You are on page 1of 76

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

HỆ THỐNG ERP TRONG QUẢN LÝ


MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH
ATOTECH VIỆT NAM

Sinh viên: Huỳnh Tuấn Đạt


Lớp: FT02 Khóa: 42
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS. Bùi Thanh Tráng

NĂM 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

HỆ THỐNG ERP TRONG QUẢN LÝ


MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH
ATOTECH VIỆT NAM

Sinh viên: Huỳnh Tuấn Đạt


Lớp: FT02 Khóa: 42
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS. Bùi Thanh Tráng

NĂM 2019
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến thầy PGS TS. Bùi Thanh Tráng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết
Báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kinh doanh quốc tế- Marketing, trường đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh, luôn tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích, và thực tế nhất đến
cho tôi trong những năm tôi học tập tại trường. Nhờ vào những kiến thức quý báu được trang bị
tại trường mà tôi có thể thực hiện được bài Báo cáo tốt nghiệp này. Không chỉ vậy, những kiến
thức này sẽ trở thành hành trang vững chãi để tiếp thêm động lực cho công việc trong tương lai
của tôi.
Để thực hiện được bài Báo cáo tốt nghiệp này của mình, tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm
ơn đến Ban giám đốc của công ty TNHH Atotech Việt Nam đã cho phép và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi có thời gian làm việc, học tập và thực hiện bài Báo cáo của mình.
Chân thành cảm ơn chị Lê Trung Giai Phẩm – Supply chain manager. Chị là người đã truyền
cảm hứng và động lực cho tôi trong suốt kì thực tập. Xin cảm ơn chị Tăng Mỹ Uyên – Material
management officer và chị Lâm Thị Đỗ Quyên – Customer service officer đã rất nhiệt tình hướng
dẫn tôi từ ngày đầu tiên vào thực tập tại công ty. Tôi đã học được rất nhiều điều từ các chị, từ thái
độ, kỹ năng tới chuyên môn.
Lời cuối, tôi xin kính chúc quý thầy, cô có nhiều sức khỏe và luôn thành công trong sự nghiệp
cao quý. Và kính chúc tất cả các anh, chị tại công ty TNHH Atotech Việt Nam dồi dào sức khỏe
và thành công trong công việc.

i
LỜI CAM KẾT
Báo cáo tốt nghiệp này do chính tôi viết và không sao chép từ bất cứ bài viết của bất cứ tổ
chức hay cá nhân nào khác. Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu được đề cập trong
báo cáo này là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài báo cáo này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2019


Người thực hiện
(ký tên)

Huỳnh Tuấn Đạt

ii
ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP

iii
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2019


Giảng viên hướng dẫn
(ký tên)

PGS TS. Bùi Thanh Tráng

iv
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH .................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ATOTECH VIỆT NAM ............. 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................................... 3
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Atotech ........................................................... 3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Atotech Việt Nam .......... 3
1.2. Thông tin đăng kí doanh nghiệp ............................................................................ 4
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy .......................................................................................... 4
1.4. Quy mô hoạt động của công ty .............................................................................. 6
1.4.1. Nhân lực ......................................................................................................... 6
1.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................................................... 7
1.5. Sản phẩm, dịch vụ và các lĩnh vực liên quan ......................................................... 7
1.6. Triết lý kinh doanh ................................................................................................ 8
1.6.1. Tầm nhìn ........................................................................................................ 8
1.6.2. Sứ mệnh ......................................................................................................... 8
1.7. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................................. 9
1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................................... 9
1.9. Thuận lợi và khó khăn ......................................................................................... 11
1.9.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 11
1.9.2. Khó khăn ...................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ERP TRONG QUẢN LÝ
MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ATOTECH VIỆT NAM................................. 12
2.1. Giới thiệu về hệ thống ERP tại công ty TNHH Atotech Việt Nam ....................... 12
2.1.1. SAP Logon 750 và các chức năng: ............................................................... 12
2.1.1.1. Giới thiệu về SAP Logon 750 ................................................................ 12
2.1.1.2. Giao diện ............................................................................................... 12
2.1.2. Cấu trúc hệ thống ERP tại Atotech Việt Nam ............................................... 14

v
2.1.3. Một số phần mềm và nền tảng bổ trợ ............................................................ 15
2.1.3.1. IBM notes .............................................................................................. 15
2.1.3.2. Ishea-Intelliway ..................................................................................... 16
2.2. Tổng quan hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH Atotech Việt Nam................ 16
2.2.1. Thị trường hóa chất xử lý bề mặt kim loại tại Việt Nam. .............................. 16
2.2.2. Thực trạng nhập khẩu hóa chất xử lý bề mặt kim loại của Công ty TNHH
Atotech Việt Nam .................................................................................................. 17
2.3. Mô hình quy trình mua hàng tại công ty TNHH Atotech Việt Nam ..................... 18
2.3.1. Sơ đồ quy trình mua hàng theo theo từng bộ phận chức năng và theo từng bước
............................................................................................................................... 18
2.3.1.1. Sơ đồ quy trình mua hàng theo từng bộ phận chức năng trong công ty... 19
2.3.1.2. Sơ đồ quy trình mua hàng theo từng bước gắn liền với các bên liên quan.
........................................................................................................................... 20
2.4. Mối liên hệ giữa các bên liên quan với công ty trong quy trình mua hàng ........... 21
2.5. Phân tích vai trò của hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH Việt
Nam. .......................................................................................................................... 21
2.5.1. Dự báo nhu cầu............................................................................................. 21
2.5.2. Đặt hàng ....................................................................................................... 22
2.5.2.1. Lựa chọn nhà cung cấp .......................................................................... 22
2.5.2.2. Tạo và duyệt đơn đặt hàng ..................................................................... 23
2.5.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương .................................................... 23
2.5.3.1. Ký hợp đồng ngoại thương .................................................................... 23
2.5.3.2. Xin giấy phép nhập khẩu. ...................................................................... 24
2.5.4. Làm hàng tại nước xuất khẩu ........................................................................ 24
2.5.4.1. Lựa chọn Forwader ................................................................................ 24
2.5.4.2. Kiểm soát chi phí làm hàng tại nước xuất khẩu, cước phí vận chuyển quốc
tế và thời gian vận chuyển hàng hóa. .................................................................. 25
2.5.5. Nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan ...................................................... 25
2.5.6. Khai báo hóa chất ......................................................................................... 29
2.5.7. Thủ tục Hải quan .......................................................................................... 29

vi
2.5.7.1. Khai báo Hải quan điện tử ..................................................................... 29
2.5.7.2. Đóng thuế .............................................................................................. 29
2.5.8. Theo dõi, kiểm tra giao nhận và nhập kho: ................................................... 30
2.5.8.1. Chuẩn bị nhãn phụ cho hàng hóa ........................................................... 30
2.5.8.2. Thuê ngoài vận chuyển .......................................................................... 31
2.5.9. Nhập hàng lên hệ thống (goods receipt) ........................................................ 31
2.5.10. Tiến hành thủ tục thanh toán ....................................................................... 32
2.5.11. Lưu trữ hồ sơ .............................................................................................. 33
2.6. Đánh giá hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH Atotech Việt
Nam ........................................................................................................................... 33
2.6.1. Ưu điểm của hệ thống ERP trong quản lý mua hàng của Công ty TNHH Atotech
Việt Nam:............................................................................................................... 33
2.6.2. Nhược điểm của hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại Công ty TNHH
Atotech Việt Nam: ................................................................................................. 36
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................... 38
3.1. Kết luận............................................................................................................... 38
3.2. Đề xuất ................................................................................................................ 39
3.2.1. Tóm tắt những vấn đề hạn chế hệ của thống ERP trong quản lý mua hàng tại
công ty TNHH Atotech Việt Nam .......................................................................... 39
3.2.2. Một số giải pháp đề xuất để giảm bớt tổn thất do các vấn đề trên gây ra ....... 40
3.2.2.1. Đối với việc thiếu linh hoạt trong việc quản lý thông tin các lô hàng nhập
khẩu hóa chất. .................................................................................................... 40
3.2.2.2. Khả năng đề xuất đặt hàng ..................................................................... 43
3.2.2.3. Cải thiện khả năng sử dụng phần mềm SAP Logon 750 của nhân viên: . 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 1
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................................. 2
PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH CÁC LÔ HÀNG NHẬP KHẨU HÓA CHẤT ................ 1
PHỤ LỤC 3 NHẬT KÝ THỰC TẬP ............................................................................ 5

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

A/N Arrive notice

AWB Air waybill

B/L Bill of lading

CIR Container interchange receipt

CUCHI Công ty TNHH Giao Nhận Hàng Hóa XNK Củ Chi

D/N Debit note

DHL Công ty cổ phần Giao Nhận Toàn Cầu

ĐXB Công ty TNHH Đường Biển Xanh

FVS Công ty TNHH Vận Tải & Thương Mại Far Vision

HAWB House air waybill

INB Inbound delivery

INV Commercial invoice

KBHC-TC Khai báo hóa chất – tiền chất

Leschaco Công ty TNHH Leschaco Việt Nam

MSDS Material safety data sheet

P/L Packing list

PCL Prestige container line Pte. Ltd

PR Purchase requisition

S/C Sales contract

SAP Systems, applications and products

VICA Công ty cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt

viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 1.1 Các đối thủ cạnh tranh của Atotech Việt Nam ................................................... 9
Bảng 1.2 Doanh thu - chi phí - lợi nhuận của Công ty TNHH Atotech Việt Nam trong giai
đoạn 2014-2018 ................................................................................................ 9
Bảng 2.1 Nhu cầu sử dụng hóa chất xử lý bề mặt kim loại tại Việt Nam trong giai đoạn
năm 2014-2018 ............................................................................................... 17
Bảng 2.2 Một số loại hóa chất được nhập khẩu trong quý 3 năm 2019 tại Atotech Việt Nam
........................................................................................................................ 18
Bảng 2.3 Độ chính xác của dự báo nhu cầu tại Atotech Việt Nam trong giai đoạn 2014-
2018 ................................................................................................................ 22
Bảng 2.4 Danh sách hàng hóa trong hợp đồng số 5013/ATOTECH VN-CHINA ........... 26
Bảng 2.5 Các chỉ số trong việc quản lý tồn kho tại Atotech Việt Nam trong giai đoạn 2014
– 2018 ............................................................................................................. 32
Bảng 3.1 Bảng thống kê thông tin các lô hàng nhập khẩu hóa chất trên phần mềm Excel
........................................................................................................................ 41
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1 Doanh thu - chi phí - lợi nhuận trước và sau thuế của Công ty TNHH Atotech
Việt Nam trong giai đoạn năm 2014-2018 ....................................................... 10
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Atotech Việt Nam ..................................... 5
Sơ đồ 2.1 Các phân hệ tương ứng với từng bộ phận chức năng trong hệ thống ERP tại công
ty TNHH Atotech Việt Nam............................................................................ 14
Sơ đồ 2.2 Quy trình mua hàng theo từng bộ phận chức năng tại Atotech Việt Nam........ 19
Sơ đồ 2.3 Quy trình mua hàng từng bước gắn liền với các bên liên quan........................ 20
Sơ đồ 2.4 Mối liên hệ giữa các bên liên quan với công ty TNHH Atotech Việt Nam trong
quy trình mua hàng ......................................................................................... 21
Danh mục hình
Hình 1.1 Logo công ty TNHH Atotech Việt Nam ............................................................ 4
Hình 2.1 Giao diện màn hình đăng nhập vào phần mềm SAP Logon 750 ....................... 13
Hình 2.2 Giao diện màn hình nhập lệnh của phần mềm SAP Logon 750 ........................ 13

ix
Hình 2.3 Giao diện của hệ thống Ishea-Intelliway .......................................................... 16
Hình 2.4 Thông tin của lô hàng nhập khẩu trên hệ thống Ishea-Intelliway...................... 25
Hình 2.5 Màn hình truy xuất nhãn phụ trên hệ thống SAP Logon 750 ............................ 30
Hình 2.6 Nhãn phụ của sản phẩm Adhemax Neutralizer Cr............................................ 30
Hình 2.7 Màn hình cập nhật thông tin nhập kho hàng hóa trên SAP Logon 750 ............. 31
Hình 3.1 Một số phần mềm quản lý thời gian được đánh giá hiệu quả trên thị trường .... 43
Hình 3.2 Một số công cụ nhắc nhở công việc hiệu quả ................................................... 45
Hình 3.3 Tài liệu hướng dẫn cách sử dụng phần mềm SAP Logon 750 .......................... 46

x
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công ty TNHH Atotech Việt Nam thuộc tập đoàn Atotech, công ty con trực tiếp của tập đoàn
Total đứng đầu châu Âu về lĩnh vực hóa dầu. Atotech đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2004 nhưng
mãi đến năm 2009 mới chính thức thành lập Công ty TNHH Atotech Việt Nam. Atotech Việt Nam
là một doanh nghiệp thương mại toàn cầu với sản phẩm kinh doanh chủ yếu là hóa chất trong lĩnh
vực xi mạ. Hóa chất là một loại sản phẩm khá đặc biệt vì khi kinh doanh sản phẩm này cần các
giấy phép liên quan và một số yêu cầu được quy định trong Luật hóa chất Việt Nam năm 2007.
Bản thân có định hướng theo đuổi lĩnh vực cung ứng trong ngành hóa chất và rất thích một
môi trường làm việc năng động, hiện đại và thoải mái, tôi đã nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí thực tập
tại công ty TNHH Atotech Việt Nam. Tại đây, tôi được phân công vào vị trí nhân viên thực tập
quản lý vật tư (Material management officer) thuộc bộ phận Cung ứng (Supply chain department).
Công việc của tôi bắt đầu từ khi có đơn đặt hàng (perchase order) thông qua các quy trình nhập
khẩu hóa chất cho đến khi hàng hóa được hoàn tất thủ tục nhập kho (goods receipt).
Trong quá trình thực tập, tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống hoạch định nguồn
nhân lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning), viết tắt là ERP, trong quản lý mua hàng
tại công ty TNHH Atotech Việt Nam. Hệ thống ERP của công ty bao gồm một phần mềm chính
là SAP Logon 750 làm trụ cột và một số nền tảng bổ trợ như IBM notes, Ishea-Intelliway,… SAP
Logon 750 được cung cấp bởi công ty phần mềm SAP hàng đầu của Đức. Đây là một phần mềm
hoạch định nguồn lực doanh nghiệp cung cấp các công cụ hỗ trợ quản lý tự động trong các công
việc chức năng của công ty như tài chính, kế toán, cung ứng (thu mua, quản lý kho, vận chuyển,…),
bán hàng và nhân lực,…
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống ERP vào quản lý mua hàng tại Atotech
Việt Nam đã cho thấy được rõ những lợi ích từ việc tự động hóa trong công việc quản lý. Nổi bật
là phần mềm SAP Logon 750 đã giúp thu nhỏ quy trình quản lý mua hàng chỉ đơn giản vào một
màn hình vi tính có kết nối mạng. Hầu như các công việc của toàn bộ quá trình mua hàng đều nhận
được sự hỗ trợ của phần mềm SAP Logon 750 từ xác định nhu cầu (số lượng hàng cần nhập khẩu),
tìm nhà cung cấp, tìm forwarder, đặt hàng đến kiểm tra và quản lý hàng tồn kho.
Mặc dù được đánh giá là có hiệu quả cao, nhưng hệ thống ERP của Atotech Việt Nam vẫn
còn một số nhược điểm trong quá trình đi vào thực tiễn. Đó là sự khó khăn trong chỉnh sửa thời
gian đi và đến khi lô hàng đã được đặt, cũng như việc quản lý thông tin của các lô hàng và cách
thức sử dụng phần mềm. Bởi lẻ, việc xác định này được hệ thống tự động cập nhật, nếu trong quá
trình giao nhận hàng xảy ra bất cứ vấn đề nào dẫn đến việc chậm trễ (delay) thì nhân viên không
thể trực tiếp chỉnh sửa được trên hệ thống.
Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về công việc của một nhân viên quản lý vật tư và phân tích, đánh
giá hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH Việt Nam, từ đó có thể đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện hệ thống ERP trong việc quản lý các lô hàng nhập khẩu hóa chất, tôi quyết
định chọn đề tài “Hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH Atotech Việt Nam”.

1
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu rõ công việc của một nhân viên quản lý vật tư (Material management officer) trong bộ
phận Cung ứng (Supply chain department) tại công ty TNHH Atotech Việt Nam.
- Hiểu rõ quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Atotech Việt Nam.
- Hiểu rõ cách vận hành của hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH Atotech
Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo này sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê và phân tích: thu thập dữ liệu thứ cấp về hoạt động kinh doanh được
cung cấp bởi các bộ phận trong công ty TNHH Atotech Việt Nam, bởi tập đoàn Atotech và các
bên liên quan. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích dựa trên phương pháp thống kê
mô tả.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Qua quá trình thực tập, tác giả tổng hợp quy
trình nhập khẩu hóa chất và các ứng dụng của hệ thống ERP vào quản lý mua hàng tại công ty
TNHH Atotech Việt Nam
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: dựa trên bảng câu hỏi định tính, tác giả tiến hành phỏng
vấn các anh chị thuộc bộ phận Cung ứng về “Cảm nhận của nhân viên về phần mềm SAP
Logon 750 trong hệ thống ERP tại công ty TNHH Atotech Việt Nam”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH
Atotech Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống ERP của công ty TNHH
Atotech Việt Nam trong quản lý mua hàng đối với các lô hàng nhập khẩu hóa chất được nhập khẩu
từ nhiều quốc gia khác nhau về thành phố Hồ Chí Minh thông qua nhiều phương thức vận chuyển,
nhưng chủ yếu là bằng đường biển.
5. Bố cục của đề tài
Bố cục của bài báo cáo bao gồm 3 chương:
Chương 1 Giới thiệu về công ty TNHH Atotech Việt Nam
Chương 2 Phân tích và đánh giá hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH Atotech
Việt Nam.
Chương 3 Kết luận và đề xuất

2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ATOTECH VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Atotech
Atotech là công ty thuộc nhóm ngành hóa chất của tập đoàn dầu khí Total (Pháp) – tập đoàn
đứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hóa dầu, phân bón, hóa chất chuyên dụng cho thị trường
tiêu dùng và công nghiệp được hình thành từ sự sáp nhập của hai công ty TotalFinal và Elf
Aquitaine. Atotech được tận hưởng đáng kể về nguồn lực, lợi ích từ sản xuất, nghiên cứu, phát
triển và hệ thống phân phối của công ty lớn này.
Atotech chính thức được thành lập vào năm 1993 và đặt trụ sở chính tại thành phố Berlin,
nước Đức. Năm 1901, bộ phận mạ điện ra đời và sản xuất hỗn hợp muối để lưu trữ kim loại, với
tên thương hiệu là Trisalyt. Trong năm 1951, Schering AG thiết lập bộ phận mạ điện tại Feucht
(Đức), nơi hiện nay đang là nhà máy sản xuất thiết bị sản xuất chính của Atotech. Đến năm 1994,
Schering AG bán bộ phận mạ điện của mình cho công ty hoá chất ELF Atochem. ELF Atochem
sáp nhập công ty con của mình là Harshaw M&T với bộ phận mạ điện từ Schering AG và thành
lập công ty TNHH Atotech Đức. Ngày nay, Atotech là một nhà lãnh đạo toàn cầu trong thế giới
phức tạp của hóa chất xi mạ, thiết bị và dịch vụ cho bảng mạch in, sản xuất chất nền và chất bán
dẫn, cũng như hoàn thiện bề mặt trang trí và chức năng.
Trong lĩnh vực hóa học, Atotech đã phát triển các khả năng riêng biệt trong hai ngành kinh
doanh cốt lõi: sản xuất bo mạch in điện tử (ELT - Electronics) và hoàn thiện bề mặt kim loại nói
chung (GMF- General Metal Finishing). Cả hai bộ phận kinh doanh đều được trang bị những kinh
nghiệm toàn diện, hiểu biết sâu sắc về thị trường và các giải pháp tiên tiến để giải quyết các nhu
cầu cụ thể của thị trường tương ứng. Ngoài ra, Atotech cung cấp quy trình công nghệ hoá học và
máy móc thiết bị sử dụng trong công nghiệp sản xuất bo mạch điện tử, đế linh kiện và chất bán
dẫn cũng như ngành công nghiệp hoàn thiện bề mặt trang trí hay chức năng.
Atotech hiểu được rằng mỗi hoạt động kinh doanh có tính chất riêng biệt và để cung cấp dịch
vụ địa phương tốt nhất nên đã tiến hành nghiên cứu và phát triển rộng rãi. Công ty đã thiết lập một
mạng lưới Tech-Center trên toàn cầu với 3 trung tâm vùng và dịch vụ bán hàng tại hơn 40 quốc
gia, 05 vùng lãnh thổ kèm theo 18 trung tâm kỹ thuật, 17 nhà máy sản xuất và các công ty con trực
thuộc tập đoàn khắp nơi trên toàn thế giới với hơn 4.000 nhân viên. Tập đoàn Atotech đã thành
công trong việc kết hợp các khả năng độc đáo, thiết bị công nghệ tiên tiến và đội ngũ chuyên gia
rất thành thạo.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Atotech Việt Nam
Để thực hiện được mục tiêu cung cấp dịch vụ địa phương tốt nhất, Atotech đã có mặt tại Việt
Nam từ năm 2004 với hình thức là đặt văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Mãi sau
năm năm, vào ngày 5 tháng 1 năm 2009 thì Công ty TNHH Atotech Việt Nam chính thức được
thành lập với giám đốc công ty là ông Khajorn Phongnarin.
Với việc có mặt tại hơn 40 quốc gia trong tất cả các vùng công nghiệp trọng điểm trên thế
giới, Atotech là một tập đoàn quốc tế chuyên cung cấp các dịch vụ địa phương tốt nhất trên thế
3
giới, trong đó có Công ty TNHH Atotech Việt Nam.
Hiện nay, công ty TNHH Atotech Việt Nam vẫn đang tiếp tục giữ vững vai trò là nhà cung
cấp các sản phẩm hóa chất và công nghệ hàng đầu trong ngành xi mạ tại hai thị trường chính là
trong nước và khu chế xuất. Công ty đã tạo dựng được mối quan hệ bền vựng với các khách hàng
lớn tại Việt Nam như công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, công ty TNHH Fujitsu Việt
Nam và công ty TNHH Thiện Mỹ.
1.2. Thông tin đăng kí doanh nghiệp
Tên pháp lý của công ty: Công ty TNHH Atotech Việt Nam (gọi tắt là Atotech Việt Nam)
- Tên tiếng Anh : Atotech Vietnam Co., Ltd
- Mã số thuế: 0306609550
- Loại hình công ty : 100% vốn nước ngoài
- Vồn điều lệ: 1.000.000 USD
- Website: www.atotech.com
- Số điện thoại: 028 62961670, fax: 028 62961675
- Địa chỉ trụ sở chính tại miền Nam : Tầng 5 ,tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, phường 4,
quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ văn phòng đại diện tại miền Bắc: Tầng 2, tòa nhà VPI, đường Trung Kính, phường
Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hình 1.1 Logo công ty TNHH Atotech Việt Nam

