You are on page 1of 72

Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt

Động Kinh Doanh


Quan Tri Kinh Doanh 1 (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Studocu n'est pas sponsorisé ou supporté par une université ou un lycée


Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ
MINH
-----***-----

TRẦN MẠNH DŨNG

QUẢN TRỊ CÔNG TY, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH


VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh –

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ
MINH
-----***-----

TRẦN MẠNH DŨNG

QUẢN TRỊ CÔNG TY, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH


VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT
NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân


hàng Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

Tp. Hồ Chí Minh –

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---***---

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản trị công ty, Đòn bẩy tài
chính và Hiệu quả hoạt động kinh doanh: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Các kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa từng
được công bố trong bất kì công trình nào khác. Kết quả kiểm tra Turnitin là 13%.

TP.HCM,

Tác giả khóa luận tốt nghiêp

Trần Mạnh Dũng

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................2

1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..............................3

2.1. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................3

2.1.1. Định nghĩa Quản trị công ty..........................................................................3

2.1.2. Cơ cấu quản trị của công ty cổ phần niêm yết...............................................4

2.1.3. Mối quan hệ giữa Quản trị công ty, Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt
động kinh doanh......................................................................................................6

2.2. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................7

PHẦN 3: CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG.......9

3.1. Dữ liệu............................................................................................................9

3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................9

3.3. Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................ 10

3.3.1. Tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính...........................10

3.3.2. Tác động của Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh.....16

3.3.3. Tác động của Đòn bẩy tài chính lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh . .22

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

3.3.4. Tác động trung gian của Đòn bẩy tài chính trong mối quan hệ giữa
Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh.......................................... 23

3.4. Mô hình ước lượng....................................................................................... 25

3.4.1. Các biến của mô hình............................................................................ 25

3.4.2. Mô hình ước lượng................................................................................ 29

PHẦN 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.................................................................... 32

4.1. Mô tả thống kê............................................................................................. 32

4.2. Ma trận hệ số tương quan............................................................................. 33

4 3. Những tác động của hoạt động Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính36

4.4. Những tác động của Quản trị công ty và Đòn bẩy tài chính đối với Hiệu quả
hoạt động của công ty............................................................................................ 38

4.5. Kiểm tra tính vững....................................................................................... 43

4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.......................................................................... 51

PHẦN 5: KẾT LUẬN............................................................................................... 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Các biến của mô hình............................................................................... 27


Bảng 4.1: Thống kê các yếu tố Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động..................32
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan.........................................................................34
Bảng 4.3: Tác động đến Đòn bẩy tài chính............................................................... 37
Bảng 4.4: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty............................................ 40
Bảng 4.5: Hồi quy theo Đòn bẩy tài chính tại công ty nhỏ và công ty lớn...............44
Bảng 4.6: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động công ty nhỏ và công ty lớn.................46
Bảng 4.7: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động của công ty......................................... 48
Bảng 4.8: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động của công ty lớn và công ty nhỏ...........49

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Hình 2.1: Hệ thống Quản trị công ty........................................................................... 3


Hình 2.2: Cơ cấu quản trị công ty cổ phần niêm yết................................................... 5
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 8

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

PHẦN 1:MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn
cầu, áp lực cạnh canh đối với các doanh nghiệp trong nước ngày càng khốc
liệt. Điều đó đòi hỏi các công ty Việt Nam phải hoàn thiện, nâng cao năng lực
quản trị từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển
trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng phát triển năng động. Hiện
nay, thiếu hụt nguồn vốn, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ bên
ngoài là một trong những rào cản trọng yếu trong quá trình phát triển của các
doanh nghiệp nội địa. Quản trị công ty hiệu quả giúp nâng cao uy tín của công
ty trên thị trường từ đó có thể tiếp cận được nhiều hơn với các nguồn vốn bên
ngoài giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội đầu tư hiệu quả, mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao Hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng
của Quản trị công ty đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, bài
nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa Quản trị công ty với
Hiệu quả hoạt động kinh doanh, và Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian của
mối quan hệ này. Dựa trên cơ sở lý luận đó, bài nghiên cứu tiến hành kiểm tra
thực nghiệm đối với các công ty đại chúng đang niêm yết trên sàn chứng
khoán Việt Nam. Cơ sở lý luận cùng với kết quả thực nghiệm của bài nghiên
cứu giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng của Quản trị công ty đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, từ đó, áp dụng vào thực tiễn kinh doanh. Quản trị công ty
khoa học giúp doanh nghiệp thúc đẩy Hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường vốn và giảm
chi phí vốn hay vững mạnh hóa năng lực tài chính, nâng cao uy tín của công ty
trên thương trường. Đó là một động lực quan trọng giúp phát triển kinh tế đất
nước một cách bền vững trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới ngày nay.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu có hai mục tiêu chính:


(i) Xem xét tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính và Hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt
Nam.
(ii) Xem xét Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa
Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Mẫu dữ liệu của bài nghiên cứu bao gồm dữ liệu của 232 doanh nghiệp niêm
yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX hoạt động trong lĩnh vực phi tài
chính. Các công ty này nằm trong bảng xếp hạng VNR500 – top 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016. Nguồn dữ liệu bao gồm: báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, và các báo cáo liên quan khác
được các doanh nghiệp công bố trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2016.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh phương pháp nghiên cứu lý thuyết để có cơ sở lý luận cho thực
nghiệm, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để đo lường mối
quan hệ giữa các biến nghiên cứu, cụ thể là ước lượng hồi quy tuyến tính theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least Squares). Tuy
nhiên, để xác minh hướng quan hệ nhân quả và giải quyết vấn đề nội sinh, bài
nghiên cứu sử dụng độ trễ 1 năm cho tất cả các biến độc lập và biến kiểm soát.
Đồng thời, bài nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy đa biến bằng phương
pháp sử dụng mô hình Tác động cố định (Fixed Effects Model) để có được kết
quả vững nhất.

Các nội dung của bài nghiên cứu được sắp xếp theo trình tự: Phần 2 trình bày
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu để đưa ra cơ sở lý luận cho nghiên cứu
thực nghiệm, Phần 3 trình bày nội dung nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm: dữ
liệu, phương pháp nghiên cứu và mô hình ước lượng. Kết quả thực nghiệm
được đưa ra trong Phần 4 và đi đến Kết luận ở Phần 5.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

PHẦN 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Định nghĩa Quản trị công ty

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic
Cooperation and Development) đã đưa ra định nghĩa chi tiết về Quản trị công
ty trong “Các nguyên tắc Quản trị công ty” như sau: “Quản trị công ty là hệ
thống các luật lệ, quy tắc, quy trình nội bộ và việc thực thi các nội dung đó
nhằm định hướng, điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan
hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với
các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề
ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những
mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị
công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội
đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông,
cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty
một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một
cách tốt hơn”.

Theo đó, hệ thống Quản trị công ty được khái quái trong hình 2.1 dưới đây:

Hình 2.1: Hệ thống Quản trị công ty


(Nguồn: Tổ chức Tài chính quốc tế IFC)

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

Quản trị công ty xác lập, điều chỉnh một hệ thống các mối quan hệ. Mối quan
hệ trung tâm là giữa các cổ đông và Ban giám đốc. Các cổ đông góp vốn đầu
tư vào công ty dưới hình thức cổ phần với mục đích thu lợi nhuận, trong khi
đó, Ban giám đốc tiếp nhận nguồn vốn, vận hành doanh nghiệp vì lợi ích của
cổ đông và có trách nhiệm báo cáo cho các cổ đông về tình hình tài chính,
kinh doanh của công ty một cách minh bạch theo các cơ chế báo cáo nhất
định. Ban giám đốc hoạt động dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, một thể
chế do các cổ đông bầu ra để đại diện cho quyền lợi của cổ đông. Bên cạnh đó,
Quản trị công ty còn điều chỉnh các mối quan hệ giữa công ty và các bên có
quyền lợi liên quan như: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ, các cơ
quan nhà nước. Các bên liên quan của hệ thống các mối quan hệ này có lợi ích
khác nhau, do đó, tồn tại các xung đột lợi ích như giữa giữa cổ đông và Ban
giám đốc, giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số, cổ đông kiểm soát và cổ
đông không kiểm soát. Quản trị công ty phân chia trách nhiệm, quyền lợi của
các bên liên quan một cách phù hợp để giải quyết vấn đề xung đột lợi ích
trong quá trình thiết lập, hoàn thành các mục tiêu đề ra và giám sát việc thực
hiên các mục tiêu đó, qua đó gia tăng giá trị của công ty cũng như lợi ích của
các cổ đông.

2.1.2. Cơ cấu quản trị của công ty cổ phần niêm yết

Cơ cấu Quản trị tiêu biểu của công ty cổ phần niêm yết được khái quát trong
hình 2.2 dưới đây:

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

Hình 2.2: Cơ cấu quản trị công ty cổ phần niêm yết


(Nguồn: Tổ chức Tài chính quốc tế IFC)

Các chủ thể quản trị mang tính bắt buộc bao gồm:

i) Đại hội đồng cổ đông là chủ thể quản trị có quyền quyết định cao nhất
trong cơ cấu quản trị, thường quyết định các vấn đề trọng yếu như: bầu
cử, bãi nhiệm nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, phê
chuẩn báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, phân chia lợi nhuận, thay
đổi vốn điều lệ, sửa đổi bổ sung điều lệ, tái tổ chức và giải thể, và các
giao dịch đặc biệt.
ii) Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện chức năng
đại diện, hoạt động vì lợi ích của công ty và cổ đông. Hội đồng quản trị
chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, mục tiêu dài hạn của công ty, đề
ra kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính thường niên, đồng thời, chỉ
đạo, giám sát hoạt động của Ban giám đốc cũng như các hệ thống kiểm
soát tài chính.
iii) Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh hàng
ngày của công ty, triển khai các quyết định của Hội đồng quản trị.
iv) Ban kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, độc lập với Hội đồng
quản trị và Ban giám đốc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, theo đó,

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

đảm bảo sự tin cậy, chính xác của báo cáo tài chính, hoạt động kinh
doanh của công ty có hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật
cũng như các quy trình, quy định nội bộ của công ty.
v) Kiểm toán độc lập là thể chế độc lập với công ty, do Đại hội đồng cổ
đông lựa chọn trong số các công ty kiểm toán được Bộ Tài Chính cấp
phép, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, chuẩn bị báo cáo kiểm
toán và trình lên Hội đồng quản trị.
vi) Thư kí công ty đóng vai trò hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội
đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định.

Bên cạnh đó, các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị được thành lập tùy theo
đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như: ủy ban kiểm toán, ủy ban chính
sách phát triển, ủy ban nhân lực, ủy ban lương thưởng, các ủy ban khác trực
thuộc Hội đồng quản trị.

2.1.3. Mối quan hệ giữa Quản trị công ty, Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả
hoạt động kinh doanh

Theo các nghiên cứu trước đây, có nhiều kết luận liên quan giữa Quản trị công
ty và hiệu quả hoạt động của công ty, ví dụ như Claessens (200) kết luận Quản
trị công ty hiệu quả sẽ giúp công ty dễ dàng thu hút được nguồn vốn từ bên
ngoài, từ đó giảm chi phí vốn, gia tăng hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu của
Agrawal và Knoeber (1996) và Bhagat và Bolton (2008) lại chỉ ra mối quan hệ
tương quan âm giữa yếu tố giám đốc là thành viên hội đồng quản trị và hiệu
quả hoạt động của công ty, nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp yếu kém
thường có xu hướng bổ nhiệm giám đốc là thành viên hội đồng quản trị nhưng
không cải thiện hiệu suất hoạt động. Nghiên cứu của Yermack (1996) cho rằng
số lượng thành viên HĐQT càng ít thì hiệu quả hoạt động của công ty càng
tốt. Như vậy, có thể thấy Quản trị công ty có mối tương quan với hiệu quả
hoạt động của công ty.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

Đòn bẩy tài chính có mối tương quan đến hiệu quả hoạt động của công ty, các
nghiên cứu trước đây chỉ ra đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động, các nhà quản trị công ty có thể tối đa hóa hiệu quả hoạt động công ty và
giảm thiểu chi phí tài chính bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính. Theo nghiên
cứu của Antoniou và cộng sự (2008) kết luận rằng có mối tương quan âm giữa
Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Zhang
(2014) chỉ ra rằng sự thay đổi trong Đòn bẩy tài chính của công ty sẽ có mối
tương quan âm đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Vithessonthi và Tongurai
(2015) nhận thấy rằng Đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với kết quả
hoạt động của các công ty ở Thái Lan. Các nghiên cứu này phù hợp với quan
điểm cho rằng chi phí tài chính lớn hơn lợi ích đạt được của việc tài trợ.
Ngược lại, nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) nhận thấy rằng Đòn
bẩy tài chính có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động công ty.
Nghiên cứu của Berger và Bonaccorsi di Patti (2006) chỉ ra rằng Đòn bẩy tài
chính cao hơn hoặc tỷ lệ vốn cổ phần thấp hơn có tác động tích cực hơn đến
Hiệu quả hoạt động của công ty.

2.2. Mô hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Đòn bẩy tài
chính, mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh,
đồng thời, xem xét Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian của mối quan hệ
giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất


Bài nghiên cứu kiểm chứng các mối quan hệ trên theo trình tự như sau:

(1) Kiểm nghiệm tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính
(2) Kiểm nghiệm tác động của Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động
kinh doanh
(3) Kiểm nghiệm tác động của Đòn bẩy tài chính lên Hiệu quả hoạt động
kinh doanh đồng thời kiểm nghiệm mối quan hệ giữa Quản trị công ty,
Đòn bẩy tài chính, và Hiệu quả hoạt động kinh doanh (sử dụng hồi quy
hai biến) để chứng minh Đòn bẩy tài chính là biến trung gian trong mối
quan hệ này.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

PHẦN 3: CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ƯỚC


LƯỢNG 3.1. Dữ liệu

Mẫu dữ liệu của bài nghiên cứu bao gồm dữ liệu của 232 doanh nghiệp niêm
yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX hoạt động trong lĩnh vực phi tài
chính. Các công ty này nằm trong bảng xếp hạng VNR500 – top 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016. Nguồn dữ liệu bao gồm: báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, và các báo cáo liên quan khác
được các doanh nghiệp công bố trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2016.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu có một số phương pháp chính phân tích dữ liệu được áp dụng
để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu chính của bài nghiên
cứu là liệu Đòn bẩy tài chính có phải là trung gian của việc Quản trị công ty
tác động đến kết quả hoạt động của công ty hay không. Bài nghiên cứu kiểm
tra các giả thuyết trong phần 2 và câu hỏi nghiên cứu rằng Đòn bẩy tài chính
có phải là một biến trung gian giữa hoạt động Quản trị công ty và Hiệu quả
hoạt động của công ty hay không thông qua ước lượng hồi quy tuyến tính theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least Squares). Để giải
quyết vấn đề nội sinh, bài nghiên cứu sử dụng độ trễ 1 năm cho tất cả các biến
độc lập và biến kiểm soát.

