu làm
giảm khả năng và mức độ nghiêm trọng của tổn thất; lập công ty liên doanh nhằm tận
dụng sự hỗ trợ của nước nhận đầu tư: khai thác thông tin về kinh tế, văn hóa,... Bên cạnh
đó, quản lý rủi ro theo hướng mở rộng như tăng cường đào tạo quản lý để làm quen với
văn hóa, phong cách quản lý của nước địa phương. Hơn thế nữa, áp dụng chiến lược quản
trị rủi ro theo hướng phòng thủ với giải pháp là sẵn sàng dịch chuyển hoạt động kinh
doanh đến một nước khác.

IX. Rủi ro toàn cầu đặc thù công ty Samsung

Rủi ro toàn cầu đặc thù là những rủi ro ảnh hưởng đến CTĐQG ở mức dự án hoặc
công ty nhưng lại bắt nguồn ở cấp toàn cầu.

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã gián tiếp làm giảm mạnh doanh thu và lợi nhuận
của Samsung năm 2019. Cụ thể, theo Báo cáo tài chính năm 2019, doanh thu của Tập
đoàn Samsung  Electronics giảm 5% (tương đương 11 tỷ USD) so với năm 2018 và lợi
nhuận sau thuế giảm hơn 50% (từ 38 tỷ xuống 18,7 tỷ USD). Do đó Samsung đã nỗ lực
phát triển các sản phẩm có hiệu quả năng lượng cao, lắp đặt thiết bị có lượng phát thải khí
nhà kính tối thiểu (GHG) và khai thác năng lượng mới có thể tái tạo. Samsung cần giảm
phát thải khí nhà kính (GHG) tại các cơ sở, mở rộng quản lý năng lượng tại các cơ sở,
quản lý các loại phát thải khí nhà kính khác, hỗ trợ các nhà cung cấp sử dụng năng lượng
tái tạo... Ngoài ra, Samsung còn ứng dụng Internet Vạn Vật (IoT) vào hệ thống giám sát
và môi trường kiểm soát chủ động trong các hệ thống như sưởi ấm, thông gió và điều hòa
không khí… tại Hàn Quốc và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

Bên cạnh đó, Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp lao
đao, Samsung cũng là hãng đã gánh chịu ảnh hưởng từ đại dịch này. Trong thời gian đầu
khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, Samsung đã gặp một số khó khăn về vấn đề nguyên vật
liệu cho sản xuất ví dụ như các linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc. Doanh số của
Samsung năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng không đạt mức kỳ vọng, với

12
mức lợi nhuận chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 44,9 tỷ USD và lợi
nhuận hoạt động đạt 5,2 tỷ USD.

X. Nhận xét, kết luận về công ty Samsung

Trong suốt hơn 80 năm xây dựng và phát triển, Samsung đã không ngừng góp
phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua các lĩnh vực kinh doanh đa dạng bao
gồm những công nghệ tiên tiến, công trình xây dựng các nhà máy và nhà chọc trời, chất
hóa dầu, thời trang, dược phẩm, tài chính, khách sạn và hơn thế nữa. Công ty chính
Samsung Electronics, dẫn đầu thị trường thế giới trong lĩnh vực sản xuất điện tử công
nghệ cao và truyền thông kỹ thuật số. Các chiến lược bảo tồn và giải pháp thân thiện với
môi trường của Samsung dẫn đường đến một tương lai bền vững hơn. Samsung sử dụng
công nghệ và nguồn lực của mình để hỗ trợ cộng đồng địa phương và tạo cơ hội cho
những người đổi mới tiếp theo. Tận dụng tối đa công nghệ với các công cụ và nguồn lực
cho một lối sống kỹ thuật số lành mạnh. Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa
nhập, tôn trọng các nền tảng và quan điểm khác nhau.