Nguồn: www.atotech.com
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Hiện nay, công ty TNHH Atotech Việt Nam đang được tổ chức như sơ đồ sau đây:

4
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Atotech Việt Nam

Giám đốc

Bộ phận
Bộ phận Bộ phận Tài Bộ phận
Hành chính -
Cung ứng chính & IT Kinh doanh
Nhân sự

GMF Phòng thí nghiệm ELT

Nguồn: Bộ phận Hành chính – Nhân sự - Công ty TNHH Atotech Việt Nam
Mỗi bộ phận đảm nhận các nhiệm vụ và chức năng khác nhau trong tổ chức:
• Giám đốc (Director): là người do tập đoàn Atotech toàn cầu lựa chọn để đứng ra chịu
trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh tại địa phương, cụ thể là điều hành công ty TNHH
Atotech Việt Nam. Bên cạnh việc tạo cầu nối liên kết giữa các công ty con trong tập đoàn, giám
đốc phải thường xuyên trình bày các báo cáo về phương hướng hoạt động phát triển kinh doanh
của Atotech Việt Nam đến Tổng giám đốc của tập đoàn nhằm đảm bảo doanh thu và sự tăng trưởng
trong tương lai. Mọi kế hoạch, chính sách, chiến lược và cả những quy định về tài chính từ các bộ
phận trong công ty đều phải được xét duyệt bởi giám đốc công ty.
• Bộ phận Cung ứng (Supply chain department): chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động
mua hàng (ngoại trừ các sản phẩm văn phòng phẩm thuộc trách nhiệm của bộ phận Hành chính –
Nhân sự), quản lý vận hành và tối ưu hóa chuỗi cung ứng của công ty.
Một số nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Phối hợp cùng bộ phận Kinh doanh hoạch định kế hoạch mua hàng theo từng tháng.
- Thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa bao gồm sản phẩm hóa chất và các thiết bị
điện tử từ các công ty con khác trong tập đoàn.
- Quản lý hệ thống kho bãi, kiểm soát tồn kho và điều phối hoạt động giao hàng.
- Thường xuyên lập báo cáo tình hình hoạt động của chuỗi cho giám đốc công ty.
• Bộ phận Tài chính & IT ( Finance and IT department): bộ phận này có nhiệm vụ tổng
hợp, phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, lập các báo cáo định kỳ về tình hình
tài chính, công nợ khách hàng, tài sản quản lý. Từ đó, bộ phận Tài chính có thể tham mưu cho
giám đốc công ty để đưa ra những chiến lược phát triển kinh doanh trong tương lai. Bên cạnh đó,
công tác quản trị rủi và xử lý các tình huống khẩn cấp về tài chính cũng như việc kiểm soát hoạt
động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật cũng là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của bộ phận này.
Để cho hệ thống ERP của công ty được hoạt động một cách liền mạch và mạnh mẽ cần phải
5
có sự hỗ trợ đắc lực từ bộ phận IT (Information technology). Nhân viên thuộc bộ phận này có
nhiệm vụ chính là duy trì kết nối mạng và đảm bảo tính báo mật tuyệt đối trong hệ thống dữ liệu
nội bộ của tập đoàn. Ngoài ra, bộ phận IT cũng chịu trách nhiệm hỗ trợ các nhân viên trong công
ty về các vấn đề liên quan đến phần mềm và xử lý các xự cố làm ảnh hưởng đến hệ thống mạng.
• Bộ phận Hành chính – Nhân sự ( Humance and Resources Derpartment): Bộ phận
này có nhiệm vụ xây dựng cấu trúc bộ máy nhân sự phù hợp với chính sách phát triển của công ty,
kiểm soát các chính sách về lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn theo đúng quy định
của Nhà nước. Bên cạnh đó, bộ phận Hành chính – Nhân sự còn đảm nhận các công tác tuyển
dụng nhân sự, quản lý cơ sở vật chất tại văn phòng, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên, tổ
chức các sự kiện và các buổi hoạt động ngoài trời (team-building).
• Bộ phận Kinh doanh (Business department): bao gồm 2 nhóm kinh doanh và phòng
thí nghiệm.
Nhóm kinh doanh hóa chất hoàn thiện bề mặt kim loại nói chung (GMF): Chuyên trách về
các khách hàng của lĩnh vực mạ tổng quát, triển khai kế hoạch bán hàng để đạt mục tiêu về doanh
thu cũng như tổng kết các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tham mưu cho Giám đốc.
Nhiệm vụ quan trọng hơn hết của nhóm hiện nay chính là không ngừng hỗ trợ khách hàng áp dụng
các công nghệ mới về xi mạ, tạo mối quan hệ bền chặc với khách hàng. Hằng tháng, nhân viên
thuộc nhóm này phải cung cấp kịp thời các số liệu về dự báo nhu cầu của khách hàng nhằm giúp
bộ phận Cung ứng có kế hoạch mua hàng thích hợp, đảm bảo được lượng hàng tồn kho ở mức an
toàn. Bên cạnh đó, nhóm này cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo về công nghệ xi mạ và xây
dựng các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
Bộ phận Kinh doanh thiết bị xi mạ bo mạch điện tử (ELT): Bộ phận chuyên trách các khác
hàng là các công ty lớn chuyên về lĩnh vực điện tử như công ty TNHH Samsung Electronics Việt
Nam và công ty TNHH Fujitsu Việt Nam và một số công ty nhỏ khác cùng lĩnh vực. Bộ phận này
có nhiệm vụ tư vấn và chào bán cho khách hàng các loại thiết bị và cả phụ kiện thay thế đi kèm
trong dây truyền xi mạ điện. Nhân viên thường xuyên đến tận cơ sở sản xuất của khách hàng để
thực hiện các dịch vụ nâng cấp, bảo trì, phục hồi thiết bị cho khách hàng
Hiện nay, tại Atotech Việt Nam, phòng thí nghiệm vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ nên
được tích hợp vào bộ phận Kinh doanh và chịu sự quản lý của trưởng bộ phận Kinh doanh. Nhân
viên phòng thí nghiệm có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện các thí nghiệm trên sản phẩm mẫu nhận
được từ khách hàng dưới dự chỉ đạo của trưởng bộ phận Kinh doanh. Mục đích của các cuộc thí
nghiệm này nhằm tìm ra giải pháp công nghệ xi mạ hiệu quả nhất cho khách hàng. Nhân viên
phòng thí nghiệm luôn phải cân nhắc về việc đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân họ và toàn
thể nhân viên trong công ty khi sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm theo đúng quy định của tập
đoàn Atotech.
1.4. Quy mô hoạt động của công ty
1.4.1. Nhân lực
Số lượng nhân viên khoảng 42 người: 18 nữ và 24 nam với 2/3 nhân viên làm việc ở trụ sở

6
chính tại TP.Hồ Chí Minh và 1/3 làm việc tại chi nhánh văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Tại Việt Nam hiện nay, các ngành học về hóa chất hay thiết bị điện tử đại đa phần được theo
học bởi các nam sinh, vì thế bộ phận bán hàng của Atotech Việt Nam (chuyên về mạ kim loại,
thiết bị điện tử) 100% đều là nam. Phần nhân viên nữ thì thuộc các bộ phận như Cung ứng, kế toán,
hành chính – nhân sự. Nhìn chung cơ cấu lao động này cũng rất phù hợp đối với một công ty
chuyên về mảng sản phẩm hóa chất và thiết bị điện tử.
1.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhằm mục tiêu đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng về các lĩnh vực chuyên
môn trong ngành xi mạ điện, Atotech Việt Nam đã thiết lập cả hai phòng thí nghiệm ở mỗi trụ sở
với đầy đủ các máy móc, thiết bị phục vụ cho các hoạt động thí nghiệm và phân tích ứng dụng
công nghệ xị mạ trên từng sản phẩm mẫu của khách hàng.
Ngoài ra, Atotech Việt Nam còn thuê 02 kho chứa hàng lớn nhằm đảm bảo tính sẵn có của
hàng hóa:
- Kho ở Bắc Ninh: kho Schenker Việt Nam Co.,Ltd, nhà kho Mapletree, lô số 4, số 1, đường số 6,
KCN VSIP, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Kho ở Đồng Nai: kho ICD Tân Cảng Long Bình (Kho 9A), Kho DHL, số 10, Phan Đăng Lưu,
Bùi Văn Hòa, KP7 Long Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
1.5. Sản phẩm, dịch vụ và các lĩnh vực liên quan
Trong 4 nhóm sản phẩm của tập đoàn, thì Atotech Việt Nam đã chọn kinh doanh hai nhóm
sản phẩm chính tại thị trường Việt Nam sau đây:
• Thiết bị điện tử (ELT- Electronics): ELT cung cấp hóa chất, thiết bị công nghệ ứng dụng
trong dây truyền xi mạ bo mạch điện tử với các giải pháp như:
- Khử và luyện kim
- Bảng và mạ mẫu
- Hoàn thiện cuối cùng
- Chức năng sơn điện tử
- Xử lý bề mặt
- Công nghệ bán dẫn
- Thiết bị công nghệ
• Hoàn thiện bề mặt kim loại nói chung (GMF- General metal finishing): GMF dành
cung cấp hóa chất và giải pháp công nghệ toàn diện đến cho ngành công nghiệp hoàn thiện bề
mặt sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ô tô, xây dựng, truyền thông, vệ sinh, hàng
tiêu dùng và đồ nội thất,... Một trong những giải pháp công nghệ xi mạ hàng đầu phải kể đến như:
- Tiền xử lý

7
- Lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn
- Mạ trên nhựa / sơn trang trí
- Lớp phủ trên áo chống nước
Các sản phẩm cũng như dịch vụ của Công ty TNHH Atotech Việt Nam trong các lĩnh vực
công nghiệp có vai trò như sau:
• Công nghiệp ô tô:
Cùng với sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô, sản phẩm hóa chất xi mạ của Atotech
Việt Nam đóng vai trò tạo nên diện mạo bắt mắt và bảo vệ các phương tiện vận tải tránh khỏi các
tác động ăn mòn từ môi trường. Công nghệ xử lý bề mặt của Atotech được ứng dụng với đa dạng
các loại vật liệu khác nhau như nhôm, sắt, thép và cả mạ trên bề mặt của các sản phẩm bằng nhựa.
• Điện tử gia dụng:
Atotech Việt Nam cung cấp các sản phẩm hóa chất xi mạ trang trí trên nhiều loại sản phẩm
gia dụng có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Một số sản phẩm nổi trội như máy tính, điện thoại,
thiết bị nhà bếp, thiết bị truyền dẫn sóng,…
• Ứng dụng cho sản phẩm gia dụng:
Sản phẩm gia dụng được sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như thiết bị vệ
sinh, đồ trang sức hoặc thiết bị nội thất. Đây là thách thức đặt ra đối với Atotech Việt Nam để đáp
ứng tất cả yêu cầu đặc trưng của từng ngành công nghiệp.
1.6. Triết lý kinh doanh
1.6.1. Tầm nhìn
Atotech Việt Nam luôn muốn định mình trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu
Việt Nam trong ngành công nghiệp hóa chất, thiết bị và dịch vụ cũng như giải pháp công nghệ tiên
tiến về xi mạ điện. Atotech Việt Nam luôn luôn nỗ lực tạo nên những bước đột phá về công nhệ
dẫn đầu nhằm mang lại giải pháp sản xuất tốt hơn cho khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
1.6.2. Sứ mệnh
Atotech Việt Nam giúp đỡ khách hàng đạt được hiệu suất tối ưu trong ngành công nghiệp
của mình nhờ vào vị trí dẫn đầu trong xu hướng thay đổi công nghệ xi mạ bảo vệ môi trường hơn.
Trên hết, đó là sứ mệnh của Atotech để dẫn đầu trong sự thay đổi hướng tới công nghệ xi mạ xanh
hơn trong ngành công nghiệp xi mạ điện.

8
1.7. Đối thủ cạnh tranh
Bảng 1.1 Các đối thủ cạnh tranh của Atotech Việt Nam

Công ty Quốc gia Lĩnh vực

Okuno Nhật Bản Xử lý bề mặt kim loại

Ethone Hoa kỳ Mạ chức năng, mạ trang trí

Dipsol Nhật Bản Mạ kim loại

Daliang Trung Quốc Xi mạ

Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty TNHH Atotech Việt Nam


Tất cả các đối thủ đều hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghiệp ngoại trừ Ethone là công
ty chuyên sâu về lĩnh vực mạ chức năng và mạ trang trí. Với từng dòng sản phẩm, Atotech Việt
Nam có các đối thủ riêng. Xi mạ điện là lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của công ty. Tất cả các sản
phẩm từ phân khúc thấp đến cao đều được Atotech Việt Nam quản lý vì vậy chúng ta hầu như
không có đối thủ trong lĩnh vực này. Cạnh tranh trực tiếp nhất với Atotech Việt Nam ở các dòng
sản phẩm mà công ty kinh doanh là công ty Okuno – đến từ Nhật Bản, công ty này có mối quan
hệ rất tốt với các khách hàng lớn nhỏ trong khu vực.
1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trải qua quá trình 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Atotech Việt Nam đã cho thấy được những
con số tăng trưởng tương đối tốt qua từng năm được thể hiện trong bảng tổng kết doanh thu – chi
phí – lợi nhuận của công ty trong suốt giai đoạn từ năm 2014 đến 2018 trong bảng sau.
Bảng 1.2 Doanh thu - chi phí - lợi nhuận của Công ty TNHH Atotech Việt Nam trong giai
đoạn 2014-2018
(ĐVT: tỷ VNĐ)

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Doanh thu 130,52 131,92 199,03 321,41 330,58

Chi Phí 58,23 60,62 85,98 150,62 155,44

Lợi nhuận trước thuế 72,29 71,30 113,05 170,79 175,14

Lợi nhuận sau thuế 69,99 60,70 102,07 160,17 162,88

Nguồn: Bộ phận Tài chính & IT – Công ty TNHH Atotech Việt Nam

9
Biểu đồ 1.1 Doanh thu - chi phí - lợi nhuận trước và sau thuế của Công ty TNHH Atotech
Việt Nam trong giai đoạn năm 2014-2018

Doanh thu Chi Phí Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế

330.58
321.41
199.03

175.14
170.79
TỶ ĐỒNG

162.88
160.17

155.44
150.62
131.92
130.52

113.05
102.07
85.98
72.29
69.99

71.3
60.62
58.23

60.7

2014 2015 2016 2017 2018


NĂM

Nguồn: Bộ phận Tài chính & IT – Công ty TNHH Atotech Việt Nam
Báo cáo doanh thu - chi phí – lợi nhuận của Công ty TNHH Atotech Việt Nam từ năm 2014
– 2018 cho thấy tốc độ tăng trưởng của Atotech Việt Nam khá biến động.
Mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài, công ty đã luôn đề ra những chiến lược phù hợp với
xu hướng thị trường và cả định hướng từ tập đoàn Atotech. Doanh thu từ năm 2016 – 2018 tăng
khá cao, cụ thể doanh thu năm 2018 tăng 66,1 % so với năm 2016. Kết quả kinh doanh năm 2017
đánh dấu sự tăng lên đáng kể về doanh thu cũng như lợi nhuận nhờ nguồn thu được mang về từ
các khách hàng lớn của công ty như: TNHH Samsung Electronics Việt Nam (đem về doanh thu
147,121,284145 đồng), công ty TNHH Fujitsu Việt Nam (125,152,385,914 đồng), công ty TNHH
Thiện Mỹ (20,467,397,558 đồng),…
Giai đoạn 2016 – 2018, chi phí của công ty cũng tăng theo doanh số bán ra. Theo như kế
hoạch phát triển của Tập đoàn trong những năm sắp tới sẽ cố gắng cắt giảm chi phí để tăng lợi
nhuận. Vì thế, từ năm 2019, Atotech Việt Nam sẽ tăng cường công tác quản trị chi phí để phát
triển theo đúng kế hoạch của Tập đoàn.
Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2016 – 2017 có tăng nhưng do chi phí phát sinh
vẫn còn khá cao nên tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu vẫn còn khá thấp và chưa co xu hướng tăng.
Hiện tại, thông qua biểu đồ 1.1, Atotech Việt Nam nhận thấy mức tăng lợi nhuận của công ty đang
có xu hướng chửng lại.
10
1.9. Thuận lợi và khó khăn
1.9.1. Thuận lợi
Atotech Việt Nam là một trong những công ty lớn do hầu hết hóa chất được nhập khẩu từ các
công ty anh em trong hệ thống tập đoàn Atotech tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Đức, Trung
Quốc, Thái Lan,… Các công nghệ xanh được tiếp nhận từ các trung tâm nghiên cứu của tập đoàn,
đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển ngành xi mạ điện đồng thời nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường giúp cho Atotech Việt Nam chiếm được tình cảm từ các khách hàng.
Đội ngũ nhân việc giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa chất xi mạ và có khả năng giao tiếp
bằng nhiều thứ tiếng với khách hàng. Đặc biệt, Atotech Việt Nam có riêng 2 nhân viên chăm sóc
khách hàng là người gốc Hàn Quốc để phục vụ công tác trao đổi thông tin với các khách hàng lớn
như công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam.
Với cấu trúc nhân sự được quản lý theo chiều dọc, mọi hoạt động quản lý nhân viên đều được
diễn ra theo quy trình rõ ràng và thống nhất với sự phê duyệt từ cấp trên. Giám đốc công ty và các
trưởng phòng có thể linh hoạt làm việc tại nhiều nơi mà vẫn giám sát được nhân viên của mình
thông qua hệ thống công nghệ thông tin của công ty.
Cuối cùng, nhờ và sự chủ động hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia của tập đoàn hợp tác với
các đối tượng trong và ngoài nước đem lại sự thành công cho Atotech Việt Nam.
1.9.2. Khó khăn
Hóa chất là một loại hàng hóa rất đặc biệt, đòi hỏi nhiều chứng từ liên quan khi nhập khẩu
cũng như các quy định nghiêm ngặt về phương thức đóng gói, vận chuyển và bảo quản loại hàng
hóa này. Vấn đề này sẽ phát sinh rất nhiều chi phí khiến cho giá thành sản phẩm tăng cao làm giảm
tính cạnh tranh về giá so với đối thủ.
Atotech Việt Nam không phải là công ty sản xuất mà chỉ nhập khẩu hóa chất từ các công ty
ở các nước khác nhau trong tập đoàn và sau đó bán lại cho khách hàng. Quá trình vận chuyển tốn
kém rất nhiều thời gian và chi phí. Đảm bảo được tính sẵn có của sản phẩm nhằm đáp ứng được
như cầu cao của khách hàng là điều khó khăn đối với Atotech Việt Nam. Công việc lưu kho hóa
chất để cải thiện điểm yếu này gặp rất nhiều khó khăn về công tác quản lý kho cũng như rủi ro về
hàng hóa hết hạn sử dụng.
Tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi cũng phần nào khiến cho việc giao dịch mua bán hóa
chất giữa nội bộ các công ty anh em trong tập đoàn Atotech không ổn định. Với hình thức nhập
khẩu theo phương thức giao hàng tại xưởng (Ex-work, incoterm 2010), số tiền ngoại tệ mà Atotech
Việt Nam dùng để giao dịch là khá cao. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong tỷ giá cũng có thể gây
nên một khoản lỗ trong chi phí mua hàng.
Quy định về hoạt động kinh doanh hóa chất theo luật pháp Việt Nam còn rất phức tạp khiến
công ty gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị và tuân thủ các quy định. Các thủ tục Hải quan tại
Việt Nam thường là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ của hàng hóa nhập khẩu.
11
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ERP TRONG QUẢN LÝ
MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ATOTECH VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về hệ thống ERP tại công ty TNHH Atotech Việt Nam
2.1.1. SAP Logon 750 và các chức năng:
2.1.1.1. Giới thiệu về SAP Logon 750
SAP là viết tắt của cụm từ System Application Programing, đây là phần mềm hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP- Enterprise Resource Planning) nổi tiếng được phát triển bởi Tập
đoàn công nghệ hàng đầu của Đức. Trải qua hơn 47 năm hoạt động, SAP đã có hơn 413.000 khách
hàng sử dụng hệ thống ERP. Hiện nay, SAP đã ra mắt nhiều phiên bản khác nhau như: SAP
S/4HANA, SAP S/4HANA Cloud, SAP Business One …
SAP Logon 750 cũng là một trong những phiên bản phần mềm hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp được cung cấp bởi công ty phần mềm SAP của Đức với nhiều chức năng như:
- Quản lý bán hàng
- Quản lý mua hàng
- Quản lý kho
- Quản lý tài chính
- Và một số chức năng khác tùy thuộc vào đặc tính của từng công ty yêu cầu thêm.
Nguồn: Phần mềm SAP là gì?. < https://giacat.vn/vi/11115/phan-mem-erp-la-gi/>. [Ngày
truy cập: 20 tháng 8 năm 2019].
SAP Logon 750 được thiết kế phát triển theo cấu trúc phân hệ (module). Phần mềm có hơn
15 phân hệ được phát triển nhằm giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc liên quan đến nhiều
bộ phận chức năng như tài chính, bán hàng, nhân sự,.. Ngoài chi phí triển khai hệ thống, chi phí
duy trì sử dụng hệ thống này sẽ được tính theo số lượng tài khoản người dùng (user). Mỗi user sẽ
phải mua bản quyền từ hệ thống.
2.1.1.2. Giao diện
Giao diện của SAP Logon 750 rất thân thiện, dễ sử dụng với ngôn ngữ được sử hoàn toàn là
bằng tiếng Anh. Mỗi nhân viên sẽ đăng ký, trả phí và hoàn thành thủ tục để có một tài khoản riêng
để sử dụng nguồn dữ liệu tập trung từ hệ thống SAP Logon 750.
Khi truy cập vào hệ thống, người dùng sẽ được nhận một danh sách các Servers và mỗi người
dùng sẽ đăng nhập vào một Server.