Để đánh giá tác động của Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính, bài
nghiên cứu ước lượng hồi quy phương trình với các biến Đòn bẩy tài chính,
các biến Quản trị công ty và các biến kiểm soát. Bài nghiên cứu sử dụng ước
lượng theo mô hình Tác động cố định (Fixed Effects Model) để kiểm soát các
đặc tính của công ty là không đổi và để kiểm soát các ảnh hưởng của việc thời
gian thay đổi sẽ không ảnh hưởng toàn bộ mẫu dữ liệu nghiên cứu của các
công ty. Bài nghiên cứu khắc phục vấn đề nội sinh bằng cách lấy độ trễ tất cả
các biến số độc lập và biến kiểm soát ở phương trình hồi quy, đồng thời giải
quyết vấn đề về mối quan hệ nhân quả.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

10

3.3. Các giả thuyết nghiên cứu


3.3.1. Tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị mức độ sử dụng nợ phải trả (chủ yếu là vốn
vay) trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích gia tăng tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu
của công ty. Khi tăng cường sử dụng Đòn bẩy tài chính một mặt góp phần cải
thiện Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE) mặt khác làm gia tăng rủi ro tài
chính. Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2014) cho rằng cấu trúc vốn của
công ty chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm hoạt động và mâu thuẫn lợi ích giữa
người quản lý và các cổ đông. Theo đó, Quản trị công ty có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc sử dụng Đòn bẩy tài chính, từ đó tác động tới Hiệu quả hoạt động
kinh doanh.

3.3.1.1. Quy mô Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính

Hội đồng quản trị là chủ thể quan trọng nhất trong cơ chế Quản trị công ty, có
nhiệm vụ định hướng chiến lược và giám sát việc thực hiện chiến lược đã đề
ra. Đặc điểm của Hội đồng quản trị có ảnh hưởng lên các lựa chọn chiến lược,
các quyết định đầu tư và thái độ đối với rủi ro. Chủ nợ, cổ đông bên ngoài đặt
niềm tin vào Hội đồng quản trị theo đó Hội đồng quản trị có năng lực đưa ra
các quyết định đầu tư hiệu quả, đảm bảo tính trung thực, tin cậy của dữ liệu,
thông tin công bố sẽ có khả năng huy động nguồn vốn bên ngoài cao hơn.

Không có chuẩn mực rõ ràng nào về quy mô Hội đồng quản trị là phù hợp.
Nghiên cứu của Uchida (2011) cho rằng số lượng người trong Hội đồng quản
trị tối ưu phụ thuộc vào đặc điểm của từng công ty, chi phí giám sát và đặc
điểm hoạt động của công ty. Thông thường các công ty cho rằng số lượng
người trong hội đồng quản trị là từ 5 đến 12 thành viên, tùy thuộc vào quy mô,
loại hình và đặc điểm hoạt động kinh doanh. Các nghiên cứu trước đây cung
cấp các kết quả về mối quan hệ giữa quy mô Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài
chính. Nghiên cứu của Jensen (1986) nhận thấy rằng các công ty có quy mô

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

11

càng lớn sử dụng Đòn bẩy tài chính càng cao, ngược lại, công ty có quy mô
càng nhỏ thì có Đòn bẩy tài chính càng thấp; bài nghiên cứu cũng cho thấy các
công ty có số lượng người trong Hội đồng quản trị lớn thường sử dụng các
khoản tài trợ từ nợ hơn là tài trợ từ vốn cổ phần. Mối tương quan dương giữa
quy mô Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính ủng hộ quan điểm: Số lượng
người trong Hội đồng quản trị lớn có mạng lưới mối quan hệ (networking) tốt
cho phép họ tiếp cận với nhiều nguồn tài chính bên ngoài hơn, đồng thời, một
Hội đồng quản trị có năng lực, kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau sẽ có khả năng nhận biết và đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn do
đó tăng khả năng thuyết phục được chủ nợ và các cổ đông bên ngoài cung cấp
vốn. Như vậy, bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết 1.1: Quy mô của Hội đồng quản trị có mối tương quan dương đối
với Đòn bẩy tài chính.

3.3.1.2. Số lượng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài
chính

Theo quy định Khoản 5, Điều 13, Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về
Quản trị công ty đại chúng thì “cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công
ty niêm yết phải đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là
thành viên độc lập”. Tính độc lập thể hiện qua độc lập về quan hệ nhân thân,
độc lập trong quan hệ sở hữu và kinh tế đối với ban điều hành, cổ đông chi
phối, có quyền kiểm soát và cổ đông lớn. Trong các doanh nghiệp có cơ cấu
sở hữu tập trung, các cổ đông lớn nắm quyền chỉ đạo, giám sát, điều hành
thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị, do đó, các thành viên độc lập
trong Hội đồng quản trị có vai trò cân đối quyền lực trong Hội đồng quản trị,
bảo vệ lợi ích của các cổ đông nhỏ lẻ, cổ đông không có quyền kiểm soát. Các
thành viên Hội đồng quản trị độc lập ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn độc
lập theo quy định của pháp luật còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực,
trình độ đáp ứng nhu cầu điều hành công ty.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

12

Các thành viên Hội đồng quản trị độc lập có kiến thức, thông tin và các mối
quan hệ cho phép công ty tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài nhiều hơn.
Với cơ cấu Hội đồng quản trị có tỷ lệ thành viên độc lập lớn thể hiện sự công
khai, minh bạch trong hoạt động của công ty giúp chủ nợ, các cổ đông nhỏ lẻ
yên tâm hơn khi đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, tính độc lập cao của Hội
đồng quản trị cho phép công ty có thể sử dụng Đòn bẩy tài chính cao hơn.
Nghiên cứu của Berger và cộng sự (1997) cho rằng khi có nhiều thành viên
độc lập trong Hội đồng quản trị thì công ty sử dụng Đòn bẩy tài chính cao hơn
ủng hộ quan điểm có mối tương quan dương giữa số lượng thành viên Hội
đồng quản trị độc lập và Đòn bẩy tài chính. Do đó, bài nghiên cứu đề xuất giả
thuyết sau:

Giả thuyết 1.2: Số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị có mối
tương quan dương với Đòn bẩy tài chính.

3.3.1.3. Quy mô của ban kiểm soát và Đòn bẩy tài chính

Theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp, Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành
công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các
nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát là một chủ thể quản trị độc lập, đảm bảo
sự tin cậy, chính xác của báo cáo tài chính, đảm bảo hoạt động kinh doanh của
công ty có hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như các quy
trình, quy định nội bộ của công ty.

Nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2004), Harris và Raviv (2008) cho rằng
ban kiểm soát có trách nhiệm tư vấn lựa chọn kiểm toán viên độc lập, tăng độ
tin cậy và chất lượng của các báo cáo tài chính, công bố thông tin minh bạch.
Bài nghiên cứu cho rằng Ban kiểm soát hoạt động hiệu quả sẽ cho phép các
doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính bên ngoài. Theo đó, bài
nghiên cứu kì vọng có mối tương quan dương giữa Quy mô Ban kiểm soát và
Đòn bẩy tài chính do Ban kiểm soát đảm bảo các hoạt động quản lý, điều

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

13

hành, các hoạt động kinh tế, các giao dịch kinh tế tuân thủ đúng quy trình, quy
định nội bộ của công ty và quy định của pháp luật cũng như tính trung thực,
tin cậy của các thông tin tài chính cung cấp cho các chủ nợ và nhà đầu tư. Tuy
nhiên, đối với các công ty đã sử dụng Đòn bẩy tài chính cao, rủi ro tài chính
lớn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính của doanh
nghiệp, Ban kiểm soát có thể giảm bớt việc sử dụng Đòn bẩy tài chính đưa rủi
ro tài chính về mức độ doanh nghiệp có thể chấp nhận. Bài nghiên cứu đề xuất
một giả thuyết như sau:

Giả thuyết 1.3: Quy mô Ban kiểm soát có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài
chính.

3.3.1.4. Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính

Các nghiên cứu gần đây cho rằng thành viên nữ có thể nâng cao Hiệu quả hoạt
động của Hội đồng quản trị. Na Uy là nước đầu tiên quy định bầu thành viên
nữ vào Hội đồng quản trị với tỷ lệ tối thiểu 40%. Nghiên cứu của Zelechowski
và Bilimoria (2004) cho rằng thành viên nữ của Hội đồng quản trị có thể hỗ
trợ quản lý nội bộ công ty bằng cách sử dụng các kỹ năng và kiến thức về
quản lý nhân sự, quản lý truyền thông và quan hệ công chúng tốt hơn nam
giới. Một nghiên cứu khác của Strøm và cộng sự (2014) sử dụng mẫu dữ liệu
của các công ty ở 73 quốc gia trong giai đoạn 1998-2008 cho thấy các thành
viên nữ trong Hội đồng quản trị giúp công ty dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn
bên ngoài từ đó nâng cao Hiệu quả hoạt động tài chính. Tuy nhiên, thành viên
nữa thường có xu hướng e ngại rủi ro và cẩn trọng hơn trong các quyết định
đầu tư và huy động vốn đầu tư. Điều này bổ trợ cho luận điểm thành viên nữ
của Hội đồng quản trị có xu hướng cắt giảm việc sử dụng Đòn bẩy tài chính
của công ty để giảm rủi ro về tài chính, điều này cho thấy có mối tương quan
âm giữa thành viên nữ và Đòn bẩy tài chính. Bài nghiên cứu này đưa ra giả
thiết rằng:

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

14

Giả thuyết 1.4: Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có mối tương
quan âm với Đòn bẩy tài chính.

3.3.1.5. Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Đòn bẩy
tài chính

Cơ cấu quản trị trong đó Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị
có thể gây ra xung đột lợi ích vì làm giảm tính độc lập của Hội đồng quản trị
hay nói cách khác chức năng giám sát của Hội đồng quản trị bị ảnh hưởng.
Một số nghiên cứu cho rằng Chủ tịch Hội đồng quản trị không nên nắm giữ
chức Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị không nên là thành
viên trong Ban điều hành của công ty. Giám đốc điều hành không kiêm Chủ
tịch Hội đồng quản trị cho phép tách biệt rõ ràng giữa việc hoạch định và thực
thi chính sách. Nghiên cứu của Dey và cộng sự (2011) cho thấy nếu Giám đốc
điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị thì chi phí hoạt động của công ty sẽ
tăng lên nhiều hơn, do khả năng giám sát hoạt động của Giám đốc điều hành
giảm. Nghiên cứu của Simpson và Gleason (1999) cho thấy Giám đốc điều
hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị làm gia tăng tập trung quyền lực, do đó
làm giảm tính hiệu quả của cơ chế giám sát trong Quản trị công ty và dẫn đến
việc sử dụng đòn bẩy dưới mức hiệu quả hoặc quá cao, tùy thuộc vào mức độ
khẩu vị rủi ro của Giám đốc điều hành kiêm nhiệm. Giả sử một công ty có
Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị và một công ty không tồn
tại vấn đề kiêm nhiệm và cả hai đều chấp nhận rủi ro tương đối cao, thì Đòn
bẩy tài chính có xu hướng cao hơn ở công ty có kiêm nhiệm. Ngược lại, khi
các Giám đốc điều hành e ngại rủi ro thì Đòn bẩy tài chính có xu hướng thấp
hơn đối với các doanh nghiệp có Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng
quản trị so với các công ty không có vấn đề kiêm nhiệm. Bài nghiên cứu đưa
ra giả thuyết rằng:

Giả thuyết 1.5: Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị có mối
tương quan âm đến Đòn bẩy tài chính.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

15

3.3.1.6. Cơ cấu sở hữu cổ phần và Đòn bẩy tài chính

Các nghiên cứu trước cho thấy rằng cơ cấu sở hữu tập trung một mặt dẫn tới
xung đột lợi ích giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số, mặt khác sở hữu tập
trung sẽ giúp thống nhất hơn trong việc định hướng, điều hành và thực thi
chính sách, mục tiêu của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Claessens và Fan
(2002), Wiwattanakantang (1999) cho rằng cơ cấu sở hữu của một công ty có
tác động đến cơ cấu vốn của công ty. Các công ty sở hữu gia đình thường có
mức nợ vay cao so với các công ty khác. Nghiên cứu của Wiwattanakantang
(1999) cho thấy rằng cơ cấu sở hữu tập trung cổ phần có mối tương quan
dương đến Đòn bẩy tài chính. Nghiên cứu của Paligorova và Xu (2012) nhận
thấy rằng các công ty có cơ cấu tập trung về quyền sở hữu có mức đòn bẩy cao
hơn đáng kể so với các doanh nghiệp không sở hữu tập trung cổ phần. Bài
nghiên cứu giả thiết rằng:

Giả thuyết 1.6: Mức độ sở hữu cổ phần tập trung có mối tương quan dương
đến Đòn bẩy tài chính.

3.3.1.7. Sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc và Đòn bẩy tài chính

Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối tương quan giữa việc sở hữu cổ phần và
đòn bẩy tài chính, các nghiên cứu bao gồm Agrawal và Mandelker (1987),
Timothy và cộng sự (1999). Nghiên cứu của Agrawal và Mandelker (1987)
nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng cổ phiếu nắm giữ bởi Ban Giám đốc và
các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Timothy và cộng sự
(1999) cho thấy có mối tương quan dương giữa việc sở hữu cổ phần của nhà
quản lí và đòn bẩy tài chính, với mẫu dữ liệu 216 công ty tại Australia trong
giai đoạn 1989-1995. Từ đó, bài nghiên cứu đề xuất rằng:

Giả thuyết 1.7: Việc sở hữu cổ phần của giám đốc có mối tương quan dương
với Đòn bẩy tài chính.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

16

3.3.2. Tác động của Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Quản trị công ty là hoạt động giám sát và quản lý công ty, là quá trình xác lập
mục tiêu và thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Quản trị
công ty tốt khuyến khích các công ty tạo ra giá trị thông qua các hoạt động
nghiên cứu, phát triển, và đổi mới. Việc thiết lập và phát triển hệ thống Quản
trị công ty hiệu quả, nâng cao tính minh bạch của thông tin cung cấp giúp
nâng cao Hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị dài hạn cho công ty và
các cổ đông.

Các nghiên cứu trước đây của Connelly và cộng sự (2012), Mak và Kusnadi
(2005) cho rằng Quản trị công ty có mối tương quan đến Hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Trong phần này, bài nghiên cứu đề xuất các giả thuyết về mối
quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.3.2.1. Quy mô Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2004) cho rằng số lượng người trong
Hội đồng quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và quản lý Ban
giám đốc. Số lượng người trong Hội đồng quản trị có tương quan dương với
khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính từ bên ngoài. Một Hội đồng quản trị
với kinh nghiệm và kiến thức đa dạng trong nhiều lĩnh vực là một động lực
phát triển quan trọng của doanh nghiệp. Yermack (1996) nghiên cứu trên mẫu
dữ liệu 452 tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm
1991, kết quả bài nghiên cứu tìm thấy có mối tương quan âm giữa số lượng
người trong Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu
của Coles và các cộng sự (2008) cho thấy rằng Hiệu quả hoạt động của công
ty tăng lên cùng với quy mô Hội đồng quản trị ở các công ty lớn. Ngoài ra,
nghiên cứu của Jackling và Johl (2009) nhận thấy rằng số người trong hội
đồng quản trị có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của các công
ty ở Ấn Độ. Nghiên cứu của Mak và Kusnadi (2005) cho thấy mối tương quan
âm giữa số người trong hội đồng quản trị và giá trị công ty, được đo bằng chỉ

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

17

số Tobin với mẫu dữ liệu là các công ty ở Malaysia và Singapore. Theo đó,
khi quy mô Hội đồng quản trị tăng lên thì hiệu suất của công ty có xu hướng
giảm đi. Số lượng thành viên hội đồng quản trị càng lớn thì khả năng liên kết
giữa các thành viên Hội đồng quản trị giảm đi, như vậy việc ra quyết định và
sự phối hợp giữa các thành viên không hiệu quả. Ngoài ra, các công ty có số
lượng thành viên Hội đồng quản trị lớn có nhiều khả năng bị kiểm soát bởi
Giám đốc điều hành. Tóm lại, bài nghiên cứu kỳ vọng có mối tương quan
dương giữa số lượng người trong Hội đồng quản trị đối với Hiệu quả hoạt
động kinh doanh.