Thông qua những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến và uy tín, những con người tài
năng, phương thức kinh doanh có trách nhiệm và tư cách một công dân toàn cầu, cùng sự
hợp tác với các đối tác và khách hàng, Samsung dẫn dắt thế giới đến những hướng đi mới
đầy tính tưởng tượng. Samsung hiện có thể sản xuất những mặt hàng trên với giá rẻ, tốc
độ nhanh và dư khả năng địch lại các công ty điện tử hùng mạnh. Từ năm 2016 đến nay,
Samsung vẫn luôn dẫn đầu hàng loạt bảng xếp hạng về sức ảnh hưởng trên thị trường
Châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Với nhiều phát minh công nghệ đột phá,
Samsung trở thành một trong những thương hiệu đắt giá nhất trên thế giới. Vào năm
2020, Samsung vượt qua nhiều tên tuổi lớn trở thành thương hiệu được yêu thích nhất
Châu Á trong 9 năm liền.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Linh (2020), Thị trường smartphone Việt 2020: Các ông lớn không còn “ăn
ngon ngủ yên”, truy cập tại <https://vov.vn/doanh-nghiep/thi-truong-smartphone-
viet-2020-cac-ong-lon-khong-con-an-ngon-ngu-yen-827871.vov>, [25/10/2021]
2. Du Lam (2021), Xiaomi vượt Apple, đứng thứ 2 thị trường smartphone, truy cập tại
<https://vov.vn/cong-nghe/tin-moi/xiaomi-vuot-apple-dung-thu-2-thi-truong-
smartphone-874394.vov>, [26/10/2021].
3. Đàm Vân (2015), Thất bại của Samsung: Đáng sợ nhất là không biết vì sao mình
thành công, truy cập tại <https://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/that-bai-cua-
samsung-dang-so-nhat-la-khong-biet-vi-sao-minh-thanh-cong-p2-
20150301235348309.chn>, [24/10/2021]
4. Đức Quyền (2020), Samsung tại Việt Nam: Doanh thu mỗi năm 1,6 triệu tỉ đồng,
bằng 26% GDP cả nước, truy cập tại <https://vietnambiz.vn/samsung-tai-viet-
nam-doanh-thu-moi-nam-16-trieu-ti-dong-bang-26-gdp-ca-nuoc-
20201025163518261.htm>, [27/10/2021]
5. HEBE, N. (2020), Samsung - 82 năm hình thành & phát triển, từ cửa hàng cá khô
đến ông trùm kinh tế Hàn Quốc, truy cập tại
<https://thongtinhanquoc.com/samsung/>, [25/10/2021].
6. HEBE, N. (2021), Samsung: 82 năm hình thành & phát triển, từ cửa hàng cá khô
đến ông trùm kinh tế Hàn Quốc, truy cập tại
<https://thongtinhanquoc.com/samsung/>, [28/10/2021].
7. Khiêm, K. (2020), Ma trận SWOT của Samsung năm 2020: Phân tích, đánh giá chi tiết,
truy cập tại <từ https://marketingai.admicro.vn/ma-tran-swot-cua-samsung/>, [27/10/2020]
8. Khoa, N. (2021), Samsung - Lịch sử phát triển trở thành đế chế hàng đầu châu Á,
truy cập tại <https://phongvu.vn/cong-nghe/samsung-lich-su-phat-trien-tro-thanh-
de-che-hang-dau-chau-a/#khoang-thoi-gian-dau-tap-doan-samsung-hinh-thanh>,
[28/10/2021].
9. Nguyễn Duy Linh (2020), Samsung tiếp tục giữ vị trí Top 1 thị phần tại Việt Nam
năm 2020, thành quả đến từ dòng Galaxy A và Galaxy M quá xuất sắc, truy cập tại
<https://www.thegioididong.com/tin-tuc/samsung-giu-vi-tri-top-1-thi-phan-tai-
viet-nam-nam-2020-1316005> , [26/10/2021].
10. Nguyễn Long (2021), Samsung đẩy mạnh đầu tư hơn 200 tỷ USD cho... chip, truy
cập tại <https://thitruongtaichinhtiente.vn/samsung-day-manh-dau-tu-hon-200-ty-
usd-cho-chip-36820.html>, [24/10/2021]
11. Samsung, Giới thiệu về chúng tôi, truy cập tại
<https://www.samsung.com/vn/about-us/company-info/>, [24/10/2021]
12. Samsung, Notes to the consolidated financial statements, truy cập tại
<https://images.samsung.com/is/content/samsung/assets/global/ir/docs/
2020_con_quarter04_note.pdf>, [24/10/2021]
13. Samsung, Wikipedia Bách khoa toàn thư mở, truy cập tại <
https://vi.wikipedia.org/wiki/Samsung >, [26/10/2021].
14. Song Ngọc (2021), Samsung ở Việt Nam: Lợi nhuận 4 tỷ USD, doanh thu tương
đương 25% GDP cả nước, truy cập tại <https://vietnambiz.vn/samsung-o-viet-
nam-loi-nhuan-4-ty-usd-doanh-thu-tuong-duong-25-gdp-ca-nuoc-
20210418211522004.htm>, [25/10/2021]
15. Thanh Trần (2021), Lợi nhuận của Samsung tăng 21,48% trong năm 2020, truy
cập tại <https://nhadautu.vn/loi-nhuan-cua-samsung-tang-2148-trong-nam-2020-
d47964.html>, [26/10/2021]
16. Vinh, H. (2021), Thị trường smartphone tăng trưởng mạnh, Apple vẫn dẫn đầu
toàn cầu, truy cập tại <https://vneconomy.vn/thi-truong-smartphone-tang-truong-
manh-apple-van-dan-dau-toan-cau.htm>, [27/10/2021].
17. Yên, Đ. (2020), Lee Byung Chul & Những điều đặc biệt về cuộc đời người sáng
lập tập đoàn Samsung, truy cập tại
<https://thongtinhanquoc.com/lee-byung-chul/#4_Lee_Byung_Chul_-
_nguoi_di_truoc_thoi_dai>, [ngày 25/10/2021].

You might also like