12
Hình 2.1 Giao diện màn hình đăng nhập vào phần mềm SAP Logon 750

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – Công ty TNHH Atotech Việt Nam


Màn hình chủ của hệ thống SAP Logon 750 khá đơn giản, dễ nhìn, dễ hiểu. Sau khi đăng
nhập vào hệ thống thì nhân viên chỉ cần nhập lệnh để truy cập dữ liệu.
Hình 2.2 Giao diện màn hình nhập lệnh của phần mềm SAP Logon 750

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – Công ty TNHH Atotech Việt Nam

13
2.1.2. Cấu trúc hệ thống ERP tại Atotech Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Các phân hệ tương ứng với từng bộ phận chức năng trong hệ thống ERP tại công
ty TNHH Atotech Việt Nam

Nguồn: Bộ phận Tài chính & IT – Công ty TNHH Atotech Việt Nam
Đối với Atotech Việt Nam, công ty có phần thuận lợi khi được thừa hưởng từ hệ thống công
nghệ thông tin của tập đoàn mẹ nên việc triển khai hệ thống ERP chỉ mất khoảng một năm điều
chỉnh để phù hợp với đặc điểm kinh tế và quy định pháp luật của Việt Nam. Với đặc thù là một
doanh nghiệp thương mại mua đi bán lại, hệ thống ERP của Atotech Việt Nam được xây dựng dựa
trên những phân hệ sau:
• Quản lý bán hàng – phân phối: (PP – Production Planning): Điều đầu tiên phải làm
trong phân hệ này chính là thiết lập danh mục sản phẩm, phân loại sản phẩm, thiết lập đội kinh
doanh, thiết lập và quản trị danh mục khách hàng. Dựa trên cơ sở dữ liệu chung, nhà quản trị sẽ
quản lý được thông tin cụ thể của từng khách hàng về đơn đặt hàng, kế hoạch giao hàng, phương
thức thanh toán,.. Bên cạnh khả năng quản lý hợp đồng cho phép theo dõi doanh thu và chi phí của
hợp đồng, SAP Logon 750 còn thể hiện được thế mạnh trong việc kiểm soát chặc chẽ công nợ phải
thu của khách hàng, một trong những phần quan trọng của doanh nghiệp thương mại. Việc quản
lý trả hàng cũng được thực hiện một cách dễ dàng thông qua cách thức kết hợp trên cùng một đơn
đặt hàng. Hàng hóa tại Atotech Việt Nam được quản lý theo lô (batch), người dùng chỉ cần nhập
số batch của lô hàng vào hệ thống để cập nhật tình hình nhập và xuất kho. Việc sắp xếp các cuộc
hẹn gặp khách hàng cũng được hệ thống hỗ trợ sắp xếp và ghi nhận lịch sử trao đổi với khách hàng.
• Quản lý mua hàng (MM – Material Management): Phân hệ này sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho bộ phận Cung ứng trong việc tự động hóa nhiều công việc trong quy trình nghiệp vụ mua
hàng, cụ thể là nhập khẩu hóa chất và một số thiết bị phục vụ trong ngành xi mạ. Thông tin về nhà
cung cấp, những công ty Atotech anh em trên toàn cầu sẽ được lấy từ cơ sở dữ liệu của tập đoàn.
Dựa trên sơ sở dự báo tổng nhu cầu mua hàng từ phân hệ quản lý bán hàng – phân phối, bộ phận
14
Cung ứng bắt đầu thực hiện công việc lựa chọn nhà cung cấp và đặt hàng hoàn toàn tự động trên
phần mềm SAP Logon 750. Hệ thống ERP này còn hỗ trợ mạnh mẽ trong việc quản lý đơn hàng,
theo thời gian thực và theo dõi tiến độ nhập khẩu hàng hóa. Quản lý tồn kho cũng là một vấn đề
đáng quan tâm trong phân hệ này.
• Quản lý tài chính (FICO – Financial Accounting and Controlling): một trong những
chức năng quan trọng mà SAP Logon 750 cung cấp cho doanh nghiệp đó chính là tính năng quản
lý tài chính của mình. Cũng như vai trò tài chính đối với doanh nghiệp, thì phân hệ FICO là phân
hệ cốt lõi của SAP Logon 750. Doanh nghiệp có thể tự tin giao cho SAP Logon 750 trọng trách
này bởi phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động tài chính, kế toán như: kế toán tổng
hợp, các bút toán, ngân sách,… với những công cụ tiện ích được cung cấp sẵn trên phần mềm hệ
thống.
• Quản lý nhân lực (HRM – Human Resources Management): Phân hệ này được đánh
giá như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho bộ phận Hành chính - Nhân sự trong công tác tuyển dụng,
đào tạo, theo dõi và đánh giá chi tiết đội ngũ nhân viên của công ty. Mọi chi tiết về khoản lương,
thuế thu nhập và các thay đổi cá nhân đều được tinh chỉnh và tích hợp vào cơ sở dữ liệu sao cho
phù hợp với luật pháp tại Việt Nam. Phân hệ HRM cũng được thiết lập đầy đủ các công cụ quản
lý ngày nghỉ, quản lý chấm công, công cụ theo dõi chi phí của nhân viên và hỗ trợ lên kế hoạch
cho các chương trình thường niên của công ty như hoạt động ngoài trời, đào tạo kỹ năng và du
lịch,..
Ngoài nhưng chức năng quản lý trên, SAP Logon 750 cung cấp các công cụ để doanh nghiệp
có thể truy xuất các báo cáo của tất cả các hoạt động chức năng trên (mua hàng, bán hàng, tài chính,
kho, nhân sự,…)
2.1.3. Một số phần mềm và nền tảng bổ trợ
2.1.3.1. IBM notes
IBM notes là một phần mềm hỗ trợ giao tiếp nội bộ trong Atotech Việt Nam và trong cả tập
đoàn. Với IBM notes, mỗi nhân viên sẽ có một tài khoản cá nhân để nhắn tin trao đổi thông tin với
mọi người trong nội bộ Atotech Việt Nam và cả nhân viên ở các công ty Atotech khác trên toàn
cầu. Phụ thuộc vào quyền hạn và trách nhiệm, mỗi nhân viên sẽ được phân quyền sử dụng một
hoặc một số công cụ trên nền tảng này như công cụ sắp xếp lịch, kê khai yêu cầu thanh toán, duyệt
yêu cầu thanh toán,..
Riêng đối với nhân viên quản lý vật tư thuộc bộ phận Cung ứng, IBM notes được sử dụng
như một phần mềm soạn thảo các bảng yêu cầu thanh toán(PR - Purchase requisition). Những PR
này thường là các yêu cầu thanh toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu) và thanh toán
chi phí dịch vụ thuê forwarder. PR sau khi được tạo sẽ được gửi đến các nhà quản trị để phê duyệt
theo trình tự từ trưởng bộ phận Cung ứng đến Giám đốc công ty. Tất cả đều được cập nhật theo
thời gian thực giúp cho nhân viên quản lý vật tư có thể cập nhật được các yêu cầu thanh toán đã
được chấp thuận hay chưa.

15
2.1.3.2. Ishea-Intelliway
Hình 2.3 Giao diện của hệ thống Ishea-Intelliway

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – Công ty TNHH Atotech Việt Nam


Đối với Atotech Việt Nam, Ishea-Intelliway là một nền tảng tích hợp thông tin các forwarder
bên nước xuất khẩu. Hệ thống này hỗ trợ so sánh giá cước vận chuyển và phí dịch vụ làm hàng
của các forwarder, từ đó giúp trưởng bộ phận Cung ứng có thể đưa ra quyết định lựa chọn
forwarder phù hợp nhất. Trong quá trình vận chuyển, các chuyến hàng (shipment) sẽ được cập
nhật đầy đủ thông tin về chi phí lẫn thời gian khởi hành dự kiến của tàu (ETD- Estimated time of
departure) và thời gian đến cảng đích dự kiến của tàu (ETA- Estimated Time of Arrival). Nhân
viên quản lý vật tư sẽ dựa trên những thông tin này để theo dõi tiến độ và sắp xếp thời gian hoàn
thành các công việc cần thiết như xin giấy phép nhập khẩu hóa chất, khai báo Hải quan điện tử,
lấy lệnh giao hàng (D/O) trước khi tàu cập cảng đích trễ nhất là 1 ngày.
2.2. Tổng quan hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH Atotech Việt Nam
2.2.1. Thị trường hóa chất xử lý bề mặt kim loại tại Việt Nam.
Như được biết, lĩnh vực xử lý bề mặt kim loại ra đời và phát triển đã hàng trăm năm. Việc
xử lý bề mặt kim loại là một trong những phương pháp giúp cho bề mặt của kim loại được bảo vệ
tránh khỏi sự ăn mòn trong môi trường xâm thực và khí quyển có hiệu quả. Không chỉ vậy, việc
xử lý bề mặt kim loại còn được sử dụng trong việc sản xuất trang sức nhằm làm tăng vẻ thẩm mỹ
cho chúng. Mục đích của việc xử lý bề mặt kim loại là chống ăn mòn, phục hồi kích thước, tăng
độ cứng, phản quang, và dẫn điện.
Tại Việt Nam, ngành xử lý bề mặt không ngừng phát triển để đáp ứng cho các ngành công
nghiệp sản xuất đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp thường sử dụng hóa chất xi
mạ chủ yếu là để phục vụ quá trình sản xuất phụ tùng xe hơi, xe máy, các chi tiết cơ khí, vật trang
trí, bo mạch điện tử,…

16
Theo như số liệu của Công ty TNHH Atotech Việt Nam thì số liệu về nhu cầu hóa chất xử lý
bề mặt kim loại tại Việt Nam qua các năm 2014 – 2018 được trình bày trong bảng sau.
Bảng 2.1 Nhu cầu sử dụng hóa chất xử lý bề mặt kim loại tại Việt Nam trong giai đoạn năm
2014-2018

Năm Nhu cầu (Tấn) Tăng, giảm (%)

2014 10.874 -

2015 10.978 0,96

2016 11.203 2,05

2017 10.786 (3,72)

2018 11.130 3,19

Nguồn: Bộ phận kinh doanh- Công ty TNHH Atotech Việt Nam


2.2.2. Thực trạng nhập khẩu hóa chất xử lý bề mặt kim loại của Công ty TNHH Atotech Việt Nam
Từ khi có mặt tại Việt Nam đến nay, Atotech Việt Nam đã luôn đi theo đúng phương hướng
phát triển của tập đoàn. Tất cả những hóa chất được Atotech Việt Nam bán cho các khách hàng
trên lãnh thổ Việt Nam đều được mua nội bộ từ những công ty con trong chuỗi các công ty con
trên toàn thế giới của tập đoàn Atotech. Trong chuỗi hệ thống các công ty con của Atotech trên
khắp thế giới thì có Atotech Việt Nam và Atotech Thái Lan là hai công ty con chuyên về kinh
doanh hóa chất xi mạ, còn lại sẽ là những công ty sản xuất.
Cũng là một đứa con trong ngôi nhà lớn Atotech, nhưng Atotech Việt Nam lại rất đặc biệt vì
chỉ kinh doanh sản phẩm chứ không trực tiếp sản xuất. Đó là lý do vì sao tất cả hóa chất Atotech
Việt Nam bán ra đều được nhập khẩu từ các công ty của Atotech trên khắp thế giới (cụ thể là trên
40 quốc gia).
Việc mua hàng trong nội bộ công ty cũng sẽ khác với những doanh nghiệp thương mại quốc
tế khác. Điều rõ ràng nhất ở đây và cũng là điều đa số các doanh nghiệp thương mại quốc tế quan
tâm là giá của hóa chất. Gía của hóa chất được cố định khi Atotech Việt Nam nhập khẩu từ các
công ty Atotech trên toàn cầu vì thế việc thương lượng giá để chọn nhà cung ứng là không cần
thiết – công việc này được SAP Logon 750 tự động thực hiện. Hợp đồng thương mại được hệ
thống SAP Logon 750 quản lý, vì các công ty con Atotech trên toàn cầu đều sử dụng một phần
mềm này trên cùng một hệ thống cơ sở dữ liệu. Việc này khiến cho các thông tin liên quan đến
đơn đặt hàng và lô hàng đã được đặt sẽ được tự động cập nhật bởi hệ thống. Điều đáng quan tâm
khi nhân viên thực hiện công tác mua hàng đó là số lượng hàng và thời gian di chuyển của lô hàng
từ công ty Atotech cung ứng.

17
Ngoài ra, trong quy trình mua hàng hóa chất có một số thủ tục liên quan khác với các hàng
hóa thương mại còn lại đó là các giấy chứng nhận. Trước khi hàng hóa về đến Việt Nam và làm
thủ tục Hải quan thì hàng hóa cần được khai báo hóa chất, tiền chất (nếu có) và giấy phép phân
tích kim loại của các hóa chất nhập khẩu theo yêu cầu của Nghị định 113/2017/NĐ/CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành luật hóa chất. Đối với phương tiện vận chuyển cũng có các quy định
yêu cầu đặc biệt dành cho vận chuyển hóa chất theo quy định của Nghị định 104/2009/NĐ-CP –
Quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ.
Các loại hóa chất mà Atotech Việt Nam nhập khẩu chủ yếu dùng trong ngành xi mạ, các loại
hóa chất xử lý bề mặt kim loại, ví dụ như: CUPRACID ULTRA A; CUPRACID ULTRA B;
CUPRACICD 210 B; PRINTOGANTH P BASIC; PRINTOGANTH P COPPER;
PRINTOGANTH P STABILIZER PLUS;…
Bảng 2.2 Một số loại hóa chất được nhập khẩu trong quý 3 năm 2019 tại Atotech Việt Nam

Tên hóa chất Số lượng nhập (kg) Nước xuất


khẩu

MARK 1901 3.600 Hàn quốc

MARK 1902 5.450 Trung Quốc

ACID CLEANER AF 6.001 Malaysia

ACIDCLEAN UC 1.080 Trung Quốc

ACTIVATOR CORRECTIVE SOLUTION 1.400 Đức

ADDITIVE ALKALI B 850 Slovenija

ADHEMAX ACCELERATOR 1 1.728 Nhật Bản

Nguồn: Bộ phận cung ứng - Công ty TNHH Atotech Việt Nam


Công ty TNHH Atotech Việt Nam thường nhập khẩu hóa chất từ các nước như Hàn Quốc,
Đức, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Slovenija… Đặc biệt, số lượng hóa chất mà công ty nhập
khẩu lớn nhất là từ Trung Quốc. Cũng như thống kê của Bộ phận Cung ứng, số lượng trung bình
mà Atotech Việt Nam nhập khẩu hằng năm từ Trung Quốc là khá lớn, tiếp đến là Đức, Malaysia,
Slovenija, Nhật Bản, Hàn Quốc.
2.3. Mô hình quy trình mua hàng tại công ty TNHH Atotech Việt Nam
2.3.1. Sơ đồ quy trình mua hàng theo theo từng bộ phận chức năng và theo từng bước

18
2.3.1.1. Sơ đồ quy trình mua hàng theo từng bộ phận chức năng trong công ty
Sơ đồ 2.2 Quy trình mua hàng theo từng bộ phận chức năng tại Atotech Việt Nam

Nguồn: Bộ phận cung ứng – Công ty TNHH Atotech Việt Nam


Các sản phẩm trực tiếp nhằm phục vụ khách hàng hiện nay tại Atotech Việt Nam bao gồm
các hóa chất độc quyền của tập đoàn Atotech và các thiết bị phục vụ ngành công nghiệp hóa chất
xi mạ. Hóa chất là một loại sản phẩm kinh doanh đặc biệt được kiểm soát chặt chẽ dưới quy định
của công ty và luật pháp thuộc các nước sở tại. Vì vậy, quá trình mua được tổng công ty đưa ra và
được áp dụng cho tất cả các công ty con trực thuộc khắp thế giới. Mỗi bước, mỗi bộ phận đều có
các chứng từ đi kèm, trách nhiệm của người đảm nhận công việc đó. Tất cả những nhân viên có
nhiệm vụ trong quy trình mua hàng đều phải am hiểu về tất cả các sản phẩm mà công ty đặt mua
và các vấn đề liên quan xung quanh sản phẩm đó.
Hầu hết quy trình đặt mua hàng sản phẩm trực tiếp đều được bộ phận Cung ứng chịu trách
nhiệm nhiều nhất từ việc tạo đơn hàng đến công đoạn theo dõi và hoàn tất đơn hàng đều có sự xuất
hiện của bộ phận Cung Ứng (bao gồm Trưởng bộ phận cung ứng và nhân viên quản lý vật tư).

19
2.3.1.2. Sơ đồ quy trình mua hàng theo từng bước gắn liền với các bên liên quan.
Sơ đồ 2.3 Quy trình mua hàng từng bước gắn liền với các bên liên quan

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Do số lượng nhân sự của bộ phận Cung ứng còn hạn chế nên hoạt động nhập khẩu hóa chất
tại Atotech Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các forwarder. Đối với một lô hàng nhập khẩu hóa
chất, Atotech Việt Nam sẽ phải thuê ít nhất 4 forwader thực hiện các công việc khác nhau như
đóng gói, vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục Hải quan tại nước xuất khẩu. Khi hàng về đến cảng
tại Việt Nam, các forwarder khác sẽ thực hiện các công việc tại nước nhập khẩu như khai báo hóa
chất và xin cấp phép các giấy phép liên quan, làm thủ tục Hải quan và vận chuyển hàng hóa về
kho của Atotech Việt Nam. Mọi công việc của forwader đều phải thực hiện dưới sự điều phối và
giám sát của nhân viên Atotech Việt Nam. Hệ thống ERP tại Atotech Việt Nam chỉ có thể thực
hiện các công việc ở bước 1, 2, 10, 16 và 17 trong sơ đồ 2.3. Các bước ở giai đoạn giữa của quy
trình trong sơ đồ này đều không được quản lý bởi hệ thống ERP. Việc này đòi hỏi nhân viên phải
tự cập nhật các thông tin về lịch trình và tình trạng của lô hàng thông qua việc liên hệ với forwader
bằng điện thoại hoặc email.