Giả thuyết 2.1: Quy mô Hội đồng quản trị có mối tương quan dương với Hiệu
quả hoạt động kinh doanh.

3.3.2.2. Số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị và Hiệu quả
hoạt động kinh doanh

Thành viên hội đồng quản trị độc lập đóng một vai trò quan trọng trong việc
giám sát đội ngũ quản lý của công ty. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị
độc lập lớn có thể thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào công ty theo nghiên cứu
của Muniandy và Hillier (2015). Các nghiên cứu trước đây chỉ ra mối tương
quan khác nhau giữa số lượng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị và
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nghiên cứu của Agrawal và
Knoeber (1996) nhận thấy rằng số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập
của công ty có mối tương quan âm đến giá trị công ty thông qua việc tính toán
chỉ số Tobin trên mẫu dữ liệu các công ty tại Hoa Kỳ. Ngược lại, đối với mẫu
dữ liệu là các doanh nghiệp Ấn Độ, nghiên cứu của Jackling và Johl (2009)
nhận thấy rằng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị có mối quan hệ tương
quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Đối với các công ty tại
Malaysia, nghiên cứu của Haniffa và Hudaib (2006) cho thấy các thành viên
độc lập của Hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của
công ty. Bài nghiên cứu kì vọng số lượng thành viên độc lập của Hội đồng

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

18

quản trị sẽ thúc đẩy Hiệu quả hoạt động của công ty. Vì vậy, bài nghiên cứu
đưa ra giả thuyết rằng:

Giả thuyết 2.2: Số lượng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị có mối
tương quan dương đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.3.2.3. Quy mô Ban kiểm soát và Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính tin cậy,
chính xác của báo cáo tài chính, đảm bảo các quy trình, quy định nội bộ của
công ty, quy định của pháp luật được tuân thủ nghiêm ngặt. Thành viên của
một ban kiểm soát phải có đủ năng lực thực hiện hoạt động giám sát. Nghiên
cứu của Aldamen và cộng sự (2012) chỉ ra Ban kiểm soát làm giảm các vấn đề
như thông tin bất đối xứng và cải thiện việc quản lý. Nghiên cứu của Klein
(2002) thấy rằng Ban kiểm soát gặp gỡ với các nhà quản lý tài chính nội bộ
của công ty và kiểm toán viên độc lập để xem xét báo cáo tài chính của công
ty, kiểm soát kế toán nội bộ và tham gia vào quá trình kiểm toán nhằm đảm
bảo chất lượng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu của Beasley (1996)
chỉ ra sự hiện diện của một ủy ban kiểm soát không làm ảnh hưởng đáng kể tới
khả năng gian lận báo cáo tài chính. Bài nghiên cứu đề xuất:

Giả thuyết 2.3: Quy mô Ban kiểm soát có mối tương quan dương đối với Hiệu
quả hoạt động kinh doanh.

3.3.2.4. Số lượng hành viên nữ trong Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt
động kinh doanh

Khi tăng cường tính đa dạng trong thành viên Hội đồng quản trị sẽ dẫn đến
nhiều đổi mới và sáng tạo. Trước đây, hầu hết các thành viên Hội đồng quản
trị chủ yếu là nam. Trong những năm gần đây, nhiều ý kiến cho rằng thành
viên nữ trong Hội đồng quản trị có thể làm tăng Hiệu quả hoạt động của công
ty. Tác động của các thành viên nữ đã được nghiên cứu thực nghiệm trước
đây. Nghiên cứu của Erhardt và cộng sự (2003) xem xét mối quan hệ giữa sự

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

19

đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị (tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng
quản trị) lên kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu cho thấy sự đa
dạng của hội đồng quản trị có mối tương quan dương đến hoạt động của công
ty. Nghiên cứu của Hutchinson và cộng sự (2015) nhận thấy rằng sự đa dạng
về giới tính của hội đồng quản trị gắn liền với kết quả hoạt động của công ty.
Theo các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu đề xuất rằng:

Giả thuyết 2.4: Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có mối tương
quan dương đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.3.2.5. Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hiệu quả
hoạt động kinh doanh

Bài nghiên cứu cho rằng các công ty có Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch
Hội đồng quản trị thì Hiệu quả hoạt động kém hơn so với các công ty có Giám
đốc điều hành không kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Vấn đề kiêm nhiệm rút
ngắn quá trình ra quyết định, giúp công ty tận dụng các cơ hội kinh doanh
trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc
ra quyết định nhanh chóng có thể dẫn tới kết quả không tối ưu. Giám đốc điều
hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiểm soát nhiều hơn các hoạt
động công ty hay tồn tại vấn đề quyền lực tập trung dẫn tới làm giảm giá trị
công ty trong dài hạn. Điển hình là sự sụp đổ của bong bóng công nghệ Enron
và Worldcom, trong đó, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị
dẫn tới tập trung quyền quyết định vào người kiêm nhiệm từ đó có nhiều cơ
hội thao túng các giao dịch của công ty vì lợi ích cá nhân.

Các nghiên cứu nhằm kiểm tra ảnh hưởng của việc kiêm nhiệm Giám đốc điều
hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị tới kết quả hoạt động của công ty đã đi
đến các kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Boyd (1995) cho rằng tác động của
Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động
kinh doanh phụ thuộc nhiều vào môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Haniffa và Hudaib (2006) tìm thấy mối tương quan âm của

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

20

Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với kết quả hoạt
động trên mẫu dữ liệu nghiên cứu là các công ty tại Malaysia. Nghiên cứu của
Chen và cộng sự (2005) cũng đưa ra kết quả tương tự đối với các công ty ở
Hồng Kông trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1998. Nghiên cứu của
Bhagat và Bolton (2008) chỉ ra mối tương quan âm của vấn đề kiêm nhiệm
này và kết quả hoạt động của các công ty ở Hoa Kỳ. Bài nghiên cứu đề xuất
giả thuyết sau:

Giả thuyết 2.5: Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị có mối
tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.3.2.6. Cơ cấu sở hữu cổ phần và Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Sự tách biệt về quyền sở hữu và quyền quản lý đã cung cấp cơ hội cho các nhà
quản lý đưa ra các quyết định mang tính tư lợi, dẫn tới mâu thuẫn lợi ích, ảnh
hưởng đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Quản trị công ty hiệu quả giúp
giám sát các nhà quản lý, giải quyết mâu thuẫn lợi ích, tối đa hoá giá trị công
ty. Nghiên cứu của Maury (2006) cho rằng sở hữu cổ phần tập trung có thể
làm giảm chi phí đại diện. Nghiên cứu của Agrawal và Knoeber (1996) cho
rằng cơ cấu sở hữu cổ phần tập trung có thể gia tăng việc giám sát và cải thiện
Hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Nguyen (2011) chỉ ra rằng cơ
cấu sở hữu trong đó mức độ tập trung gia tăng có tác động nâng cao Hiệu quả
hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Wiwattanakantang (2001) nhận thấy
rằng cơ cấu này có mối tương quan dương với kết quả hoạt động. Ngoài ra,
nghiên cứu của Prowse (1992) không tìm thấy mối tương quan giữa cơ cấu tập
trung quyền sở hữu và Hiệu quả hoạt động của các công ty Nhật Bản. Nghiên
cứu của Mak và Kusnadi (2005) báo cáo một kết quả tương tự cho các công ty
ở Malaysia và Singapore. Bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết 2.6: Cơ cấu sở hữu tập trung có mối tương quan dương với Hiệu
quả hoạt động kinh doanh.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

21

3.3.2.7. Sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc và Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trong khi các cổ đông quan tâm đến việc tối đa hóa lợi nhuận của họ, các
giám đốc thì quan tâm đến lợi ích cá nhân và cơ hội nghề nghiệp trong tương
lai của họ. Điều này sẽ dẫn đến xung đột lợi ích giữa các cổ đông và ban giám
đốc, các giám đốc quan tâm đến việc đảm bảo nguồn tài chính của họ nên
trong nhiều trường hợp họ đầu tư vào các dự án không có lợi nhuận (Jensen
and Meckling, 1976; Fama, 1980; Jensen, 1993). Giám đốc sẽ đầu tư vào các
dự án mang lại lợi ích cho họ hơn là lợi ích của công ty. Nghiên cứu của
Jensen và Meckling (1976) cho rằng việc khuyến khích các giám đốc sở hữu
cổ phần công ty sẽ thúc đẩy công ty hoạt động hiệu quả, việc tăng sở hữu cổ
phần của nhà quản lý giúp làm tăng lợi ích của giám đốc và các cổ đông. Do
đó, có mối quan hệ tương quan giữa việc sở hữu của giám đốc và hiệu quả
hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Shleifer và Vishny (1997), Becht và
cộng sự (2003) cho rằng ngoài giảm vấn đề đại diện, các giám đốc được
khuyến khích đóng góp cho công ty bởi các lý do khác như sự phát triển nghề
nghiệp và danh tiếng của họ. Các giám đốc cần xem xét tầm quan trọng của
danh tiếng và hình ảnh của họ để có cơ hội tiếp tục làm việc tương lai. Các
nghiên cứu của Weir và cộng sự (2002), Krivogorsky (2006), Kapopoulos và
Lazaretou (2007), Mangena và Tauringana (2007), Bhagat và Bolton (2008)
kết luận có mối tương quan dương giữa việc sở hữu cổ phần công ty của giám
đốc và hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Owusu-Ansah (1998)
với một mẫu 49 công ty Zimbabwe năm 1994 cho thấy quyền sở hữu cổ phần
của giám đốc có mối tương quan dương đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Ngoài ra, nghiên cứu của Mangena và Tauringana (2007) đã điều tra mối
tương quan dương giữa quyền sở hữu cổ phần của nhà quản lý và hiệu suất
công ty được đo bằng ROA và Tobin's Q trên một mẫu dữ liệu gồm 72 công ty
được niêm yết ở Zimbabwe từ 2002 đến 2004. Phát hiện của các nghiên cứu
ủng hộ quan niệm rằng là ban giám đốc có sở hữu cổ phần sẽ làm tăng lợi ích
của cổ đông và chính họ, nó dẫn đến vấn đề đại diện trong công ty giảm và tác
động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

22

Tuy nhiên, một số nghiên cứu của De Angelo và De Angelo (1985), Haniffa và
Hudaib (2006), Ho và Williams (2003), Lin (2002) cho thấy rằng việc sở hữu
cổ phần công ty của nhà quản lý có mối tương quan âm đến hiệu quả hoạt
động của công ty. Nghiên cứu của Lins (2000) cung cấp kết luận mối tương
quan âm giữa hiệu quả hoạt động công ty và sự sở hữu cổ phần công ty của
giám đốc, với mẫu dữ liệu gồm các công ty ở 18 thị trường mới nổi. Nghiên
cứu của Dalton và cộng sự (2003) và Sheu và Yang (2005) cho rằng không có
mối tương quan giữa việc sở hữu cổ phần của giám đốc và hiệu suất công ty,
như vậy quyền sở hữu giám đốc không ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty.
Theo các quan điểm lý thuyết trên, quyền sở hữu cổ phần của giám đốc tăng
lợi ích cho các cổ đông, làm giảm vấn đề đại diện, dẫn đến hiệu quả hoạt động
công ty tốt hơn. Bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết 2.7: Sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc có mối tương quan dương
với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.3.3. Tác động của Đòn bẩy tài chính lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958) cho rằng cấu trúc vốn không có
liên quan trong việc xác định giá trị và Hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy
nhiên, nghiên cứu của Agrawal và Knoeber (1996) cho rằng việc sử dụng Đòn
bẩy tài chính có thể cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh thông qua việc
giám sát công ty của các chủ nợ. Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã cung
cấp các kết quả khác nhau về mối tương quan giữa Đòn bẩy tài chính đối với
kết quả hoạt động của công ty.

Nghiên cứu của Antoniou và cộng sự (2008) kết luận rằng có mối tương quan
âm giữa Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của
Zhang (2014) chỉ ra rằng sự thay đổi trong Đòn bẩy tài chính của công ty sẽ có
mối tương quan âm đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Vithessonthi và
Tongurai (2015) nhận thấy rằng Đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với
kết quả hoạt động của các công ty ở Thái Lan. Các nghiên cứu này phù hợp

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

23

với quan điểm cho rằng chi phí tài chính lớn hơn lợi ích đạt được của việc tài
trợ.

Ngược lại, nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) nhận thấy rằng Đòn
bẩy tài chính có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động công ty.
Nghiên cứu của Berger và Bonaccorsi di Patti (2006) chỉ ra rằng Đòn bẩy tài
chính cao hơn hoặc tỷ lệ vốn cổ phần thấp hơn có tác động tích cực hơn đến
Hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu của Connelly và cộng
sự (2012) không tìm thấy mối quan hệ giữa Đòn bẩy tài chính và kết quả hoạt
động của công ty.

Doanh nghiệp có đòn bẩy lớn tức đang chiếm dụng được vốn từ các đối tác
bên ngoài, trong đó chủ yếu là chủ nợ mà điển hình là các ngân hàng. Để có
thể tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng, các doanh nghiệp phải trải qua
quá trình thẩm định nghiêm ngặt về năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính,
Hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư. Đồng thời, việc sử
dụng vốn vay chịu sự giám sát chặt chẽ từ ngân hàng để đảm bảo phương án
kinh doanh, dự án đầu tư đạt hiệu quả đề ra, đảm bảo khả năng thu hồi nợ của
ngân hàng. Việc sử dụng Đòn bẩy tài chính cao hơn là một chỉ báo cho thấy
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, hấp thụ được các dự án có mức
sinh lời cao. Do đó, bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết 3: Đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương với Hiệu quả hoạt
động kinh doanh.