20
2.4. Mối liên hệ giữa các bên liên quan với công ty trong quy trình mua hàng
Sơ đồ 2.4 Mối liên hệ giữa các bên liên quan với công ty TNHH Atotech Việt Nam
trong quy trình mua hàng

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – công ty TNHH Atotech Việt Nam


Diễn giải:
(1): Atotech Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán với Atotech China Chemical Co., LTD.
(2): Atotech Việt Nam ủy quyền cho VICA là người gửi hàng và làm các thủ tục hải quan
xuất và làm việc với Atotech China thông qua một công ty forwarder tại nước xuất khẩu chính là
PCL.
(3) Atotech Việt Nam ủy quyền cho Danko thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu
hóa chất tại Việt Nam.
(4) Atotech Việt Nam ủy quyền cho DHL thực hiện công việc vận chuyển hàng hóa tại Việt
Nam. Đồng thời, Atotech Việt Nam cũng sử dụng dịch vụ kho bãi của DHL.
(5) Atotech Việt Nam ủy quyền cho ĐBX là người nhận hàng và thực hiện các thủ tục hải
quan nhập khẩu.
2.5. Phân tích vai trò của hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH Việt
Nam.
2.5.1. Dự báo nhu cầu.
Đây là bước đầu tiên trong quy trình mua hàng. Dựa trên những dữ liệu bán hàng được ghi
nhận và thống kê trên hệ thống SAP Logon 750 và yêu cầu đặt hàng từ khách hàng, bộ phận Kinh
doanh sẽ dự đoán số lượng sản phẩm cần mua trong tương tai.
SAP Logon 750 sẽ tham gia vào quá trình so sánh số liệu dự đoán do bộ phận Kinh doanh

21
cung cấp và số lượng hóa chất còn tồn trong kho cùng với những đơn đặt hàng hiện hữu của bộ
phận Cung ứng để đưa ra những con số đề xuất mua hàng cho nhân viên.
Tại Atotech Việt Nam, việc lên kế hoạch nhập hàng sẽ được thực hiện trước từ hai đến ba
tháng để tránh những rủi ro thiếu hụt hàng hóa. Bên cạnh đó, diện tích kho thuê ngoài có giới hạn
cũng là một thách thức trong việc kiểm soát tồn kho.
Theo như báo cáo từ năm 2013 – 2018, thì xác suất chính xác so với nhu cầu thực tế từ các
đề xuất đặt hàng do phần mềm SAP Logon 750 đề xuất được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.3 Độ chính xác của dự báo nhu cầu tại Atotech Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018
(ĐVT: %)

Năm Độ chính xác của dự báo Độ chính xác của dự báo mục tiêu

2014 78 >80

2015 80 >80

2016 83 >85

2017 80 >85

2018 85 >90

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – công ty TNHH Atotech Việt Nam


So với chỉ số dự đoán yêu cầu mục tiêu mà Atotech Việt Nam đề ra thì SAP Logon 750 đã
hoàn thành nhiệm vụ gần như đạt trung bình khoảng 97%. Một con số xứng đáng với sự tin tưởng
mà doanh nghiệp đặt vào SAP Logon 750. Tại công ty Atotech Việt Nam, trừ một số vấn đề phát
sinh trong quá trình bán hàng (cần thay đổi số lượng đột xuất do khách hàng hủy hợp đồng) hoặc
nhu cầu từ phòng Kinh doanh thì việc đặt hàng đều dựa trên đề xuất của hệ thống SAP Logon 750.
2.5.2. Đặt hàng
2.5.2.1. Lựa chọn nhà cung cấp
Quá trình tìm và lựa chọn nhà cung cấp sẽ hầu như dựa vào hệ thống SAP Logon 750. Hệ
thống sẽ tự động xác định nguồn hàng đang có từ các công ty Atotech trên toàn cầu, sau đó sẽ đề
xuất các lựa chọn cho nhân viên. Nhân viên sẽ liên hệ với công ty sở hữu nguồn hàng và tiến hành
đặt hàng.
Do tính chất đặc biệt trong quy trình mua hàng này là mua hàng nội bộ nên việc chọn nhà
cung ứng không dựa trên giá cả (vì giá cả đã được cố định, không cần nhân viên phải thương lượng
giá như các hình thức mua hàng thông thường). Thay vào đó, các yếu tố về tính sẵn có của hàng
hóa, thời gian vận chuyển và chi phí vận chuyển sẽ được cân nhắc hàng đầu. Quy định của Tập
đoàn Atotech giúp đảm bảo các sản phẩm hóa chất có cùng chất lượng mặc cho chúng được sản
22
xuất tại các công ty Atotech ở các nước khác nhau.
Dữ liệu trên hệ thống SAP Logon 750 được liên kết với nhau giữa các công ty con trong tập
đoàn Atotech, vì thế việc truy xuất lượng hàng sẵn có hoặc đang trong giai đoạn sản xuất từ các
công ty Atotech khác cũng rất dễ dàng. Nhân viên chỉ cần dựa vào số liệu được cung cấp từ hệ
thống, từ đó lựa chọn nhà cung cấp phù hợp về địa điểm, thời gian,… để hàng có thể được nhập
về kho đúng thời hạn đã dự báo trước.
2.5.2.2. Tạo và duyệt đơn đặt hàng
Mỗi tháng 1-2 lần, nhân viên quản lý vật tư sẽ tiến hành đặt hàng theo dự báo có sẵn. Hoạt
động tạo đơn đặt hàng hoàn toàn được làm trên hệ thống SAP Logon 750 với các mã code liên
quan như: Mã nhà cung cấp (vendor), mã đơn đặt hàng (PO-Purchase order), số lượng, tên sản
phẩm, đơn giá, tổng giá,…Tất cả các đơn đặt hàng sau khi được tạo xong sẽ có một mã số riêng
nhằm theo dõi đơn hàng. Các đơn đặt hàng sẽ không được in ra khi chưa được Giám đốc và Trưởng
bộ phận Tài chính duyệt qua trên cùng hệ thống SAP Logon 750. Trường hợp đơn đặt hàng cần
phải được in lại do mất hay thay đổi giá đều phải được duyệt lại một lần nữa và có kèm theo chữ
ký của trưởng phòng Tài Chính và dấu mộc của công ty.
Tỷ lệ tạo đơn đặt hàng thành công tới nay là 100%, không gặp một sự cố nào ảnh hưởng đến
hoạt động này. Về việc duyệt đơn đặt hàng đôi khi chậm trễ do Giám đốc đi công tác, nên việc
nhận email thông báo và trả lời gặp khó khăn. Nhân viên quản lý vật tư phải liên tục gửi mail thông
báo duyệt đơn hàng. Nhiều đơn hàng gấp sẽ vì vậy mà xảy ra vấn đề.
Nhân viên quản lý vật liệu sẽ gửi đơn đặt hàng qua email đến cho nhân viên chuyên trách
bên nhà cung cấp và có trách nhiệm thông báo với bên nhà cung cấp nếu đây là đơn hàng cần gấp,
để nhân viên của họ có thể sắp xếp hàng hóa, ưu tiên cho các sản phẩm này. Vì nhà cung cấp sản
phẩm trực tiếp là các công ty Atotech quốc tế nên họ cũng có thể theo dõi đơn đặt hàng của công
ty Atotech Việt Nam. Sau khi đưa ra thời gian dự kiến chuẩn bị hàng hóa đầy đủ cho đơn hàng, họ
sẽ cập nhật lên hệ thống SAP Logon 750 để Atotech Việt Nam theo dõi ngược lại. Hoạt động này
tuy chiếm không ít thời gian của nhà cung cấp nhưng đảm bảo được độ chính xác và tránh các rủi
ro xảy ra, đồng thời hai bên cũng kịp thông báo cho nhau nếu gặp vấn đề xảy ra với đơn hàng.
Sau khi đặt hàng thành công thì ngày đặt hàng, ngày giao hàng đối với lô hàng đó sẽ được hệ
thống tính toán và đưa ra một cách cố định. Nếu trong quá trình làm việc với nhân viên giao nhận
(forwarder) có bất cứ vấn đề gì dẫn đến sự trì hoãn ngày đến của lô hàng, hoặc lô hàng chưa kịp
xuất từ nước xuất khẩu như hợp đồng đã ký, thì hai bên sẽ liên hệ trực tiếp để thương lượng với
nhau.
2.5.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương
2.5.3.1. Ký hợp đồng ngoại thương
Hiện nay hình thức nhập khẩu khẩu tại Atotech Việt Nam là nhập khẩu trực tiếp từ các công
ty Atotech khác trong cùng tập đoàn Atotech. Công Ty TNHH Atotech Việt Nam sẽ ký hợp đồng
trực tiếp với Công ty Atotech China Chemicals Ltd.

23
Công ty nhập khẩu: ATOTECH VIETNAM CO., LTD
Address: 5F, Hai Au Buildung, 39B Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi
Minh City, Viet Nam.
Tel: +84 8 6296 1670 Fax: +84 8 6296 1975
Công ty xuất khẩu: ATOTECH (CHINA) CHEMICALS LTD,
Address: 73 Xinzhuang Rd 2-Lu, Yonghe District, Gettd, Guangzhou 511356, China
Tel: +02082975160 Fax: +020 82975171
Hợp đồng giữa hai bên được ký vào ngày 05/04/2019.
Số hợp đồng: 5013/ATOTECH VN-CHINA
Hai bên thỏa thuận với nhau với các điều khoản giao nhận, thanh toán, và mô tả hàng hóa về
tên hàng, số lượng, đơn giá, xem trong chứng từ danh sách đính kèm theo như thỏa thuận của hợp
đồng.
2.5.3.2. Xin giấy phép nhập khẩu.
Xét đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất công nghiệp tại công văn số CT070062632019
Ngày 20 tháng 08 năm 2019 của Công ty TNHH ATOTECH VIỆT NAM (xem phụ lục).
Theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/11/2017: Doanh nghiệp muốn xuất
khẩu, nhập khẩu các loại hóa chất kinh doanh có điều kiện phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp do Sở Công Thương nơi mà cá nhân,
tổ chức kinh doanh đặt cơ sở.
Nguồn: Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của chính
phủ.(https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/nghi-dinh-113-2017-nd-cp-chinh-phu-117537-
d1.html#noidung). [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2019].
2.5.4. Làm hàng tại nước xuất khẩu
2.5.4.1. Lựa chọn Forwader
Sau khi tiếp nhận được đơn đặt hàng (PO) trên cùng hệ thống SAP Logon 750, nhà cung cấp
sẽ xem xét và đưa ra kế hoạch chuẩn bị hàng. Hóa chất sau khi được đóng gói sẵn sàng giao tại
xưởng, nhà cung cấp sẽ thông báo cho Atotech Việt Nam để có kế hoạch lấy hàng tại nước xuất
khẩu.
Atotech Việt Nam nhập khẩu hóa chất theo điều kiện Giao hàng tại xưởng (Ex-work). Đối
với từng nước khác nhau, Trưởng bộ phận Cung ứng sẽ quyết định lựa chọn forwarder nào có thế
mạnh vận chuyển hiệu quả cả về thời gian, chi phí và ít gặp phải rủi ro nhất. Đối với các lô hàng
nhập vận chuyển bằng đường biển từ Trung Quốc, Atotech Việt Nam sẽ ủy quyền cho công ty
VICA tại Việt Nam trực tiếp làm việc với đại lý forwarder bên nước xuất khẩu, chính là PCL. PCL
sẽ có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ nhà máy sản xuất của Atotech Trung Quốc về đến Cảng
Cát Lái, Việt Nam. Mọi chi phí về thủ tục Hải quan xuất khẩu và chi phí vận chuyển quốc tế sẽ
24
được Atotech Việt Nam thanh toán cho PCL thông quan người đại diện là công ty VICA.
2.5.4.2. Kiểm soát chi phí làm hàng tại nước xuất khẩu, cước phí vận chuyển quốc tế và
thời gian vận chuyển hàng hóa.
Hình 2.4 Thông tin của lô hàng nhập khẩu trên hệ thống Ishea-Intelliway

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – Công ty TNHH Atotech Việt Nam


Tất cả chi phí phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và chi phí dịch vụ Hải quan tại nước
xuất khẩu cũng như chi phí vận chuyển quốc tế (freight cost) sẽ được nhân viên của PCL cập nhật
trực tiếp lên hệ thống Ishea-intelliway. Công ty VICA là người đại diện cho Atotech thanh toán
các khoản chi phí đó cho PCL. Khi nhận được hóa đơn từ VICA, nhân viên Atotech Việt Nam sẽ
tra cứu trên hệ thống Ishea-intelliway để đối chứng tổng chi phí PCL đã thực hiện tại nước xuất
khẩu so với tổng số tiền chi hộ trong hóa đơn mà VICA đã thanh toán cho PCL. Từ đó, Atotech
Việt Nam có thể giảm thiểu được rủi ro sai sót về chi phí phục vụ cho việc làm hàng tại nước xuất
khẩu.
Thêm một điểm mạnh của Ishea-intelliway, hệ thống này còn hỗ trợ quản lý và tối ưu hóa
chi phí cho các lô hàng lẻ (lô hàng được vận chuyển bằng hình thức LCL- Less than Container
Load). Vận chuyển bằng hình thức LCL sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với hình thức hàng nguyên
container (FCL - Full container load). Tuy nhiên, nhờ vào tính năng tối ưu hóa của hệ thống, các
lô hàng lẻ của Atotech Việt Nam sẽ được sắp xếp vận chuyển trong cùng một container với cùng
một thời điểm khởi hành dự kiến (ETD - Estimated time of departure) và thời điểm đến dự kiến
(ETA - Estimated time of arrival). Điều này sẽ giúp Atotech tiết kiệm được chi phí dịch vụ làm
hàng tại nước xuất khẩu cũng như kiểm soát được thời gian vận chuyển của nhiều lô hàng lẻ cùng
một lúc.
2.5.5. Nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan
Khi nhận chứng từ từ Atotech China, nhân viên chứng từ của Atotech Việt Nam phải kiểm
tra chi tiết và cẩn thận về sự thống nhất và hợp lệ giữa các chứng từ. Công việc này vô cùng quan
trọng bởi vì nếu có sự sai lệch hoặc không hợp lệ giữa các chứng từ thì Hải quan sẽ không chấp

25
nhận các thông tin đăng kí trên tờ khai. Việc điều chỉnh lại chứng từ sẽ rất mất thời gian và tốn
nhiều chi phí.
Bộ chứng từ gọi là hợp lệ nếu tất cả nội dung hàng hóa trên tất cả chứng từ như hợp đồng,
hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết…đều thống nhất với nhau về tên, địa chỉ, số điện thoại bên
mua và bên bán, tên hàng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, điều
kiện thanh toán…
Tiến hành kiểm tra: tất cả chứng từ bên dưới đã được đính kèm trong phần phụ lục của bài
báo cáo này.
• Hợp đồng ngoại thương (Sales contract)
Cần kiểm tra các thông tin sau:
Theo bộ chứng từ trong báo cáo thì đây là hợp đồng số 5013/ATOTECH VN-CHINA, được
ký vào ngày 05/04/2019.
Giữa bên bên nhập khẩu ATOTECH VIETNAM CO., LTD (Địa chỉ: 5F, Hai Au Buildung,
39B Truong Son Street, Ward 4, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Viet Nam. Tel: +84 8 6296
1670; Fax: +84 8 6296 1975) và bên xuất khẩu ATOTECH CHINA CHEMICALS LTD (Địa chỉ:
73 Xinzhuang Rd 2-Lu, Yonghe District, Gettd, Guangzhou 511356, China). Tel: +02082975160;
Fax: +020 82975171.
Hai bên đã đồng ý với các điều khoản và điều kiện sau:
- Mô tả hàng hóa, số lượng và giá cả như sau:
Bảng 2.4 Danh sách hàng hóa trong hợp đồng số 5013/ATOTECH VN-CHINA

Số Thành
Mã sản Đơn giá
Tên sản phẩm Mã lô hàng (batch) lượng tiền
phẩm (USD/KG)
(KG) (USD)

1680864- PRINTOGANTH P
DR19H00629 0,88 600,00 528,00
0025-1-DR0 STABILIZER PLUS

1680554- ADHEMAX
DR19G04113 1,20 300,00 360,00
0025-1-000 NEUTRALIZER CR

1669114- TRICHROME
DR19G02667 1,01 900,00 909,00
0025-1-000 STABILIZER

Tổng 1.800,00 1.797,00

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – Công ty TNHH Atotech Việt Nam


- Điều khoản giao hàng và phương thức giao hàng theo như hợp đồng:

26
+ Điều khoản giao hàng: EXW
+ Phương thức giao hàng: Bằng đường biển
- Điều khoản thanh toán: bằng T/T cho 100% giá trị hóa đơn vào hoặc trước ngày 15 của tháng
sau khi giao hàng đến vào tài khoản của người bán.
- Hợp đồng hết hiệu lực vào ngày: 31/12/2019
• Giấy phân tích thành phần sản phẩm (Certificate of analysis)
Đây là bản phân tích thành phần của từng hóa chất trong lô hàng được gửi từ Atotech Trung
Quốc thông qua máy fax. Chứng từ sẽ được đồng bộ trên hệ thống dữ liệu của SAP Logon 750
nhằm giúp nhân viên hai bên dễ dàng kiểm soát được hạn sử dụng của từng sản phẩm hóa chất
thông qua số batch ghi trên bao bì.
• Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Kiểm tra hóa đơn thương mại, chúng ta cần kiểm tra các thông tin sau:
- Tên, địa chỉ của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải chính xác theo như hợp đồng.
- Số Invoice : 8107506679
- Số Delivery: 8106588972
- Ngày Invoice phải sau ngày hợp đồng và trước hoặc bằng ngày của vận đơn. Trong hợp
đồng này ngày của hóa đơn thương mại (19/08/2019) sau ngày hợp đồng (05/04/2019) và trước
ngày vận đơn (22/08/2019)
- Tên hàng: cần lưu ý rằng các sản phẩm cùng tên có thể có số batch khác nhau về hạn sử
dụng.
- Số lượng và đơn giá của từng tên hàng phải được kiểm tra chi tiết đối với hợp đồng.
- Đồng tiền thanh toán: USD
- Điều kiện giao hàng phải phù hợp với hợp đồng và phiếu đóng gói: EXW Guangzhou
- Tổng giá trị thanh toán: 1.797,00 USD
• Phiếu đóng gói (Packing list)
- Số Delivery: 8106588972
- Tương tự hóa đơn thương mại, các chi tiết được liệt kê trên phiếu đóng gói phải khớp với
hóa đơn thương mại và hợp đồng ngoại thương. Kiểm tra thông tin hàng hóa như Material Code,
Material Name, Packing Size, No of Pack, Gross Weight, Net Weight có đúng không.
• Vận đơn (Bill of lading)
Khi nhận vận đơn cần kiểm tra kỹ các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ công ty xuất khẩu và nhập khẩu phải đúng với hợp đồng.

27
- Số vận đơn: PCL/HCM/004340
- Ngày và nơi phát hành vận đơn: Hong Kong ngày 22/08/2019
- Hãng vận chuyển: KMTC KEELUNG
- Số lượng kiện: 3 pallets.
- Tên hàng hóa nhập khẩu phải đúng với Invoice.
- Gross Weight phải khớp với Packing list: 1,949.10 kgs
- Cước phí vận tải là Prepaid (trả trước) hay Collect (trả sau): Freight Collect
- Địa điểm bốc hàng: Hong Kong
- Địa điểm dỡ hàng: Hồ Chí Minh
• Giấy Thông báo hàng đến (Arrive notice)
Sau khi nhận giấy Thông báo hàng đến từ công ty Công ty cổ phần Tiếp Vận Hàng Hóa Việt
(VICA), nhân viên Atotech Việt Nam sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin sau:
- Người nhận hàng: ATOTECH VIETNAM CO., LTD
- Người gửi hàng: ATOTECH (CHINA) CHEMACALS LTD
- Tên tàu: KMTC KEELUNG
- Số chuyến: 1907S
- Cảng xếp: HONG KONG
- Cảng dỡ: CÁT LÁI (KHO 3)
- Số vận đơn: PCL/HCM/004092
- Số lượng, tên hàng hóa, trọng lượng khớp với trùng khớp với thông tin trên vận đơn.
- Thời gian dự kiến đến: 25/08/2019
- Số container: A PART OF 1x20’DC SEGU2384898
• Debit note
Debit Note sẽ được Công ty VICA gửi cùng Giấy thông báo hàng đến. Sau khi nhận Debit
Note, nhân viên Atotech Việt Nam sẽ đối chiếu với chi phí của lô hàng này đã được cập nhật trước
đó trên hệ thống Ishea-intelliway.
Theo như Debit Note được gửi, phí Ocean freight của lô hàng này đã trùng khớp với con số
được ghi nhận trên hệ thống Ishea-intelliway là 100.00 USD.
Các nội dung trên chứng từ phải trùng khớp với nhau, việc kiểm tra chứng từ có ý nghĩa quan
trọng trong việc tổ chức thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa. Do đó, nhân viên cần kiểm tra
thật chính xác các nội dung trước khi thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình. Nếu có bất kỳ
sai sót nào cần phải tiến hành thông báo ngay lập tức cho các bên liên quan để kịp thời chỉnh sửa
28
và phải luôn đảm bảo tính chính xác.
2.5.6. Khai báo hóa chất
Trong quy trình mua hàng hóa chất có một số thủ tục liên quan khác với các hàng hóa thương
mại đó là các giấy chứng nhận. Trước khi hàng hóa về đến cảng nhập khẩu và làm thủ tục hải quan
thì hàng hóa cần được khai báo hóa chất và giấy phép phân tích kim loại của các hóa chất nhập
khẩu theo yêu cầu Nghị định 113/2017/NĐ/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật hóa
chất. Đối với phương tiện vận chuyển cũng có các quy định yêu cầu đặc biệt dành cho vận chuyển
hóa chất theo quy định của Nghị định 104/2009/NĐ-CP – Quy định Danh mục hàng nguy hiểm và
vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Hồ sơ để tiến hành khai hóa chất bao gồm các hóa đơn thương mại và được gửi đến hệ thống
Cổng thông tin một cửa quốc gia đê tiến hành khai báo. Thời gian khai báo của lô hàng này là một
ngày (Ngày khai báo và ngày nhận kết quả khai báo là 19/08/2019). Kết quả trả về từ Cổng thông
tin một cửa quốc gia như bằng chứng xác nhận hoàn thành khai báo hóa chất đối với chất
ADHEMAX NEUTRALIZER CR, với khối lượng nhập khẩu 300kg, có xuất xứ từ Trung Quốc.
2.5.7. Thủ tục Hải quan
2.5.7.1. Khai báo Hải quan điện tử
Hồ sơ khai báo Hải quan bao gồm: Vận đơn đường biển, Hóa đơn thương mại, Hóa đơn cước
vận chuyển, Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp, Giấy chứng nhận khai báo hóa chất. Bộ
chứng từ sẽ được ký bởi trưởng Bộ phận cung ứng và bàn giao lại cho nhân viên công ty TNHH
Đường Biển Xanh thực hiện các nghiệp vụ về khai báo Hải quan và thông quan hàng hóa tại chi
cục Hải quan.
Nhân viên của công ty TNHH Đường Biển Xanh sẽ truy cập vào máy tính của Atotech Việt
Nam đã cắm sẵn chữ ký số để tiến hành lên và truyền tờ khai Hải quan điện tử trên phần mềm
Ecuss5. Sau khi có kết quả phân luồng hàng hóa, nhân viên Atotech Việt Nam thực hiện nghiệp
vụ đóng thuế theo đúng số tiền thuế yêu cầu trong tờ khai được trả về từ hệ thống.
2.5.7.2. Đóng thuế
Atotech Việt Nam thực hiện nghiệp vụ đóng thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT)
cho các lô hàng nhập khẩu về thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức chuyển khoản ngân
hàng vào trực tiếp tài khoản của Bộ phận Thu thuế Chi cục Hải quan Quản lý đầu tư/TK
7111.0.2995224 Kho bạc thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân viên quản lý vật tư sẽ kê khai yêu cầu nộp thuế cho tờ khai số 102835372840 lên hệ
thống IBM Notes của công ty. Sau khi yêu cầu được duyệt trực tiếp trên hệ thống bởi Trưởng bộ
phận Cung ứng và Giám đốc công ty, nhân viên kế toán sẽ tiến hành chuyển khoản số tiền thuế
được yêu cầu đến tài khoản của Bộ phận Thu thuế Chi cục Hải quan Quản lý đầu tư.