3.3.4. Tác động trung gian của Đòn bẩy tài chính trong mối quan hệ giữa
Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bài nghiên cứu cho rằng Quản trị công ty không ảnh hưởng trực tiếp đến Hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty, mà thay vào đó ảnh hưởng một cách
gián tiếp thông qua Đòn bẩy tài chính. Quản trị công ty được kì vọng có tác
động đến Đòn bẩy tài chính và Đòn bẩy tài chính có tác động đến Hiệu quả

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

24

hoạt động kinh doanh. Bài nghiên cứu đề xuất hai lý do để giải thích tại sao
Đòn bẩy tài chính có thể làm trung gian ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty:

Thứ nhất, Quản trị công ty yếu kém có thể đi đến các quyết định tài chính,
kinh doanh không hiệu quả, cụ thể như việc sử dụng Đòn bẩy tài chính chưa ở
mức tối ưu. Đối với một phương án đầu tư có mức sinh lời tốt, việc sử dụng
Đòn bẩy tài chính làm gia tăng tỷ suất sinh lời của cổ đông so với tỷ suất sinh
lời của dự án đầu tư. Mức độ Đòn bẩy tài chính quá cao hoặc quá thấp, chưa
ở mức tối ưu, sẽ tác động đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, khi hội đồng quản trị đánh giá và ra quyết định các khoản đầu tư của
công ty, tác động của việc Quản trị công ty đối với kết quả hoạt động phụ
thuộc vào khả năng HĐQT lựa chọn được các khoản đầu tư có hiệu quả và
tính phù hợp của phương án tài trợ. Đối với các doanh nghiệp có hệ thống
quản trị yếu kém dẫn tới các quyết định sử dụng Đòn bẩy tài chính dưới
mức/quá mức cần thiết làm giảm hiệu quả đầu tư, khả năng sinh lời cho cổ
đông của dự án đầu tư.

Với các lập luận trên, bài nghiên cứu đề xuất các giả thuyết sau đây:

Giả thuyết 4.1: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của Quy mô
Hội đồng quản trị đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Giả thuyết 4.2: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của số lượng
thành viên Hội đồng quản trị độc lập đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Giả thuyết 4.3: Đòn bẩy tài chính trung gian giữa ảnh hưởng của Quy mô Ban
kiểm soát đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Giả thuyết 4.4: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của số lượng
thành viên nữ của Hội đồng quản trị đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Giả thiết 4.5: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của sự kiêm
nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với
Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

25

Giả thuyết 4.6: Đòn bẩy tài chính trung gian giữa ảnh hưởng của cơ cấu sở
hữu cổ phần đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Giả thuyết 4.7: Đòn bẩy tài chính trung gian giữa ảnh hưởng của Sở hữu cổ
phần của Ban Giám đốc với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.4. Mô hình ước lượng


3.4.1. Các biến của mô hình

Các biến trong bài này được tính dựa trên bài nghiên cứu của Umawadee
Detthamrong và cộng sự (2017). Các biến trong bài nghiên cứu được tính như
sau:
3.4.1.1. Biến phụ thuộc
Để kiểm tra các giả thuyết 1, bài nghiên cứu đo lường Đòn bẩy tài chính của
một công ty là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. Nghiên cứu của Margaritis và
Psillaki (2010), Vithessonthi và Tongurai (2015) đã sử dụng biến này như một
thước đo về Đòn bẩy tài chính. Để kiểm tra các giả thuyết 2-4, theo các nghiên
cứu trước đó như của Chen và cộng sự (2005), Bhabra (2007), Hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty bằng lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), được
tính như tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn chủ sở hữu. Để kiểm tra tính
vững của kết quả, bài nghiên cứu cũng sử dụng ROA, được tính bằng tỷ lệ thu
nhập trước lãi và thuế trên tổng tài sản là một thay thế cho Hiệu quả hoạt động
của công ty.

3.4.1.2. Biến độc lập

Để đánh giá kết quả nghiên cứu tác động của Quản trị công ty và Hiệu quả
hoạt động, bài nghiên cứu dùng các biến về Quản trị công ty đã được các
nghiên cứu trước đây như Chen và cộng sự (2005), Nguyen (2011), Bhagat
and Bolton (2008) sử dụng: biến số lượng thành viên Hội đồng quản trị
(BD_SIZE), biến số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị
(BD_IND), biến giả Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị
(CEO_DUAL) có giá trị là 1 khi CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị và 0 là

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

26

trường hợp ngược lại, biến cơ cấu sở hữu tập trung (OWN_TOP3) là tổng tỷ lệ
sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất, (OWN_BD) là một biến giả có giá trị là 1 khi
công ty có ban giám đốc sở hữu cổ phần công ty và có giá trị là 0 với các
trường hợp khác, biến (BD_WOMEN) được tính bằng tỷ lệ số hành viên nữ
trong Hội đồng quản trị.

3.4.1.3. Biến kiểm soát

Để kiểm tra giả thuyết của bài nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng một tập
hợp các biến kiểm soát. Các biến này kiểm soát các đặc điểm đặc trưng của
công ty mà có thể ảnh hưởng đến Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động
của công ty. Bài nghiên cứu có các biến kiểm soát sau: biến chỉ số ngành
(RETIND) được đo bằng logarithm của chỉ số giá, đo lường biến động chỉ số
tăng trưởng của từng ngành, nhằm kiểm soát mức độ tác động của ngành đến
kết quả hoạt động của công ty, và có ảnh hưởng đến các quyết định về tài
chính và một tập hợp lớn với mức độ vững chắc, biến quy mô công ty được đo
bằng tổng tài sản của công ty (LNFA), biến số năm niêm yết trên thị trường
chứng khoán (LNFAGE), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA), biến tỷ lệ thanh
toán hiện hành (CACL), biến tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MBV),
biến tỷ lệ dòng tiền hoạt động ròng trên tổng tài sản (NCFOTA), biến tỷ lệ tài
sản cố định trên tổng tài sản (PPETA), và biến khả năng sinh lời (ROA).

Chen và cộng sự (2005), García-Meca và cộng sự (2015) sử dụng biến quy


mô công ty (LNTA) được tính bằng logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Số
năm công ty niêm yết (LNFAGE) được tính bằng logarithm tự nhiên của số
năm kể từ khi công ty được niêm yết. Số năm niêm yết là một chỉ báo cho
mức độ kinh nghiệm của công ty trong hoạt động kinh doanh của mình. Các
công ty lớn hơn có cấu trúc tổ chức, quy trình và hệ thống tổ chức tốt. Mặt
khác, các công ty mới hoặc trẻ hơn có nhiều khả năng sẽ linh hoạt trong cơ
cấu tổ chức của nó. Để kiểm soát mức độ ảnh hưởng của đầu tư công ty đối
với đòn bẩy và kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu sử dụng biến chỉ
tiêu vốn (CAPEXTA) được tính tỷ lệ chi đầu tư trên tổng tài sản. Bài nghiên

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

27

cứu sử dụng biến (MBV) được tính là tỷ lệ giữa giá trị thị trường của vốn chủ
sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu nhằm để nắm bắt cơ hội đầu tư
của công ty. Tỷ lệ thanh toán hiện hành (CACL) được tính bằng tỷ lệ tài sản
ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành đo lường mức độ mà
một công ty có đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Các công ty có
đủ tiền mặt để hấp thụ các cú sốc về thanh khoản. Do đó, bài nghiên cứu kiểm
soát dòng tiền mặt bằng cách sử dụng NCFOTA được tính bằng tỷ số dòng
tiền thuần hoạt động trên tổng tài sản. Keefe và Yaghoubi (2016) nhận thấy
rằng dòng tiền hoạt động có mối tương quan âm đến Đòn bẩy tài chính.
Nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) xem xét tỷ số tài sản cố định
(PPETA) được tính bằng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, BIG4 là một
biến giả có giá trị là 1 khi công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán của một trong
bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (KPMG, Deloitte,
PricewaterhouseCoopers và Ernst & Young) và có giá trị là 0 với các trường
hợp khác, xem xét độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bài nghiên cứu sử dụng
chỉ số lợi nhuận ROA, được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế
(EBIT) trên tổng tài sản, biến này thể hiện tác động của lợi nhuận công ty đối
với đòn bẩy.

Bảng 3.1: Các biến của mô hình

Biến số Định nghĩa Công thức tính

Biến phụ thuộc

LEV Đòn bẩy tài chính Tỷ lệ tổng nợ với tổng tài sản

ROE Hiệu quả hoạt động kinh doanh Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn cổ phần

Biến độc lập

BD_SIZE Quy mô Hội đồng quản trị Tổng số lượng thành viên
trong Hội đồng quản trị

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

28

Biến số Định nghĩa Công thức tính

BD_IND Số thành viên độc lập Tỷ lệ thành viên độc lập trong
trong Hội đồng quản trị hội đồng quản trị

Biến giả có giá trị là 1 khi


CEO_DUAL Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc điều hành kiêm Chủ
Chủ tịch Hội đồng quản trị tịch Hội đồng quản trị và 0 là
trường hợp ngược lại

Cơ cấu sở hữu cổ phần tập Tổng tỷ lệ sở hữu của 3 cổ


OWN_TOP3
trung đông lớn nhất

Biến giả có giá trị là 1 khi


công ty có ban giám đốc sở
Việc sở hữu cổ phần của ban
OWN_BD hữu cổ phần công ty và có giá
giám đốc
trị là 0 với các trường hợp
khác.

Số lượng người trong Ban


BD_AUDIT Quy mô Ban kiểm soát
kiểm soát

Số thành viên nữ trong Hội Tỷ lệ số thành viên nữ trong


BD_WOMEN
đồng quản trị hội đồng quản trị

Biến kiểm soát

RETIND Chỉ số ngành Logarithm của chỉ số giá

LNTA Quy mô công ty Logarithm tổng tài sản công ty

Số năm niêm yết trên thị Logarithm số năm niêm yết trên
LNFAGE
trường chứng khoán thị trường chứng khoán

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com
Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)
29

Biến số Định nghĩa Công thức tính

CAPEXTA Chi đầu tư vốn Tỷ lệ chi đầu tư trên tổng tài sản

CACL Tỷ lệ thanh toán hiện hành Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ
ngắn hạn

Tỷ lệ giá trị thị trường trên Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị
MBV
giá trị sổ sách sổ sách

Tỷ lệ dòng tiền hoạt động Tỷ lệ dòng tiền hoạt động ròng


NCFOTA
ròng trên tổng tài sản trên tổng tài sản

Tỷ lệ tài sản cố định trên Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài
PPETA
tổng tài sản sản

Biến giả có giá trị là 1 khi công ty


sử dụng dịch vụ kiểm toán của
một trong bốn công ty kiểm toán
Danh tiếng công ty kiểm
BIG4 lớn nhất thế giới và có giá trị là 0
toán độc lập
với các trường hợp khác. Bốn
Công ty kiểm toán bao gồm
KPMG, Deloitte, PwC, và E&Y

ROA Khả năng sinh lời Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

3.4.2. Mô hình ước lượng

Để kiểm tra các giả thuyết 1.1-1.7, đánh giá tác động của việc Quản trị công ty
đối với Đòn bẩy tài chính, bài nghiên cứu ước tính một loạt các Phương trình
(1) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như sau:

LEVi,t= + CGi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (1)

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


30

Trong đó LEVi,t là tỷ số giữa tổng nợ với tổng tài sản của công ty i tại thời
điểm t. Bài nghiên cứu sử dụng LEV để đo Đòn bẩy tài chính của công ty. CG
là một vector của các về Quản trị công ty của công ty (số lượng người trong
hội đồng quản trị, thành viên độc lập trong hội đồng quan trị, số lượng người
trong ban kiểm soát, thành viên hội đồng quản trị là nữ, giám đốc điều hành
kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu cổ phần và danh tiếng công ty
kiểm toán). Z là một vector của các biến kiểm soát mức độ công ty; n i là tác
động cố định đặc trưng công ty, để kiểm soát các bất thường của công ty và
tính không đồng nhất về thời gian; t là hiệu ứng cố định thời gian, để kiểm soát
thời gian không được quan sát cho tất cả các công ty trong mẫu dữ liệu nghiên
cứu.

Để kiểm tra các giả thuyết 2.1-2.7 dự báo hiệu quả của việc Quản trị công ty
đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước tính một loạt các
phương trình ước lượng (2) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định
(Fixed Effects) như sau:

ROEi,t= + CGi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (2)

Trong đó ROEi,t là tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn cổ phần của công
ty i tại thời điểm t. Bài nghiên cứu sử dụng ROE để đo lường Hiệu quả hoạt
động của công ty. CG là một vector của các biến Quản trị công ty của công ty.
Z là một vector của các biến kiểm soát mức độ công ty; i là hiệu ứng cố định
về cong ty; t là hiệu ứng thời gian cố định

Để kiểm tra giả thuyết 3, dự đoán tác động của Đòn bẩy tài chính đối với kết
quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước lượng phương trình (3) bằng
cách sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như
sau:

ROEi,t= + LEVi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (3)

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


31

Trong đó ROEi,t là tỷ số thu nhập trước khi lãi và thuế trên vốn cổ phần của
công ty i tại thời điểm t. Tất cả các biến khác được định nghĩa như trên.

Để kiểm tra các giả thuyết 4.1-4.7, dự đoán tác động của Quản trị công ty và
Đòn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước
tính một loạt các Phương trình (4) sử dụng phương pháp ước lượng tác động
cố định (Fixed Effects) như sau:

ROEi,t= + CGi,t-1 + LEVi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (4)

Trong đó biến phụ thuộc là ROEi,t. Các biến khác được định nghĩa như trên.

Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để quyết định xem phương pháp
tác động cố định (Fixed Effects) hoặc tác động ngẫu nhiên (Random effect)
phù hợp hơn. Kết quả của các kiểm định Hausman cho thấy rằng các phương
pháp tác động cố định (Fixed Effects) được ưa thích hơn so với phương pháp
tác động ngẫu nhiên (Random effect).

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


32

PHẦN 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM


4.1. Mô tả thống kê

Bảng 4.1 trình bày số liệu thống kê mô tả các biến được sử dụng trong bài nghiên
cứu với 1.595 mẫu quan sát của công ty trong giai đoạn 2009-2016. Giá trị trung
bình của biến BD_SIZE là 5,42 (1,43), giá trị cao nhất của biến BD_SIZE là 11
người, giá trị thấp nhất là 3 người. Giá trị của biến BD_Women là 0,14 lần (0,17),
giá trị trung bình của ROE là 0,18 lần (0,16), trong khi đó, giá trị trung bình của
ROA là 0,08 (0,08). Giá trị bình của Đòn bẩy tài chính LEV là 0,57 lần (0,20), điều
này cho thấy rằng trung bình các công ty ở Việt Nam không sử dụng Đòn bẩy tài
chính quá cao.
Bảng 4.1: Thống kê các yếu tố Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động
Với các dữ liệu lấy từ bảng báo cáo tài chính của công ty trong khoảng thời gian từ 2009 đến
2016, với mỗi công ty nằm tyrong mỗi ngành khác nhau. Thể hiện các biến liên quan đến Quản trị
công ty, Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE), Đòn bẩy tài chính (LEV)

Mean Median Maximum Minimum Std. Dev.


RETIND -0,21 -0,30 0,85 -0,86 0,46
LNTA 14,40 14,32 19,01 9,35 1,12
LNFAGE 1,24 1,39 2,77 0,00 0,80
CAPETAX 0,16 0,03 19,38 0,00 1,65
CACL 1,85 1,31 19,66 0,02 1,66
MBV 1,33 1,00 20,15 0,05 1,49
NCFOTA 0,04 0,03 0,76 -0,88 0,13
PPETA 0,27 0,21 0,90 0,01 0,22
LEV 0,57 0,60 0,89 0,01 0,20
BD_SIZE 5,42 5,00 11,00 3,00 1,43
BD_IND 0,52 0,60 0,86 0,00 0,24
BD_AUDIT 2,63 3,00 4,00 2,00 0,49
BD_WOMEN 0,14 0,11 0,84 0,00 0,17
CEO_DUAL 0,19 0,00 1,00 0,00 0,39

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


33

Mean Median Maximum Minimum Std. Dev.


BIG4 0,39 0,00 1,00 0,00 0,49
OWN_BD 0,54 1,00 1,00 0,00 0,49
ROE 0,18 0,17 0,89 -0,73 0,16
ROA 0,08 0,05 0,69 -0,33 0,08
4.2. Ma trận hệ số tương quan

Bảng 4.2 thể hiện kết quả phân tích tương quan, các hệ số tương quan giữa các biến
độc lập và các biến kiểm soát dưới 0,50 nên không xảy vấn đề đa cộng tuyến. Biến
ROE và ROA có mối tương quan cao (r = 0,73), do đó, chỉ ra rằng hai biến này có
thể được sử dụng gần như thay thế cho nhau để thể hiện Hiệu quả hoạt động của
công ty.

Khi xem xét các hệ số tương quan giữa Đòn bẩy tài chính và các biến số Quản trị
công ty, kết quả bài nghiên cứu nhận thấy rằng các biến này phù hợp với các giả
thuyết của bài nghiên cứu. Ngoài ra, khi xem xét các hệ số tương quan giữa Hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty và các biến Quản trị công ty, bài nghiên cứu
cũng thấy rằng các dấu hiệu nói chung phù hợp với các giả thuyết của bài nghiên
cứu với ý nghĩa thống kê tương đối nhỏ. Mối quan hệ giữa biến nghiên cứu
BD_SIZE và biến nghiên cứu ROE là có mối tương quan dương, đồng thời, mối
quan hệ giữa số lượng thành viên Hội đồng quản trị BD_SIZE và ROA cũng có mối
tương quan dương.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


34

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan

Probability 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

1. BD_SIZE 1,00

2. BD_IND -0,10*** 1,00

3. BD_AUDIT 0,35*** 0,00 1,00

4. BD_WOMEN 0,08*** 0,03 0,00 1,00

5. CEO_DUAL 0,05* -0,16*** 0,00 0,14*** 1,00

6. OWN_TOP3 -0,11*** 0,06*** 0,00 -0,10*** -0,17*** 1,00

7. BIG4 0,14*** 0,09*** 0,08*** 0,10*** -0,02 0,10*** 1,00

8. LNTA 0,21*** 0,12*** 0,22*** 0,02 -0,06*** 0,08*** 0,37*** 1,00

9. LNFAGE 0,21*** 0,10*** 0,53*** 0,03 -0,11*** 0,01 0,18*** 0,24*** 1,00

10. RETIND -0,18*** 0,06*** -0,41*** 0,00 -0,02 0,02 -0,07*** -0,11*** -0,24*** 1,00

11. CAPETAX -0,04* 0,01 -0,02 0,18*** 0,03 -0,08*** -0,07* -0,19*** -0,05** -0,006 1,00

12. CACL 0,00 0,01 0,01 0,11*** 0,13*** -0,08*** 0,05** -0,04 0,01 -0,03 -0,01 1,00

13. MBV 0,06*** 0,02 -0,02 -0,02 0,01 0,15*** 0,11*** 0,17*** -0,15*** 0,00 -0,01 0,07*** 1,00

14. NCFOTA 0,04 0,05** 0,04* -0,06*** -0,06*** 0,12*** 0,01 -0,01 0,03 -0,01 0,04 -0,04* 0,15*** 1,00

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


35

15. PPETA 0,10*** 0,02 -0,07*** -0,06*** -0,21*** 0,22*** -0,04* 0,04** -0,03 0,07*** 0,05 -0,17*** 0,01 0,23*** 1,00

16. ROE -0,07*** -0,04** -0,24*** -0,07*** 0,02 0,06*** -0,02 -0,05** -0,25*** 0,12*** 0,07*** -0,06* 0,25*** 0,21*** -0,05** 1,00

17. ROA 0,06*** 0,03 -0,15*** 0,02 -0,01 0,03 0,04* -0,08*** -0,12*** 0,07*** 0,08*** 0,13*** 0,31*** 0,34*** 0,03 0,73** 1,00

18. LEV -0,12*** -0,08*** -0,02 -0,15*** -0,05** 0,04 -0,12*** 0,06** -0,04* 0,00 -0,027 -0,54*** -0,15*** -0,10*** -0,03 0,00 -0,40*** 1,00

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


36

4.3. Những tác động của hoạt động Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính

Trong phần này, bài nghiên cứu trình bày các kết quả thực nghiệm về mối tương
quan của các yếu tố Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính. Bảng 4.3 trình bày
kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) với
biến phụ thuộc trong phương trình hồi quy là Đòn bẩy tài chính (LEV). Kết quả mô
hình (1) cho thấy quy mô công ty (LNTA) có mối tương quan dương với Đòn bẩy
tài chính, hệ số hồi quy lần lượt là 0.0011 (mức ý nghĩa 1%) và 0.015 (mức ý nghĩa
1%). Các yếu tố như tỷ lệ thanh toán hiện hành (CACL), tỷ lệ tài sản cố định trên
tổng tài sản (PPETA), danh tiếng công ty kiểm toán (BIG4) và khả năng sinh lời
(ROA) có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính.

Để kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính, bài
nghiên cứu thêm các biến về yếu tố Quản trị công ty để kiểm định giả thuyết, các
biến nghiên cứu bao gồm biến số lượng thành viên hội đồng quản trị (BD_SIZE),
biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND), biến số lượng người trong ban
kiểm soát (BD_AUDIT), biến thành viên hội đồng quản trị là nữ (BD_WOMEN),
biến giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quan trị (CEO_DUAL), biến cơ
cấu sở hữu tập trung của 3 cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần
của Ban giám đốc (OWN_BD) trong Mô hình (2).

Với kết quả trong bảng 4.3, các hệ số hồi quy về quy mô công ty (LNTA), tỷ số
thanh toán hiện hành (CACL), khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ tài
sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) đều có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy về tỷ
số thanh toán hiện hành (CACL), khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ tài
sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính,
trong khi đó hệ số hồi quy của biến số quy mô công ty (LNTA) có mối tương quan
dương với Đòn bẩy tài chính. Các hệ số hồi quy liên quan đến yếu tố Quản trị công
ty như số lượng thành viên hội đồng quản trị (BD_SIZE), biến số lượng thành viên
độc lập trong hội đồng quản trị (BD_IND), biến số lượng người trong ban kiểm soát
(BD_AUDIT), biến tỷ lệ số thành viên nữ trong ban hội đồng quản trị

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


37

(BD_WOMEN), cơ cấu sở hữu tập trung (OWN_TOP3) đều có mối tương quan âm
đến Đòn bẩy tài chính. Như vậy, kết quả thực nghiệm đã hỗ trợ giả thuyết 1.3 quy
mô Ban kiểm soát có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính, các yếu tố quản trị
còn lại đều không hỗ trợ cho các giả thuyết mà bài nghiên cứu đưa ra. Những phát
hiện này phù hợp với một số nghiên cứu của Berger và cộng sự (1997) cho thấy
rằng số lượng người trong Hội đồng quản trị có mối tương quan âm đến Đòn bẩy tài
chính của công ty, nghiên cứu của Chang và cộng sự (2014) cho rằng thành viên nữ
trong hội đồng quản trị cố gắng giảm Đòn bẩy tài chính của công ty để giảm rủi ro
về tài chính, thể hiện mối tương quan âm giữa thành viên nữ trong Hội đồng quản
trị và Đòn bẩy tài chính.

Bảng 4.3: Tác động đến Đòn bẩy tài chính


Trình bày kết quả theo phương pháp hồi quy Fixed Effects. Biến phụ thuộc là Đòn bẩy tài
chính (LEV), được tính là tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản. Tất cả các biến giải thích đều có
độ trễ là 1. Kí hiệu ***,** và * tương ứng với các mức ý nghĩa 1%,5%, và 10%.

LEV
C 0,624*** 0,675***
(0,0000) (0,0000)
RETIND(-1) -0,0006 -0,003
(0,4784) (0,7101)
LNTA(-1) 0,0011*** 0,015***
(0,0042) (0,0001)
LNFAGE(-1) -0,0018*** -0,009
(0,0007) (0,1167)
CAPETAX(-1) 0,0005 0,0053
(0,8842) (0,1714)
CACL(-1) -0,053*** -0,051***
(0,0000) (0,0000)
MBV(-1) -0,0039 -0,0041
(0,1644) (0,1014)

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


38

NCFOTA(-1) -0,029 -0,035


(0,346) (0,2610)
PPETA(-1) -0,089*** -0,100***
(0,0000) (0,0000)
BIG4(-1) -0,034*** -0,031***
(0,0001) (0,0000)
ROA(-1) -0,708*** -0,705***
(0,0000) (0,0000)
BD_SIZE(-1) -0,008***
(0,0041)
BD_IND(-1) -0,050***
(0,0026)
BD_AUDIT(-1) -0,064*
(0,0591)
BD_WOMEN(-1) -0,093***
(0,0001)
CEO_DUAL(-1) -0,0109
(0,2953)
OWN_TOP3(-1) 0,046**
(0,0148)
OWN_BD -0,0108
(0,1791)
2 0,36 0,38
R
F-statistic 90,89*** 58,40***
Số quan sát 1595 1595

4.4. Những tác động của Quản trị công ty và Đòn bẩy tài chính đối với Hiệu
quả hoạt động của công ty

Trong phần này, bài nghiên cứu xem xét tác động của việc Quản trị công ty và Đòn
bẩy tài chính đối với Hiệu quả hoạt động của công ty. Bảng 4.4 trình bày các kết

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


39

quả hồi quy theo phương pháp ước lượng tác động cố định, biến phụ thuộc là tỷ suất
sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả hồi quy cho thấy biến quy mô công ty
(LNTA), biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản
(PPETA) có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Các biến giá
trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA) và biến
tỷ suất dòng tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản (NCFOTA) có mối tương quan
dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Như vậy, mối tương quan âm của quy
mô công ty đối với Hiệu quả hoạt động của công ty là không phù hợp với các
nghiên cứu trước đó (nghiên cứu của Elsayed (2007)).

Để kiểm tra hiệu quả trực tiếp tác động của Quản trị công ty đối với Hiệu quả hoạt
động của công ty, bài nghiên cứu thêm các biến như biến số lượng thành viên hội
đồng quản trị (BD_SIZE), biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND),
biến số lượng người trong ban kiểm soát (BD_AUDIT), biến giám đốc điều hành
kiêm chủ tịch hội đồng quản trị (CEO_DUAL), biến cơ cấu sở hữu tập trung của 3
cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc
(OWN_BD) trong Mô hình (2). Theo kết quả hồi quy, biến số lượng thành viên hội
đồng quản trị (BD_SIZE), biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND),
biến số lượng người trong ban kiểm soát (BD_AUDIT), biến giám đốc điều hành
kiêm chủ tịch hội đồng quản trị (CEO_DUAL) , biến cơ cấu sở hữu tập trung của 3
cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc
(OWN_BD) đều không có ý nghĩa thống kê, chỉ có hệ số hồi quy của biến số lượng
thành viên nữ trong hội đồng quản trị có ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan là -
0.059 (mức ý nghĩa 5%). Các biến kiểm soát như biến quy mô công ty (LNTA),
biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA)
có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động của công ty; các biến giá trị sổ sách
trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ suất dòng
tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản (NCFOTA) có mối tương quan dương đến
Hiệu quả hoạt động của công ty. Như vậy các kết quả hồi quy này không hỗ trợ các
giả thuyết từ 2.1 đến 2.7.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


40

Để kiểm tra hiệu quả trực tiếp của Đòn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của
công ty, bài nghiên cứu bổ sung Đòn bẩy tài chính (LEV) như là một biến độc lập
trong Mô hình (3). Hệ số của LEV là 0.025 và không có ý nghĩa thống kê, cho thấy
mức tăng Đòn bẩy tài chính không tương quan với Hiệu quả hoạt động của công ty
trong mẫu nghiên cứu này. Phát hiện này không hỗ trợ thực nghiệm cho giả thuyết 3
dự đoán mối tương quan dương giữa Đòn bẩy tài chính và hiệu suất công ty. Tuy
nhiên, phát hiện này trái ngược với các nghiên cứu trước đây của Chen và cộng sự
(2005), Seifert và cộng sự (2005) ,các nghiên cứu chỉ ra có mối quan hệ tương quan
âm giữa Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Các biến kiểm soát
như biến quy mô công ty (LNTA), biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài
sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) vẫn có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt
động của công ty; các biến giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu
tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ suất dòng tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản
(NCFOTA) có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty.

Bảng 4.4: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng này trình bày kết quả hồi quy về Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE). Biến phụ
thuộc là ROE được tính là tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn chủ sở hữu. Tất cả các
biến giải thích là có độ trễ là 1. Phương pháp ước lượng Fixed Effects được sử dụng trong
tất cả các phương trình hồi quy. Ký hiệu trong dấu ngoặc đơn. *, **, và *** thể hiện ý
nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, và 1%.