29
2.5.8. Theo dõi, kiểm tra giao nhận và nhập kho:
2.5.8.1. Chuẩn bị nhãn phụ cho hàng hóa
Trước khi hàng được vận chuyển về kho, nhân viên quản lý vật tư sẽ dựa vào thông tin trên
phiếu tiếp nhận và lưu trữ hàng hóa (Inbound delivery) của lô hàng để truy xuất nhãn phụ của từng
sản phẩm từ hệ thống SAP Logon 750. Kích thước và nội dung của nhãn phụ sẽ được đồng bộ trên
hệ thống từ nhà xuất khẩu đến nhà nhập khẩu. Đặc điểm dữ liệu thống nhất này được xem là một
điểm mạnh của hệ thống ERP tại Atotech Việt Nam.
Hình 2.5 Màn hình truy xuất nhãn phụ trên hệ thống SAP Logon 750

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – Công ty TNHH Atotech Việt Nam


Hình 2.6 Nhãn phụ của sản phẩm Adhemax Neutralizer Cr

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – Công ty TNHH Atotech Việt Nam


Tên của hóa chất thường rất dài và dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, nhờ vào hệ thống dữ liệu quản
lý theo mã số, nhân viên quản lý vật tư dễ dàng kiểm tra lại thông tin trên nhãn phụ về tên sản
30
phẩm, xuất xứ, mã sản phẩm, số batch trước khi in. Nhãn sau khi được in tại văn phòng công ty
Atotech Việt Nam sẽ được chuyển về kho chuẩn bị cho công tác dán nhãn phụ lên sản phẩm nhập
khẩu.
2.5.8.2. Thuê ngoài vận chuyển
Atotech Việt Nam sẽ thuê công ty cổ phần Giao Nhận Toàn Cầu (DHL) vận chuyển hàng
hóa từ kho hàng lẻ của cảng Cát Lái về nhà kho của Atotech Việt Nam tại kho ICD Tân Cảng Long
Bình (Kho 9A), Kho DHL, số 10, Phan Đăng Lưu, Bùi Văn Hòa, KP7 Long Bình, TP. Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai. Nhân viên kho sẽ dựa trên phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) để kiểm đếm số
lượng hàng và tiến hành cho nhập kho hàng hóa.
2.5.9. Nhập hàng lên hệ thống (goods receipt)
Nhân viên kho sau khi hoàn tất thủ tục nhập kho và dán nhãn phụ cho hàng hóa sẽ báo cáo
lại cho nhân viên quản lý vật tư. Tiếp theo, nhân viên quản lý vật tư sẽ cập nhật thông tin lô hàng
đã nhập kho lên hệ thống SAP Logon 750.
Hình 2.7 Màn hình cập nhật thông tin nhập kho hàng hóa trên SAP Logon 750

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – Công ty TNHH Atotech Việt Nam


SAP Logon 750 giúp nhân viên có thể kiểm soát được tình trạng kho thông qua mạng Internet
mà không cần trực tiếp đến tận kho để nắm bắt tình tình. Các chỉ số, thông tin đều được truy xuất
trực tiếp trên hệ thống. Sau đây là bảng ghi nhận các chỉ số về thời gian lưu kho, chỉ số tồn kho
trên bán hàng, giá trị sản phẩm quá hạng trong giai đoạn 2014-2018 tại Atotech Việt Nam.
31
Bảng 2.5 Các chỉ số trong việc quản lý tồn kho tại Atotech Việt Nam trong giai đoạn 2014 –
2018

Các chỉ số Năm Năm Năm Năm Năm


2014 2015 2016 2017 2018

Thời gian lưu kho trung bình (ngày) 91 95 90 85 85

Tỷ lệ tồn kho/bán hàng (%) 10,0 9,9 9,6 9,3 9,1

Gía trị quá hạn trên 12 tháng (USD) 8.000 8.150 7.900 6.500 6.130

Nguồn: Bộ phận Cung ứng – công ty TNHH Atotech Việt Nam


Thời gian lưu kho trong giai đoạn 2014 – 2018 nhìn chung đang có xu hướng giảm. Mục tiêu
trong năm 2019 của công ty là thời gian lưu kho trung bình sẽ thấp hơn 80 ngày. Việc quản lý kho
được tự động hóa thông qua phần mềm hệ thống SAP Logon 750. Các công việc tính toán các chỉ
số cũng được tự động. Tuy nhiên, nhân viên sẽ phải cập nhật tất các các số liệu liên quan đến việc
xuất – nhập kho hằng ngày để xuất báo cáo tổng hợp hằng tháng. Đôi khi, một số tình huống bất
ngờ xảy ra mà hệ thống không tính toán được làm thời gian lưu kho của một số hàng hóa kéo dài.
Lý do chiếm đa số là do khách hàng hủy đơn hàng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có một số
trường hợp là giao hàng không đúng hạn dẫn đến hàng về nhưng khách đã hủy đơn đặt hàng.
Tỷ số tồn kho trên bán hàng dao động trong khoảng 9-10%. Mục tiêu trong năm 2019 là nhỏ
hơn 10%. Con số này cho thấy khả năng bán hàng của công ty, năng lực này rất quan trọng. Nếu
con số này càng thấp thì cho thấy được việc dự đoán số lượng hàng hóa bán càng chính xác. Chi
phí tồn kho càng thấp thì sẽ mang lại nhiều lợi ích. Chỉ số này sẽ đánh giá được hiệu quả của bộ
phận Cung ứng.
Gía trị quá hạn đang có xu hướng giảm, và mục tiêu của năm 2019 là con số này phải thấp
hơn 6 000 USD. Để hạn chế giá trị quá hạn đòi hỏi sự làm việc ăn ý của bộ phận Cung ứng và bộ
phận Kinh doanh, để làm sao hàng hóa sẽ được lưu thông liên tục mà không có điểm gãy. Con số
giá trị quá hạn này càng cao sẽ càng gây ra thiệt hại cho công ty. Chi phí để hủy hàng hóa chất là
khá cao và mang lại tổn thất khá lớn cho công ty.
2.5.10. Tiến hành thủ tục thanh toán
Khi thỏa thuận thanh toán theo phương thức chuyển tiền, hai bên mua bán đã thỏa thuận như
sau:
- Hình thức thanh toán: T/T (Chuyển tiền bằng điện)
- Thời hạn thanh toán: Trả sau
- Thanh toán 100% giá trị hóa đơn vào hoặc trước ngày 15 của tháng sau khi giao hàng đến
vào tài khoản của người bán:
+ Tên ngân hàng thụ hưởng: GETDD Branch, Agricultural Bank of China
32
+ Số tài khoản: USD: 44-0634114040000041
+ Mã Swift: AB0CCNBJ190
Tài liệu được yêu cầu khi thanh toán bằng phương thức T/T:
- 02 lệnh chuyển tiền theo mẫu của ngân hàng
- Hồ sơ pháp lý
- Hợp đồng nhập khẩu; Hóa đơn thương mại và các chứng từ khác như B/L
- Giấy phép nhập khẩu
- Tờ khai hải quan hàng nhập
Sau đó, ngân hàng sẽ chuyển tiền cho ngân hàng của người xuất khẩu. Khi ngân hàng của
người xuất khẩu thông báo và ghi có tài khoản của người xuất khẩu thì thủ thục thanh toán hoàn
tất.
2.5.11. Lưu trữ hồ sơ
Tất cả bộ chứng từ nhập khẩu hóa chất cần được lưu trữ, bảo quản cẩn thận để đối chiếu khi
có phát sinh khiếu nại và phục vụ công tác kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có liên quan.
Các chứng từ cần được lưu trữ:
- Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; hồ sơ khai bổ sung, danh mục hàng hóa đã thông quan.
- Hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, hồ sơ xác nhận đã hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế.
Tại Atotech Việt Nam việc lưu trữ hồ sơ chia theo khu vực miền Bắc và miền Nam. Hồ sơ
được lưu trữ dưới hai hình thức file cứng và file mềm.
2.6. Đánh giá hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH Atotech Việt Nam
2.6.1. Ưu điểm của hệ thống ERP trong quản lý mua hàng của Công ty TNHH Atotech Việt Nam:
Qua quá trình nghiên cứu về những sự tiện ích của hệ thống ERP vào việc quản lý mua hàng
tại Công ty TNHH Atotech Việt Nam. Cụ thể là phần mềm SAP Logon 750 làm trụ cột chính cùng
một số nền tảng bổ trợ như IBM Notes và Ishea-Intelliway. Điều nhận thấy được rõ ràng là SAP
Logon 750 đã tham gia vào hầu hết các giai đoạn trong quá trình mua hàng tại bộ phận Cung ứng
của Atotech Việt Nam. SAP Logon 750 đã tự động hóa một cách tối đa các hoạt động lặp đi lặp
lại cho đến các hoạt động mang tính chiến lược trong quá trình thu mua. Bên cạnh đó cũng không
thể phủ nhận sự đóng góp của các nền tảng bổ trợ kèm theo.
Trong các hoạt động mang tính tự động, thì SAP Logon 750 sẽ phát huy tốc độ xử lý công
việc của mình. Cụ thể là các công việc tự động hóa trong quản lý mua hàng như xử lý đơn hàng
(thời gian di chuyển của lô hàng,…), yêu cầu về báo giá lô hàng, số lượng hàng hóa cần đặt,… Tự
động hóa đưa ra các đề xuất về đơn hàng cần đặt trong tương lai sẽ giúp giảm được lượng công
việc cho nhân viên mua hàng cũng như thời gian lên kế hoạch đặt hàng. SAP Logon 750 sẽ tự
động phối hợp với các dự đoán lượng hàng trong tương lai của bộ phận Kinh doanh và dữ liệu tồn

33
kho theo thuật toán được viết sẵn để đưa ra các đề xuất có giá trị và được đánh giá cao. Bằng chứng
cho việc này, đó là năng suất của các đề xuất đạt từ khoảng 97% so với lượng hàng thực tế đặt.
Đây là một kết quả rất khả quan cho thấy sự tập trung nguồn dữ liệu của SAP Logon 750 thật sự
hiệu quả.
Tiếp đó là tự động cập nhật ngày đến ngày đi của một lô hàng ngay khi hợp đồng được ký
kết giúp tối giản công việc mua hàng. Nhân viên quản lý vật tư sẽ không cần phải tự cập nhật cho
các bộ phận liên quan về các thông tin này vì nó đã được SAP Logon 750 chịu trách nhiệm quản
lý. Hiện nay, Atotech Việt Nam có hai hình thức nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài chính đó là
đường biển (sea way) và đường hàng không (air way). Đối với hai hình thức nhập khẩu khác nhau
thì việc quản lý đơn hàng cũng không giống nhau. Hàng biển thường có khoảng thời gian di chuyển
chậm hơn so với đường hàng không, đồng thời thủ tục nhận hàng cũng sẽ được thực hiện đơn giản
hơn. Trong khi đó đối với hàng không, bên cạnh vấn đề về thời gian gấp rút và chi phí cao thì thủ
tục Hải quan cũng cần nhiều chứng từ hơn. Việc quản lý thời gian đặt và giao hàng của SAP Logon
750 giúp giảm lượng thời gian của quy trình mua hàng xuống, từ đó chuỗi cung ứng của công ty
sẽ một phần được tinh gọn hơn. Thời gian chờ giảm đồng nghĩa với tốc độ quy trình cung ứng sẽ
tăng lên tỷ lệ thuận với hiệu quả cung ứng của công ty cũng sẽ tăng lên. Việc tự động hóa quy
trình quản lý trong mua hàng giúp việc cập nhật các thông tin như số lượng hàng mua, thời gian
hàng di chuyển đi – đến, nhà cung cấp, báo giá mua hàng, phương tiện di chuyển,… nhanh chóng,
chính xác, kịp thời cho các bên liên quan.
Hiện nay, quy trình mua hàng của Atotech Việt Nam là mua hàng nội bộ từ các công ty con
trực tiếp trong tập đoàn Atotech tại các nước trên thế giới. Sự có mặt của SAP Logon 750 giúp ích
hơn trong giai đoạn báo giá và chốt giá của toàn quy trình mua hàng. Ngay khi xác định được
lượng hàng cần mua, hệ thống SAP Logon 750 sẽ đề xuất các nước có lượng hàng phù hợp. Một
cách tự động, nhân viên gửi yêu cầu báo giá đến các công ty này thông qua hệ thống SAP Logon
750. Quy trình này trở nên nhanh chóng, nên nhân viên tránh được sự tính toán mang tính máy
móc.
Trong cách quản lý dữ liệu tập trung, SAP Logon 750 đã mang lại một giải pháp quản lý dữ
liệu hiệu quả cho công ty. Mặc dù mỗi bộ phận sẽ có thêm một số phần mềm bổ trợ riêng nhưng
nhìn chung thì SAP Logon 750 vẫn là một trụ cột chính giúp kết nối và đồng bộ khối lượng dữ
liệu lớn từ các bộ phận khác nhau trong công ty. Nguồn dữ liệu từ nhiều bộ phận sẽ được lưu trữ
tập trung trên cùng một cơ sở dữ liệu duy nhất và được chia sẻ dùng chung giữa các bộ phận thông
qua hình thức phân quyền. Dữ liệu về đặc điểm hàng hóa của công ty, thông tin về nhà cung cấp,
công nợ của khách hàng,.. thì luôn nhất quán và đồng bộ trên hệ thống. Bên cạnh đó, tính sẵn có
của dữ liệu trên hệ thống SAP Logon 750 giúp cho nhân viên thuộc bộ phận Cung ứng có thể truy
xuất một cách dễ dàng các thông tin phục vụ cho việc quản lý hàng hóa và quản lý mua hàng như
thông tin về đơn đặt hàng (PO) đã được tạo, phiếu chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS), báo cáo tình
trạng tồn kho thực tế, nhãn phụ của hàng hóa,.. Đặc biệt, với mô hình kinh doanh như tập đoàn
Atotech, hệ thống ERP như SAP Logon 750 sẽ giúp kết nối dữ liệu giữa các công ty con với nhau
nhằm hỗ trợ công việc quản lý mua hàng với hình thức chính là B2B giữa nội bộ các công ty con
trong tập đoàn trở nên thông suốt và hiệu quả hơn.

34
Với các hoạt động hỗ trợ, SAP Logon 750 như một trợ lý giúp nhân viên quản lý hiệu quả
các công việc trong quá trình mua hàng. SAP Logon 750 sẽ giúp nhân viên lựa chọn nhà cung cấp
với loại hàng, lượng hàng, thời gian cần cung cấp phù hợp nhất. Từ đó, nhân viên sẽ dễ dàng đáp
ứng được các yêu cầu về hàng hóa. Trong cung ứng, quản lý kho sẽ là mấu chốt giúp chuỗi cung
ứng hoạt động trơn tru hơn. SAP Logon 750 sẽ cung cấp một phân hệ quản lý kho, trong đấy việc
cập nhật hàng sẽ được nhân viên thực hiện thường xuyên mỗi khi có một đơn hàng về tới kho.
Những lần xuất hàng cũng sẽ được cập nhật trên hệ thống, điều này sẽ giúp SAP Logon 750 hiểu
được thực trạng kho cũng như thực trạng khả năng cung cấp từng loại hàng hóa của công ty. Từ
đó, nhân viên dễ dàng truy xuất các dữ liệu cần thiết phục vụ cho công việc quản lý hoạt động
cung ứng hàng hóa tại công ty. Từ các báo cáo của kho thì thời gian lưu kho của hàng hóa từ năm
năm trở lại đây (năm 2014-2018) đang có xu hướng giảm dần trung bình khoảng 2%/năm và mục
tiêu trong tương lai con số này sẽ giảm xuống còn thấp hơn 80 ngày trong năm 2019 tương ứng
giảm khoảng 5% so với năm 2018. Việc giảm thời gian lưu kho có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong
chuỗi cung ứng nói chung và mua hàng nói riêng. Dự đoán đơn hàng cần đặt càng chính xác thì
lượng hàng lưu kho sẽ càng thấp. Chi phí tiết kiệm từ việc giảm lưu kho sẽ góp phần làm giảm chi
phí chung của chuỗi cung ứng góp phần tăng lợi nhuận của công ty. Không những vậy, giảm chi
phí là một chiến lược phát triển chung của Tập đoàn trong thời gian tới. Kinh doanh hàng hóa đặc
biệt như hóa chất thì việc quản lý thời gian tới hạn của hàng hóa là rất quan trọng. Tất cả các hàng
hóa quá hạn sử dụng sẽ phải tiêu hủy và phải tốn chi phí hủy hàng rất cao vì đặc thù sản phẩm là
hóa chất dễ gây ô nhiễm môi trường. Với phân hệ quản lý tồn kho của SAP Logon 750 thì giá trị
tới hạn từ năm 2014 - 2018 đã giảm trung bình là khoảng 5%/ năm, tương lai mục tiêu sẽ giảm
còn 6000 USD vào năm 2019 (giảm khoảng 3% so với năm 2018).
Sứ mệnh của tập đoàn Atotech đó là phát triển bền vững, cung cấp được sản phẩm dịch vụ
đáp ứng được các yêu cầu địa phương, đồng thời chiến lược phát triển trong thời gian gần là sự tối
thiểu hóa chi phí không cần thiết. Kế hoạch cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận được tập đoàn
Atotech đưa xuống không ngoại trừ bộ phận mua hàng. Chi phí càng bị cắt giảm đòi hỏi việc được
ưu tiên đó là sự liên kết thống nhất của các bộ phận trong công ty. Các hoạt động trong quy trình
mua hàng càng chính xác thì hiệu quả về thời gian sẽ tăng như vậy chi phí mua hàng sẽ càng thấp.
Tốc độ xử lý công việc trong từng giai đoạn từ xác định nhu cầu đến tìm nhà cung ứng, đặt hàng,
thuê forwarder, kiểm tra và theo dõi hàng cần được thực hiện nhanh chóng để rút ngắn thời gian,
giảm chi phí. SAP Logon 750 góp phần tiến tới thành công trong việc hướng đến chiến lược của
tập đoàn Atotech trong việc tự động hóa một số hoạt động quản lý trong quy trình mua hàng khiến
quá trình quản lý hoạt động mua hàng trở nên hiệu quả hơn.
Thông qua kết quả khảo sát ý kiến của nhân viên thuộc bộ phận Cung ứng, SAP Logon 750
được đánh giá hiệu quả dựa trên mô hình chất lượng (xem phụ lục) với các tiêu chí liên quan đến
sự cảm nhận của người dùng về phần mềm:
Hiệu quả: trải qua hơn 10 năm ứng dụng phần mềm SAP Logon 750 tại Công ty TNHH
Atotech Việt Nam đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc hỗ trợ quản lý của mình. Thật vậy, nhờ
có SAP Logon 750, công việc của con người – nhân viên đã được giảm bớt. Mỗi vị trị sẽ đảm
nhiệm chỉ cần một đến hai người. Số lượng nhân viên được cắt giảm từ đó chi phí cũng được giảm