ROE
(1) (2) (3) (4)
C 0,376*** 0,375*** 0,312*** 0,365***
(0,0000) (0,0001) (0,0000) (0,0002)
RETIND(-1) 0,005 0,006 0,005 0,007
(0,5812) (0,4807) (0,5677) (0,4806)
LNTA(-1) -0,010*** -0,008** -0,009*** -0,009**
(0,0047) (0,0117) (0,0031) (0,0110)
LNFAGE(-1) -0,016*** -0,014** -0,015*** -0,0144**

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


41

(0,0047) (0,0150) (0,0070) (0,0139)


CAPETAX(-1) 0,007** 0,011*** 0,0078** 0,010***
(0,0274) (0,0029) (0,0255) (0,0025)
CACL(-1) -0,010 -0,009 -0,007 -0,007
(0,0000) (0,0000) (0,0040) (0,0047)
MBV(-1) 0,025*** 0,025*** 0,026*** 0,025***
(0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
NCFOTA(-1) 0,290*** 0,285*** 0,294*** 0,289***
(0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
PPETA(-1) -0,079*** -0,086*** -0,076*** -0,084***
(0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
BIG4(-1) 0,004 0,005 0,006 0,0063
(0,5371) (0,4805) (0,4123) (0,4016)
BD_SIZE(-1) 0,003 0,003
(0,2497) (0,2012)
BD_IND(-1) -0,024 -0,023
(0,1091) (0,1393)
BD_AUDIT(-1) -0,028 -0,027
(0,3687) (0,3683)
BD_WOMEN(-1) -0,059*** -0,057***
(0,0056) (0,0085)
CEO_DUAL(-1) 0,008 0,0083
(0,3918) (0,3872)
OWN_TOP3(-1) 0,026 0,0255
(0,1360) (0,1460)
OWN_BD(-1) -0,00812 -0,007
(0,2739) (0,3882)
LEV(-1) 0,034 0,025
(0,1333) (0,2771)

R2 0,20 0,21 0,20 0,21


F-statistic 27,55*** 19,56*** 25,99*** 19,57***

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


42

Số quan sát 1595 1595 1595 1595

Mô hình (4) trình bày các kết quả ước lượng hồi quy với đầy đủ các biến. Hệ số hồi
quy của LEV là 0.025 và không có ý nghĩa thống kê cho thấy mức tăng Đòn bẩy tài
chính sẽ không tương quan đến sự gia tăng Hiệu quả hoạt động của công ty, biến
thành viên nữ trong hội đồng quản trị có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy là -
0,057, cho thấy khi tỷ lệ lệ thành viên nữ trong hội đồng quan trị tăng lên 1% thì
hiệu quả công ty giảm 5,7%. Tất cả các biến Quản trị công ty còn lại đều không có
mối tương quan đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả phương trình hồi quy
cho thấy các giả thuyết 4 không có ý nghĩa thống kê. Những kết này là phù hợp với
một số nghiên cứu trước đây, kết quả nghiên cứu của Hu và Izumida (2008) không
tìm thấy mối quan hệ tương quan giữa số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập
đối với Hiệu quả hoạt động của công ty Nhật Bản. Thêm vào đó, nghiên cứu của
Chen và cộng sự (2005) không tìm thấy mối tương quan giữa số lượng thành viên
hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị độc lập, số lượng người trong ban
kiểm soát và giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị có tác động đến
kết quả hoạt động của công ty ở Hồng Kông, nghiên cứu của Elsayed (2007) cho
rằng giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị không tác động đến Hiệu
quả hoạt động của công ty (Hiệu quả hoạt động được đo bằng ROA và Tobin của Q)
với mẫu dữ liệu là các công ty niêm yết tại Ai cập trong giai đoạn 2000-2004. Như
vậy, những kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về Quản trị công ty đã không
dẫn đến kết quả hoạt động của công ty tốt hơn.
Để xem xét các giả thuyết số 4 cho rằng Đòn bẩy tài chính làm trung gian cho việc
tác động của các yếu tối Quản trị công ty đến Hiệu quả hoạt động của công ty, bài
nghiên cứu xem xét các kết quả hồi quy của các phương trình ước lượng (1) đến (4).
Bài nghiên cứu kiểm tra Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian của tác động Quản
trị công ty lên Hiệu quả hoạt động của công ty với các điều kiện sau:

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


43

Thứ nhất, các biến độc lập liên quan đến Quản trị công ty có tác động đến Đòn bẩy
tài chính (LEV) trong Phương trình (1). Thứ hai, biến độc lập liên quan đến Quản
trị công ty phải có tác động đến biến liên quan đến Hiệu quả hoạt động của công ty
(ROE) phương trình ước lượng (2). Thứ ba, biến Đòn bẩy tài chính (LEV) có tác
động đến biến liên quan đến Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE) trong phương
trình ước lượng (3). Thứ tư, ba điều kiện trên đều đúng với các dự đoán và có sự tác
động của các biến độc lập (các biến Quản trị công ty) lên biến phụ thuộc là Hiệu
quả hoạt động công ty (ROE) trong phương trình (4) có ý nghĩa thống kê thấp hơn
không đáng kể của phương trình (2), thì có chứng minh nó là trung gian một phần
cho tác động trên.

Kết quả trong bảng 4.3 và 4.4 cho thấy rằng Đòn bẩy tài chính không làm trung gian
của tác động các yếu tố Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động của công ty. Nhìn
chung, kết quả nghiên cứu không hỗ trợ giả thuyết 4, điều này cho thấy ở các công
ty ở Việt Nam, yếu tố Đòn bẩy tài chính không phải là trung gian cho mối tương
quan giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động của công ty.

4.5. Kiểm tra tính vững

Phần này thảo luận về kết quả của một số kiểm tra bổ sung để kiểm tra tính vững
của các kết quả trên.

Để kiểm tra xem liệu tác động của Quản trị công ty so với Đòn bẩy tài chính có thay
đổi theo quy mô công ty, bài nghiên cứu chia mẫu nghiên cứu dữ liệu ra thành hai
mẫu dữ liệu nhỏ dựa trên giá trị trung bình của tổng tài sản. Một biến giả định quy
mô (HTA) có giá trị là 1 quan sát với quy mô tổng tài sản (LNTA) lớn hơn giá trị
trung bình mẫu dữ liệu của quy mô tổng tài sản (LNTA) và có giá trị bằng 0 với
trường hợp còn lại. Bài nghiên cứu ước lượng Phương trình (1) trong đó biến phụ
thuộc là Đòn bẩy tài chính cho cả hai mẫu dữ liệu đã chia thành các công ty nhỏ
(HTA = 0) và công ty lớn (HTA = 1).

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


44

Bảng 4.5: Hồi quy theo Đòn bẩy tài chính tại công ty nhỏ và công ty lớn Trình bày kết
quả hồi quy theo phương pháp ước lượng Fixed Effects với Đòn bẩy tài chính làm biến
phụ thuộc. Các biến giải thích có độ trễ là 1. Ký hiệu trong dấu ngoặc đơn. *, **, và ***
thể hiện ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%.

LEV
HTA=1 HTA=1 HTA=0 HTA=0
C 0,646*** 0,752*** 0,427*** 0,724***
(0,0000) (0,0000) (0,0011) (0,0001)
RETIND(-1) 0,009 0,009 -0,005 -0,015
(0,5549) (0,5528) (0,7272) (0,3202)
LNTA(-1) 0,008 0,017** 0,025** 0,021**
(0,2693) (0,0268) (0,0079) (0,0221)
LNFAGE(-1) -0,024*** -0,016* -0,006 -0,0009
(0,0077) (0,0950) (0,4667) (0,9187)
CAPETAX(-1) -0,018 -0,020 0,003 0,006
(0,3194) (0,2803) (0,4439) (0,1622)
CACL(-1) -0,047*** -0,046*** -0,055*** -0,053***
(0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
MBV(-1) -0,005* -0,006* 0,0007 0,0022
(0,0795) (0,0682) (0,9013) (0,6740)
NCFOTA(-1) -0,045 -0,051 0,011 -0,009
(0,3905) (0,3327) (0,7871) (0,8325)
PPETA(-1) -0,010 -0,036 -0,171*** -0,153***
(0,6885) (0,2123) (0,0000) (0,0000)
ROA(-1) -0,889*** -0,892*** -0,627*** -0,563***
(0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
BIG4(-1) -0,021* -0,030**
(0,0946) (0,0228)
BD_SIZE(-1) -0,002 -0,019***

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


45

LEV
HTA=1 HTA=1 HTA=0 HTA=0
(0,6178) (0,0001)
BD_IND(-1) -0,0871*** -0,014
(0,0008) (0,5376)
BD_AUDIT(-1) -0,077** -0,057
(0,0460) (0,2048)
BD_WOMEN(-1) -0,025 -0,124***
(0,4269) (0,0006)
CEO_DUAL(-1) -0,0004 -0,017
(0,9796) (0,2263)
OWN_TOP3(-1) 0,043 0,011
(0,1019) (0,6658)

R
2 0,38 0,40 0,37 0,41
F-statistic 28,05*** 20,89*** 31,58*** 24,95***
Số quan sát 687 687 803 809

Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng tác động cố định
(Fixed Effects) với Đòn bẩy tài chính làm biến phụ thuộc. Các kết quả đối với công
ty lớn (HTA = 1), tổng tài sản (LNTA) có mối tương quan dương với Đòn bẩy tài
chính, hệ số hồi quy là 0,017 với mức ý nghĩa thống kê là 1%, biến hệ số thanh toán
hiện hành (CACL), số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị
thị trường (MBV), biến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), biến danh tiếng
công ty kiểm toán (BIG4) có mối tương quan âm đối với Đòn bẩy tài chính. Hệ số
hồi quy biến thanh toán hiện hành (CACL) là -0,046 với mức ý nghĩa thống kê là
1%, hệ số hồi quy số năm niêm yết (LNAGE) là -0,016 với mức ý nghĩa 10%, hệ số
hồi quy biến tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV) là -0.006 với mức ý
nghĩa 10%, hệ số hồi quy biến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là -0,892 với
mức ý nghĩa thống kê là 1%. Đối với công ty có quy mô nhỏ (HTA = 0), biến quy
mô thành viên hội đồng quản trị ( BD_SIZE) có mối tương quan âm đến Đòn bẩy tài
chính, hệ số hồi quy là -0,019 với mức ý nghĩa 1%.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


46

Bài nghiên cứu ước lượng thêm phương trình hồi quy (2) đến (4), trong đó biến phụ
thuộc là ROE với hai mẫu dữ liệu quan sát: công ty có quy mô nhỏ (HTA = 0) và
các công ty lớn có quy mô lớn (HTA = 1).

Bảng 4.6: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động công ty nhỏ và công ty lớn
Trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng Fixed Effects với Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE)
làm biến phụ thuộc. Các biến giải thích có độ trễ là 1. Ký hiệu trong dấu ngoặc đơn. *, **, và *** thể hiện ý
nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%.

ROE
HTA=1 HTA=1 HTA=1 HTA=1 HTA=0 HTA=0 HTA=0 HTA=0
C 0,627* 0,832** 3,1512 3,370* 0,471*** 0,443*** 0,301** 0,272*
(0,0735) (0,0232) (0,1221) (0,0979) (0,0000) (0,0000) (0,0486) (0,0771)
RETIND(-1) 0,010 0,010 0,007 0,007 -0,009 -0,009 -0,009 -0,009
(0,5017) (0,4784) (0,6248) (0,6130) (0,4734) (0,4805) (0,4489) (0,4743)
LNTA(-1) -0,030 -0,049** -0,023 -0,043* -0,021** -0,023*** -0,021*** -0,022***
(0,1853) (0,0477) (0,3142) (0,0875) (0,0073) (0,0034) (0,0074) (0,0047)
LNFAGE(-1) -0,011 -0,014 -0,017 -0,020 -0,022*** -0,021*** -0,021*** -0,021***
(0,6426) (0,5635) (0,4903) (0,4195) (0,0030) (0,0049) (0,0051) (0,0060)
CAPETAX(-1) -0,002 -0,002 -0,002 -0,002 0,006* 0,006* 0,009** 0,008**
(0,8999) (0,8778) (0,9010) (0,8836) (0,0678) (0,0647) (0,0151) (0,0155)
CACL(-1) -0,006 -0,001 -0,005 -0,001 -0,011*** -0,006* -0,009** -0,005
(0,2893) (0,7735) (0,3174) (0,8142) (0,0001) (0,0794) (0,0022) (0,1115)
MBV(-1) 0,008 0,006 0,007 0,006 0,034*** 0,035*** 0,033*** 0,034***
(0,4001) (0,4747) (0,4245) (0,5099) (0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)

NCFOTA(-1) 0,054 0,062 0,049 0,056 0,271*** 0,277*** 0,261*** 0,266***

(0,3010) (0,2397) (0,4245) (0,2850) (0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)


PPETA(-1) 0,019 0,021 0,046 0,047 -0,049** -0,037 -0,049** -0,042*
(0,7622) (0,7348) (0,4806) (0,4667) (0,0325) (0,1122) (0,0383) (0,0777)
BIG4(-1) -0,003 -0,008 0,034 -0,009
(0,8796) (0,7268) (0,2949) (0,3995)
BD_SIZE(-1) 0,028 0,029 -0,003 -0,001
(0,3402) (0,3213) (0,4433) (0,6676)
BD_IND(-1) -3,755 -3,976 -0,001 0,001
(0,3725) (0,3440) (0,9617) (0,9530)
BD_AUDIT(-1) 0,0009 -0,001 0,074* 0,074*

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


47

(0,9862) (0,9730) (0,0536) (0,0532)


BD_WOMEN(-1) -0,950 -0,138 -0,088*** -0,082***

(0,9279) (0,9895) (0,0039) (0,0075)

CEO_DUAL(-1) 0,004 -0,002 -0,001 -0,001


(0,9608) (0,9805) (0,9240) (0,9360)
- -
OWN_TOP3(-1) -0,011 0,034
1,031*** 1,023***
(0,0077) (0,0080) (0,1376) (0,1330)
LEV(-1) 0,148* 0,150* 0,071** 0,050***
(0,0589) (0,0567) (0,0164) (0,0089)

R2 0,56 0,356 0,57 0,57 00,26 0,26 0,27 0,28


F-statistic 4,66*** 4,68*** 4,53*** 4,54*** 19,88*** 19,05*** 14,42*** 13,90***
Số quan sát 687 687 687 687 803 803 803 803

Đối với mẫu dữ liệu là các công ty có quy mô lớn (HTA=1), biến quy mô công ty có
mối tương quan âm với Hiệu quả hoạt động của công ty, hệ số tương quan là - 0,049
với mức ý nghĩa là 5%, cho thấy đối với các công ty lớn, tổng tài sản công ty tăng
lên 1% thì Hiệu quả hoạt động giảm 4,9%. Biến Đòn bẩy tài chính (LEV) có mối
tương quan dương đối với Hiệu quả hoạt động công ty, hệ số hồi quy là 0,15 với
mức ý nghĩa 10%. Biến sở hữu tập trung vốn cổ phần (OWN_TOP3) mối tương
quan dương đối với Hiệu quả hoạt động của công ty, hệ số tương quan là -1,023 với
mức ý nghĩa 1%. Các yếu tố còn lại liên quan đến Quản trị công ty đều không có
mối tương quan đến Hiệu quả hoạt động công ty, như vậy kết quả này củng cố vững
chắc đối với kết quả nghiên cứu ở trên, các yếu tố Quản trị công ty không có tác
động nhiều đến Hiệu quả hoạt động đối với các công ty lớn ở Việt Nam

Đối với mẫu dữ liệu các công ty có quy mô nhỏ, biến Đòn bẩy tài chính có nối
tương quan dương đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, hệ số hồi
quy là 0,071 với mức ý nghĩa 5%. Các biến về Quản trị công ty đều không có mối
tương quan đến Hiệu quả hoạt động của công ty nhỏ, ngoại trừ biến thành viên nữ
trong hội đồng quản trị có mối tương quan âm, hệ số hồi quy là -0,082 với ý nghĩa
1%.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


48

Một thước đo khác về kết quả hoạt động công ty theo nghiên cứu của Huang và
cộng sự (2015), Vithessonthi và Tongurai (2015) là sử dụng tỷ suất sinh lợi trên tài
sản (ROA), được đo bằng tỷ số thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) trên tổng tài
sản. Do đó, bài nghiên cứu kiểm tra tính vững của các kết quả bằng cách sử dụng
ROA như là một biện pháp thay thế cho Hiệu quả hoạt động của công ty. Bài nghiên
cứu ước lượng hồi quy theo phương pháp tác động cố định (Fixed Effects) cho mẫu
đầy đủ cũng như cho một số mẫu phụ. Bảng 4.5 trình bày kết quả hồi quy với biến
phụ thuộc ROA. Kết quả hồi quy Bảng 4.5 nói chung không thay đổi so với các kết
quả nghiên cứu trên. Như vậy, các hệ số hồi quy về Quản trị công ty và Đòn bẩy tài
chính vẫn không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.7: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động của công ty

Trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng Fixed Effects với biến phụ thuộc ROA. Các
biến giải thích có độ trễ là 1. Ký hiệu trong dấu ngoặc đơn. *, **, và *** thể hiện ý nghĩa thống kê
ở mức 10%, 5%, và 1%.

ROA
Const 0,133*** 0,207*** 0,180*** 0,258***
(0,0000) (0,0000) (0,0001) (0,0000)
RETIND(-1) -0,0013 -0,0018 -0,0001 -0,0009
(0,7982) (0,7189) (0,9807) (0,8481)
LNTA(-1) -0,007*** -0,005*** -0,009*** -0,006***
(0,0000) (0,0020) (0,0000) (0,0004)
LNFAGE(-1) 0,002 -0,0009 0,0007 -0,001
(0,4371) (0,7371) (0,8116) (0,6323)
CAPETAX(-1) 0,003** 0,003** 0,003** 0,004**
(0,0275) (0,0376) (0,0317) (0,0187)
CACL(-1) 0,005*** -0,003** 0,004*** -0,003**
(0,0000) (0,0048) (0,0000) (0,0109)
MBV(-1) 0,015*** 0,013*** 0,015*** 0,013***
(0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
NCFOTA(-1) 0,203*** 0,184*** 0,203*** 0,185***
(0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


49

ROA
PPETA(-1) -0,005 -0,016** -0,010 -0,020**
0,5055 0,0483 0,2647 0,0181
BIG4(-1) 0,008 0,003
(0,0338) (0,4092)
BD_SIZE(-1) 0,007*** 0,005***
(0,0000) (0,0002)
BD_IND(-1) 0,010 0,001
(0,1911) (0,8640)
BD_AUDIT(-1) -0,018 -0,023
(0,2385) (0,1170)
BD_WOMEN(-1) 0,007 -0,005
(0,5076) (0,6000)
CEO_DUAL(-1) -0,003 -0,003
(0,5146) (0,4361)
OWN_TOP3(-1) -0,005 -0,003
(0,5086) (0,7114)
LEV(-1) -0,132*** -0,126
(0,0000) (0,0000)

R
2 0,25 0,32 0,27 0,32
F-statistic 39,28*** 49,92*** 38,29*** 35,06***
Số quan sát 1595 1595 1595 1595

Kết quả hồi quy trong Bảng 4.5 cho thấy các hệ số hồi quy của biến Quản trị công
ty và Đòn bẩy tài chính vẫn không có ý nghĩa thống kê đối với mẫu dữ liệu quan sát
là các công ty lớn. Như vậy, các kết quả hồi quy này cho thấy rằng tác động của
Quản trị công ty đối với Hiệu quả hoạt động của công ty là không đáng kể.

Bảng 4.8: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động của công ty lớn và công ty nhỏ

Trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng Fixed Effects với biến phụ thuộc ROA ở
hai mẫu dữ liệu quan sát theo quy mô công ty nhỏ và quy mô công ty lớn. Các biến giải thích có độ
trễ là 1. Ký hiệu trong dấu ngoặc đơn. *, **, và *** thể hiện ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, và
1%.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


50

ROA
HTA=1 HTA=1 HTA=1 HTA=1 HTA=0 HTA=0 HTA=0 HTA=0
C 0,340** 0,300** 1,524* 1,485* 0,261*** 0,306*** 0,161** 0,224***
(0,0143) (0,0384) (0,0597) (0,0671) (0,0000) (0,0000) (0,0553) (0,0067)
RETIND(-1) 0,008 0,008 0,008 0,008 -0,014** -0,015** -0,013* -0,015**
(0,1355) (0,1402) (0,1800) (0,1824) (0,0379) (0,0292) (0,0512) (0,0304)
- - - -
LNTA(-1) -0,016* -0,012 -0,014 -0,011
0,017*** 0,014*** 0,017*** 0,015***
(0,0719) (0,2036) (0,1051) (0,2634) (0,0001) (0,0009) (0,0001) (0,0005)
- -
LNFAGE(-1) -0,022** -0,022** 0,0026 0,0006 0,0014 0,0005
0,025*** 0,025**
(0,0192) (0,0225) (0,0099) (0,0116) (0,5384) (0,8744) (0,7415) (0,9081)
CAPETAX(-1) -0,003 -0,003 -0,003 -0,003 0,002 0,002 0,002 0,003
(0,6296) (0,6393) (0,6442) (0,6513) (0,1685) (0,1697) (0,1487) (0,1267)
CACL(-1) -0,001 -0,002 -0,001 -0,002 0,005 -0,002 0,005 -0,002
(0,5893) (0,4001) (0,5974) (0,4207) (0,0008) (0,1914) (0,0013) (0,3364)
MBV(-1) 0,003 0,003 0,004 0,004 0,020*** 0,019*** 0,019*** 0,019***
(0,3529) (0,3230) (0,2902) (0,2639) (0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
NCFOTA(-1) 0,056*** 0,054*** 0,054** 0,052** 0,192*** 0,181*** 0,192*** 0,182***
(0,0076) (0,0095) (0,0104) (0,0127) (0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
PPETA(-1) -0,0004 -0,0009 0,003 0,003 0,016 -0,003 0,006 -0,008
(0,9862) (0,9725) (0,8974) (0,9049) (0,2083) (0,8100) (0,6362) (0,5302)
BIG4(-1) -0,007 -0,006 0,007 0,002
(0,4807) (0,5405) (0,2156) (0,6348)
BD_SIZE(-1) 0,009 0,009 0,009 0,006
(0,4202) (0,4298) (0,0001) (0,0081)
BD_IND(-1) -1,721 -1,682 0,023** 0,012**
(0,3033) (0,3148) (0,0326) (0,0779)
BD_AUDIT(-1) -0,006 -0,005 0,026 0,026
(0,7539) (0,7716) (0,2018) (0,1921)
BD_WOMEN(-1) -1,403 -1,549 -0,010 -0,023
(0,7367) (0,7108) (0,5415) (0,1620)
CEO_DUAL(-1) 0,017 0,019 -0,013** -0,014**
(0,6460) (0,6228) (0,0483) (0,0371)

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


51

ROA

HTA=1 HTA=1 HTA=1 HTA=1 HTA=0 HTA=0 HTA=0 HTA=0


OWN_TOP3(-1) -0,125 -0,126 -0,023** -0,024**
(0,4132) (0,4085) (0,0599) (0,0465)
- -
LEV(-1) -0,028 -0,027
0,114*** 0,106***
(0,3578) (0,3908) (0,0000) (0,0000)

2 0,71 0,71 0,71 0,71 0,27 0,31 0,30 0,33


R
F-statistic 8,92*** 8,87*** 8,51*** 8,46*** 21,25*** 24,47*** 16,26 17,94
Số quan sát 687 687 687 687 803 803 803 803

4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu


Thứ nhất, Quản trị công ty có mối tương quan đối với Đòn bẩy tài chính. Kết quả
nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Berger và cộng sự
(1997), Wen và cộng sự (2002), nghiên cứu của họ cho rằng có mối tương quan giữa
Quản trị công ty và Đòn bẩy tài chính. Đối với biến số lượng người trong hội đồng
quản trị, nghiên cứu của Berger và cộng sự (1997) chỉ ra rằng số lượng người trong
hội đồng quản trị có mối tương quan âm đến Đòn bẩy tài chính của công ty. Một
nghiên cứu khác của Strøm và cộng sự (2014) sử dụng mẫu dữ liệu của các công ty
ở 73 quốc gia trong giai đoạn 1998-2008 cho thấy các thành viên nữ trong Hội đồng
quản trị giúp công ty dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài từ đó nâng cao Hiệu
quả hoạt động tài chính. Tuy nhiên, thành viên nữa thường có xu hướng e ngại rủi
ro và cẩn trọng hơn trong các quyết định đầu tư và huy động vốn đầu tư. Điều này
bổ trợ cho luận điểm thành viên nữ của Hội đồng quản trị có xu hướng cắt giảm
việc sử dụng Đòn bẩy tài chính của công ty để giảm rủi ro về tài chính, điều này cho
thấy có mối tương quan âm giữa thành viên nữ và Đòn bẩy tài chính

Thứ hai, Quản trị công ty không liên quan đến Hiệu quả hoạt động của công ty
(ROE). Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây như Chen và cộng sự
(2005), Jackling và Johl (2009), Nguyen (2011) cho rằng có mối quan hệ giữa Quản
trị công ty và hoạt động của công ty, nghiên cứu của Connelly và cộng sự (2012),

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


52

Mak và Kusnadi (2005) cho rằng Quản trị công ty có mối tương quan đến Hiệu quả
hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, yếu tố Đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương liên quan đến đối với
ROE cho mẫu dữ liệu đầy đủ, mẫu dữ liệu công ty quy mô nhỏ và mẫu dữ liệu công
ty quy mô lớn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Giải
thích cho mối quan hệ có mối tương quan dương là bởi các chủ nợ có thể giám sát
công ty tốt hơn so với các cổ đông bên ngoài. Các nghiên cứu của Berger và
Bonaccorsi di Patti (2006); Harvey và cộng sự (2004) cho thấy việc giám sát tốt
hơn có thể hạn chế các vấn đề liên quan đến đầu tư (ví dụ như đầu tư vào các dự án
giảm giá trị), qua đó tăng Hiệu quả hoạt động của công ty.

Như vậy, kết quả nghiên cứu nhận thấy rằng Đòn bẩy tài chính không làm trung
gian cho mối tương quan giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động của công ty
niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


53

PHẦN 5: KẾT LUẬN

Quản trị công ty là một trong những chủ đề nhận được nhiều quan tâm hiện nay, đặc
biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng. Bài nghiên cứu đã đưa ra hai câu
hỏi quan trọng đặt ra ở đây: Thứ nhất, hoạt động Quản trị công ty tốt có thể làm
giảm nguy cơ thua lỗ của công ty (rủi ro về đầu tư và rủi ro về tài chính)? Thứ hai,
các công ty có hoạt động Quản trị công ty tốt thường có phải có kết quả hoạt động
tốt hơn so với các công ty Quản trị công ty yếu kém? Các nghiên cứu trước đưa ra
nhiều kết quả trái chiều, nhiều nhà quản lý trên thế giới tin tưởng rằng Quản trị công
ty tốt sẽ làm giảm khả năng thua lỗ quá mức của công ty và tăng cường hiệu quả
hoạt động của công ty. Bài nghiên cứu sử dụng một mẫu dữ liệu nghiên cứu lớn bao
gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính đang niêm yết trên thị
trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2016 với mục đích xem xét mối tương quan
giữa Quản trị công ty, Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty. Bài nghiên cứu thấy rằng đối với một công ty, Quản trị công ty (bao gồm
các yếu tố như quy mô Hội đồng quản trị, số lượng thành viên độc lập của Hội đồng
quản trị, quy mô Ban kiểm soát, số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị,
Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu và sở hữu cổ
phần của Ban Giám đốc) không có mối tương quan đến Đòn bẩy tài chính và Hiệu
quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, vẫn có một phần nhỏ yếu tố Quản trị công ty
có tác động đến Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty ở các công ty
niêm yết có quy mô nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy bài nghiên cứu
không chứng minh được sự tương quan theo các giả thuyết trên, nhưng bải nghiên
cứu đề xuất để nâng cao chất lượng quản trị công ty, Việt Nam cần ưu tiên các vấn
đề chính sau đây: Đầu tiên, cần phải rà soát định kỳ và điều chỉnh kịp thời các quy
tắc về quản trị công ty để phù hợp với bối cảnh hiện tại và đáp ứng được những điều
kiện thay đổi của thị trường nhằm bảo đảm được quyền lợi tối đa cho các cổ đông
nhỏ lẻ. Thứ hai, cần phát triển các tổ chức dành cho các thành viên HĐQT chuyên
nghiệp (hay còn gọi là quản trị viên), cho các nhà đầu tư và các chuyên gia khác.
Thứ ba, cần khuyến khích các phương tiện truyền thông đóng vai trò tích cực trong

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


54

việc tuyên truyền các thông lệ quản trị công ty tốt và phản ánh các thực trạng quản
trị công ty yếu kém. Thứ tư, cần đưa ra các cơ chế thưởng - phạt phù hợp để vừa
khuyến khích các doanh nghiệp, mặt khác áp dụng quản trị công ty tốt, theo đó, cần
vinh danh các doanh nghiệp thực hiện quản trị công ty tốt và công bố tên các doanh
nghiệp quản trị công ty yếu kém thông qua xếp hạng về quản trị công ty. Ngoài ra,
cần phát triển tư duy tuân thủ quản trị công ty thông qua các quy định và cưỡng chế
thực thi. Cuối cùng, cần phát triển văn hóa doanh nghiệp - yêu cầu HĐQT, nhà đầu
tư và các bên liên quan thực hiện các vai trò của mình nhằm nâng cao chất lượng
quản trị công ty.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Ngọc Nhậm, 2005. Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của Eviews,
Stata. Hà Nội: NXB Thống kê.
2. IFC, 2010. Cẩm nang Quản trị công ty. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
3. OECD và IFC, 2004. Các nguyên tắc Quản trị công ty của OECD. [pdf] <
https://www.oecd.org/daf/ca/corporategovernanceprinciples/45034702.pdf>
[07/12/2017].
4. Nguyễn Quang Đông, 2006. Giáo trình Kinh tế lượng – chương trình nâng cao.
Hà Nội: NXB Thống kê.
5. Trần Ngọc Thơ, 2007. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại. Hà Nội: NXB
Thống kê.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


Tiếng Anh
1. Agrawal, A., Knoeber, C.R., 1996. Firm performance and mechanisms to control
agency problems between managers and shareholders. Journal of Financial and
Quantitative Analysis, 31: 377-397.
2. Aldamen, H., Duncan, K., Kelly, S., McNamara, R., Nagel, S., 2012. Audit
committee characteristics and firm performance during the global financial
crisis. Accounting & Finance, 52: 971-1000.
3. Anderson, R.C., Mansi, S.A., Reeb, D.M., 2004. Board characteristics,
accounting report integrity, and the cost of debt. Journal of Accounting and
Economics, 37: 315-342.
4. Antoniou, A., Guney, Y., Paudyal, K., 2008. The determinants of capital
structure: capital market-oriented versus bank-oriented institutions. Journal of
Financial and Quantitative Analysis, 43: 59-92.
5. Azizkhani, M., Monroe, G.S., Shailer, G., 2010. The value of Big 4 audits
in Australia. Accounting & Finance, 50: 743-766.
6. Beasley, M.S., 1996. An empirical analysis of the relation between the board of
director composition and financial statement fraud. The Accounting Review, 71:
443-465.
7. Berger, A.N., Bonaccorsi di Patti, E., 2006. Capital structure and firm
performance: A new approach to testing agency theory and an application to the
banking industry. Journal of Banking & Finance, 30: 1065-1102.
8. Berger, P.G., Ofek, E.L.I., Yermack, D.L., 1997. Managerial entrenchment
and capital structure decisions. Journal of Finance, 52: 1411 -1438.
9. Bhabra, G.S., 2007. Insider ownership and firm value in New Zealand. Journal
of Multinational Financial Management, 17: 142-154.
10. Bhagat, S., Bolton, B., 2008. Corporate governance and firm performance.
Journal of Corporate Finance, 14: 257-273.
11. Boyd, B.K., 1995. CEO duality and firm performance: A contingency model.
Strategic Management Journal, 16: 301 -312.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