35
xuống. Trong bộ phận Cung ứng tại Atotech Việt Nam, việc thu mua sẽ được đảm nhiệm bởi hai
nhân viên quản lý vật tư (Material management officer). Nhân viên sẽ thực hiện các công việc mua
hàng từ nước ngoài đồng thời sẽ chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến mua hàng.
SAP Logon 750 sẽ thực hiện quản lý tất cả các công việc mua hàng mang tính hệ thống dữ liệu
một cách tự động từ đó chi phí cho bộ phận cũng giảm xuống góp phần vào mục tiêu tăng lợi
nhuận của tập đoàn.
Năng suất: Đây là lợi thế của hầu hết các phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(ERP), bởi vì tốc độ xử lý nguồn dữ liệu lớn chỉ bằng những câu lệnh ngắn. Nguồn dữ liệu luôn
có sẵn để truy xuất 24/24, bất cứ khi nào cần, không phụ thuộc vào giờ làm việc của các quốc gia
vì tất cả đều được quản lý bởi hệ thống lưu trữ dữ liệu trên SAP Logon 750. Điều này giúp cho
nhân viên kiểm soát được quá trình thực hiện việc yêu cầu dữ liệu một cách dễ dàng và thuận tiện
nhất phục vụ cho công tác lập các báo cáo liên quan.
Tình an toàn: Việc sử dụng nguồn dữ liệu này sẽ dành cho tất cả nhân viên đã có tài khoản
người dùng do chính công ty quản lý. Các tài khoản này sẽ được quản lý bới chính nhân viên của
công ty, muốn đăng nhập để lấy được nguồn dữ liệu cần có thẻ thông minh (smart card) và các tài
khoản này sẽ được hệ thống SAP Logon 750 kiểm soát lịch sử của người dùng. Nhân viên luôn
cảm thấy an tâm về tính an toàn dữ liệu trên hệ thống SAP Logon 750.
Tính thỏa mãn: Giao diện của SAP Logon 705 thực sự khá đơn giản với các mục khá giống
với các phần mềm máy tính khác, không quá khó khăn để nhận diện đâu là các thanh công cụ và
các thanh tiêu đề. Khi làm việc trên hệ thống, nhân viên luôn có thể trở lại bước thực hiện trước
mỗi khi nhập sai lệnh mà không cần phải ra ngoài trang chủ để thực hiện lại các bước đã làm. Đặc
biệt, khả năng ghi nhớ của SAP Logon 750 rất tiện lợi trong việc nhập dữ liệu. Hệ thống sẽ cảnh
báo và gợi ý cho nhân viên về các dữ liệu bị trùng lắp. Nhân viên cảm thấy hài lòng khi thao tác
trên SAP Logon 750.
2.6.2. Nhược điểm của hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại Công ty TNHH Atotech Việt
Nam:
Việc sở hữu hệ thống ERP là một lợi thế lớn của các tập đoàn hiện nay. Mặc dù được đánh
giá cao về tính tự động hóa, tính thống nhất, đồng bộ và an toàn về dữ liệu như một công cụ hỗ trợ
đắc lực cho nhân viên, hệ thống ERP tại Atotech Việt Nam vẫn còn một số bất cập trong quá trình
ứng dụng.
Thứ nhất, một nhược điểm của SAP Logon 750 nói riêng và của phần mềm hệ thống hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) nói chung là chi phí. Chi phí để sở hữu dịch vụ phần mềm là
khá cao, nên việc đăng ký tài khoản sử dụng cũng được cân nhắc. Mỗi tài khoản đang hoạt động
đều phải trả phí cho nhà cung cấp phần mềm hàng tháng với mức phí khá cao.
Thứ hai, tuy tiện lợi và có giao diện đơn giản nhưng để làm việc hiệu quả và giúp SAP Logon
750 phát huy được khả năng hỗ trợ trong việc quản lý mua hàng tốt hơn thì người dùng phải có
một lượng hiểu biết nhất định. Đầu tiên, ngôn ngữ sử dụng trên SAP hoàn toàn là tiếng Anh và
cách hoạt động là sử dụng các câu lệnh. Lệnh được nhập vào phải chính xác hoàn toàn thì hệ thống
mới hiểu được để đáp ứng yêu cầu về các nguồn dữ liệu. Khi nhập đúng lệnh, hệ thống mới có thể
36
truy xuất các dữ liệu báo cáo đúng, còn ngược lại sẽ mất thời gian mà lại không truy cập được
nguồn dữ liệu. Một khóa đào tạo là yêu cầu đầu tiên đối với nhân viên. Khóa đào tạo bao gồm việc
hiểu bao quát quy trình hoạt động, vai trò, cách thức giao tiếp, cách cập nhật cũng như truy xuất
dữ liệu trên hệ thống. Song song là các từ ngữ khá thiên về lĩnh vực công nghệ, đòi hỏi nhân viên
phải được đào tạo sâu để khai thác đúng, đủ các lợi thế quản lý mà SAP Logon 750 mang lại cho
việc quản lý mua hàng.
Thứ ba, một điểm thiếu linh động trong việc quản lý mua hàng là hợp đồng mua bán. Khi
hợp đồng đã được ký kết và xác định ngày giao hàng cũng như ngày nhận hàng sẽ được cố định
trên hệ thống. Nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình giao nhận hàng làm cho hàng hóa không đi
đúng lộ trình thì việc cập nhật trên hệ thống là không thể. Điều này rất bất cập trong quá trình theo
dõi các lô hàng đang trên đường vận chuyển, khiến phía nhà vận chuyển, nhà cung cấp hay các
bên liên quan không thể theo dõi nhanh qua hệ thống về tình trạng lô hàng. Trường hợp này buộc
các bên liên quan phải trực tiếp liên lạc với nhau để liên tục cập nhật về tình trạng của lô hàng.
Cuối cùng, trong việc quản lý mua hàng, khâu đề xuất lượng đặt hàng trong tương lai được
SAP Logon 750 thực hiện thay cho nhân viên. Nhưng đòi hỏi tất cả các bên liên quan phải cập
nhật thường xuyên về tình trạng kho, tình trạng hàng đang bán và các báo cáo dự đoán số lượng
hàng bán ra trong thời gian tới từ bộ phận Kinh doanh. Nhân viên quản lý việc mua hàng đồng
thời phải liên tục đăng nhập vào hệ thống để kiểm tra và theo dõi các đề xuất đặt hàng của hệ thống
để tránh các rủi ro không mong muốn xảy ra như là lượng đặt quá cao hoặc quá thấp so với thực
trạng nhu cầu. Bởi vì hệ thống làm việc chủ yếu dựa vào các con số được cung cấp bởi nhân viên
chứ không phải dựa vào tình hình thị trường nên không thể linh hoạt theo sự biến động của thị
trường được. Việc kiểm soát được đơn hàng đề xuất sẽ tiết kiệm thời gian cho nhân viên trong quá
trình đặt hàng và loại bỏ được sự cứng nhắc của hệ thống.
Mọi thứ luôn có ưu, nhược điểm và khi đã hiểu rõ nhược điểm thì việc khai thác tối đa lợi
ích là việc dễ dàng. SAP Logon 750 là giải pháp tối ưu mà Atotech Việt Nam nhận thấy và đã ứng
dụng hiệu quả trong hơn 10 năm hoạt động của công ty. Đặc biệt trong việc quản trị chuỗi cung
ứng thì hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp này đã giúp tối ưu hóa quy trình hoạt động
trong chuỗi cả về thời gian lẫn chi phí. Đáp ứng tinh thần tiêu chí chuỗi cung ứng tinh gọn của
thời đại mới.

37
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại bộ phận Cung ứng của
Công ty TNHH Atotech Việt Nam, thu được kết quả sau:
Quy trình nhập khẩu hóa chất tại Atotech Việt Nam là nhập khẩu hàng hóa nội bộ, có nghĩa
là nhập khẩu trực tiếp từ các công ty con của tập đoàn Atotech trên toàn cầu. Hàng hóa chủ yếu
được mua từ các công ty Atotech của các nước có nhà máy sản xuất như là Trung Quốc, Nhật Bản,
Đức, Hàn Quốc, Slovenia, Malaysia, Thái Lan,…
Hệ thống ERP tại Atotech Việt Nam bao gồm một phần mềm chính làm trụ cột là SAP Logon
750 và một số nền tảng bổ trợ đi kèm như IBM notes, Ishea-Intelliway,.. Hệ thống này đã được áp
dụng vào Atotech Việt Nam từ khi công ty có mặt tại Việt Nam đến nay cũng đã hơn 10 năm. Trải
qua quãng thời gian dài như thế, việc ứng dụng những nền tảng công nghệ này mang lại rất nhiều
tiện ích trong công việc quản lý của các phòng chức năng như tài chính, kế toán, cung ứng, bán
hàng,… Đặc biệt, phần mềm SAP Logon 750 đã và đang giải quyết được khá nhiều vấn đề trong
việc quản lý mua hàng. Hầu hết các công việc quản lý tự động trong hoạt động mua hàng đều được
hệ thống SAP Logon 750 quản lý thay thế con người bao gồm các công việc như tính toán, xử lý
đơn đặt hàng, kiểm soát và theo dõi tình trạng kho.
SAP Logon 750 cho thấy được khả năng kiểm soát quản lý kho của mình, điều này được thấy
rõ khi thời gian lưu kho của hóa chất trong giai đoạn 2014 – 2018 có xu hướng giảm và nằm ở
mức ổn định, có thể kiểm soát được. Hầu hết các thông tin về tình trạng kho đều được quản lý bởi
hệ thống. Nhân viên chỉ cần truy xuất thông tin này từ nguồn dữ liệu tập trung của hệ thống mà
không cần liên hệ đến nhân viên tại kho. Mọi thứ được cập nhật rất nhanh chóng và chính xác.
Bên cạnh đó, khi xử lý các đơn hàng đặt từ nước ngoài về thì SAP Logon 750 sẽ hỗ trợ quản
lý đơn hàng từ khi hợp đồng được ký kết đến khi hàng hóa được nhập kho. Mọi vấn đề sẽ được
cập nhật lên hệ thống để hai bên cùng năm rõ và thực hiện. Từ các đơn hàng bằng đường biển đến
các đơn hàng bằng đường hàng thông được ký kết đều nằm dưới sự quản lý của hệ thống.
Khi hàng hóa đã được xác định thì việc theo dõi đơn hàng cũng do SAP Logon 750 hỗ trợ
nhân viên quản lý (ngày hàng đến – đi, thời gian, các điều khoản ký kết, thanh toán,…). Việc này
giúp đơn giản công việc liên hệ giữa hai bên mua bán và tiết kiệm thời gian xử lý đơn hàng hơn.
Các đơn hàng được xử lý một cách tự động hóa, nhanh chóng và chính xác. Việc này được thể
hiện qua cách mà phần mềm phân tích xử lý các số liệu bán hàng, mua hàng, nắm thông tin về tình
trạng kho. Dựa vào các số liệu thô dược được cung cấp bởi nhân viên, SAP Logon 750 sẽ tự động
phân tích theo thuật toán và đưa ra báo cáo đề xuất đặt hàng cho nhân viên. Lượng công việc của
nhân viên được giảm xuống khi họ chỉ cần cập nhật các thông số dữ liệu trên các báo cáo của hệ
thống. Tốc độ xử lý và độ chính xác của SAP Logon 750 được đánh giá cao dựa trên báo cáo về
độ chính xác của số lượng hàng đặt so với nhu cầu thực tế khá cao trong gia đoạn 2014 – 2018 đạt
trung bình lên đến 97%.
Trong quá trình mua hàng từ nước ngoài, Atotech Việt Nam đã thuê ngoài các công ty

38
forwarder để thực hiện các công việc về thủ tục Hải quan, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa về từ
nước xuất khẩu về Việt Nam. Trong quá trình này, nền tảng Ishea-Intelliway đã hỗ trợ SAP Logon
750 tham gia vào việc lựa chọn forwarder với mức chi phí cạnh tranh thông qua phương thức báo
giá tự động. Đối với hàng hóa từ Trung Quốc, mọi công việc gần như được tự động hóa, còn với
các nước khác, nhân viên sẽ chịu trách nhiệm liên lạc và thương lượng lại giá với forwarder.
Bên cạnh những lợi ích mà hệ thống ERP mang lại trong quá trình mua hàng, hệ thống được
vận hành bởi phần mềm chủ lực SAP Logon 750 này vẫn còn tồn đọng một số khuyết điểm như:
Thiếu tính linh hoạt khi có vấn đề xảy ra trong quá trình xử lý những đơn hàng. Hệ thống
mang tính tự động cao với tốc độ xử lý tốt nhưng tính linh hoạt thì rất kém. Trong một trường hợp
cụ thể của quy trình mua hàng đó là về vấn đề đặt hàng, nếu đơn hàng đã được chốt thì ngày đến
- đi của lô hàng cũng sẽ được xác định một cách tự động và cố định dựa vào các thông tin vận
chuyển đã được cung cấp. Vì vậy, nếu có bất cứ vấn đề nào như thời tiết, thiên tai,… khiến hàng
hóa không theo đúng lộ trình vận chuyển thì các thông tin mới về lô hàng sẽ không được cập nhật
lại, đồng thời việc tự ý sửa lại thông tin mới cũng không thể thực hiện được. Điều này đòi hỏi nhân
viên phải tự ghi nhớ và trao đổi với những bên liên quan về tình hình của lô hàng, dẫn đến tốn thời
gian và tăng chi phí.
Các kết quả đề xuất đặt hàng trên hệ thống SAP Logon 750 phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu
được cung cấp từ bộ phận Kinh doanh. Trong trường hợp bộ phận kinh doanh không cung cấp kịp
thời các dữ liệu về các đơn đặt hàng của khách hàng, hệ thống sẽ tự động dựa trên dữ liệu của quá
khứ để đưa ra các đề xuất. Điều này có thể gây ra rủi ro về dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa.
Bên cạnh đó, phần mềm này sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh và cách thức tương tác thông qua
các lệnh. Do đó, nhân viên cần nắm rõ các lệnh truy cập. Trong quá trình quản lý mua hàng có rất
nhiều lệnh khác nhau để truy xuất các thông tin trên hệ thống, vì thế việc việc học thuộc các câu
lệnh và trình tự các thao tác để thực hiện các chức năng trên phần mềm là cách duy nhất giúp nhân
viên tiết kiệm được thời gian.
3.2. Đề xuất
3.2.1. Tóm tắt những vấn đề hạn chế hệ của thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH
Atotech Việt Nam
Qua quá trình nghiên cứu hệ thống ERP trong quản lý mua hàng tại công ty TNHH Atotech
Việt Nam đã nhận thấy được một số nhược điểm của hệ thống có thể cải thiện được như sau:
Khả năng linh hoạt trong việc cập nhật thông tin các lô hàng nhập khẩu hóa chất vào hệ thống:
Điều này được đánh giá khi cập nhật thông tin đơn hàng trong quá trình thiết lập các đơn hàng trên
hệ thống. Thông tin về đơn hàng chỉ được SAP Logon 750 cập nhật tự động dựa trên các thông tin
được cung cấp khi ký kết hợp đồng và SAP Logon 750 không cho phép sửa chữa. Thời gian đi và
đến của các lô hàng đã được cố định từ ban đầu. Việc này tạo ra khó khăn cho nhân viên và các
bên liên quan trong việc theo dõi đơn hàng.
Khả năng tự động đề xuất đặt hàng trong tương lai: Các đề xuất đặt hàng được SAP Logon
750 đề xuất một cách tự động dựa trên các số liệu được cung cấp bởi bộ phận Kinh doanh. Đôi lúc
39
tình hình thị trường thực tế thay đổi, dẫn đến nhu cầu thay đổi, trong khi bộ phận Kinh doanh
không cập nhật kịp thời thì đề xuất sẽ dựa trên dữ liệu cũ. Từ đó dẫn đến việc chênh lệch lớn về
lượng hàng nhập và lượng hàng bán ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ. Điều này gây ra tình trạng
lưu kho hàng hóa với thời gian dài, hoặc phải hủy hàng nếu hàng để lâu và bị hỏng (chi phí hủy
hàng của hóa chất là khá cao).
Khả năng linh hoạt trong cách sử dụng của phần mềm SAP Logon 750. Đặc thù của phần
mềm hoạch nguồn lực doanh nghiệp SAP Logon 750 này là một phần mềm dùng chung cho cả tập
đoàn Atotech. Phần mềm được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh với phương thức tương tác bằng các
câu lệnh. Phần mềm yêu cầu mức độ chính xác của các thao tác rất cao. Việc này đòi hỏi nhân
viên phải học thuộc các câu lệnh và trình tự thao tác thực hiện. Bộ phân Cung ứng thường xuyên
thay thế nhân viên ở vị trí quản lý mua hàng nên việc đào tạo sử dụng phần mềm thường phải lặp
đi lặp lại và mất nhiều thời gian.
3.2.2. Một số giải pháp đề xuất để giảm bớt tổn thất do các vấn đề trên gây ra
3.2.2.1. Đối với việc thiếu linh hoạt trong việc quản lý thông tin các lô hàng nhập khẩu
hóa chất.
Mục tiêu: giúp nhân viên thuộc bộ phận Cung ứng có thể dễ dàng cập nhật thông tin của các
lô hàng nhập khẩu hóa chất theo thời gian thực.
Giải pháp: sử dụng bảng thống kê trên phần mềm Excel và các phần mềm quản lý thời gian
từ điện thoại hay máy tính.
Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm Excel để thống kê và cập nhật tình trạng của các lô
hàng nhập khẩu hóa chất từ nhiều nước khác nhau. Sau đó, cài đặt những ứng dụng hỗ trợ quản lý
thời gian phổ biến trên thị trường hiện nay như là Any.do, Asana, Google Keep, Gtask, Microsoft
to do, Tasks,… vào máy tính hoặc điện thoại thông minh (smartphone). Sau khi cài đặt, tiến hành
ghi chú lại thời gian của những lô hàng không được SAP Logon 750 theo dõi với các thiết lập về
chuông báo và lời nhắc nhở nhân viên chuẩn bị các chứng từ cần thiết một cách kịp thời và theo
dõi thời gian di chuyển của lô hàng.
Bảng 3.1 sau đây được trích từ một phần của file excel thống kê thông tin của các lô hàng
nhập khẩu hóa chất tại Atotech Việt Nam. Nhận thấy việc khó khăn trong công tác quản lý thông
tin của các lô hàng, bản thân sinh viên thực tập (tác giả của bài báo cáo này) đã tự thiết kế và cập
nhất các thông tin của các lô hàng vào file excel “Danh sách các lô hàng nhập khẩu hóa chất” (xem
phụ lục). File này được lưu trong ổ đĩa dùng chung. Mọi nhân viên trong bộ phận Cung ứng đều
có thể truy cập vào để nắm bắt thông tin về các lô hàng hiện hữu. Mặc dù việc cập nhật thông tin
của các lô hàng bằng cách này có phần mang tính thủ công nhưng lại có thể tạo hiệu quả cao về
tính kịp thời của thông tin.

40
Bảng 3.1 Bảng thống kê thông tin các lô hàng nhập khẩu hóa chất trên phần mềm Excel

Giấy
T Ngày Gửi
Loại phép Khai
h nhập Gửi chứng
nhà xuất hình Tiền báo Đóng Điều
á ETA kho nhãn từ
khẩu vận chất hóa thuế xe
n Cát về kho cho
chuyển công chất
g Lái FWD
nghiệp

7 28.06 Slovenija FCL - - - x x x 04.07

Trung
7 15.07 LCL 17.07 x x x x x 19.07
Quốc

7 20.07 Đức Air - - - x x x 25.07

8 28.07 Malaysia LCL 29.07 - - x x x 01.08

Trung
8 30.07 LCL 31.07 x x x x x 01.08
Quốc
Trung
8 30.07 LCL 01.08 - x x x x
Quốc
Nguồn: Người viết tổng hợp
Việc thuê ngoài nhiều forwarder phục vụ cho công tác nhập khẩu hàng hóa khiến cho nhân
viên quản lý vật tư phải thường xuyên liên lạc với các forwarder thông qua điện thoại và email để
kịp thời nắm bắt thông tin và thực hiện công tác chuẩn bị chứng từ cần thiết. Ví dụ như, khi nhận
được ngày hàng đến dự kiến (ETA) từ forwarder, nhân viên quản lý vật tư sẽ xác định được thời
điểm cần thiết để thực hiện các công việc tiếp theo như xin giấy phép nhập khẩu tiền chất công
nghiệp, khai báo hóa chất trên cổng thông tin một của quốc gia, in và gửi nhãn phụ về kho. Tiếp
đến, thông qua việc cập nhật ngày nhập kho hàng lẻ từ website của Tân cảng Cát Lái, nhân viên
sẽ có kế hoạch điều xe vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho của công ty một cách tối ưu nhất cả
về thời gian lẫn chi phí. Những công việc đã được hoàn thành sẽ được đánh dấu “x” và những
công việc cần phải làm tiếp theo sẽ được tô màu đỏ. Thứ tự công việc và các chứng từ cần thiết sẽ
được sắp xếp theo trình tự từ trái sang phải từ khi có thông báo về ngày dự kiến hàng đến (ETA)
cho đến khi hàng được nhập kho của công ty (Goods receipt).
Đối tượng áp dụng: Nhân viên quản lý vật tư (Material management officer) thuộc bộ phận
Cung ứng.
Chi phí: hiện nay các ứng dụng quản lý thời gian này có thể tải về và sử dụng miễn phí từ
41
cửa hàng tiện ích của điện thoại hoặc máy tính. Đối với các ứng dụng miễn phí thì độ an toàn về
thông tin là thấp, nhưng vì việc quản lý chỉ liên quan đến thông tin thời gian. Vì thế, chọn cách sử
dụng các tiện ích này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí, đồng thời hạn chế được một số hậu quả từ
vấn đề bất cập của SAP Logon 750. Việc tiết kiệm chi phí là mục tiêu chiến lược của tập đoàn
Atotech.
Lý giải: vấn đề là không thể cập nhật thông tin mới về lô hàng sau khi đơn hàng đã được xác
định và ký kết hợp đồng. Các thông tin như ngày đi – đến của lô hàng đã được cố định. Ở trường
hợp này, việc không thể chỉnh sửa thời gian di chuyển của lô hàng là do phần mềm đã được thiết
lập sẵn. Để giải quyết vấn đề này, có hai giải pháp đáng chú ý được đưa ra như: đặt hàng công ty
phần mềm SAP viết lại phân hệ quản lý mua hàng với yêu cầu như trên, hoặc là thống kê thông
tin về tình trạng của các lô hàng vào phần mềm Excel và dùng một ứng dụng quản lý thời gian
khác để nhắc nhở nhân viên về các công việc cần phải chuẩn bị cho lô hàng đó. Nếu để thay đổi
một khâu nhỏ trong phân hệ mà ảnh hưởng đến việc viết lại phân hệ thì khá là tốn kém. Chi phí
này lớn hơn chi phí xử lý khi một vấn đề xảy ra. Vì thế, thay vì quá phụ thuộc vào hệ thống xử lý
những thông tin này thì nhân viên cần cập nhật các thông tin này từ đối tác thông qua cách liên hệ
băng điện thoại và email. Sau đó, nhân viên ghi chú thông tin vào file excel “Danh sách các lô
hàng nhập khẩu hóa chất” và sử dụng phần mềm quản lý thời gian để nhắc nhở về các công việc
cần làm tiếp theo dựa trên thông tin đã được ghi nhận trong file excel đó. Nếu không thể theo dõi
trên SAP Logon 750 thì hãy sử dụng Excel để thống kê các lô hàng hiện có cùng với các thông tin
về chúng.
Tiếp theo, việc sử dụng một phần mềm quản lý thời gian nhằm nhắc nhở nhân viên về các
công việc cần làm tiếp theo dựa trên các mốc thời gian quan trọng trong quá trình vận chuyển của
lô hàng là hợp lý. Hiện nay, trên thị trường có không ít ứng dụng công nghệ ra đời, hỗ trợ hiệu quả
cho công việc quản lý thời gian mà lại không tốn kém quá nhiều chi phí. Với giải pháp này thì
nhân viên chỉ đơn giản là cài đặt thêm một ứng dụng khác, sử dụng một cách đồng thời và không
dùng chung dữ liệu nguồn trên hệ thống SAP Lolon 750 mà chỉ đơn giản là quản lý thời gian của
các lô hàng, đặc biệt là các lô hàng bị trễ (delay). Việc quản lý thời gian này chủ yếu để nhân viên
nắm được và theo dõi dễ dàng hơn các thông tin mới về lô hàng để đưa ra các quyết định giải quyết
vấn đề một cách hợp lý. Phần mềm ứng dụng quản lý thời gian và công việc cho người bận rộn
hiện nay rất đa dạng với nhiều phiên bản cài đặt miễn phí như: Any.do, Asana, Google Keep,
Gtask, Microsoft to do, Tasks,… Đối với các ứng dụng miễn phí hiện nay trên thị trường thì các
thông tin sẽ không đảm bảo được tính bảo mật bằng các phần mềm ứng dụng có phí bản quyền
được viết riêng bởi các công ty phần mềm uy tín. Thật sự hiện nay có khá nhiều công ty phần mềm
tại Việt Nam và tính bảo mật của các phần mềm cũng ngày càng được cải thiện. Nhưng đối với
mục đích chính là quản lý thời gian cho nhân viên thì một ứng dụng miễn phí sẽ vừa tiện lợi vừa
tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm chi phí là mục tiêu của tập đoàn đưa xuống cho các công ty con, vì thế
trong tất cả các vấn đề đều nên xem xét đến việc giải quyết vấn đề chi phí một cách đồng thời.