12. Caramanis, C., Lennox, C., 2008. Audit effort and earnings management.
Journal of Accounting and Economics, 45: 116-138.
13. Chang, Y.-K., Chou, R.K., Huang, T.-H., 2014. Corporate governance and the
dynamics of capital structure: New evidence. Journal of Banking & Finance, 48:
374-385.
14. Chen, Z., Cheung, Y.-L., Stouraitis, A., Wong, A.W.S., 2005. Ownership
concentration, firm performance, and dividend policy in Hong Kong. Pacific-
Basin Finance Journal, 13: 431 - 449.
15. Claessens, S., Fan, J.P.H., 2002. Corporate governance in Asia: A survey.
International Review of Finance, 3: 71 -103.
16. Coles, J.L., Daniel, N.D., Naveen, L., 2008. Boards: Does one size fit all?
Journal of Financial Economics, 87: 329-356.
17. Connelly, J.T., Limpaphayom, P., Nagarajan, N.J., 2012. Form versus substance:
The effect of ownership structure and corporate governance on firm value in
Thailand. Journal of Banking & Finance, 36: 1722-1743.
18. Detthamrong, U., Chancharat, N., Vithessonthi, C., 2017. Corporate governance,
Capital structure, and Firm performance: Evidence from Thailand. Research in
International Business and Finance, 42.
19. Dey, A., Engel, E., Liu, X., 2011. CEO and board chair roles: To split or not
to split? Journal of Corporate Finance, 17: 1595-1618.
20. Elsayed, K., 2007. Does CEO duality really affect corporate performance?
Corporate Governance: An International Review, 15: 1203-1214.
21. Erhardt, N.L., Werbel, J.D., Shrader, C.B., 2003. Board of director diversity and
firm financial performance. Corporate Governance: An International Review,
11: 102-111.
22. García-Meca, E., García-Sánchez, I.-M., Martínez-Ferrero, J., 2015. Board
diversity and its effects on bank performance: An international analysis. Journal
of Banking & Finance, 53: 202-214.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


23. Haniffa, R., Hudaib, M., 2006. Corporate governance structure and performance
of Malaysian listed companies. Journal of Business Finance & Accounting, 33:
1034-1062.
24. Harris, M., Raviv, A., 2008. A theory of board control and size. Review
of Financial Studies, 21: 1797-1832.
25. Harvey, C.R., Lins, K.V., Roper, A.H., 2004. The effect of capital structure
when expected agency costs are extreme. Journal of Financial Economics, 74:
3-30.
26. Hu, Y., Izumida, S., 2008. Ownership concentration and corporate performance:
A causal analysis with Japanese panel data. Corporate Governance: An
International Review, 16: 342-358.
27. Huang, M., Li, P., Meschke, F., Guthrie, J.P., 2015. Family firms, employee
satisfaction, and corporate performance. Journal of Corporate Finance, 34: 108-
127.
28. Hutchinson, M., Mack, J., Plastow, K., 2015. Who selects the ‘right’ directors?
An examination of the association between board selection, gender diversity
and outcomes. Accounting & Finance, 55: 1071 -1103.
29. Jackling, B., Johl, S., 2009. Board structure and firm performance: Evidence
from India's top companies. Corporate Governance: An International Review,
17: 492-509.
30. Jensen, M.C., 1986. Agency costs of free cash flow, corporate finance,
and takeovers. The American Economic Review, 76: 323-329.
31. Keefe, M.O.C., Yaghoubi, M., 2016. The influence of cash flow volatility on
capital structure and the use of debt of different maturities. Journal of Corporate
Finance, 38: 18-36.
32. Klein, A., 2002. Audit committee, board of director characteristics, and
earnings management. Journal of Accounting and Economics, 33: 375-400.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


33. Mak, Y.T., Kusnadi, Y., 2005. Size really matters: Further evidence on the
negative relationship between board size and firm value. Pacific-Basin Finance
Journal, 13: 301 - 318.
34. Margaritis, D., Psillaki, M., 2010. Capital structure, equity ownership and
firm performance. Journal of Banking & Finance, 34: 621 -632.
35. Maury, B., 2006. Family ownership and firm performance: Empirical
evidence from Western European corporations. Journal of Corporate Finance,
12: 321 - 341.
36. Modigliani, F., Miller, M.H., 1958. The cost of capital, corporation finance
and the theory of investment. The American Economic Review, 48: 261 -297.
37. Muniandy, B., Hillier, J., 2015. Board independence, investment opportunity set
and performance of South African firms. Pacific-Basin Finance Journal, 35,
Part A: 108-124.
38. Nguyen, P., 2011. Corporate governance and risk-taking: Evidence from
Japanese firms. Pacific-Basin Finance Journal, 19: 278-297.
39. Paligorova, T., Xu, Z., 2012. Complex ownership and capital structure.
Journal of Corporate Finance, 18: 701-716.
40. Prowse, S.D., 1992. The structure of corporate ownership in Japan. Journal of
Finance, 47: 1121-1140.
41. Seifert, B., Gonenc, H., Wright, J., 2005. The international evidence on
performance and equity ownership by insiders, blockholders, and institutions.
Journal of Multinational Financial Management, 15: 171 -191.
42. Simpson, W.G., Gleason, A.E., 1999. Board structure, ownership, and financial
distress in banking firms. International Review of Economics & Finance, 8: 281
-292.
43. Strøm, R.Ø., D’Espallier, B., Mersland, R., 2014. Female leadership,
performance, and governance in microfinance institutions. Journal of Banking &
Finance, 42: 60-75.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


44. Uchida, K., 2011. Does corporate board downsizing increase shareholder value?
Evidence from Japan. International Review of Economics & Finance, 20: 562-
573.
45. Vithessonthi, C., Tongurai, J., 2015. The effect of leverage on performance:
Domesticallyoriented versus internationally-oriented firms. Research in
International Business and Finance, 34: 265-280.
46. Wen, Y., Rwegasira, K., Bilderbeek, J., 2002. Corporate governance and capital
structure decisions of the Chinese listed firms. Corporate Governance: An
International Review, 10: 75-83.
47. Wiwattanakantang, Y., 1999. An empirical study on the determinants of
the capital structure of Thai firms. Pacific-Basin Finance Journal, 7: 371 -
403.
48. Wiwattanakantang, Y., 2001. Controlling shareholders and corporate
value: Evidence from Thailand. Pacific-Basin Finance Journal, 9: 323-
362.
49. Yermack, D., 1996. Higher market valuation of companies with a small board
of directors. Journal of Financial Economics, 40: 185-211.
50. Zelechowski, D.D., Bilimoria, D., 2004. Characteristics of women and men
corporate inside directors in the US. Corporate Governance: An International
Review, 12: 337-342.
51. Zhang, Q., Chen, L., Feng, T., 2014. Mediation or moderation? The role of R&D
investment in the relationship between corporate governance and firm
performance: Empirical evidence from the Chinese IT industry. Corporate
Governance: An International Review, 22: 501-517.

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


PHỤ LỤC

Kiểm định Hausman Test

Kiểm định Hausman là một kiểm tra giả định thống kê trong kinh tế lượng được đặt
theo tên của James Durbin, De-Min Wu và Jerry A. Hausman. Thuật toán này sử
dụng để so sánh hai phương pháp ước lượng FEM và REM.
Hay nói cách khác để xem xét mô hình FEM hay REM phù hợp hơn, ta sử dụng
kiểm định Hausman. Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương
quan giữa εi và các biến độc lập hay không. Giả thiết:

Ho: εi và biến độc lập không tương quan


H1: εi và biến độc lập có tương quan
Khi giá trị P_value <0.05 ta bác bỏ Ho, khi đóm εi và biến độc lập tương quan với
nhau và ta sử dụng mô hình tác động cố định. Ngược lại, ta sử dụng mô hình tác
động ngẫu nhiên.
Kết quả chạy kiểm định:
Bảng 1: Theo kết quả chạy kiểm định, Fixed Effect được sử dụng trong
mô hình phù hợp so với Random Effect
Cột 1:
Correlated Random Effects - Hausman Test
Equation: Untitled
Test cross -section random effects

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross -section random 119.894694 10 0.0000

Cross -section random effects test comparisons:

Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob.

RETIND(-1) 0.009630 0.009044 0.000000 0.2498


LNTA(-1) 0.013639 0.012024 0.000012 0.6363
LNFAGE(-1) -0.010690 -0.013150 0.000005 0.2640
CAPETAX(-1) 0.005634 0.004482 0.000002 0.4365
CACL(-1) -0.016432 -0.022033 0.000000 0.0000
MBV(-1) 0.000619 -0.004347 0.000006 0.0418
NCFOTA(-1) -0.038782 -0.041457 0.000007 0.3050
PPETA(-1) -0.001942 -0.033051 0.000183 0.0215
BIG4(-1) -0.006753 -0.016465 0.000023 0.0411
ROA(-1) -0.274681 -0.363288 0.000196 0.0000

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


Cột 2:
C or related Random Effects - Hausman Test
Equation: Untitled
Test cross-section random effects

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 112.767436 16 0.0000

Cross-section random effects test comparisons:

Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob.

RETIND(-1) 0.002844 0.002904 0.000001 0.9437


LNTA(-1) 0.018687 0.016634 0.000012 0.5570
LNFAGE(-1) 0.004754 0.000037 0.000009 0.1173
CAPETAX(-1) 0.004556 0.004875 0.000002 0.8300
CACL(-1) -0.016353 -0.021637 0.000000 0.0000
MBV(-1) -0.000001 -0.004556 0.000006 0.0706
NCFOTA(-1) -0.032837 -0.037614 0.000008 0.0988
PPETA(-1) -0.001816 -0.035322 0.000170 0.0101
BIG4(-1) -0.003084 -0.012056 0.000023 0.0592
ROA(-1) -0.277544 -0.364201 0.000191 0.0000
BD_SIZE(-1) -0.020455 -0.015478 0.000082 0.5828
BD_IND(-1) 2.166731 -0.071988 3.352889 0.2215
BD_AUDIT(-1) -0.005649 -0.008474 0.000076 0.7465
BD_WOMEN(-1) -4.072201 -0.126702 20.940234 0.3886
CEO_DUAL(-1) -0.005195 -0.014881 0.003678 0.8731
OWN_TOP3(-1) -0.085684 0.032737 0.062833 0.6366

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


Bảng 2: Theo kết quả chạy kiểm định, Fixed Effect được
sử dụng trong mô hình phù hợp so với Random Effect
Cột 1:
Correlated Random Effects - Hausman Test
Equation: Untitled
Test cross -section random effects

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross -section random 94.505427 9 0.0000

Cross -section random effects test comparisons:

Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob.

RETIND(-1) -0.017710 -0.012922 0.000002 0.0004


LNTA(-1) -0.052961 -0.021649 0.000046 0.0000
LNFAGE(-1) -0.028769 -0.035293 0.000021 0.1545
CAPETAX(-1) 0.003784 0.004971 0.000013 0.7377
CACL(-1) -0.006911 -0.007419 0.000002 0.7417
MBV(-1) 0.008280 0.023311 0.000024 0.0022
NCFOTA(-1) 0.119579 0.183736 0.000068 0.0000
PPETA(-1) -0.073905 -0.053607 0.000778 0.4668
BIG4(-1) -0.004279 0.009044 0.000110 0.2032

Cột 2:
Correlated Random Effects - Hausman Test
Equation: Untitled
Test cross-section random effects

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 96.548295 15 0.0000

Cross-section random effects test comparisons:

Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob.

RETIND(-1) -0.020374 -0.019154 0.000003 0.4955


LNTA(-1) -0.051061 -0.019884 0.000048 0.0000
LNFAGE(-1) -0.024061 -0.023653 0.000044 0.9511
CAPETAX(-1) 0.004201 0.006807 0.000012 0.4576
CACL(-1) -0.006915 -0.007264 0.000002 0.8188
MBV(-1) 0.007864 0.022711 0.000025 0.0029
NCFOTA(-1) 0.118456 0.185186 0.000071 0.0000
PPETA(-1) -0.065636 -0.065278 0.000744 0.9895
BIG4(-1) -0.003744 0.008647 0.000110 0.2364
BD_SIZE(-1) 0.028340 0.005290 0.000207 0.1089
BD_IND(-1) 0.476898 -0.010196 6.764003 0.8514
BD_AUDIT(-1) -0.036308 -0.029188 0.000209 0.6221
BD_WOMEN(-1) 0.528795 -0.064338 42.180341 0.9272
CEO_DUAL(-1) -0.020366 0.007472 0.008057 0.7565
OWN_TOP3(-1) -0.878705 0.033353 0.128819 0.0110

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)


Cột 3:
C or related Random Effects - Hausman Test
Equation: Untitled
Test cross-section random effects

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 103.378267 10 0.0000

Cross-section random effects test comparisons:

Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob.

RETIND(-1) -0.018302 -0.013002 0.000002 0.0001


LNTA(-1) -0.057242 -0.023160 0.000046 0.0000
LNFAGE(-1) -0.027928 -0.034696 0.000021 0.1368
CAPETAX(-1) 0.003745 0.005029 0.000012 0.7152
CACL(-1) -0.002376 -0.004412 0.000002 0.1612
MBV(-1) 0.007430 0.023954 0.000024 0.0007
NCFOTA(-1) 0.124637 0.187722 0.000065 0.0000
PPETA(-1) -0.072953 -0.049218 0.000765 0.3907
BIG4(-1) -0.002885 0.011446 0.000107 0.1662
LEV(-1) 0.138127 0.061261 0.000716 0.0041

Cột 4:
Correlated Random Effects - Hausman Test
Equation: Untitled
Test cross-section random effects

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 106.157404 16 0.0000

Cross-section random effects test comparisons:

Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob.

RETIND(-1) -0.020248 -0.019105 0.000003 0.5201


LNTA(-1) -0.056027 -0.021585 0.000049 0.0000
LNFAGE(-1) -0.025113 -0.023292 0.000044 0.7831
CAPETAX(-1) 0.004242 0.006713 0.000012 0.4777
CACL(-1) -0.002286 -0.004470 0.000002 0.1315
MBV(-1) 0.007010 0.023311 0.000025 0.0010
NCFOTA(-1) 0.122714 0.188894 0.000067 0.0000
PPETA(-1) -0.064253 -0.061306 0.000730 0.9131
BIG4(-1) -0.002735 0.010554 0.000107 0.1992
BD_SIZE(-1) 0.030791 0.006320 0.000205 0.0873
BD_IND(-1) 0.097727 -0.005234 6.713267 0.9683
BD_AUDIT(-1) -0.035613 -0.029696 0.000206 0.6804
BD_WOMEN(-1) 0.677772 -0.057588 41.798586 0.9094
CEO_DUAL(-1) -0.024808 0.007825 0.007983 0.7149
OWN_TOP3(-1) -0.903828 0.032288 0.127687 0.0088
LEV(-1) 0.140898 0.058393 0.000702 0.0018

Téléchargé par ??c ??t Nguy?n (datkaa2k4@gmail.com)

You might also like