42
Hình 3.1 Một số phần mềm quản lý thời gian được đánh giá hiệu quả trên thị trường

Nguồn: TOP 10 ứng dụng quản lý thời gian và công việc hiệu quả cho người bận rộn.<
https://viettimes.vn/top-10-ung-dung-quan-ly-thoi-gian-va-cong-viec-hieu-qua-cho-nguoi-ban-
ron-141158.html>. [Ngày truy cập: 21 tháng 09 năm 2019]
Để đánh giá giải pháp được đề ra cho trường hợp này, thứ nhất đó là hiệu suất làm việc của
những phần mềm này thì đã được đánh giá, đồng thời nhân viên có thể kiểm soát nhanh chóng,
tiện lợi và dễ dàng bất cứ lúc nào. Trong khi đó chi phí để viết lại một phân hệ riêng cho việc thay
đổi một tính năng đơn giản là khả năng chỉnh sửa cập nhật thông tin cho các đơn hàng thì lại khá
cao. Thứ hai, điều đáng quan tâm là tính hiệu quả. Mục đích của vấn đề này đó là quản lý thời
gian, nắm được lộ trình di chuyển của lô hàng trong trường hợp lô hàng bị trễ (delay). Hậu quả
của việc trễ hàng sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy như hàng không đủ để cung cấp cho các khách hàng
(chủ yếu là các doanh nghiệp) sẽ ảnh hưởng đến uy tín khả năng cung ứng của công ty. Về tính
thỏa mãn, hiện nay hầu hết các ứng dụng quản lý thời gian thì rất đơn giản, xử lý thông tin thì rất
nhanh trong khi lượng thông tin lại không quá lớn nên và chi phí của ứng dụng cũng sẽ không đắt
đỏ như các phần mềm hệ thống với lượng thông tin lớn như SAP, Microsoft,… Thứ ba, về tính
bảo mật, nếu là các phần mềm ứng dụng được cài đặt miễn phí thì khả năng bảo mật dữ liệu là khá
kém, nhưng trong trường hợp này thì việc bảo mật không phải là vấn đề tất yếu vì mục đích là chỉ
nằm ở chỗ là quản lý thời gian nên một phần mềm miễn phí là một giải pháp tiết kiệm chi phí, tiện
lợi.
3.2.2.2. Khả năng đề xuất đặt hàng
Mục tiêu: nâng cao tính chính xác của các đề xuất số lượng đặt hàng trong tương lại của
SAP Logon 750.
Giải pháp: tăng hiệu quả từ việc dự báo bằng cách yêu cầu bộ phận Kinh doanh phối hợp hỗ
trợ dự báo và cập nhật nhu cầu của khách hàng một cách thường xuyên và liên tục để nhân viên
43
thuộc bộ phân Cung ứng dễ nắm bắt tình hình kinh doanh và đưa ra các quyết định đặt hàng chính
xác hơn.
Cách thực hiện: hằng tuần, hằng tháng và hằng quý, Bộ phận Cung ứng sẽ yêu cầu bộ phận
Kinh doanh cập nhật các thông tin về tình hình dự báo số lượng hàng mà khách hàng yêu cầu.
Đối tượng áp dụng: Nhân viên quản lý vật tư thuộc bộ phận Cung ứng và các trưởng nhóm
kinh doanh thuộc bộ phận Kinh doanh.
Lý giải: Khả năng tổng hợp và phân tích của hệ thống SAP Logon 750 sẽ thực sự có hiệu
quả nếu phần mềm được cung cấp một cơ sở dữ liệu kịp thời và đáng tin cậy. Những đơn hàng
được đề xuất tự động và nhân viên chỉ cần nhấp vào đặt hàng thì SAP Logon 750 sẽ thay thế đặt
hàng cho 2, 3 tháng tiếp theo dựa trên sự phân tích từ nguồn số liệu được cung cấp bởi bộ phận
Kinh doanh. Trường hợp nếu thông tin về nhu cầu trên thị trường thay đổi thì phần mềm sẽ không
kịp thời cập nhật được. Kế hoạch bán hàng trong lai sẽ thay đổi theo tình hình thị trường vì thế các
đề xuất đặt hàng lúc này cũng cần phải được thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hậu
quả xảy ra khi các đơn hàng này được đặt một cách tự động theo đề xuất của SAP Logon 750 đó
là dư thừa hàng hoặc thiếu hàng để cung cấp cho khách hàng. Trường hợp dư thừa hàng hóa sẽ
xảy ra khi mà thị trường đang có xu hướng giảm nhu cầu. Hàng hóa chất là một loại hàng hóa đặt
biết được vận chuyển với các giấy phép đặc thù, chi phí vận chuyển cũng khá cao và khách hàng
chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất nên để tìm một khách hàng thay thế cũng khá khó khăn mà
chi phí hủy hàng cũng khá cao. Nếu tình trạng dư thừa hàng xảy ra trong thời gian dài, ngoài chi
phí không bán được hàng thì chi phí hủy hàng là một vấn đề đáng lo ngại cho công ty. Đối với
trường hợp thiếu hàng cung ứng thì thiệt hại về doanh thu là chủ yếu, đồng thời uy tín về khả năng
cung ứng của công ty cũng bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, để tránh rủi ro đánh mất uy tín
thì công ty sẽ nhập khẩu hóa chất được vận chuyển bằng đường hàng không để kịp thời cung cấp
cho khách hàng. Việc này khiến chi phí tăng cao nên lợi nhuận từ các lô hàng này có thể là không
có.
Để giải quyết vấn đề này thì giải pháp được đề xuất là kiểm soát chặt chẽ tình hình đặt hàng,
định kỳ cập nhật số lượng hàng bàn và nhân viên hàng tuần cần lên theo dõi các kế quả phân tích
từ SAP Logon 750 đưa ra để kịp thời điều chỉnh số lượng hàng cần đặt. Trong vấn đề này, giải
pháp nằm ở con người, nhân viên cần thể hiện khả năng kiểm soát tình hình của mình, vì phần
mềm không thể hỗ trợ kiểm soát tất cả công việc. Các công việc mà máy móc không thể kiểm soát
thì nhân viên là yếu tố chủ chốt. Các thông tin đặt hàng là tự động nhưng kiểm soát và theo dõi thì
nhân viên phải liên tục cập nhật. Đồng thời, các bộ phận liên quan có trách nhiệm cập nhật thông
tin hàng hóa thường xuyên, đúng định kỳ hàng tuần để hệ thống cập nhật được các thay đổi mới
và tính toán đưa ra các đề xuất chính xác hơn.
Để thực hiện tốt mục tiêu chiến lược được đề ra bởi tập đoàn Atotech trong tương lai là cắt
giảm chi phí để góp phần tăng lợi nhuận thì đòi hỏi bất cứ vấn đề xảy ra cần được giải quyết với
chi phí thấp nhất có thể. Để kiểm soát hiệu quả nhất trong khâu này cần một nhân viên hỗ trợ các
công việc theo dõi và cập nhật tình liên quan, các vấn đề sẽ được khắc phục hiệu quả. Nhưng do
chiến lược cắt giảm chi phí được áp dụng nên việc tuyển thêm nhân sự sẽ không phải là một giải

44
pháp cần thiết trong trường hợp này. Tương tự trong trường hợp thiếu linh hoạt trong việc quản lý
thông tin của các lô hàng nhập khẩu hóa chất, nhân viên nên sắp xếp công việc của mình bằng
cách sử dụng công cụ nhắc nhở công việc cần thực hiện thì việc bỏ lỡ công tác cập nhật thông tin
cho SAP Logon 750 sẽ giảm đáng kể. Công cụ nhắc nhở này đơn giản, chỉ cần được cài đặt trên
điện thoại và không tốn chi phí.
Một số công cụ nhắc nhở trên điện thoại và máy tính đơn giản, chính xác và hiệu quả như
Pnotes, Sticky notes, Swift to do list,…
Hình 3.2 Một số công cụ nhắc nhở công việc hiệu quả

Nguồn: TOP 7 phần mềm nhắc việc hiệu quả nhất năm
2018.<https://resources.base.vn/productivity/top-7-phan-mem-nhac-viec-hieu-qua-nhat-nam-
2018-286>. [Ngày truy cập: 21 tháng 09 năm 2019].
3.2.2.3. Cải thiện khả năng sử dụng phần mềm SAP Logon 750 của nhân viên:
Mục tiêu: Giảm chi phí và thời gian đào tạo nhân viên mới về cách sử dụng phần mềm SAP
Logon 70.
Giải pháp: soạn thảo một bộ tài liệu đào tạo bằng phần mềm Word và thường xuyên cập
nhật các đổi mới trong cách sử dụng phần mềm SAP Logon 750.
Cách thực hiện: qua quá trình thực tập, tác giả đã tổng hợp các thao tác đối với từng nghiệp
vụ trên phần mềm SAP Logon 750 vào file word “Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm SAP
Logon 750 trong quản lý mua hàng tại Atotech Việt Nam”. File này sẽ được lưu trong ổ đĩa dùng
chung. Mọi nhân viên thuộc bộ phận Cung ứng kể cả nhân viên thực tập mới đều có thể truy cập
vào file để học tập cách sử dụng phần mềm một cách hiệu quả.

45
Hình 3.3 Tài liệu hướng dẫn cách sử dụng phần mềm SAP Logon 750

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Đối tượng áp dụng: Nhân viên quản lý vật tư của bộ phận Cung ứng - công ty TNHH
Atotech Việt Nam.
Chi phí: Việc tổng hợp và soạn thảo file “Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm SAP Logon
750 trong quản lý mua hàng tại Atotech Việt Nam” trên phần mềm Word là hoàn toàn miễn phí.

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của chính
phủ.(https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/nghi-dinh-113-2017-nd-cp-chinh-phu-117537-
d1.html#noidung). [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2019].
Phần mềm SAP là gì?. < https://giacat.vn/vi/11115/phan-mem-erp-la-gi/>. [Ngày truy cập:
20 tháng 8 năm 2019].
Tiêu chuẩn Việt Nam 8702:2011. < https://vanbanphapluat.co/tcvn-8702-2011-cong-nghe-
thong-tin-chat-luong-san-pham-cac-phep-danh-gia-ngoai >. [Ngày truy cập: 17 tháng 09 năm
2019].)
TOP 10 ứng dụng quản lý thời gian và công việc hiệu quả cho người bận rộn.<
https://viettimes.vn/top-10-ung-dung-quan-ly-thoi-gian-va-cong-viec-hieu-qua-cho-nguoi-ban-
ron-141158.html>. [Ngày truy cập: 21 tháng 09 năm 2019]
TOP 7 phần mềm nhắc việc hiệu quả nhất năm
2018.<https://resources.base.vn/productivity/top-7-phan-mem-nhac-viec-hieu-qua-nhat-nam-
2018-286>. [Ngày truy cập: 21 tháng 09 năm 2019].
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Mô hình khảo sát định tính
Sử dụng mô hình chất lượng sử trong đánh giá chất lượng phần mềm để làm cơ sở cho nội
dung của bảng câu hỏi khảo sát:

Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam 8702:2011. <https://vanbanphapluat.co/tcvn-8702-2011-cong-


nghe-thong-tin-chat-luong-san-pham-cac-phep-danh-gia-ngoai >. [ Ngày truy cập: 17 tháng 09
năm 2019].
Hiệu quả: khả năng của phần mềm cho phép người dùng đạt được mục đích một cách chính
xác trong điều kiện làm việc cụ thể.
Năng suất: khả năng của phần mềm cho phép người dùng sử dụng lượng tài nguyên tương
đối hợp lý để thu được hiệu quả công việc trong những hoàn cảnh cụ thể.
Tính an toàn: phần mềm có thể đáp ứng mức độ rủi ro chấp nhận được đối với người sử dụng,
phần mềm, thuộc tính, hoặc môi trường trong điều kiện cụ thể.
Tính thỏa mãn: phần mềm có khả năng làm thoả mãn người sử dụng trong từng điều kiện cụ
thể.
Bảng câu hỏi khảo sát: Cảm nhận của nhân viên về phần mềm SAP Logon 750 trong hệ
thống ERP tại công ty TNHH Atotech Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát: Nhân viên thuộc Bộ phận cung ứng.
- Hình thức khảo sát: phỏng vấn trực tiếp.
- Danh sách các câu hỏi:
Câu 1: Anh chị cảm nhận như thế nào về tính tự động hóa của SAP Logon 750 trong những
công việc của anh/chị?
Câu 2: Phần mềm SAP Logon 750 đã hỗ trợ anh/chị một cách hiệu quả nhất trong những
công việc gì?
Câu 3: Anh/chị cảm nhận như thế nào về tốc độ xử lý dữ liệu của SAP Logon 750?
Câu 4: Anh/chị đã sử dụng SAP Logon 750 như thế nào trong việc quản trị và lập các báo
cáo cần thiết?
Câu 5: Những mối lo ngại về thông tin cá nhân của anh/chị trên SAP Logon 750 là gì?
Câu 6: Anh/chị cảm nhận như thế nào về tính thống nhất, đồng bộ và sẵn có của dữ liệu trên
SAP Logon 750?
Câu 7: Anh chị cảm nhận như thế nào về giao diện và cách thức tương tác trên SAP Logon
750?
Câu 8: Những vấn đề anh/chị thường xuyên gặp phải khi thao tác trên SAP Logon 750 là gì?
PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH CÁC LÔ HÀNG NHẬP KHẨU HÓA CHẤT
Dưới dây là Bảng thống kê danh sách các lô hàng nhập khẩu hóa chất trong quý 3 năm 2019 tại công ty TNHH Atotech Việt Nam.
Bảng này do chính tác giả thiết kế và thống kê thông tin trên phần mềm Excel. Thông qua cách sắp xếp trình tự các công việc phục vụ cho
việc nhập khẩu các lô hàng hóa chất theo thứ tự từ trái sáng phải trên tiêu đề của bảng tính excel, nhân viên thuộc Bộ phận cung ứng có thể dễ dàng
theo dõi tình trạng của lô hàng và sắp xếp thời gian hợp lý cho các công việc liên quan.

Giấy phép Khai báo hóa


Ngày nhập
Nhà xuất nhập khẩu chất trên cổng Inbound TK phân Goods
STT ETA Mode kho Cát Container. No B/L or AWB FWD Điều xe
khẩu tiền chất công thông tin một Delivery luồng receipt
Lái
nghiệp cửa QG

1 01.07.2019 Trung Quốc FCL - - - IAAU2764390 JSL 5807 05 JULY FVS 102733872360 04.07.19 04.07.19

2 01.07.2019 Đức LCL X X 01.07.19 TCLU8924713 B90531005 08 MAY CSC 102733933410 05.07.19 05.07.19

3 01.07.2019 Trung Quốc LCL - - 03.07.19 IAAU2708312 JSL 5817 01 JULY FVS 102733225230 05.07.19 05.07.19

4 01.07.2019 Trung Quốc LCL - - 03.07.19 IAAU2708312 JSL 5816 02 JULY FVS 102733271320 05.07.19 05.07.19

5 01.07.2019 Trung Quốc LCL X X 03.07.19 BMOU4000741 JSL 5815 03 JULY FVS 102733180060 05.07.19 05.07.19

6 01.07.2019 Nhật Bản FCL - X - IAAU2665380 GLC0089A34987 04 JULY VICA 102730526730 06.07.19 06.07.19

7 05.07.2019 Đức Air - X - - 7ZB0060 07 JULY DHL 102744523601 10.07.19 10.07.19

8 07.07.2019 Slovenija FCL - X - SUDU1782520 14272 07 JUNE SKU 102740730850 09.07.19 09.07.19

9 07.07.2019 Trung Quốc LCL - - 09.07.19 SEGU2522338 PCL/HCM/004239 06 JULY VICA 102740947260 10.07.19 10.07.19
Giấy phép Khai báo hóa
Ngày nhập
Nhà xuất nhập khẩu chất trên cổng Inbound TK phân Goods
STT ETA Mode kho Cát Container. No B/L or AWB FWD Điều xe
khẩu tiền chất công thông tin một Delivery luồng receipt
Lái
nghiệp cửa QG

10 21.06.2019 Đức Air - X - - 7ZC5562 12 JUNE DHL 102730981730 05.07.19 05.07.19

11 28.06.2019 Slovenija FCL - X - MRKU9867104 14262 03 JUN SKU 102735306550 04.07.19 04.07.19

12 28.06.2019 Slovenija FCL X - - MRKU2435386 14273 05 JUNE SKU 102735361630 04.07.19 04.07.19

13 15.07.2019 Trung Quốc LCL - - 17.07 IAAU2774042 JSL 5829 08 JULY FVS 102757443350 19.07.19 22.07.19

14 12.07.2019 Đức LCL - X 17.07 MOTU1407401 LEXBRE190508123253 06 JUNE LES 102761844400 19.07.19 22.07.19

15 20.07.2019 Đức Air - - - - 7FE7480 09 JULY DHL 102772052940 25.07.19 25.07.19

16 28.07.2019 Malaysia LCL - - 29.07.19 TCNU4429998 PCL/HCM/004280 10 JULY VICA 102782535700 01.08.19 02.08.19

17 30.07.2019 Trung Quốc LCL X x 31.07.19 TRHU2333817 PCL/HCM/004279 13 JULY VICA 102785139220 01.08.19 02.08.19

18 30.07.2019 Trung Quốc LCL - X 31.07.19 KMTU7442569 PCL/HCM/004286 12 JULY VICA 102785110410 01.08.19 02.08.19

19 30.07.2019 Trung Quốc LCL -- - 31.07.19 KMTU7442569 PCL/HCM/004278 11 JULY VICA 102785041440 01.08.19 02.08.19

20 30.07.2019 Trung Quốc LCL - - 31.07.19 TEMU0416225 PCL/HCM/004277 14 JULY VICA 102785169540 01.08.19 02.08.19

21 05.08.2019 Nhật Bản FCL - X - WHSU2186267 GLC0089A44333 15 JULY VICA 102796026320 07.08.19 08.08.19

22 09.08.2019 Trung Quốc LCL - - 12.08.19 BEAU2651652 PCL/HCM/004308 01 AUG VICA 102805244360 12.08.19 13.08.19
Giấy phép Khai báo hóa
Ngày nhập
Nhà xuất nhập khẩu chất trên cổng Inbound TK phân Goods
STT ETA Mode kho Cát Container. No B/L or AWB FWD Điều xe
khẩu tiền chất công thông tin một Delivery luồng receipt
Lái
nghiệp cửa QG

23 09.08.2019 Trung Quốc LCL - - 12.08.19 BEAU2651652 PCL/HCM/004307 02 AUG VICA 102805087930 12.08.19 13.08.19

24 16.08.2019 Đức LCL - x 19.08.19 GESU6556938 B90630188 16 JULY DHL 102828042330 26.08.19 26.08.19

25 21.08.2019 Trung Quốc LCL - - 23.08.19 IAAU2778310 JSL 5881 03 AUG FVS 102825835230 26.08.19 26.08.19

26 21.08.2019 Trung Quốc LCL X X 23.08.19 IAAU2778310 JSL 5880 04 AUG FVS 102825807930 26.08.19 26.08.19

27 22.08.2019 Trung Quốc Air - X - - HKG19080007 07 AUG LES 102830238230 26.08.19 26.08.19

28 23.08.2019 Đức Air - X - - 8AN2531 09 AUG DHL 102834496920 26.08.19 26.08.19

29 25.08.2019 Trung Quốc LCL - X 26.08.19 SEGU2384898 PCL/HCM/004340 08 AUG VICA 102835372840 29.08.19 29.08.19

30 25.08.2019 Trung Quốc LCL - X 26.08.19 SEGU1973281 PCL/HCM/004341 06 AUG VICA 102835330510 29.08.19 29.08.19

31 25.08.2019 Trung Quốc LCL - X 26.08.19 SEGU2384898 PCL/HCM/004339 05 AUG VICA 102835273550 29.08.19 29.08.19

32 30.08.2019 Đức Air - - - - 7FE7715 10 AUG DHL 102846735350 04.09.19 04.09.19

33 01.09.2019 Trung Quốc LCL X 03.09.19 CAIU6958488 PCL/HCM/004359 12 AUG VICA 102846895800 05.09.19 05.09.19

34 01.09.2019 Trung Quốc LCL - X 03.09.19 CAIU6958488 PCL/HCM/004360 11 AUG VICA 102856967200 05.09.19 05.09.19

35 01.09.2019 Trung Quốc LCL - - 03.09.19 BEAU2926770 PCL/HCM/004358 13 AUG VICA 102846919820 05.09.19 05.09.19
Giấy phép Khai báo hóa
Ngày nhập
Nhà xuất nhập khẩu chất trên cổng Inbound TK phân Goods
STT ETA Mode kho Cát Container. No B/L or AWB FWD Điều xe
khẩu tiền chất công thông tin một Delivery luồng receipt
Lái
nghiệp cửa QG

36 02.09.2019 Nhật Bản FCL - X - FBIU0268603 GLC0089A49171 15 AUG VICA 102843955060 03.09.19 03.09.19

37 03.09.2019 Malaysia LCL - - 04.09.19 AXIU1972636 PCL/HCM/004362 14 AUG VICA 102847790950 05.09.19 05.09.19

38 10.09.2019 Slovenija LCL X X 10.09.19 TGBU5741681 KOPA03808 01 SEP DHL 102864054050 10.09.19 10.09.19

39 08.09.2019 Malaysia FCL - X - HALU2015000 PCL/HCM/004374 02 SEP VICA 102860289450 10.09.19 10.09.19

40 13.09.2019 Thái Lan LCL - X 14.09.19 SITU2888346 DCE19090057-01A-L 03 SEP VICA 102867347660 17.09.19 17.09.19

41 15.09.2019 Trung Quốc LCL - X 17.09.19 BEAU2856014 PCL/HCM/004379 04 SEP VICA 102872267260 19.09.19 20.09.19

42 15.09.2019 Trung Quốc LCL X - 17.09.19 BMOU1316802 PCL/HCM/004380 05 SEP VICA 102872392710 19.09.19 20.09.19

43 15.09.2019 Trung Quốc LCL - - 17.09.19 BEAU2837354 PCL/HCM/004381 06 SEP VICA 102872337410 19.09.19 20.09.19

44 17.09.2019 Đức Air - X - - 8AP4433 07 SEP DHL 102877321850 19.09.19 19.09.19

45 24.09.2019 Trung Quốc LCL - X 25.09.19 TEMU5699513 PCL/HCM/004399 09 SEP VICA 102886767320 26.05.19 26.09.19

46 24.09.2019 Trung Quốc LCL - X 25.09.19 TEMU5699513 PCL/HCM/004400 10 SEP VICA 102886800110 26.09.19 26.09.19
PHỤ LỤC 3 NHẬT KÝ THỰC TẬP

Tuần 1 (29/07-02/08/2019)

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


- KBHC-TC cho lô hàng
- Chuẩn bị bộ chứng từ
từ Đức.
- Chuẩn bị bộ chứng từ đã ký số để KBHQĐT - Hỗ trợ Forwarder làm
- Trả INV gốc của một
đã ký số để KBHQĐT cho 4 lô hàng LCL từ thủ tục vận chuyển 5 lô
số lô hàng trong tháng 7
cho lô hàng nhập từ Trung Quốc. hàng LCL từ cảng Cát
cho kế toán. - Kiểm tra A/N, D/N cho
Sáng Malaysia. - Làm PR thuế cho 4 lô Lái.
- Hỗ trợ forwarder kiểm lô hàng LCL từ Japan
- Làm PR thuế. hàng LCL từ Trung - Xuất nhãn phụ INB 07
tra HS code của sản
- Giao bộ chứng từ cứng Quốc JUNE từ SAP Logon
phẩm COPPERLUME
cho Forwarder ĐBX đi - In nhãn phụ cho INB 750, gửi qua mail cho
CL-4 (DM).
thông quan. 11,12,13,14,15 JULY và nhân viên kho DHL.
gửi về kho.
- Kiểm tra B/L, soạn - Làm PR thanh toán cho
- Nhập hàng lên hệ
- In nhãn phụ cho INB- S/C, làm bảng kê INV, forwarder VICA.
thống SAP Logon 750 - Kiểm tra file công nợ
10-JULY và gửi nhãn về lấy INB trên SAP Logon - Điều xe DHL để vận
(goods receipt) cho 5 lô tháng 6 và gửi lộ trình
Chiều kho. 750 cho lô hàng nhập từ chuyển 5 lô hàng LCL từ
hàng LCL. thanh toán cho
- Kiểm tra B/L, A/N, Đức. cảng Cát Lái về kho.
- Lấy Inbound delivery forwarder Far Vision.
D/N cho 4 lô hàng LCL - Giao bộ chứng từ cứng - Làm PR thanh toán cho
từ SAP Logon 750 cho
từ Trung Quốc. cho Forwarder ĐBX đi forwarder Vica, ĐBX,
lô hàng nhập từ Japan.
thông quan. DHL.
Tuần 2 (05-09/08/2019)

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


- Chuẩn bị bộ chứng từ
- Chuẩn bị bộ chứng từ - Kiểm tra A/N, D/N của đã ký số để KBHQĐT
đã ký số để KBHQĐT - Soạn phiếu CIR của 5 cho 2 lô LCL từ Trung
2 lô LCL từ Trung Quốc.
Sáng cho lô hàng FCL từ lô hàng FCL gửi lại cho - Làm PR thanh toán cho Quốc.
- KBTC-HC cho 2 lô
Japan. forwarder đi lấy lại tiền forwarder ĐBX. - Làm PR thuế cho 2 lô
hàng LCL từ Trung
- Làm PR thuế cho lô cược container. hàng LCL từ Trung
Quốc.
hàng FCL từ Japan. Quốc.
- Chuẩn bị bộ chứng từ
- Giao Bộ chứng từ cứng - Kiểm tra INV và P/L - Nhập hàng lên hệ đã ký số để KBHQĐT
của lô hàng LCL từ thống SAP Logon 750 cho 2 lô hàng LCL từ - Giao Bộ chứng từ cứng
cho Forwarder ĐBX đi
Trung Quốc. (goods receipt) cho lô Trung Quốc. cho Forwarder ĐBX đi
thông quan.
Chiều - Kiểm tra freigth cost từ - Làm PR nộp phạt trả hàng từ Japan. - In nhãn phụ INB 01 và thông quan.
forworder của tất cả lô chậm cho tờ khai của - Kiểm tra và phản hồi 02 AUG gửi về kho. - Điều xe cho 2 lô LCL
một lô hàng trong tháng mail xác nhận D/N tháng - Giao Bộ chứng từ cứng từ Trung Quốc.
hàng từ Malaysia trong
tháng 7. 12 năm 2017. 7 cho forwarder Sankyu. cho Forwarder ĐBX đi
thông quan.
Tuần 3 (12-16/08/2019)

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


- Soạn nội dung giấy
Kiểm soát mua bán hóa
chất độc của tất cả các
- Làm PR thanh toán cho đơn hàng trong năm
- Tham gia Team- - Nhập hàng lên hệ
forwarder ĐBX.
Sáng bulding công ty tại khu thống SAP Logon 750 - Nghỉ phép để gặp 2018, 2019 để trình
- Kiểm tra lại thông tin trưởng phòng Tài chính
du lịch Làng tre Việt ở (goods receipt) cho 2 lô Giảng viên hướng dẫn.
của lô hàng từ Đức bị trễ ký, đóng mộc. Sau đó,
Đồng Nai. LCL từ Trung Quốc.
5 ngày so với ngày ETA. gửi cho công ty
Samsung để họ nộp cho
Bộ công thương.
- Làm PR thanh toán cho
forwarder ĐBX.
- Kiểm tra nội dung
- Tham gia Team- - In và gửi 3 nhãn phụ bị - Kiểm tra và xác nhận MSDS của công ty - Kiểm tra draft AWB
Chiều bulding công ty tại khu thiếu trong INB 12 Report Inbound trucking Samsung so với MSDS cho lô hàng thiết bị từ
du lịch Làng tre Việt ở JULY về kho. lần 1 tháng 8 của
của Atotech. Sau đó, Đức.
Đồng Nai. Forwarder DHL.
báo cáo lại cho chị Uyên
– Senior Customer
Service.
Tuần 4 (19-23/08/2019)

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


- Chuẩn bị bộ chứng từ - Chuẩn bị bộ chứng từ
đã ký số để KBHQĐT đã ký số để KBHQĐT
- Làm PR thuế cho lô
- Làm PR thanh toán cho cho 2 lô hàng LCL từ cho lô hàng air từ Trung
hàng LCL từ Đức.
forwarder ĐBX. Trung Quốc. Quốc.
- Làm PR thanh toán cho
Sáng - Soạn hợp đồng cho lô - KBHC-TC 3 lô hàng - Làm PR thuế cho 2 lô Forwarder FVS. - Làm PR thuế cho lô
hàng thiết bị từ Đức. LCL từ Trung Quốc. hàng LCL từ Trung hàng air từ Trung Quốc
- Giao Bộ chứng từ cứng
- Làm PR thanh toán cho Quốc. - Giao Bộ chứng từ cứng
cho Forwarder ĐBX đi
forwarder ĐBX. - Giao Bộ chứng từ cho Forwarder ĐBX đi
thông quan.
cứng cho Forwarder thông quan.
ĐBX đi thông quan.
- Điều xe DHL cho INB
- Kiểm tra B/L của lô 16 JULY và 03/04 AUG.
- Tra HS code của 5 sản hàng Air từ Trung Quốc. - Kiểm tra B/L của lô
- Chuẩn bị bộ chứng từ
phẩm hàng thiết bị từ - In nhãn phụ INB hàng từ Japan.
để KBHQĐT cho lô
Chiều - In nhãn phụ INB 03 và Đức. hàng LCL từ Đức.
05,06,08 AUG gửi về - Kiểm tra A/N, debit
04 AUG gửi cho kho. - Kiểm tra A/N, D/N, kho. note của lô hàng Air hóa
- Làm PR thanh toán cho
final B/L của 2 lô hàng - Làm PR thanh toán cho chất từ Đức.
Forwarder VICA.
LCL từ Trung Quốc. forwarder CUCHI. - Good recceipt lô hàng
- thiết bị từ Đức.
Tuần 5 (26-30/08/2019)

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


- Chuẩn bị bộ chứng từ - Chuẩn bị bộ chứng từ
- Chuẩn bị bộ chứng từ đã ký số để KBHQĐT - Kiểm tra draft B/L cho
- In nhãn phụ INB 10 đã ký số để KBHQĐT
đã ký số để KBHQĐT cho 3 lô hàng LCL từ lô hàng LCL từ Malay.
AUG gửi về kho. cho lô hàng FCL từ
cho lô hàng thiết bị đi Trung Quốc. - Truy xuất INB từ SAP
- Làm PR thánh toán cho Japan.
Air từ Đức. - Làm PR thuế cho 3 lô Logon 750 cho lô hàng
Sáng forwarder DHL. - Làm PR thuế cho lô
- Làm PR thuế cho lô hàng LCL từ Trung LCL từ Malaysia.
- Nộp chứng từ của tất cả hàng FCL từ Japan.
hàng thiết bị từ Đức. Quốc. - KBHC-TC cho lô hàng
16 lô hàng trong tháng 8 - Giao bộ chứng từ cứng
- Giao bộ chứng từ cứng - Giao bộ chứng từ cứng LCL từ Malay và từ
cho bộ phận kế toán. cho forwarder ĐBX đi
cho forwarder ĐBX đi cho forwarder ĐBX đi Japan. thông quan.
thông quan. thông quan
- Trả chứng từ gốc tháng - In nhãn phụ INB 11,
- Kiểm tra draft HAWB
6 cho kế toán. 12, 13 AUG gửi về kho.
của lô hàng từ Đức. - Làm PR thanh toán cho - Làm PR thanh toán cho
- Nhập hàng lên hệ - KBHC-TC cho một lô
- Kiểm tra Draft B/L của forwarder ĐBX. forwarder ĐBX.
thống SAP Logon 750 hàng air từ Đức và 3 lô
Chiều 3 lô hàng LCL từ Trung - Hỗ trợ chị Uyên chuẩn - Kiểm tra A/N, D/N,
(goods receipt) cho 2 lô hàng LCL từ Trung
Quốc. bị chứng từ cho lô hàng Final HAWB của lô
hàng từ Trung Quốc và 1 Quốc.
- Làm PR thanh toán cho FCL xuất từ Việt Nam hàng air từ Đức.
lô hàng từ Đức. - Điều xe DHL cho 3 lô
forwarder Leschaco, sang Malaysia.
- Làm PR thanh toán cho hàng LCL từ Trung
VICA, DHL.
forwarder VICA. Quốc.
Tuần 6 (02-06/09/2019)

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


- Chuẩn bị bộ chứng từ
đã ký số để KBHQĐT - KBHC-TC cho lô hàng
- Kiểm tra P/L, Invoice
cho lô hàng từ Malaysia air và lô hàng LCL từ
cho lô hàng thiết bị đi air - Soạn S/C cho lô hàng
Sáng và 3 lô hàng LCL từ Slovenija.
- Nghỉ lễ 2/9 từ Đức. thiết bị từ Đức.
Trung Quốc và 1 lô hàng - Kiểm tra draft B/L cho
- Làm PR thanh toán cho
air từ Đức. lô hàng FCL từ
forwarder DHL.
- Làm PR thuế cho 5 lô Maylaysia.
hàng trên.
- Nhập hàng lên hệ
- Giao bộ chứng từ cho
thống SAP Logon 750 - Nhập hàng lên hệ
forwarder ĐBX đi thông
(goods receipt) cho lô thống SAP Logon 750
quan.
hàng FCL từ Japan. (goods receipt) cho cho
- Điều xe DHL để kéo lô
- Kiểm tra A/N, D/N cho 3 lô hàng LCL từ Trung - In nhãn phụ INB 02
Chiều hàng FCL Japan từ Cát
- Nghỉ lễ 2/9 lô hàng LCL từ Quốc và 1 lô FCL từ SEP gửi về kho.
Lái về kho.
Slovenija. Japan.
- Nhập hàng lên hệ
- Điều xe INB - Truy xuất INB từ SAP
thống SAP Logon 750
11/12/13/14 AUG. Logon 750 cho lô hàng
(goods receipt) cho lô
- Làm PR thanh toán cho FCL từ Malaysia.
hàng air từ Đức.
forwarder VICA.
Tuần 7 (09-13/09/2019)

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


- Chuẩn bị bộ chứng từ
đã ký số để KBHQĐT - Chuẩn bị chứng từ
- Truy xuất MSDS của - Kiểm tra B/L 3 lô LCL KBHQĐT cho 3 lô hàng
cho lô hàng LCL từ Thái
40 sản phẩm hóa chất từ từ Trung Quốc. LCL từ Trung Quốc.
- Chuẩn bị bộ chứng từ SAP Logon 750 gửi cho Lan.
- Điều xe DHL để kéo - In nhãn phụ của INB
Sáng đã ký số để KBHQĐT forwarder Danko. - Nhập hàng lên hệ
hàng của INB 01 SEP từ 04/05/06 SEP và gửi về
cho lô hàng FCL từ - Giao bộ chứng từ cứng thống SAP Logon 750
Cát Lái về kho. kho.
Malaysia. (goods receipt) cho 2 lô
cho forwarder ĐBX đi - Làm PR thanh toán cho - Làm PR thanh toán cho
hàng LCL từ Malaysia
thông quan. Forwarder DHL. forwarder DHL.
và từ Slovenija.
-
- In nhãn phụ INB 03
- Gửi chứng từ cho DHL - Nộp bộ chứng từ của 8
SEP và gửi về kho.
express thông quan lô lô hàng đầu tháng 9 cho
- Truy xuất MSDS của
hàng mẫu phi mậu dịch kế toán.
Chiều - Làm PR thuế cho lô từ Trung Quốc. - Nghỉ phép gặp Giảng 40 sản phẩm hóa chất từ
viên hướng dẫn. SAP Logon 750 gửi cho - Kiểm tra báo cáo công
hàng FCL từ Malaysia. - Điều xe DHL kéo lô
forwarder Danko. nợ phí vận chuyển của
hàng FCL malaysia từ forwarder DHL.
- Làm PR thanh toán cho
Cát Lái về kho.
forwarder VICA
Tuần 8 (16-20/09/2019)

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6

- Làm PR thuế cho 3 lô - KBHC-TC cho 2 lô


- Làm PR thanh toán cho
hàng LCL từ Trung - Soạn S/C cho lô hàng hàng LCL từ Trung - Kiểm tra INV, P/L cho
forwarder VICA.
Quốc. thiết bị từ Đức. Quốc. lô hàng thiết bị từ Đức.
- Truy xuất MSDS của
- Giao bộ chứng từ cứng - Kiểm tra A/N của lô - Làm PR thanh toán cho - Xác nhận thông tin
Sáng 20 sản phẩm hóa chất từ
cho forwarder ĐBX đi hàng thiết bị từ Đức. forwarder VICA. người nhận hàng
SAP Logon 750 gửi cho
thông quan. - Kiểm tra và xác nhận - Kiểm tra giá của sản (Consignee) với
forwarder Danko.
- Kiểm tra và xác nhận B/L cho lô hàng FCL từ phẩm trong INV so với forwarder DHL.
- Làm PR thuế cho lô
AWB của lô hàng thiết Japan. PO cho lô hàng thiết bị
hàng thiết bị từ Đức.
bị từ Đức. từ Đức.
- Kiểm tra B/L của 2 lô
- Làm PR thanh toán cho - In nhãn phụ INB SEP hàng LCL từ Trung
- Truy xuất MSDS của
forwarder ĐBX. 08 gửi về kho. Quốc. - In nhãn phụ INB 09/10
20 sản phẩm hóa chất từ
- In nhãn phụ bổ sung - Nhập hàng lên hệ - Điều xe DHL vận SEP và gửi về kho.
SAP Logon 750 gửi cho
cho một số sản phẩm bị thống SAP Logon 750 chuyển hàng của 3 INB - Kiểm tra B/L cho lô
Chiều forwarder Danko.
thiếu tem theo báo cáo (goods receipt) cho cho 04/05/06 SEP từ Cát Lái hàng FCL từ Japan.
- Làm công văn trình
của nhân viên kho. lô hàng LCL từ Thái về kho. - KBHC-TC cho lô hàng
Hải quan sửa nội dung
- Điều xe kéo lô hàng Lan. - Trao đổi với nhân viên FCL từ Japan.
trên AWB cho lô hàng
LCL Thái Lan từ Cát Lái - Làm PR thanh toán cho Atotech Trung Quốc để
thiết bị từ Đức.
về kho. forwarder ĐBX. sửa đổi một số thông tin
trên INV.
Tuần 9 (23-27/09/2019)

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6

- Chuẩn bị bộ chứng từ - Kiểm tra B/L của lô - Làm bảng kê hóa đơn - Chuẩn bị bộ chứng từ
đã ký số để KBHQĐT hàng FCl từ Slovenija. cho lô hàng FCL từ - Kiểm tra AWB cho lô KBHQĐT cho lô hàng
cho 2 lô hàng LCL từ - Kiểm tra debit note phí Japan. hàng thiết bị từ Đức. LCL từ Trung Quốc.
Sáng vận chuyển lần 2, tháng - Truy xuất MSDS của - Hỗ trợ nhân viên miền
Trung Quốc. - Làm bảng kê hóa đơn
- Làm PR thuế cho 2 lô 9 của forwarder DHL. 30 sản phẩm hóa chất từ Bắc kiểm tra B/L chô lô cho lô hàng FCL từ
hàng LCL từ Trung - KBHC-TC cho 2 lô SAP Logon 750 gửi cho hàng FCL về Hải Phòng. Japan.
Quốc. hàng FCL từ Slovenija. forwarder Danko.
- Điều xe DHL vận
- Kiểm tra B/L cho lô - Kiểm tra sai sót về tên chuyển hàng thiết bị từ - Làm PR thuế cho lô
hàng FCL từ Slovenija. hàng và giá giữa INV và - In nhãn phụ INB 11/12 kho TCS về kho của hàng LCL từ Trung
- Nộp bộ chứng từ gốc PO của lô hàng thiết bị SEP gửi về kho. công ty. Quốc.
của 4 lô hàng LCL đã từ Đức. - KBHC-TC cho lô hàng - Hỗ trợ nhân viên miền - KBHC-TC cho lô hàng
Chiều nhập kho thành công cho - In nhãn phụ INB 11 FCL từ Japan. Bắc chuẩn bị bộ chứng FCL từ Japan.
kế toán. SEP gửi về kho. - Làm PR thanh toán cho từ đã ký số để KBHQĐT - Giao bộ chứng từ cứng
- Giao bộ chứng cứng từ - Làm PR thanh toán cho forwarder VICA. cho lô hàng FCL từ cho forwarder ĐBX đi
cho forwarder ĐBX đi forwarder DHL Trung Quốc về cảng Hải thông quan.
thông quan. Phòng.
Tuần 10 (30/09-04/10/2019)

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6

- Kiểm tra A/N, D/N của - Chuẩn bị bộ chứng từ - Kiểm tra A/N, D/N cho
lô hàng FCL từ Japan. - Làm PR thanh toán cho
đã ký số để KHBQĐT. lô hàng thiết bị đi Air từ
- Chuẩn bị bộ chứng từ forwarder ĐBX và DHL.
- Phối hợp cùng Đức.
đã ký số để KBHQĐT - Thu thập thông tin sản
Forwarder ĐBX đăng kí - Lọc các sản phẩm thiết
cho lô hàng FCL từ phẩm từ bộ phận kỹ
Sáng - Nghỉ phép gặp giảng kiểm tra nhà nước về đo bị thuộc sự điểu chỉnh
Japan. thuật để tra HS code cho
viên hướng dẫn. lường khi nhập khẩu cho của Quyết định số
- Làm PR thuế cho lô 3 sản phẩm thiết bị từ
1 sản phẩm thiết bị từ 2284/QĐ-BKHCN gửi
hàng FCL từ Japan. Đức.
Đức theo hướng dẫn của cho Trưởng bộ phận
- Giao bộ chứng từ cho - Làm PR thuế cho lô
Quyết định số 2284/QĐ- Cung ứng.
forwarder ĐBX đi thông hàng thiết bị từ Đức.
BKHCN.
quan.
- Giao bộ chứng từ cho
- Kiểm tra A/N, D/N của forwarder đi thông quan.
lô hàng thiết bị đi Air từ - Điều xe DHL vân - Điều xe kéo lô hàng
Đức. - Làm PR thuế cho lô FCL từ Japan từ cảng
chuyển hàng của INB 08 - Kiểm tra A/N, D/N của
- Tra HS code cho một hàng FCL từ Japan. Cát Lái về kho vào thứ 2
Chiều và 11 SEP từ Cát Lái về lô hàng FCL từ Japan.
số sản phẩm thiết bị từ - Giao bộ chứng từ cứng tuần sau (07/10/2019).
kho. - Làm PR thanh toán
Đức. cho forwarder ĐBX đi - In nhãn phụ INB 01
- Làm PR thanh toán cho Cho Forwarder CUCHI.
- Chuẩn bị bộ chứng từ thông quan. OCT gửi về kho.
forwarder ĐBX.
KBHQĐT cho lô hàng - In nhãn phụ bổ sung và
thiết bị từ Đức gửi về kho.

You might also like